‘nhật ký “NGÀY CUỐI NĂM 2017 ,Ở SAIGON” / thế phong — DEC 31, 2017. xem phim hài 18+

                     nhật ký: ‘NGÀY CUỐI NĂM 2017, Ở SAIGON’

                                                                     thế phong

                                       – thư gửi từ Santa Barbara CA  . DEC 13 1017, đến tp. HCM 25-12- 2017, mãi  tới trưa 31/ 12/ 2017 mới

                         phát đến tay người nhận.  Vậy ra, bưu chính Hoa Kỳ còn chậm hơn ‘rùa bưu điện Saigon’ rồi! – lời  Đỗ Mạnh Tường.

                                       –  ảnh trên: người nhận thư là Đỗ Mạnh  Tường)  —    (photo by KHÊ, his wife.)

                                                                                                                                      

31/ 17/ 2017/ 21h 10 PM

Tớ i ngày Giáng sinh cuối năm, đã  gần 20 năm nay; tôi nhận greeting card của Thanh Chương từ Moorpark gửi  đi . Ngày 14/ 12 Nô-En qua đi rồi, cho tới mấy ngày sau tôi bồn chồn lạ; không biết lý do. Có thể bạn tôi đi nằm bệnh viện,  đau nặng, không thể mở Ipad đọc; hoặc viết thư cho bạn bè. Hay là,”Chúa ơi, anh ta đã  về với … rồi sao? ” — tôi nói với vợ tôi  vậy.Và  lòng thầm nghĩ, ‘phải lên nhà bố mẹ vợ chàng, ở cuối đường Cách Mạng Tháng 8; đối diện hồ bơi Cộng Hòa Ngã 4 Bẩy

Hiền,thì sẽ nắm  được  tin tức chính  xác về chàng ? Tuy nhiên,lại lần khân chưa đi; thì trưa nay, mở khoá vào nhà; ngay sân trước, đã nhìn thấy greeting card của Thanh Chương rồi.

 Lòng tôi mừng húm!

Thanh Chương, tác giả Tình buồn nhớ mã i, thì tập xuất bản ở Hoa Kỳ cả  chục năm nay;  tên thật Trần quang TiNH (tên trong căn cước quân nhân Không lực VNCH ) được thay bằng Trần Thanh Chương.  Khi còn ở lính Kq với nhau ở Tân sơn nhất; anh nhắc tôi : ” tôi tên là Tị NH, không phải Ti NH. ”

Anh chàng hạ sĩ Cáo Bá Minh, tuy lãng tai chút đỉnh, bỗng cười hô hố : “Thì ông chẳng Ti NH thông là gì, chứ có chịu ‘yên Tị NH’ đâu?”.  

Anh im lặng, tôi biết là anh không vui, nhớ lại ngày cấm trại “100 phần trăm, đêm nay anh không về đâu? “– ấy là vào dịp bầu cử tổng thống VNCH, liên danh Nguyễn Văn Thiệu + Nguyễn Cao Kỳ; lính bị cấm trại 1005.

  Tụi tôi là lính  , ai nấy đều phải ngủ trại–  bỗng có một đêm, một tay đại úy Kq  mới chuyển về Tân sơn nhất làm sĩ quan trực. Đại úy ra lệnh cho một binh nhì Kq:

” Ê mày,  tao buồn ngủ  rồi, đi chăng màn, lẹ lên!” 

Tay”binh bớp” Kq không phải tay vừa gì, “đốp’ lại:

 “Không quân không giống bộ binh mấy cha đâu; thằng nào, từ sĩ quan tới “binh bớp”, thằng nào ngủ thì đi chăng mùng lấy mà ngủ,  cha nội ơi!” 

 Cả bọn cười ồ, đầu têu là tên trung sĩ Tường cười lớn hô hố, anh em cười theo; trong số đó có binh nhì Cao Bá Minh.   Tay đại úy này  là quận trưởng quận Nhà Bè, mới được chuyển về  bộ tư lệnh Không quân ở Tân sơn nhất; thân với tay tham mưu phó  khối CTCT Kq chúng tôi, ‘ngài’ đại tá Võ Dinh.

Ít lâu sau, một buổi sáng vào trại, tôi rủ Cao bá Minh đi ‘cà-phê, cà-pháo’ , thì Minh lắc đầu,” ông ơi . tôi bị Sếp Khải ‘ tống đi’ Không đoàn 41 ở Đà Nẵng rồi!” 

 Tôi vẫn khoá tay anh,  lôi đi; chúng tôi tới quán Sáu Lợi ở khu Gia binh, tôi  bảo anh,”  không sao đâu, đâu cũng vào đấy thôi– và ông ơi,tôi biết  nguyên do rồi; chỉ tại tiếng cười vỡ toang ròn rã của ông , phụ họa với “lời bình của tay “binh bớp” không chịu chăng màn cho đại úy “í mà “.

  Sau đó, tôi  viết  thư nhờ anh cầm tay khi ra ngoài đó, để  gửi vị  trưởng khối CTCT Không đoàn 41: “trông cậy vào ông đấy,có  cặp mắt xanh đối với bạn tôi, tay  binh bớp kiêm  họa sĩ CBM, thưa trung tá thi nhân ” .

Sếp Bùi Hoàng Khải trưởng phòng kế hoạch+ chính huấn cũng là sếp tôi, rất được đại tá Dinh tin dụng.  Còn  tay thiếu úy Kq chánh văn phòng đại tá là trưởng nam có  dáng  ‘cao ráo, đẹp trai ăn nói lưu loát , lại  là  cháu gọi ‘ông TINH là chú ruột’ . Tôi không được biết mặt vợ thiếu úy Trần quang Tuyến,  chánh văn phòng đại tá — nhưng tôi biết cô là  con gái của  ông em ruột bố của  người tình bậc chị văn chương rất thân với tôi;   VÕ THỊ DIỆU VIÊN 1924-    bút danh LINH BẢO rất xinh đẹp (dưới mặt tôi); thì’ sắc vóc cô vợ tay thiếu úy  chánh văn phòng kia cũng  không  mấy kém. )

                                                                        ***

Ông Thanh Chương ơi, 

‘  rồi cái ngày chúng ta bị cấm trại 100% , đúng vào ‘mùa hè đỏ lửa 1972’, anh và trung sĩ văn nhân thi sĩ  Hồ Phong[ i.e. Kiều Văn Bảng 1936-    ], đồng tác giả thi tập ‘Cỏ Cháy’ , ( Saigon, 19 72) . Hình như  là Cao  Bá Minh vẽ bìa, phải không? Bây giờ  anh còn gặp” họa sĩ  tầm cỡ quốc tế ấy ở Mỹ ‘ không ? Tôi sẽ  cho  post  lại một bài báo viết về Cao bá Minh để anh+ đọc giả đọc chơi cho biết nhé.  

Ở Saigon bây giờ,  trong những cựu Kq ở sân bay Tân sơn nhất;  tôi chỉ còn tin đi, tin lại với tác giả Khải Triều, cựu thượng sĩ Kq’ ‘không phi hành (phân biệt với Kq phi hành là phi công+ nhân viên phi hành đoàn.)   

Thi nhân  Khải Triều, do T.Vấn &  Bạn Hữu xuất bản , có tựa THƠ KHẢI TRIỀU (tuyển thơ 1963- 2016) . Có những câu viết từ năm 1963, ở Saigon:

                                 Tôi chắp tay cầu xin Thượng Đế

                                 Cho tôi trở lại nguyên bàn tay

                                 để tôi khắc lên đá bài thơ của ‘người ôm mặt khóc’

                                 Tôi chắp tay cầu xin Thượng Đế

                                 cho tôi trở lại nguyên hình bàn chân

                                để tôi mang những phiến đá đi về dâng Thượng Đế

                                               NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC, SAIGON 1963)

                                 

–  tập thơ’Người ôm mặt khóc”, tôi viết vào đề và Đại Nam Văn Hiến xuất  bản ở Saigon năm 1963, trước ngày nội các tổng thống Ngô Đình Diệm sụp đổ– và khi ấy,  tôi chưa là  Cơ Đốc Nhân / Tin lành (Christian); nhưng tôi  đã rất  tán thưởng thơ  Khải Triều “ôm mặt khóc với Chúa rất diệu kỳ” . 

Bây giờ tới thơ Trần Ngọc Tự,cũng là cựu Kq’ không phi hành’, với thi tập  ‘Những dòng  chữ từ năm tháng/ Ngọc Tự’ (Tủ sách T.Vấn& Bạn Hữu, 2016.) — với lời giới thiệu của Trương Văn Vấn ( T.Vấn), người chủ trương  ‘Tủ sách T.Vấn & Bạn hữu”:

“Tủ sách T.Vấn& Bạn hữu vừa cho xuất bản thi tập ‘Những dòng chữ từ năm tháng/ Ngọc Tự’ 

(2016) . Cựu sĩ quan CTCT Bộ tư lệnh Không quân VNCH. Sau khi học tập tới 2 lần, tác giả cùng gia đình sang định cư ở Houston (Texas) từ 2006. …” 

riêng tôi  thì rất ‘khoái chí bài thơ   ‘như thế’ / ngọc tự  — ( không viết chũ hoa/ bdc; giống hệt tác giả hoài đồng vọng  [nguyễn đức quỳnh 1909- 1974 saigon] với tâm bút ai có qua cầu ‘ (không viết chữ hoa/  bdc– nxb quan điểm, saigon 1957.) 

                                                                 như thế

                                                                thơ ngọc tự

như thế      tôi đã trở thành     gã đui mù     què quặt    câm điếc

ừ thì     thôi vậy      cũng là      điều hay

không còn  phải     nhìn thấy    những quay cuồng    múa may

nhiều quá    các vai diễn    ngô nghê     dở ẹc

không còn    phải nghe     những lời huênh hoang    rỗng tuếch

đám đông     hoan hô     đả đảo    vọng cuồng

không còn     phải     dè chừng     thứ     danh từ     độc dược

hết thảy     đều là     xảo ngữ     ngoa ngôn

của    rất nhiều    những nhân danh     mạo nhận

khi     mỗi ngày     nơi sân khấu đời     vẫn luôn có    những kẻ     sắm được

                                                                                      vai tuồng     lận đận

vừa khoác lên người     mảnh      long bào     phục trang

đã vội     mộng tưởng    hão huyền     về một ngày     rực rỡ     đăng quang

có thêm     được chăng    nỗi buồn     nào     tội nghiệp

chắc rồi     không phải     thốt lời     nghẹn ngào     cay đắng    mà     từ biệt

vì      sự thất vọng     này    bạn hữu     anh em

từ     một thời    khoảng nào      qua đi     và     bây giờ    thinh lặng

chừng như      cái gã què quặt    tôi    cũng     thật     là     chết tiệt

sẽ ngồi     lại mãi     mà thôi     nơi góc khuất     con đường

chẳng     cần thiết     nhận dạng     và     điểm danh     từng con người 

                                                           vẫn còn     đang    vội vã     đi qua 

cũng     một hành trình     hoang tưởng

như thế     tôi đã      khi không     trở thành     kẻ mất trí    tồi tệ     vất vưởng

làm sao     còn có thể    than thân    hát nghêu ngao     hoài    cái bản    tình ca 

                                                                             cũ mèm ấy      thật dễ thương

mà     vội quá     chưa kịp thêm     một lời cuối     chiều nay     nhớ lại

ừ      thì      thôi vậy     cũng là      điều hay

như     kẻ     đã bị phụ tình     bắt đầu    nhàm chán      nhau     từ đây

chẳng     còn đâu    nỗi      xao xuyến     nào    của một thời   bồi hồi     bỡ ngỡ

và    như thế      tôi     đã ở     trong vô cùng    òa vỡ

của      vô cảm    và    vô ưu

cho     dù     cứ phải ôm     giữ lấy     tận cùng    nỗi     cô đơn    cô độc

nhưng     sẽ     lại là     một thứ     hạnh phúc     có thật

này     tôi (*)

  ngọc tự

——

* xin lỗi tác giả :    đọc thơ tác giả, người biên tập khoái chí, đã tự ngắt chữ thành từng cụm. ( to kick a word with a smooth movement.)

     (TP)

 bạn ta Thanh Chương ơi, 

– chuyện chót  kể , đây là nói về  một tác phẩm của tôi, cua ‘thằng Đường Bá Bổn [đảo chữ Đường BỐN BẢ.]

( ” bả ”  theo  giọng điệu nói của người  Nam Bộ–  như học giả Nguyễn Hiến Lê từng tra vấn tôi: “‘tại sao anh d ùng bút danh  Đường Bá Bổn, để  viết bài lên án Hoàng Trọng Miên “đạo văn “Lược khảo về thần thoại/ Nguyễn Đổng Chi” (Hà Nội ) thành “Việt Nam Văn Học Toàn Thư/ Hoàng Trọng Miên”; mà tay này  vẫn được Giải văn chương tổng thống Ngô Đình Diệm. (Saigon) .

– ấy là chuyện về thi tập ASIAN MORNING WESTERN MUSIC & OTHER POEMS. Preface by Lloyd Fernando ( Dai Nam Văn Hiến Books,  Saigon1971 )– thì  nay ,được rao bán  ở  trang BOOKS SEARCH RESULTS FOR DAI NAM VAN HIEN BOOKS/  Bibipolis ., với giá 25.000 Mỹ Kim/ per USED.– mà gái bìa vào năm 1972 chỉ là 2 USD, thì phải? 

                                                 ( Rulon-Miller Books  St. Paul MN   004410076)            250.00  USD         BUY DIRECT) 

 

THẾ PHONG

 Saigon   0 H, 40  Jan. Ist, 2018.

                                                                                                      ===========================
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

‘Khái Hưng- Trần Khánh Giư : ” Nỗi Buồn Người Trí Thức Trong Cuộc Đời Đầy Bạn Lực, Xương Máu”/ Nguyên Vũ [ i.e. Vũ Ngự Chiêu 1943- ] — https://hopluu.net/ xem phim hài 18+

‘Khái Hưng- Trần Khánh Giư (1896- 1947?] “Nỗi Buồn Người Trí Thức …” 

NGUYÊN VŨ

[i.e.  Vũ Ngự Chiêu 1943-   ]

Khái Hưng gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương–nơi chính quyền Bảo hộ Pháp từng dùng bom đạn san bằng sau cuộc khởi nghĩa mùa Xuân năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng  [VNQDĐ]. Thân phụ là Trần Mỹ, Tuần phủ Phú Thọ [Thái Bình?]. Trong số 4 anh em, Trần Tiêu cũng đi vào đường văn bút, tác giả Con Trâu.  Nhạc phụ ông, Lê Văn Đinh, từng nắm Tổng đốc Bắc Ninh. Theo học chương trình Pháp tạilycée  Albert Sarraut Hà Nội, ông bỏ ngang việc học sau năm Đệ Nhất (ban Cổ điển). Dạy học tại trường tư thục Thăng Long.

Khái Hưng khởi nghiệp bằng đường báo chí, từ khoảng năm 1930. Tác phẩm đầu tay là Hồn Bướm Mơ Tiên  (1933), nhưng tiểu thuyết nhiều người đọc nhất là Nửa Chừng Xuân  (1934), từng được dùng làm tài liệu giáo khoa Việt văn tại miền Nam. Đây là chuyện tình đầy lãng mạn giữa Lộc, con một quan huyện, và Mai, một thiếu nữ xinh đẹp, tài đức, nhưng cha chỉ đậu Tú tài, không bước được vào hàng”danh gia, thế phiệt.”  Trước sự chống đối của mẹ, Lộc thuê người làm đám cưới giả với Mai, và hai người sinh hạ được một trai. Khi biết sự thực, mẹ Lộc hết sức chống đối, bày kế ly gián, rồi thuyết phục Lộc cưới một người vợ chính thức con quan. Ít lâu sau, biết được mưu kế của mẹ, Lộc đề nghị Mai mang con theo mình đến một nơi thật xa, sống bên nhau đến trọn đời. Mai từ chối, khuyên Lộc nên trở lại với gia đình, dù vẫn còn thương yêu Lộc, vì như thế mới giúp mối tình giữa hai người cao thượng hơn. Lộc chẳng còn biện pháp nào khác, nhưng tự hứa sẽ dành phần đời còn lại để phục vụ xã hội.

Trong những tác phẩm kế tiếp như Trống Mái  (1936), Cái Ve  (1936) cùng những tuyển truyện ngắn Giọc đường gió bụi  (1936), Tiếng Suối Reo  (1937), Đồng Xu  (1939), Đợi chờ  (1939), tiểu thuyết Thoát Ly (1936), Thừa Tự  (1940), Hạnh  (1940), hay ba tác phẩm viết chung với Nhất Linh trong năm 1934-1935–Anh Phải Sống, Gánh Hàng Hoa, Đời Mưa Gió –Khái Hưng tiếp tục khai thác sự tương phản giữa”cựu và tân,” “gia đình với cá nhân,” “thị dân và nông dân,” “thượng lưu với cùng đinh,” “học thức với vô học,”  v.. v… Đây là những vấn nạn đối đãi của xã hội Việt trong thập niên 1930, giữa tiến trình toàn cầu hóa, trong khuôn khổ “khai hóa thuộc địa” của Pháp và sự đe dọa của những lượn sóng thần ý thức hệ–từ quân phiệt Đức-Nhật, tới vô sản quốc tế–đang xâm nhập, phá vỡ và cải biến Việt Nam “cổ truyền.”

Trên bối cảnh này, giới thanh niên nam nữ của tiểu thuyết và truyện ngắn Khái Hưng hướng về mục tiêu tự trau luyện tinh thần và thể chất, tham gia cải cách xã hội, và nếu cần, gia nhập một tổ chức bí mật nào đó. Từ Tiêu Sơn Tráng Sĩ  (dã sử tiểu thuyết) tới Giọc đường gió bụi,  v.. v… Khái Hưng phản ánh những tư tưởng “cách mạng lãng mạn” tương tự như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1908 [1906]-1963) trong Đôi Bạn  (1937).  (1)

So với giấc mộng “phi Cao đẳng bất thành phu phụ”  giai đoạn này, nhân vật tiểu thuyết Khái Hưng quả thực lãng mạn, không tưởng. Nhưng so với phong trào “thoát ly” của Đảng CSĐD–tiêu biểu bằng Nguyễn Thị Vịnh (Minh Khai) trốn qua Trung Hoa “kết hôn với kách mệnh,”  Nguyễn Thị Thập bỏ chồng con lên Sài Gòn hoạt động–hay Cô Giang, cô Bắc của VNQDĐ, nhân vật nữ của Khái Hưng chưa bước đủ những bước dấn thân cần thiết. Và, đã hẳn, với những người chủ trương nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ [feminists ] khó thể chấp nhận cảnh Nửa Chừng Xuân,  thắt bụng nuôi con. Ngay trong giới người Việt tị nạn, những nhân vật Khái Hưng đã quá lỗi thời. Không thiếu cảnh vợ bảo trợ chồng, nhưng ngay buổi tái ngộ ở phi trường, nhẹ nhàng thông báo đã có người trăm năm mới. Người Việt ở California, chưa quên việc một bà vợ hiền thục một thời, ngay sau khi được chồng bảo trợ qua Mỹ, đột ngột bỏ rơi người tình đầu đời đã thoái hóa thành anh chồng vô tư cách. Dù đã ba bốn mặt con, người thiếu phụ không hẳn đã nuốt nước mắt lấy một người Mỹ để dạy chồng cũ bài học “trả thù dân tộc.”

Sự ngưỡng mộ của độc giả dành cho Khái Hưng ở thập niên 1930 chứng tỏ ông đã phần nào nắm giữ được tâm lý thị dân thượng lưu miền Bắc. Dù khó thể tránh khỏi những phiền toái với chính thế giới thượng lưu xuất thân của ông. Điều đáng ghi nhận khác là thái độ ôn hòa của Khái Hưng khi tiếp cận các vấn nạn xã hội-kinh tế của thời ông. Nhân vật của Khái Hưng tỉnh táo đối mặt hầu giải quyết vấn đề. Khác với tính chất bi kịch của Tố Tâm,  hay cay sót, châm biếm của Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.. v…

Viết về Khái Hưng không thể không nhắc đến Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Dù cách biệt nhau một thập niên về tuổi tác, hai người có những liên hệ vượt ngoài làng văn, làng báo. Trước hết do họ cùng dạy tại trường Thăng Long, và trong ban biên tập Phong Hóa  (bộ mới, số 14 ngày 22/9/1932), rồi Ngày Nay (30/1/1936). Đầu năm 1933, Nhất Linh lập ra Tự Lực Văn Đoàn,  nòng cốt có Khái Hưng, Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), rồi thêm Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Vũ Đình Liên, v.. v… Sau đó, tổ chức nhóm Ánh Sáng  (thêm Dương Đức Hiền, Nguyễn Cao Luyện, v.. v…). Một số trí thức trẻ, kể cả Vũ Đình Hoè, giữ liên hệ thân hữu, dù không gia nhập, vì mến “tính trung thực và lòng thành yêu nước” của Nhất Linh.  (2)

Từ khoảng năm 1939-1940, nhóm Tự Lực Văn Đoàn ngả về khuynh hướng thân Nhật. Môi giới có thể là Lý Đông A, Vũ Đình Dy. Và, cuối cùng, tổ chức thành đảng Đại Việt Dân Chính  do Nguyễn Tường Tam làm Tổng thư ký. Người ta không biết nhiều về chủ thuyết của Đảng này. Cán bộ vỏn vẹn ít chục người, phần lớn cư trú ở các thành thị, nhất là Hà Nội. Nó mới chỉ có tính cách một nhóm chính trị, với những quan điểm tương đồng, hơn một đảng cách mạng. Đây là đặc tính chung của hầu hết đảng phái Việt Nam trong thập niên 1930-1940–tức sự thiếu vắng một tổ chức chặt chẽ, một lực lượng vũ trang, và thế tựa quần chúng. Tháng 10/1940, dưới áp lực Mật Thám Pháp, Nhất Linh phải nhờ Đại tá Koike trong Đoàn Kiểm Soát Quân Sự Nhật đưa qua Quảng Châu (Canton, hay Guangzhou). Sau một thời gian tá túc với nhóm Kiến Quốc Quân  của Hoàng Lương và Lương Văn Ý, Nhất Linh liên hệ đến vụ ám sát Trần Phước An (Shibata, hay Trần Hy Thánh) ngày 22/7/1943, nên trốn qua Quảng Tây còn do chính phủ Tưởng Giới Thạch kiểm soát.( 3)

Bị bắt giam cùng vài thuộc hạ vì tình nghi làm gián điệp cho Nhật, nhưng sau đó được Nguyễn Hải Thần đưa vào Việt Nam  Cách Mệnh Đồng Minh Hội  (gọi tắt là Việt Cách  hay Đồng Minh Hội ), cánh tay phụ lực của Đệ tứ quân khu Trung Hoa Dân Quốc trong kế hoạch “Hoa quân nhập Việt.” Cuối năm 1944, sau khi Nhật chiếm Liễu Châu (11/11/1944), Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Nông Kính Du và Trần Báo lưu lạc qua Côn Minh hay Quí Châu. Nhất Linh tới Vân Nam, tham gia chi nhánh VNQDĐ của Hồng Khanh-Kế Tổ, dưới sự chỉ huy và trợ giúp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. (4)

Theo Vũ Đình Hoè, cuối năm 1940, đầu 1941, Nguyễn Tường Tam cùng Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, v.. v… mời Hoè gia nhập Đại Việt Duy Dân,  có khuynh hướng thân Nhật.  (5) Chi tiết này cần tìm hiểu thêm. Theo giới hoạt động chính trị Việt, Đại Việt Duy Dân Đảng  do Lý Đông A, bí danh của Nguyễn Hữu Thanh, thành lập. Lý Đông A, một thành viên Tự Lực Văn Đoàn(?), gia nhập Phục Quốc  của Cường Để, rất thân cận với Hoàng Lương, cố Vấn của Kiến Quốc Quân  tại vùng Lạng Sơn. Sau khi Trần Trung Lập nổi dậy vào mùa Thu 1940, nhưng thất bại, bị Pháp xử tử ngày 28/12/1940, Đông A lập Duy Dân  ở Trung Hoa, nhưng không mấy ai rõ chi tiết về hoạt động của Đảng này. Về lý thuyết, chỉ có vài luận lý rất đại cương với khẩu hiệu “lấy dân làm gốc.” Cuối năm 1944, Đông A về nước, bắt đầu tuyên truyền trong giới sinh viên, học sinh. Hai cộng sự viên đắc lực là Lê Quang Luật và Nghiêm Xuân Hồng. Theo Luật, Luật cũng như Hồng gia nhập tổ chức thuần vì tình bạn. Ngày 1/9/1945, Việt Minh vây đánh một căn cứ ĐVDD  ở Nga My, Xích Thổ, thuộc Gia Viễn, Ninh Bình, giết 8, bắt 26. Năm 1946, VM tàn sát Đông A và ĐVDD  ở Hoà Bình vì “mưu đảo chính.” Chỉ còn 3 cán bộ là Luật, Hồng và Phạm Xuân Ninh, tức Nguyễn Đức Chinh, Giám đốc Thể Thao và Thanh Niên Bắc Việt năm 1947. Hồng thiên về Phật giáo, và Luật, giáo dân Ki-tô, Bí thư cho Giám mục Lê Hữu Từ. (6)

Cách nào đi nữa, tổ chức của Nguyễn Tường Tam chính thức mang tên Đại Việt Dân Chính . Khái Hưng gia nhập, nhưng theo một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã,  Khái Hưng thân với Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) hơn Nhất Linh. Ngày 15/9/1941, khi đại quân Nhật tiến vào Đông Dương, mật thám vây bắt nhóm Tường Long, Khái Hưng, Gia Trí đưa lên an trí ở Vụ Bản, Sơn La. Nhiều lãnh tụ không Cộng Sản như Trương Tử Anh cũng bị an trí tại đây.  (7) Năm 1943, vì lý do sức khoẻ, Khái Hưng được đưa về quản thúc ở Hà Nội.

Cuối năm 1944, đầu 1945, để chuẩn bị chiến dịch Mago  (sau đổi thành Meigo,  9-10/3/1945), Nhật khuyến khích các tổ chức tôn giáo, thanh niên Việt đoàn ngũ hóa, chuẩn bị giành độc lập từ tay Pháp. Một số trí thức và cựu quan lại được tập họp ở Sài Gòn, lập ra Ủy Ban Kiến Quốc  do Ngô Đình Diệm và Nguyễn Xuân Chữ cầm đầu. Ủy ban này có nhiệm vụ của một nội các tương lai dưới quyền Cường Để. Một số nhân vật nổi danh khác–như Trần Trọng Kim, Trần Văn Ân, v.. v… hay Tráng Liệt, Tráng Cử con Cường Để–được đưa qua Chiêu Nam Đảo (Singapore) hoặc Thái Lan. Nhưng đầu năm 1945, quan Tướng Nhật đổi ý, muốn giữ Bảo Đại tại vị. Diệm và Chữ bị loại bỏ. Trọng Kim, đang tị nạn ở Bangkok được đưa về làm Tổng lý Nội các đầu tiên trong khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á từ tháng 4 đến tháng 8/1945.  (8)

Tại Hà Nội, từ tháng 2/1945, Nhật cũng tổ chức các đoàn thể Việt vào kế hoạch lật đổ chính quyền Jean Decoux (1940-1945). Lực lượng thanh niên được chọn làm xung kích. Về chính trị, Nhật qui tụ hầu hết những khuôn mặt nổi danh nhất miền Bắc vào Đại Việt Quốc Gia Liên Minh.  Gồm có nhóm Đại Việt Quốc Xã  (Nguyễn Xuân Tiếu), Đại Việt Dân Chính  (Nguyễn Tường Long), Đại Việt Quốc Dân Đảng  (Trương Tử Anh), VNQDĐ (Ngô Thúc Địch, Bùi Như Uyên, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống), Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Xuân Dương tức Lạc Long. Ngày Chủ Nhật, 11/3/1945, báo Tin Mới  đăng “Tuyên Cáo” của ĐVQGLM. Lúc 17G00 cùng ngày–sau khi Bảo Đại tuyên bố độc lập, hủy bỏ Hoà ước 1884 và hứa hợp tác toàn diện với Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á–ĐVQGLM ra mắt tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm dưới tên Đại Việt Quốc Gia Cách Mệnh Ủy Viên Hội.  Tuyên bố thành lập Ủy Hội Hành Chính Lâm Thời (vào lúc 9 giờ sáng cùng ngày), sau đổi thành Ủy Ban Chính Trị Bắc Kỳ. Nhưng sáu ngày sau, 19/3, Ủy Hội Hành Chính Lâm Thời ra “Tuyên Cáo Quốc Dân” tự giải tán vì “nhân lúc giao thời đã ra đảm nhận mấy công việc cần cấp như trật tự, cứu tế, v.. v… Nay tình thế đã tạm yên, chúng tôi tự thấy nhiệm vụ đã hết, xin tuyên bố giải tán, để nhường các ngài có thực tài, thực đức ra cáng đáng những công việc quan hệ hơn.”

Lý do chính là sự thay đổi chính sách Đông Dương của Nhật. Toàn quyền Nhật quyết định trực trị ở Hà Nội và Sài Gòn. Tới tháng 4/1945, chính phủ Trần Trọng Kim mới được phép cử Phan Kế Toại, cựu Tuần phủ Thái Bình, làm Khâm sai Bắc Kỳ.

Ngày 5/5/1945, Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách, Khái Hưng xuất bản tuần báo Ngày Nay: Kỷ Nguyên Mới . Khái Hưng phụ trách mục Tiếng Vang.

Trung tuần tháng 5/1945, Khái Hưng có tên trong Tân Việt Nam Đảng,  chính thức thành lập ngày 16/5, “để đoàn kết chặt chẽ dân tộc VN và củng cố nền độc lập của Tổ quốc.” Gồm nhiều nhân vật thành danh như Đào Duy Anh, Phan Anh, Đỗ Đức Dục, Ngô Thúc Địch, Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Vũ Văn Hiền, Vũ Đình Hoè, Ngô Tử Hạ, Ngụy Như Kontum, Vũ Đình Liên, Phan Huy Quát, Ngô Bích San, Hoàng Phạm Trấn (Nhượng Tống), Bùi Như Uyên, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm. Theo báo Thanh Nghị,  Tổng thư ký ban vận động thành lập là Vũ Đình Hoè. Ngày 2/6/1945, chi bộ số 1, ở Thuận Hóa ra mắt, với Tôn Quang Phiệt làm Bí thư. Sau đó, Phiệt làm Tổng thư ký của Tân Việt Nam.  Ngày 22/7/1945, tự động giải tán.  (9) Vai trò Khái Hưng không rõ ràng. Ông chuyên về báo chí, tuyên tuyền hơn tham gia tranh đấu bằng võ lực với phe Việt Minh–tức mặt trận thống nhất ngoại vi của Đảng CSĐD, với một “đảng” mới được Cộng Sản khai sinh từ giữa năm 1944 là Dân Chủ,  cùng các hội truyền bá quốc ngữ, nông dân cứu quốc, công nhân cứu quốc, v.. v… (10)

Thời gian này, trước viễn ảnh bại trận của Nhật, có những nỗ lực móc nối giữa nội địa và Hoa Nam. Ngày 12/4/1945, Y sĩ Nguyễn Tiến Hỷ (Phan Châm, 1916-1992), bạn học Trương Tử Anh, dẫn một phái đoàn qua Trung Hoa. Y sĩ Hỷ cùng Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam đạt thỏa ước lập ra Quốc Dân Đảng  hay Việt Quốc –sử dụng chiêu bài VNQDĐ ở hải ngoại để xin THDQ giúp đỡ, trong khi tại nội địa tiếp tục dùng tên Đại Việt. Phái đoàn Y sĩ Hỷ, Tường Tam và Hồng Khanh được Trung Hoa Quốc Dân Đảng khoản đãi nồng nhiệt ở Trùng Khánh.

Việt Minh thế lực cũng ngày một gia tăng. Lợi dụng nạn đói lan tràn ở miền Bắc, cán bộ Việt Minh tổ chức những cuộc đánh phá kho thóc, nêu cao uy tín trong dân chúng. Các toán vũ trang tuyên truyền và ám sát đoàn–dưới sự chỉ huy của cán bộ từng được tình báo Bri-tên huấn luyện như Lê Giản (Giám đốc Công An Trung Ương), Hoàng Đình Rong, Dương Công Hoạt (Bí thư Cao Bằng), Pallat Nguyễn Văn Minh (cựu Bí thư Bắc Kỳ), Nguyễn Văn Ngọc (Giám đốc Công An Trung Bộ), Vũ Văn Địch (Cục trưởng tình báo quân đội), Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), v.. v…– hoạt động hầu như công khai ở Hà Nội và các vùng ven thị trấn. Chu Văn Tấn và Võ Nguyên Giáp thành lập an toàn khu ở vùng Tuyên Quang-Bắc Kạn, trải tới Cao Bằng. Tháng 5/1945, sau khi nhận lời hợp tác với tình báo Mỹ, Hồ di chuyển từ Pác Bó xuống Kim Lộng, Tuyên Quang. Toán Con Nai [Deer Team]  của Thiếu tá Allison K. Thomas từng nhảy dù xuống Kim Lộng, giúp huấn luyện khoảng 100 “bộ đội Việt-Mỹ”  và cứu Hồ thoát khỏi cơn bệnh mười chết một sống. Thomas còn hành xử như Ban Ngoại Giao của Hồ, chuyển ra ngoài lập trường kháng Nhật và tranh đấu cho độc lập của Việt Minh. Việc cơ quan tình báo Mỹ và Trung Hoa chấp thuận sử dụng Việt Minh để thu thập tin tình báo về Nhật còn tạo cho Việt Minh sức mạnh tinh thần và một vũ khí tuyên truyền sắc bén .( 11)

Tháng 8/1945, sau khi Nhật đầu hàng, nhóm Trương Tử Anh mưu cướp chính quyền Hà Nội, nhưng không thành công. Ngày 18-19/8, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Chỉ trong vòng 10 ngày kế tiếp, hầu hết các tỉnh đã ngả theo Việt Minh. Ngày 25/8, Bảo Đại chấp thuận thoái vị. Ngày 2/9/1945, Hồ tuyên bố độc lập ở Hà Nội. Trong giai đoạn mà Y sĩ Nguyễn Xuân Chữ mệnh danh là “cắt tiết, mổ bụng”  này, khó thể kể xiết những thủ đoạn Việt Minh nhằm trung lập hóa và tiêu diệt đối thủ, thực hay giả. Cán bộ CS bắt chước rất thành thạo các thủ thuật của thực dân Pháp, đó là vu cáo nạn nhân của họ bằng những tội hình sự như trộm cắp, hiếp dâm, hay gây rối loạn trật tự công cộng. Khi được chất vấn, Trần Huy Liệu thản nhiên trả lời báo chí: tất cả những người bị bắt giữ đều nguy hại cho chính quyền. Năm ngày sau, HCM ký sắc lệnh cho phép bắt giữ và cô lập bất cứ ai nguy hiểm cho chế độ.  (12)

Thực tế, HCM và thuộc hạ quan tâm đặc biệt đến VNQDĐ và Đại Việt. Giáp cho lệnh tấn công một số căn cứ Đại Việt ở Phúc Yên và Sơn Tây. Ba ngày sau lời hiệu triệu đoàn kết, Giáp ký sắc lệnh giải tán Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng  vàĐại Việt QDĐ,  hiệu lực từ ngày 5/9/1945. Ngày 12/9, Giáp đặt ra ngoài vòng pháp luật Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội  của Võ Văn Cầm tại Hà Đông, và Thanh Niên Hưng Quốc  của Lê Ngọc Vũ. Thanh trừng diễn ra khắp ba kỳ. Hầu hết chính khách tên tuổi bị tắm máu, với tội danh chung chung là “Việt Gian, phản động.”  Trường Chinh, Tổng thư ký Đảng CSĐD không dấu ác tính của mình qua những bài báo trên Cờ Giải Phóng,  cơ quan ngôn luận của Đảng CSĐD. “Nhân tài quí thật,” Trường Chinh viết, nhưng nếu cần cũng phải thẳng tay triệt hạ đi, đó mới là đại đoàn kết thực sự. (13)

Ngoài ra, Ban Thường vụ Đảng CS qui nạp thêm vào Việt Nam Dân Chủ Đảng,  một số trí thức trung lập, đặc biệt là nhóm Thanh Nghị.  Khả năng và uy tín của nhóm luật gia này được khai thác tối đa trong lãnh vực dân vận, đặc biệt là hai cơ quan ngôn luận Độc Lập  và La République.  Vũ Đình Hoè và Dương Đức Hiền cũng được chia hai ghế trong chính phủ lâm thời đầu tiên.

Nghị quyết Hội nghị toàn quốc Đảng CSĐD (14-15/8/1945) ngày 15/8, ngoài việc vận động các giới và đảng phái thành lập “bạn Việt Minh,” “Quan trường yêu nước,” “Việt Nam viên chức cứu quốc hội,”  còn có ý tái lập VNQDĐ với những cán bộ đã theo Cộng Sản và giúp đỡ Việt Nam Dân Chủ Đảng.  Ngày 18/8, Dương Đức Hiền thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng ở Hà Nội với Trần Đình Long làm Cố vấn. Cán bộ CS còn móc nối Phan Kế Toại, qua con Toản, Phan Tư Nghĩa, và Phan Anh, qua Phan Mỹ. Kế hoạch tái lập VNQDĐ chưa kịp thực hiện thì quốc quân Trung Hoa đã nhập Việt, mang theo hai cánh tiền tiêu VNQDĐ từ Vân Nam, và Việt Cách từ Liễu Châu (Quảng Tây).  (14)

Cuộc tranh chấp quyền lực chưa ngã ngũ. Về số lượng, phe chống Cộng rất đông đảo. Lực lượng Việt Cách của Vũ Kim Thành từng tấn công Móng Cái trong mùa Hè 1945. Những đơn vị tiền tiêu Việt Cách tiến sát biên giới, dưới quyền chỉ huy của Bồ Xuân Luật, Trương Trung Phụng. Khoảng 2,000 VNQDĐ cũng ở sát biên giới Lào Cai và Hà Giang.

Mặc dù sau này tài liệu tuyên truyền Pháp và CSVN trình diện quốc quân Trung Hoa dưới góc cạnh xấu xí nhất–như tai hại hơn bom nguyên tử–ở thời điểm này, hơn 150,000 quốc quân Trung Hoa phần nào giúp một số cán bộ Đại Việt và VNQDĐ thoát cảnh cắt tiết, mổ bụng, hay “mò tôm” trong tay những kẻ kiêu hãnh lấy sự giết người làm thành tích cách mạng. Phe chống Cộng–nhờ thế tựa quốc quân TH–tăng gia hoạt động. Họ không chỉ chống Cộng mà còn chống cả Pháp. Tháng 9/1945, Hoàng Đạo tái tổ chức Đại Việt Dân Chính,  xuất bản Việt Nam Thời Báo . Tháng 2/1946, Đại Việt hợp nhất với VNQDĐ, được giao tổ chức chiến khu Vĩnh Yên (Khu 3).

Những cuộc bạo động và công kích trên báo chí giữa Việt Minh và liên minh VNQDĐ-Đồng Minh Hội  diễn ra hàng ngày. Tại Hà Nội, phe VNQDĐ-Đồng Minh Hội  thành lập được khu tự trị tại vùng Quan-Thánh/Ngũ Xã, mở trận chiến tuyên truyền chống Việt Minh, tố cáo gốc Cộng Sản của Hồ cùng các tay chân thân tín. Khái Hưng và các chiến hữu sử dụng vũ khí sở hữu–tức ngòi bút và lương tâm mình–không ngừng đả kích, mỉa mai các lãnh tụ Cộng Sản. Nhân Tết Trung Thu, báo Trẻ Em [Bình Minh],  từng viết về tuổi ấu thơ ưa ném sấu, chèo me, đánh đinh, đánh đáo  của HCM. Hai tờViệt Nam  và Đồng Minh  nhấn mạnh đặc tính Vẹm  tức giảo hoạt, dối trá viết tắt từ tên Việt Minh [VM]. Dưới bút hiệu “Chàng Lẩn Thẩn,” Khái Hưng viết những bài phiếm luận trên Việt Nam  (9/1945) khiến cán bộ CS và thành phần “hoe hoe” thân Việt Minh không khỏi nhức đầu. Các toán cảm tử VNQDĐ cũng chống lại chiến dịch khủng bố của Việt Minh bằng cách ám sát “Ba” [Đại úy Nguyễn Văn] Viên, một “đảng viên” phản bội, mưu sát Bồ Xuân Luật, bắt cóc Trương Trung Phụng, một lãnh tụ Đồng Minh Hội. Có lần, VNQDĐ còn bắt cóc được Võ Nguyên Giáp. Trần Đình Long bị bắt cóc rồi thủ tiêu đầu năm 1946.  (15)

Phe Việt Minh, qua các tờ Cứu Quốc  và Độc Lập  ra sức phản công. Nhưng như trong bất cứ cuộc mưu bá đồ vương nào, luật kẻ mạnh thống trị. Quân đội Việt Minh thiện chiến hơn Việt Quốc hay Việt Cách. Cán bộ Việt Minh kiểm soát hầu hết nông thôn và khu vực ven tỉnh thị. Đáng sợ hơn nữa, Hồ là một lãnh tụ kinh nghiệm về chính trị và ngoại giao. Lên cầm quyền khi ngân quĩ hầu như trống rỗng, cán bộ CS các cấp hô hào và ép buộc dân chúng “đóng góp” vàng bạc qua Quĩ Độc Lập, hay các Tuần lễ Vàng, Tuần lễ Văn Hóa, v.. v… để tiêu dùng và hối lộ quan tướng Trung Hoa, nhất là Lư Hán, Tiêu Văn, Chu Phúc Thành, v.. v…. Cuối năm 1949, Lê Văn Hiến còn giữ được số vàng lấy từ cung điện Nguyễn và các cuộc thu góp trong năm 1945-1946, nấu thành vàng ròng, chuẩn bị cho một đợt “ngoại giao hối lộ” khác.

Đối diện viễn tượng có thể bị tiêu diệt trong tay Quốc quân Trung Hoa, từ tháng 11/1945, Hồ bắt đầu mềm dẻo hơn. Hành động độc đáo nhất của Hồ là giải tán Đảng CSĐD–một quyết định đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Theo Cờ Giải Phóng,  cơ quan ngôn luận của Đảng CSĐD, Ban Chấp hành trung ương Đảng họp ngày 5/11/1945, “nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương từ ngày 11/11/1945. Những tín đồ của Chủ nghĩa CS muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Marxist] ở Đông Dương.”  Trường Chinh–người chống đối việc giải tán Đảng–được cử làm Tổng Thư ký.  (16)

Động cơ của việc giải tán Đảng CSĐD thường được biết như tránh bị quốc quân Trung Hoa tiêu diệt, giải tỏa sự nghi ngờ của dư luận quốc tế, đặc biệt là Liên bang Mỹ, và “đoàn kết tinh thành”  với các phe nhóm để bảo vệ độc lập, tự do. Hoàng Tùng (Trần Thọ)–cựu Bí thư Hải Phòng, rồi chánh văn phòng của Trường Chinh, Tổng biên tập báo Nhân Dân –cho rằng Đảng CSĐD chỉ muốn “đánh lừa” phe tư sản; nhưng địch không bị lừa, mà chính “phe ta” (Nga và CS Pháp) nghi ngờ, nên không ủng hộ VNDCCH trong giai đoạn 1946-1949. Nếu tin được Linh mục/Cao ủy d’Argenlieu, chiều ngày 22/2/1946, Maurice Thorez từng khuyến khích Cao Ủy Đông Dương: “Quốc kỳ của chúng ta trên hết! Vậy nếu cần đánh, cứ đánh, nện cho nặng vào.”   (17) Theo một cựu nhân viên ngoại giao Hungary, mùa Thu 1950, Thorez tuyên bố cuộc cách mạng 1945 của HCM đi ngược với chính sách của Stalin: Stalin muốn Đảng CS Pháp cướp chính quyền trước, và tuyên bố cho VN độc lập sau. Stalin không tin tưởng Hồ: Hợp tác quá lộ liễu với tình báo Bri-tên và OSS Mỹ, giải tán Đảng CSĐD, không tham khảo ý kiến Stalin. (18) Tình báo Pháp cũng ghi nhận quyết định giải tán Đảng CSĐD của Hồ tạo nên sự bất mãn và nghi ngờ của Văn phòng Ban Phương Đông [Dalburo]  Thượng Hải, đưa đến những cáo buộc như “bán mình cho đế quốc,” “phản bội”  dân tộc Việt Nam và giai cấp công nhân vào mùa Hè 1946. Vẫn theo tình báo Pháp, tháng 9/1946, Dalburo  Thượng Hải còn gửi phái đoàn bí mật qua Hà Nội để điều tra về quyết định rất “phản động”  trên. (19)

Nhưng để hiểu rõ hơn quyết định lịch sử này, không thể không xét lại kinh nghiệm cá nhân của HCM trước ngày lên cầm quyền. Sự tiếp cận với chủ thuyết Cộng Sản của HCM, cần nhấn mạnh, không do sự quyến rũ hay thâm sâu của Marxist-Leninism–một hình thái Nga hóa sơ khởi thuyết Karl Marx–mà ngày đó HCM chưa nghiên cứu kỹ lưỡng. Hồ đã đến với Đảng Cộng Sản Pháp  và rồi Đệ Tam QTCS từ năm 1921-1924 phần lớn vì thời điểm này chỉ có Mat-cơ-va bày tỏ thiện cảm với các nước bị Tây phương xâm chiếm, gọi chung là các nước thuộc địa hay bán thuộc địa. Hồ nhiều hơn một lần, khẳng định điểm này.

Dĩ nhiên, chủ nghĩa Cộng Sản tự nó có sức quyến rũ của một thứ giả tôn giáo  (pseudo-religion),  chẳng xa lạ với Đông phương: đó là lấy tài sản phi nghĩa của tham quan, ô lại, hay cường hào, ác bá (kẻ giàu có, gian ác), chia cho đám đông đói khổ. Những anh hùng/tướng cướp phổ thông trong dân gian tại Trung Hoa hay Việt Nam là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (Thủy Hử), Nguyễn Nhạc hay Đơn Hùng Tín. Và viễn tượng của một xã hội cộng sản, đại đồng–ở đó mỗi người hưởng theo nhu cầu, làm theo khả năng; nhà nước tức guồng máy thư lại tự tan biến đi [withering away] mà Marx hay Engels hoang tưởng đã từng hiện hữu trong các xã hội nguyên thủy, dù chẳng hề hoặc chưa được chứng nghiệm –mang sức quyến rũ chẳng kém gì cõi thiên đường sau khi chết của các tôn giáo Đông Tây. (20)

Nhưng vào đường hoạt động, HCM dần dần khám phá ra sự thực phũ phàng ở hậu trường sân khấu. Quốc gia nào cũng có quyền lợi tư riêng ẩn dấu sau những chiêu bài truyền đơn, khẩu hiệu đẹp đẽ. Việc khai tử bí danh Nguyễn Ái Quốc tại Mat-scơ-va vào mùa Hè 1932 (và dưới chính ngòi bút của Thống đốc Hong Kong ngày 19/1/1933, vì “ho lao và nghiện thuốc phiện” )–tám năm ăn không ngồi rồi, chẳng được giao nhiệm vụ nào vì đã lầm lỗi khai sinh Đảng Cộng Sản Việt Nam  ngày 6/1/1930–viết nên những tài liệu bị chính đồng chí mình tại Đại học Phương Đông chỉ trích là nặng tinh thần cải lương quốc gia, đầu cơ –không được ra công khai với những vợ con cách mạng, v.. v…– lời tuyên bố tâm đắc của Hồ, “Tôi thuộc Đảng Việt Nam,”  lý lịch tự khai “Đảng Quốc Gia”  khi công bố danh sách chính phủ lâm thời vào ngày 2/9/1945, hay tranh cử Quốc Hội năm 1946, cần được hiểu dưới ánh sáng lịch sử khách quan hơn lý luận giáo điều hay những lời nguyền rủa, chỉ trích đầy xúc động.

Quyết định giải tán QTCS của Josef V. Stalin năm 1943 cũng ảnh hưởng trên quyết định của Hồ. Từ ngày này, vì lý do sinh tồn, Hồ nghiên cứu Tam dân chủ nghĩa  của Tôn Dật Tiên và hệ thống chính trị dân chủ Mỹ. Không chỉ dịch tác phẩm của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch qua Việt ngữ cho cán bộ học tập, Hồ dùng ngay câu mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ để bắt đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của mình. Ngày 13/9/1946, Hồ còn khẳng định với nhân viên ngoại giao Mỹ tại Paris mình không phải là Cộng Sản. Và tại Hội trường Nhà Hát lớn Hà Nội ngày 3/11/1946, Hồ thêm một lần nhấn mạnh câu “Tôi thuộc Đảng Việt Nam.”  Nhưng tình báo Mỹ vẫn tin Hồ là tay Cộng Sản lão luyện, và Đông Dương không có vị thế chiến lược cao nên chính phủ Harry Truman (1945-1953) quyết định”hands-off”  (không can thiệp).  (21) D’Argenlieu và cơ quan tuyên truyền Pháp không ngừng khoét sâu sự nghi ngờ của Mỹ hay Trung Hoa về gốc gác QTCS của Hồ. Thảm kịch Việt Nam trong hạ bán thế kỷ XX phần nào khởi phát từ những thành kiến [perceptions]  trên.

Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, kết luận khả tín là Hồ chỉ “tả khuynh” và tìm đến nước Nga xin cầu viện đánh thực dân Pháp giành độc lập hơn thành tâm tin tưởng ở thuyết Marxist-Lennism hay Stalinism. Điều đó không có nghĩa Hồ không bị ảnh hưởng bởi lý luận duy vật biện chứng và phương cách tổ chức một đảng chính trị, cùng kiểu mẫu chính quyền Liên Sô Nga.

Dưới áp lực Trung Hoa và Pháp, Hồ còn phải dàn xếp với các tổ chức thân Trung Hoa, chống Cộng, để thành lập một chính phủ liên hiệp. Sau khi Hồ tuyên bố giải tán Đảng CSĐD, từ ngày 24/11/1945, Tiêu Văn áp lực ba phe Việt Minh, Việt Cách và VNQDĐ ngồi lại thành lập chính phủ Liên hiệp, và bầu cử Quốc Hội để ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946, giúp quốc quân Trung Hoa an tâm nhường miền Bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp. Dù các đơn vị Phục Quốc  trên thực tế chiếm đóng một số địa điểm ở duyên hải vào cuối tháng 2/1946, HCM vẫn triệu tập Quốc Hội, công bố chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến ngày 2/3/1946.  (22) Để chứng tỏ tinh thần đoàn kết của mình, HCM còn yêu cầu Quốc Hội nghiên cứu và biểu quyết việc lựa chọn một quốc kỳ khác. (23)

Vì lý do nào đó, Khái Hưng không được cử làm đại biểu Quốc Hội năm 1946, trong khi cả ba anh em Nguyễn Tường Tam, Tường Long, Tường Bách đều được tặng ghế.

Phần vì tình trạng lụt lội, Nguyễn Tường Tam về tới Hà Nội ngày 12/1/1946, vừa là lãnh tụ Đại Việt Dân Chính , vừa là VNQDĐ. Định xuất bản báo Dân Chính,  nhưng rồi trở thành Chủ bút báo Đồng Minh  của Việt Cách. Ngày 21/2, Tường Tam làm Ủy viên Ngoại giao của VNQDĐ. Vì áp lực Trung Hoa, Tường Tam miễn cưỡng nhận chức Bộ trưởng Ngoại Giao, tháp tùng HCM ra Vịnh Hạ Long gặp d’Argenlieu và tham dự Hội nghị trù bị Đà Lạt. Nhưng sau khi HCM lên đường qua Pháp, Tường Tam lại “mất tích.”  (24)

Phần Nguyễn Tường Long phụ trách tổ chức các chiến khu Vĩnh Yên, Yên Bái, Lào Cai dưới quyền Vũ Hồng Khanh. Nhưng sau ngày quân Trung Hoa triệt thoái, tình thế phe chống Cộng ngày một tuyệt vọng. Từ tháng 6/1946, Việt Minh thanh toán dần các căn cứ VNQDĐ. Trong hồi ký gần cuối đời, Y sĩ Nguyễn Tường Bách ghi nhận:

Tôi gặp anh Lê, người cầm đầu Bộ chỉ huy [chiến khu 3 tại Vĩnh Yên] lúc đó. Sau bữa cơm rau dưa thanh đạm với anh em, chúng tôi đi dạo trong thành phố và ra cả ngoài thị trấn nhưng không thể đi xa được nhiều vì chung quanh làng mạc đều do Việt Minh kiểm soát. Có cách nào để phát triển ra vùng nông thôn? Anh Lê cũng chịu bó tay vì không có người biết cách tuyên truyền nông dân. Mà dùng võ lực thì chỉ có vài chục tay súng. Muốn giữ vững thị trấn cũng đủ hụt hơn rồi. Tất cả anh em, kể cả đảng viên và các anh em khác, không quá vài trăm người. Về tài chánh lại quá eo hẹp. Quân đội chủ yếu do đám lính khố xanh cũ hợp thành.  .  .( 25)

Tháng 7/1946, Nguyễn Tường Long phải rút lên Yên Bái. Ít lâu sau, chạy qua Côn Minh, sau vụ thảm sát cán bộ huấn luyện Nhật của trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở gần Hồ Kiều, cây cầu biên giới qua Hà Khẩu (Vân Nam).  (26)

Trong khi đó, với sự tiếp tay của Huỳnh Thúc Kháng và Vũ Trọng Khánh, Việt Minh phát động hàng loạt những cuộc thanh trừng phe chống Cộng. Giáp còn mở những phiên tòa hình sự, xét xử các đối thủ chính trị qua những tội danh tưởng tượng như trộm cắp, hiếp dâm. Ngay tại Hà Nội, số phận cán bộ VNQDĐ không kịp thoát thân cực kỳ bi thảm, thường được biết như “vụ án Ôn Như Hầu.”  Những người cầm đầu công an Việt Minh–kể cả Bùi Đức Minh–vu cáo VNQDĐ mưu toan bắt tay Pháp làm đảo chính đúng ngày Quốc Khánh Pháp (14/7/1946). Sau đó, trong hai ngày 12-13/7, tấn công vào các trụ sở VNQDĐ khắp nơi, đặc biệt là trụ sở số 7 Ôn Như Hầu [nay là Nguyễn Gia Thiều], bắt giữ Dân biểu Phan Kích Nam, rồi ngụy tạo ra vũ khí, dụng cụ tra tấn và “7 tử thi” để bôi nhọ Việt Quốc đã bắt cóc, giết người, cướp của. Ngày 16/7, Thúc Kháng họp báo, bênh vực việc làm của Giáp và Việt Minh, đả kích VNQDĐ nặng nề. (27)

Cuối tháng 10/1946, tại phiên họp Quốc Hội thứ hai, Tiến sĩ Kháng phái biểu “Lỗi tại tôi,” nhưng không nói thêm được điều gì. Cù Huy Cận đại diện Bộ Nội Vụ tuyên bố: Các đại biểu VNQDĐ như Lê Ninh, Hoàng Ngọc Bách, Phan Kích Nam, Vũ Đình Tri trực hay gián tiếp nhúng tay vào những vụ tống tiền như vụ án Ôn Như Hầu. Bùi Vĩnh Liên ghi tên định hỏi về việc 6 đảng viên QDĐ bị bắt, nhưng cuối cùng cũng đổi đề tài.  (28)

Phần Khái Hưng, chẳng hiểu tại sao không xuất ngoại. Sau ngày 19/12/1946, Việt Minh lại phát động đợt thanh trừng mới, vì anh em Nguyễn Tường Tam ở Hoa Nam đang vận động thành lập một chính phủ chống Cộng. Tại miền Trung, Việt Minh bắt giữ một số lớn cán bộ VNQDĐ như Phan Trung Thuyết (Liên Hiệp Quốc Dân), Trần Thanh Mại, Ngô Han (?), Bửu Viêm, Nguyễn Khoa Phong v.. v… Võ Như Nguyện và Nguyễn Đôn Duyến chạy thoát. Bửu Hiệp [Hạp?] cùng Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Du, Tôn Thất Tu (?),Nguyễn Đôn Duyến và Võ Như Nguyện hoạt động dưới chiêu bài VNQDĐ. Nguyện ra Hà Nội nhưng không liên lạc đựợc với Tường Tam. Tại Lào Cai, các khóa sinh trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn bị vây hãm, tấn công liên tục, phải vượt qua biên giới.  (29)

Rất ít thông tin khả tín về những ngày cuối đời Khái Hưng được bạch hóa. Có tin từ Hà Nội về Nam Định, Khái Hưng bị VM bắt giam tại Liên Khu III (Lạc Quần, Trực Ninh). Rồi thủ tiêu ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường cuối năm 1946 hay 1947.  (30)

Cái chết bi thảm, uẩn ức của người trí thức và văn nghệ sĩ Khái Hưng mới chỉ là nửa sự thực lịch sử trong cuộc Tam Thập Niên Chiến (1945-1975). Ở phía đối diện–tức phe Quốc Gia hay Cộng Hòa–cũng chẳng vui vẻ gì hơn. Biết bao người chết tối tăm từ Thừa Phủ tới Côn Đảo, từ các trung tâm thẩm vấn Mật Thám Pháp tới Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Ngọn lửa sinh đăng cúng dường Phật pháp của Thượng tọa Quảng Đức (11/6/1963) chỉ là một bằng chứng của bạo lực “cách mạng Nhân Vị.” Cái chết tự nguyện của Nhất Linh ngày 8/7/1963–không chấp nhận cho thứ công lý Ki-tô Trung cổ của chế độ Ngô Đình Diệm (1954-1963) xét xử mình –là một chứng từ khác. Trong di chúc, Nhất Linh viết:

“Đời tôi có lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc Gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng Sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” (31)

Bản di chúc của người đã dâng trọn đời mình cho đất nước–cũng một nhà văn tài hoa, cựu thủ lĩnh Tự Lực Văn Đoàn–hiệu nghiệm như lời tiên tri. Cái chết trong lòng Thiết Vận Xa của Diệm-Nhu sáng ngày 2/11/1963, cuộc hành hình Cẩn trong khám Chí Hòa ngày 9/5/1964, hay cái chết điên loạn của Thục năm 1984 tại Missouri, chỉ là hậu quả những tội ác chiến tranh và diệt chủng (theo công pháp quốc tế) của họ Ngô. Nhưng còn đó, nỗi cay đắng, chua sót của giới trí thức một quốc gia nhược tiểu đang bị chao đảo, rúng động từ rễ gốc bởi hai trào lưu ý thức hệ Tây phương–đen và đỏ–cùng cơn điên cuồng tập thể của bầy âm binh chịu phù phép trong tay áo những phù thủy, trên sạn đạo đi tìm tự do, dân chủ và một tương lai đáng sống hơn cho dân tộc mình.

Nguyên Vũ

Houston, mùa Đông 2008-2009

—————-

Phụ Chú:

1. Tài liệu Việt ghi Nguyễn Tường Tam sinh năm 1905, về nước năm 1930 hay 1931, và dạy học tại trường Thăng Long. Theo ông Nguyễn Tường Thiết, trên căn cước thiết lập năm 1951, sau khi thân phụ ông từ TH trở về, ghi ngày sinh 1/2/1906. (Phỏng vấn ngày 5/1/2009). Bản tiểu sử do an ninh Pháp lập năm 1946, ghi Tường Tam sinh ngày 1/2/1908 tại Cẩm Giàng, Hải Dương, du học tại Pháp từ 1930 tới 1936, đậu Cử nhân Vật lý. Về nước, làm Lục sự Toà án Hà Nội. Chủ trương Tự lực Văn đoàn . Năm 1940, bỏ việc, làm báo và xuất bản. Thành lập Đại Việt Dân Chính; CAOM (Aix), GGI, 14 PA [Hồ sơ Decoux], c. 2. Đáng lưu ý là tài liệu Pháp trong năm 1946 về các lãnh đạo Việt, vì lý do nào đó, có nhiều hoang tưởng. Võ Nguyên Giáp, chẳng hạn, được phong làm Khoa trưởng trường Luật Hà Nội năm 1937, từng qua Nga huấn luyện trong thời gian 1939-1940, rồi gặp Hồ ở Trung Hoa, gia nhập Việt Minh, về nước năm 1944; Amiral Thierry d’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947  (Paris: Albin Michel, 1985), tr. 254 (dẫn tin tình báo ngày 11/4/1946). Võ Giáp tốt nghiệp năm thứ hai luật [chương trình 3 năm].

2. Vũ Đình Hoè, Hồi ký Vũ Đình Hoè  (Hà Nội: 2004), 63-64, 692. Xem thêm nhận xét về sự đổi mới văn chương, thời trang phụ nữ và tranh hoạt kê (Lý Toét-Xã Xệ) của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trong Nguyễn Xuân Chữ, Hồi Ký  (Houston: Văn Hóa, 1996), tr. 210-212.

3. Trần Phước An (1898-1943) sinh vào khoảng từ 1895 tới 1898 tại Tường Lộc, Vĩnh Long. 1906, du học Nhật trong phong trào Đông Độ. 29/11/1933, tham dự Đại Hội thanh niên (Seinen Kyodan ) do Nhật bảo trợ với tư cách đại diện An-Nam; CAOM (Aix), Amiraux [GGI], 42469. 1937-1943, sĩ quan trong quân đội Hoàng Gia Nhật. 1939, trung ủy Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội [Phục Quốc].  12/8/1940, được Cường Để ủy lập Kiến Quốc Quân , với sự phụ tá của Trần Trung Lập và Hoàng Lương; Cuộc đời cách mạng Cường Để, 1957:134. Tháng 9/1940, Kiến Quốc Quân  tiến vào Lạng Sơn. 10/1940, cùng Koike giúp Tường Tam thoát qua Quảng Châu. 6/10/1941, Bộ trưởng Thuộc Địa Charles Platon yêu cầu Bộ Ngoại giao phản đối Nhật về những hành động của An. 22/7/1943, bị ám sát ở Quảng Châu. Tường Tam tự nhận sai người giết An; CAOM (Aix), GGI, 7F29 (2), tr.1.

4. Theo Lê Tùng Sơn, Hồ đưa ra ý kết nạp Nhất Linh với hy vọng lôi kéo nhóm Tự Lực Văn Đoàn; Nhật ký một chặng đường  (Hà Nội: 1978), tr.  140.

5. Vũ Đình Hoè, 2004:63-64, 692. Theo Giáo sư Hoè, đầu năm 1941, ông nhắn tin cho Nhất Linh là chỉ chú tâm vào báo Thanh Nghị,  không chính trị.

6. Cứu Quốc [CQ],  12/9/1945; SHAT (Vincennes), 10H.  Các cán bộ Duy Dân  thường hoạt động bí mật. Vì thế không thiếu người mạo xưng là đảng viên Duy Dân,  kể cả một cựu Trưởng ty Công An Nam Định, từng bị cách chức vì bắt các tăng ni Phật giáo làm tình trong khi tra tấn lấy khẩu cung năm 1952. (Theo tài liệu gia đình Nhất Linh, “Duy Dân” là một học thuyết chống Cộng của một nhóm năm người, do Lý Đông A mang vào nội địa, để thành lập một Mặt trận chống Cộng)

7. Trương Tử Anh (1917-1946) sinh tại Tuy Hòa, Phú Yên. Còn có tên khác là Trương Khán. Con Trương Bội Hoàng và Nguyễn Thị Miên. Năm 1940, học sinh tư thục ở Hà Nội. Thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng.  Ngày 4/10/1941, bị Pháp bắt, đưa đi tập trung. Tháng 7/1942, được phóng thích, quản thúc ở miền Trung. Tháng 1/1943, trốn ra Bắc. Ngày 21/7/1944, Thống sứ Bắc Kỳ cho lệnh bắt, Tử Anh tuyệt thực phản đối. Nhật lại can thiệp, phải trả tự do. Ngày 2/9/1944, trốn khỏi nhà thương René Robin (Hà Nội). Tháng 3/1945, tái xuất hiện ở Hà Nội; CAOM (Aix), GGI, 7F 29.

8. Thông Tin,  “Loại tranh đấu” số 11, ngày Chủ Nhật, 10/6/1945, đăng hình Vũ Văn An, Vũ Đình Dy, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ và Lê Toàn, với lời chú thích họ thuộc “Ủy Ban Kiến Quốc,” “lập nên để gánh vác việc kiến thiết nước Việt Nam mới;” Vũ Ngự Chiêu, Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8/1945)  (Houston: Văn Hóa, 1996).

9. Tin Mới,  9/6/1945; Sài Gòn,  12/6/1945; Tin Tức,  30/7/1945; Hải Phòng,  31/7/1945; L’Opinion-Impartial,  1/8/1945.

10. Dân Chủ Đảng  do Dương Đức Hiền, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên, làm Tổng thư ký. Giống như Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam  sau này, Hiền chỉ giữ vai “phỗng đá,” nhận lệnh ra công khai ngày 30/6/1944. Chủ chốt là Pehznef Trần Đình Long (1904-1946), từ Nga về năm 1931, được Văn phòng Đông Dương của Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sản dự trù sẽ thay Lê Hồng Phong nếu có chuyện bất trắc. “Báo cáo của LHP tại Đại Hội VII QTCS (15/1/1935);” Lê Hồng Phong , 2002: 685 [685-697], & “Thư ngày 7/2/1932, Vera I. Vasilyeva gửi Litvinov [LHP];” LHP,  2002:742-743. Cuối thập niên 1930, tham gia mặt trận báo chí ở miền Bắc. Thực sự nắm Đảng Dân Chủ  từ tháng 8/1945. Nhân vật tích cực khác là Hoàng Minh Chính, Thư ký Đảng Đoàn Thanh Niên, Lê Trọng Nghĩa (Đoàn Xuân Tín), cán bộ tình báo. Do đề cử của những ngưới này, Hoè và Hiền được đại diện Đảng Dân Chủ trong chính phủ lâm thời ngày 28/8/1945; Độc Lập,  4/9/1945; Vũ Đình Hoè, 2004:718, 795, 797-798. Đầu năm 1946, Long bị Việt Cách giết; Lê Tùng Sơn, 1978:186; Anatoli A. Sokolov, Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam,  bản dịch Đào Tuấn (Hà Nội: CTQG, 1999), tr. 269-270.

11. Lê Tùng Sơn, 1978:110-112 [Mỹ thả 2 đợt, gần 80,000 truyền đơn của Việt Minh xuống Hà Nội, Huế và Việt Bắc]; René Defourneaux, “Secret Encounter with Ho Chi Minh;” Look  (NY), 8/9/1966, tr. 32-33; Robert Sharplen, The Lost Revolution  (NY: Harper & Row, 1965), tr. 30; Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; Bộ Quốc Phòng, US-Vietnam Relations, 1947-1967  (Washington, DC: GPO, 1971), Bk I, C 58-59, 67; The Pentagon Papers  (Gravel), vol. I, pp. 17, 20, 50, 51; Lê Giản, “The Story of An Exile;” Vietnam Courrier , 1980:17-20; US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 ( Washington: GPO, 1973), tr. 249; Charles Fenn, Ho Chi Minh: A Biographical Introduction (New York: 1973), 71-75, 76-7, 78, 81; Archimedes L. Patti, Why Viet-Nam?  Prelude to America’s Albatros  (Berkeley, Cal.: Univ of California Press, 1980), tr. 29-30, 46, 50, 51; 31; Tonnesson,Vietnamese Revolution , 238, 337 (quoted USNA ngày 19/3/1945); Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại  (Houston: Văn Hóa, 1993,1997), II, 1993:356; David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power  (Berkeley, Cal.: Univ. of California Press, 1995), tr. 227-229, 241, 282-285, 288-291, 304n33, 476-479, 482-490, 498-501, 538-539; Raymond P. Girard, “City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh;” Evening Gazette  (Worcester, MA), 14 & 15/5/1968; dẫn trong Marr, 1995:209n189; Phùng Thế Tài, Bác Hồ những kỷ niệm không quên  (Hà Nội: QĐND, 2002), tr. 57-63, 82-87;.

12. Cứu Quốc [CQ],  12/9/1945; Cờ Giải Phóng,  số 18, 20/9/1945; Dân Chủ ( Hai Phòng), 20/9/1945; Nguyễn Xuân Chữ, 1996:278, 280, 284-289; Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng  (Sài Gòn: 1971), tr. 254-255; Trần Huy Liệu, Tài liệu nghiên cứu Cách Mạng Tháng Tám,  3 tập (Hà Nội: 1956), I:34-38; Marr, 1995:chương 8 [539ff].

13. SL số 8, CQ,  9/9/1945; SL số 30 ngày 5/9/1945; Dân Chủ  (Hải Phòng), 19/9/1945; Cờ Giải Phóng (Hà Nội), số 21, 30/9/1945; Nguyễn Xuân Chữ, 1996:294-304;

14. Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKĐTT], 7:1940-1945,  (Hà Nội: CTQG, 2000), tr. 431-433.

15. Nguyễn Tường Bách, Việt Nam những ngày lịch sử  (Québec, Canada: NNCSĐ, 1981), tr. 80-83; Vũ Đình Hoè, 2004:750-812.

16. CGP  (Hà Nội),  số 33, 18/11/1945.  Năm 2000, Đảng CSVN sửa lại là BCH Đảng họp ngày 11/11/1945, quyết nghị tự giải tán, thành lập “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương;” VKĐTT, 8:1945-1947,  2000:19-20.

17. D’Argenlieu, Chronique,  1985:168.

18. János Radványi, Delusion and Reality: Gambit, Hoaxes, & Diplomatic One-Upmanship in Vietnam (South Bend, Indiana: Gateway, 1978), tr. 4-5, 20, 269n1; Theo Nikita S. Khrushchev, Stalin rất lạnh nhạt với Hồ trước 1950; Khrushchev Remembers,  trans. and ed. by Strobe Talbott (Boston: 1970), tr. 482.

19. République francaise, S.D.E.C.E., “Notice technique de contre-espionnage: Extrême-Orient, Les services spéciaux sovietiques en Extrême-Orient” (20 mai 1947); Annexe II,” tr. 12; CAOM [Aix], INF, c. 138-139, d. 1245.

20. V. I. Lenin, State and Revolution  (New York: International Publishers, 1974), tr. 15-20.

21. TTLTQG 3 (Hà Nội), QH, HS 1; “Đường Kách Mệnh” (1929), VKĐTT, 1:1924-1930,  2000:13-82; Marr, 1981:131n, 374-376; Idem., 1995:289n191; Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, I-A: 1939-1946, (1996); Idem., “Báo Tiếng Dân : Vài tư liệu mới;” Hợp Lưu  (Fountain Valley, CA), số 86 (Xuân Bính Tuất, 2006), tr. 25-26, 28; William J. Duiker, Ho Chi Minh  (New York: 2000), tr. 618ns13,15. Tuy nhiên, theo cựu Thiếu tá OSS Thomas, trong bữa tiệc chia tay ở Hà Nội, Hồ nhìn nhận mình là Cộng Sản; Wesley Fishel (ed), Vietnam: Anatomy of a Conflict  (Itasca, IL, 1968), tr. 7; Về việc khai tử Nguyễn Ái Quốc, xem “Biographie de Ho Chi Minh (1949);” CAOM (Aix), GGI, 19 PA, c. 4, d. 62.

22. La République  (Hà Nội), 10/3/1946; DPSG, Rapport mensuel, Déc 1945 (7/1/1946); CAOM (Aix), Conseiller Politique [CP], c.  125; “Tình hình và chủ trương, ngày 3/31946;” VKĐTT, 8:1945-1947, 2000:42-43. Ngày 2/3/1946, 70 đại biểu VNQDĐ và Việt Cách mới được chính thức giới thiệu ; TTLTQG 3 (Hà Nội), Kho QH, HS 1; Quốc Hội Việt Nam, Lịch sử QHVN,  2 vols, (Hà Nội: 2000), I:369-372. Theo Võ Nguyên Giáp, Hồ đã bàn về việc thành lập chính phủ Liên Hiệp với Tiêu Văn; vì các đảng phái chống đối; Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên,  Hữu Mai viết, tái bản lần thứ 5 (Hà Nội: QĐND, 1974, 2001), 1974:142-144, 149-50; 2001: 129-131, 136-137; Nguyễn Tường Bách, 1981:80-87.

23. Báo cáo của Nguyễn Văn Tố và HCM trả lời chất vấn; TTLTQG 3 (Hà Nội), Kho QH, HS 5. Năm năm sau, trong báo cáo chính trị tại Đại hội kỳ II Đảng CSVN (11-19/2/1951), Hồ giải thích việc giải tán Đảng CSĐD là một trong những biện pháp đau đớn–để cứu vãn tình thế. Đảng tự giải tán (rút vào bí mật) là đúng. Dẫn lời Lênin: “Nếu có lợi cho cách mạng,  thì dù thỏa hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thoả hiệp;” VKĐTT,  Tập 12:1951, 2001:22 [12-39].

24. Chính Đạo, “Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946,” Hợp Lưu,  số 88, 4-5/2006, tr. 95-148.

25. Nguyễn Tường Bách, 1981:91-92.

26. Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi,  3 tập (Houston: Văn Hóa, 2002), I:121-151. Ngày 15/6/1946, quân TH rút khỏi Hà Nội. Tháng 10/1948, từ Quảng Châu, Tường Long cùng Hồng Khanh qua Nam Ninh nối kết THQDĐ. 1948, chết trên chuyến xe lửa Hong Kong-Quảng Châu; CAOM (Aix), Gougal [GGI], 7F 29; Hứa Bảo Liên, Nguyễn Tường Bách và Tôi  (Westminster: 2005), tr. 109-112.

27. VKĐTT, tập 8:1945-1947,  2001:104; Võ Nguyên Giáp, KTNQ,  2001:256-257, 258-259.

28. TTLTQG 3 (Hà Nội), QH, HS 4: Khoá họp thứ hai của QH nước VNDCCH tại thủ đô Hà Nội (từ 28/10 đến 9/11 năm 1946). [56 trang. Sao lục lại ngày 1/4/1954] Tả có 83 người (14 Mac-xít, 24 xã hội, 45 dân chủ); Đứng giữa có 170 người (80 Việt Minh, 90 vô đảng phái); Cánh hữu có 37 người (17 Việt Cách, 20 QDĐ) [tr. 5] Đại diện QDĐ: Phạm Gia Độ; Việt Cách: Nguyễn Cao Hách; Dân Chủ: Lê Trọng Nghĩa.

29. CAOM (Aix), INF, c. 138-139/d. 1245; L’Humanité  (Paris), 29 & 30/12/1946; Phạm Văn Liễu, I, 2002:153-156, 192-201.

30. Trịnh Văn Thanh, Thành ngữ điển tích, Danh nhân từ điển  (Sài Gòn: 1966), I:577-578. Ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ “papa” mất tích sau Tết Đinh Hợi (22/1/1947).

31. TTLTQG II (TP/HCM), Kho Phủ Tổng thống Đệ I Cộng Hòa [PTT/Đ1CH], HS 8500. Nhất Linh nhập viện lúc 17G45 ngày 7/7/1963, khi Diệm đưa ông ra tòa Mặt Trận xét xử vụ đảo chính hụt ngày 11/11/1960. Chết tại bệnh viện Grall  lúc 10G10 hôm sau, 8/7; Điện văn số 1252 ngày 8/7/1963, BNV gửi Đổng lý VP/BT tại PTT. Theo Ban Giảo nghiệm của Tổng Nha CSQG, trong máu của Nhất Linh có chất độc “Véronal.” Ngày 13/7/1963, đám tang cử hành trọng thể. Linh cữu đưa từ nhà thương Grall  tới chùaXá Lợi,  làm lễ cầu hồn, rồi tiến về nghĩa trang Giác Minh  (Gò Vấp) của Thượng Tọa Trí Dũng. Hàng ngàn học sinh, sinh viên tham dự. (HS 8500) Kể từ ngày này, học sinh, sinh viên bắt đầu tham gia những cuộc tranh đấu chống Diệm.

( phụ chú : NGUYÊN VŨ.)

————————————

     trích từ hopluu.net/ 

————————————
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

related article on nhat thinh author : ” Cái Chết của Khái Hưng by Nhật Thịnh — Google Groups xem phim hài 18+

CÁI CHẾT CỦA KHÁI HƯNG by NHẬT THỊNH

1 bài đăng của 1 tác giả

 

 

01/03/2016

    CÁI CHẾT CỦA KHÁI HƯNG by NHẬT THỊNH 

Người ta muốn đề cập tới cái chết của Khái Hưng, nó không giống cái chết của mọi nhà văn khác. Hiện nó còn nằm trong nghi vấn mà là một đau thương lớn lao cho những ai biết tới và là sự ưu tư cho những người làm công tác văn học. 

138987 

Nói tới Khái Hưng không ai không liên tưởng đến một nhà văn đã tự tạo cho mình một chỗ đứng vững chãi trong làng văn làng báo, nhưng ít ai muốn nhắc đến khía cạnh này, đương nhiên các nhà ngự sử văn đàn đã thừa nhận. Người ta muốn đề cập tới cái chết của Khái Hưng, nó không giống cái chết của mọi nhà văn khác. Hiện nó còn nằm trong nghi vấn mà là một đau thương lớn lao cho những ai biết tới và là sự ưu tư cho những người làm công tác văn học. 

Theo Thế Phong trong tập “Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam–- Nhà Văn Tiền Chiến 1930 – 1945”, Khái Hưng bị Việt cộng bắt ngày 27.12.1946, đưa đi an trí ở Lạc Quần – Chiné, Phủ Lý – và bị thủ tiêu năm 1947. Nguyễn Thạch Kiên trong “Về Những Kỷ Niệm Quê Hương”, phác giác sau ngày 19.12.1946 chiến cuộc xảy ra tại Hà Nội, Khái Hưng lợi dụng khi quân đội Pháp ngưng chiến 24 giờ cho dân chúng được tự do đi lại tìm thân nhân, đã rời bỏ Hà Nội tìm đường về Nam Định mong gặp lại gia đình, đã bị Việt cộng bắt giam tại Lạc Quần, từ đó không còn ai thấy nữa. Nguyễn Thạch Kiên còn cho biết Nguyễn Cống kể cho nghe là bà vợ của Khái Hưng vẫn không tin chồng mình bị giết, bởi Khái Hưng từng dạy học cùng Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long, và quen biết Trần Huy Liệu, khi tuyên thệ gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Bến Thóc, Nam Định. Nguyễn Cống tiết lộ thêm, sau ngày Việt Minh cộng sản tiếp quản Hà Nội năm 1954, Phạm Hoàng Ái – em vợ của Nhất Linh – cho biết vợ của Khái Hưng đã gặp một trong những người em kết nghĩa của Khái Hưng và đem chuyện chồng mình ra hỏi. Người đó lạnh lùng trả lời: 

  – Chị còn nhắc đến tên Việt gian đó làm chi. Sông biển đã là mồ chôn từ lâu bọn đó rồi. 

Nghe tin đó bà khóc ngất, té xỉu và qua đời. Tô Văn thuật lại vụ Khái Hưng bị Việt Minh thủ tiêu chi tiết hơn. Khi đó ông bỏ Hà Nội tản cư về quê vợ ở Nam Định dù đã có nhiều người can ngăn. Khái Hưng nghĩ Việt Minh cộng sản không thể ác tâm tiêu diệt những thành phần cách mạng đối lập với họ, hơn nữa Khái Hưng không muốn sống ở Hà Nội để chịu sự nô lệ của 80 năm qua. Khái Hưng về đây có mấy ngày đã xảy ra sự cố. 

Một buổi chiều nọ Khái Hưng sang làng Cổ Lễ thăm một người bạn, bỗng có hai người lạ mặt tiến đến gặp Khái Hưng, cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngỏ ý mời Khái Hưng tới trụ sở để bàn tính công chuyện. Khái Hưng đòi xem công lệnh và giấy mời thì họ dí súng vào ngực Khái Hưng, trói lại, bịt mắt dẫn đi. Họ dắt Khái Hưng tới bến đò Yên Lãng, dùng dao găm đâm lia lịa vào gáy. Khi Khái Hưng ngã xuống họ còn bồi thêm mấy nhát nữa cho tới chết. Đâm xong họ khiêng xác Khái Hưng đem xuống thuyền, buộc thêm đá tảng vào, và chèo thuyền ra giữa sông quăng xuống. 

Ngoài Khái Hưng ra, Việt Minh cộng sản còn nhẫn tâm thanh toán nhiều nhà trí thức tên tuổi như Tạ Thu Thâu, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật…Trên báo “Phổ Thông” số 19 phát hành ngày 1.10.1959, Kim Tưởng cho hay Việt Minh cộng sản bắt Khái Hưng tại quê ngoại là làng Lịch Diệp, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thủ tiêu bằng một loạt súng lục trên bến Cựa Gà và xô xác xuống sông.   

Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư sinh năm 1896, quê quán làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình quan lại. Thân sinh là Tuần phủ Trần Mỹ có tới năm bà vợ bởi thế gia đình rất đông con cái, rể của Tổng đốc Lê Văn Đính. Khái Hưng con của bà cả, anh cùng cha khác mẹ của Trần Tiêu – tác giả những tập “Con Trâu”, “Chồng Con”, “Truyện Quê”, “Sau Lũy Tre” – sinh  ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Hảo, tỉnh Hải Dương. 

Thuở nhỏ theo Nho học bởi thế Khái Hưng khá tinh thông Hán học, đã dịch sang Việt ngữ bài “Dưới trăng uống rượu một mình” của Lý Bạch. Sau theo học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, ra trường Khái Hưng không xin đi làm quan như đa số các bạn đồng học thời bấy giờ, trái lại, lại đi dạy học ở trường Thăng Long. Tại đây Khái Hưng gặp Nhất Linh (1905 – 1963) và viết cho tờ“Phong Hóa” của Phạm Hữu Ninh, ký bút hiệu Bán Than. Ngoài ra Khái Hưng còn cộng tác với tờ “Văn Học Tạp Chí” 

Năm 1932, Phạm Hữu Ninh nhượng lại tờ Phong Hóa cho Nhất Linh điều khiển, Khái Hưng cộng tác đắc lực để xây dựng tờ “Phong Hóa”, đả kích phong kiến, cổ động Tây hóa cho kịp sự tiến hóa của nhân loại. Năm 1933 cùng Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết “Hồn Bướm Mơ Tiên” là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng và cũng là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Được đánh giá là một ngòi bút nòng cốt của Tự Lực Văn Đoàn, hai tờ báo“Phong Hóa” và “Ngày Nay”. Năm 1935 cộng tác với Nhất Linh trong tờ “Ngày Nay”. 

Năm 1939, ảnh hưởng của những chuyển biến thời cuộc, Nhật Bản sửa soạn đặt chân vào bán đảo Đông Dương, nhóm Tự Lực Văn Đoàn nghiêng về hoạt động chính trị. Đảng Đại Việt Dân Chính thành lập, Nhất Linh làm Tổng thư ký, Khái Hưng cùng các đồng chí trong đảng ráo riết hoạt động. 

Năm sau Khái Hưng cùng Hoàng Đạo – tên thật Nguyễn Tường Long (1906 – 1943) em ruột của Nhất Linh, tốt nghiệp Luật khoa nhưng không đi làm tri huyện, ngược lại, vào làm tham tá lục sự để có thời gian làm báo, sau tham gia cách mạng với anh (1941 – 1945) và qua đời tại Trung Hoa, bí mật xuất ngoại để bắt liên lạc với các đảng cách mạng hải ngoại. 

Năm 1941, Khái Hưng trở về nước bị chính quyền bảo hộ Pháp bắt giam tại Hà Nội, phát vãng lên châu Lạng Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình và nhốt tại lao xá Vụ Bản, trong đó có 70 đảng viên Đảng Đại Việt Dân Chính. 

Năm 1943, Khái Hưng bị giải về quản thúc tại Hà Nội. Trong thời gian bị giam cầm Khái Hưng sáng tác được một số tác phẩm nhưng không thấy xuất bản và không ai rõ số phận những bản thảo đó ra sao. Khi được thả ra các đảng viên có Khái Hưng, Hoàng Đạo và họa sĩ Nguyễn Gia Trí tiếp tục tranh đấu. 

Ngày 5.5.1945, Khái Hưng cùng Nguyễn Tường Bách cho xuất bản tờ “Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới”, để làm hậu thuẫn cho Nhất Linh khi đó đang cùng Nguyễn Hải Thần hoạt động chính trị tại Liễu Châu, Trung Hoa, trở về nước. Khái Hưng phụ trách mục“Tiếng Vang” và cho in truyện dài “Xiềng Xích” đề cập tới đời sống cùng khổ trong chốn lao tù và những ngón đòn tra tấn dã man của người Pháp mà Khái Hưng từng là nạn nhân trong những tháng năm tù đầy tại đây. 

Ngày 19.8.1945 Việt cộng đảo chính nắm chính quyền, báo “Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới” đóng cửa, các đảng đối lập bị đàn áp, khủng bố. Tới tháng 9.1945, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng cho xuất bản tờ “Việt Nam” và “Chính Nghĩa” nhằm mục đích đả kích Việt cộng. Khái Hưng trực tiếp công kích chế độ mới này và vạch trần những kế sách xảo quyệt của Việt Minh cộng sản. Không bao lâu sau tiếng nói này đã bị dập tắt.   

Nhận định về sự nghiệp văn chương của Khái Hưng, ngoại trừ Việt Minh cộng sản – tiêu biểu Nguyễn Hoành Khung – đã lên án Khái Hưng là “nhà văn phản cách mạng, chống lại nhân dân và tổ quốc”, phê bình độc một thứ giáo điều khuôn mòn “nhân sinh quan tiêu cực”, “cá nhân chủ nghĩa ích kỷ”, “bộc lộ sự bế tắc khủng hoảng tư tưởng”…nhưng vẫn phải thừa nhận rằng những tiểu thuyết của Khái Hưng đều đượm tính cảnh giác tư tưởng là một thái độ văn hóa. 

Khái Hưng viết nhiều truyện ngắn “Anh Phải Sống” 1934 viết chung cùng Nhất Linh, “Tiếng Suối Reo” 1935, “Dọc Đường Gió Bụi” 1936, “Đợi Chờ” 1940, “Đội Mũ Lệch” 1941. Viết truyện dài bao gồm nhiều khuynh hướng, lý tưởng: “Hồn Bướm Mơ Tiên” 1933, “Trống Mái” 1936, phong tục tập quán: “Nửa Chừng Xuân” 1934, “Gia Đình” 1936, “Thoát Ly” 1938, “Thừa Tự” 1940, phân tích tâm lý: “Hạnh” 1940, “Đẹp” 1941, “Băn Khoăn” 1941, lịch sử: “Tiêu Sơn Tráng Sĩ”1937… 

Tương tự Nhất Linh, nghệ thuật viết của Khái Hưng tập trung trong 35 tác phẩm, chuyển biến từ loại lý tưởng – trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” muốn cho ái tình thắng tôn giáo nhưng lại muốn Lan có tư tưởng cao thượng – tới loại truyện phân tách tâm lý, mổ xẻ hình tượng con người bằng một kỹ thuật trưởng thành, đi sâu vào thực tế và khai thác những tiểu thuyết tả thực và phong tục. Tình tiết sắp đặt mới mẻ, không sử dụng  khung cảnh lãng mạn cầu kỳ, cốt truyện khúc mắc hấp dẫn để truyền cảm, tư tưởng thái độ đan chen trong “Đợi Chơ”, buồn man mác trong “Tương Tri”, tưởng chừng trong cơn ác mộng đã gặp thiên thần… 

Khái Hưng viết một số tiểu thuyết mổ xẻ khá sắc sảo, sinh động phê phán sinh hoạt, phong tục lỗi thời của đại gia đình phong kiến. Trong “Gia Đình” Khái Hưng  dựng lên hình ảnh một cặp vợ chồng nông dân trẻ tuổi, đầy lòng từ thiện, lấy việc chăm lo cải thiện đời sống tá điền làm sự nghiệp và lẽ sống đời người. 

Trong cuốn tiểu thuyết “Đẹp” Khái Hưng trình bầy cuộc đời nghệ sĩ. Họa sĩ Nam bạn học của Biên. Biên kết hôn sớm có con gái đầu lòng tên Lan. Trước kia Nam đến chơi, Lan còn bé hay theo chú đi chơi. Bẵng đi sáu năm Nam rẽ vào Quảng Yên thăm Biên thấy không ngờ  vợ chồng bạn mình đã thay đổi khác xưa, trông già hẳn dù mới 36 tuổi. Lan “má đỏ hây hây, cái ngực nở nang như chứa đầy sinh lực”, hiện học năm thứ ba trường Đồng Khánh nghỉ hè về chơi được một tháng. Thấy Biên, Lan không dám vồ vập như xưa, và Biên chỉ khẽ ngả đầu đáp lễ như đối với một người đàn bà chưa từng quen biết. 

Khái Hưng đã theo đúng giác quan, phản ảnh trung trực tâm lý một thanh niên độc thân đứng trước một thiếu nữ còn trẻ có nhan sắc, cho dù trước kia cô đã đóng vai chú cháu cũng không muốn ràng buộc vào lễ phép, tin rằng còn được tự nhiên chiếm cứ  về sau. 

Đây cuộc đối thoại của họ xem ra thật tế nhị, dí dỏm. Lan biết Nam không là chú thật của mình, đã chuyển biến từ chú sang ông, Khái Hưng đã làm được công việc đó, phô diễn đúng được tâm lý của con người, diễn đạt thay thế cho người trong cuộc: 

  -Chú có họ với thầy cháu không nhỉ? 

Nam lắc đầu mỉm cười, cho nàng là quá thật thà: 

  -Cháu cứ tưởng thế nào cũng hơi có họ một tí, nên chúng cháu mới gọi ông là chú. 

  -Thế này này: chả ngày xưa tôi là bạn của thầy… 

Lan mỉm cười ngắt lời: 

  -Vậy ra, ông cũng học một lớp với thầy đấy. 

Vai trò Nam Kái Hưng diễn tả thật chính xác. Một thanh niên trọng tuổi nên luôn mặc cảm, luôn phải xưng tuổi với một thiếu nữ trẻ hơn mình kèm theo những câu nhũn nhặn, có ý thiệt về phần mình để nghe người khác tâng bốc mình: “Năm nay tôi băm hai…giá quá rồi”. Phải nói rằng Khái Hưng đã kinh qua nhiều thế hệ, từ thế hệ Nam đến thế hệ Lan, mói có thể có giọng văn kinh nghiệm, tả tình lịch duyệt. Nhìn rộng ra người ta thấy Khái Hưng không vẽ dư một nhân vật nào, từ một ngôn ngữ, một tư tưởng, một thái độ, hành động…nhất nhất khít khao tựa những con ốc trong một guờng máy, không thừa thiếu. 

Câu chuyện không chất chứa nhiều khúc mắc, bình thường, đơn giản nhưng Khái Hưng diễn đạt thật hấp dẫn, say mê, đọc mới thấy bị cuốn hút ngay từ một chi tiết nhỏ, đó là một điều không dễ một ai đã đạt tới. Tương tự trong tác phẩm “Premier amour” (Mối tình đầu) của Torguenieff, câu chuyện chỉ xoay quanh có hai nhân vật là Zassekine, một thiếu nữ xinh đẹp được đủ mọi loại người yêu, kết cục chỉ yêu Pretovitch mới có mười sáu tuổi, nhưng không lấy được nhau và nàng chết khi đi lấy chồng, vậy mà tác phẩm đã vô cùng lịch lãm. 

Vũ Ngọc Phan phải chăng bởi vậy đã coi Khái Hưng tưởng chừng Anatole France, Hofmann, Edgar Poe, chủ trương thuyết hoài nghi và Thế Phong khi đi vào thế giới tiểu thuyết của Khái Hưng, đã vội liên tưởng tới những Constantin Virgil Gheorghiu, Ehrenbourg dù rằng góc cạnh nhìn của mỗi người có sắc thái riêng, không chung cùng một điểm. 

Khái Hưng nhận xét tâm lý phụ nữ phải nói là tài tình, không những vậy Khái Hưng còn chú tâm tới việc đổi thay những hủ tục trong gia đình, mổ xẻ, phê phán, bởi vậy những tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng có một tầm vóc lớn rộng và cuốn hút được số lớn phụ nữ. Đây là những phác giác để những người thuộc phe bảo thủ thấy được sự thật, bởi muốn đất nước vững mạnh không thể để mục ruỗng gia đình. 

Trước sự xâm nhập của văn hóa Tây phương, gia đình và xã hội không thể có sự thiết lập một bên. Không những Khái Hưng chỉ sâu sắc khi phân tích tâm lý người phụ nữ, mà Khái Hưng còn hiểu biết nhiều về tâm hồn các thanh niên nam nữ. Khái Hưng đã sống qua nhiều thế hệ, thật đúng một kỹ sư tâm hồn, có giọng văn kinh nghiệm, tả tình lịch duyệt. 

Bởi vậy những truyện nhi đồng của Khái Hưng, đại loại “Ông Đồ Bể”, “Cóc Tía”, “Quyển Sách Ước”, “Cây Tre Trăm Đốt”, “Để Của Bí Mật”, “Cắm Trại”, “Bông Cúc Đen”, “Thầy Đội Nhất”, “Cái Ấm Đất”, “Thế Giới Tí Hon”, “Lưu Bình Dương Lễ”…cũng rất đặc biệt. 

Khái Hưng không bộc lộ tư tưởng cách mạng trong các tác phẩm như nhà văn Nhất Linh. Trong khi chính quyền bảo hộ hống hách, bọn thư lại chà đạp, a tòng, Nhất Linh đả kích hiện tượng đó một cách mạnh mẽ trong “Đôi Bạn”. Khái Hưng ngược lại đi vào chiều sâu của con người hơn. Đó bởi mỗi người quan niệm một khác. Nhất Linh nuôi chí anh hùng tạo thời thế. Khái Hưng mượn thời thế thay đổi mình.“Tiêu Sơn Tráng Sĩ” in báo năm 1934, xuất bản năm 1940, Khái Hưng mô tả đám thanh niên quí tộc đời Lê mạt chống nhà Tây Sơn, biểu tượng ý chí nuôi dưỡng cách mạng, nhưng thiếu thái độ, ý chí của “Đôi Bạn”. 

“Thanh Đức” 1943, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn  miêu tả cuộc sống ích kỷ, vô luân của đám thanh niên tư sản đã bế tắc, chỉ còn biết lao theo thú vui vật chất, lấy đó làm lẽ sống. 

Khái Hưng thấm nhuần tư tưởng Tây phương, mượn hình thức tiểu thuyết Âu châu để tạo cho một thế hệ tiểu thuyết mới ra đời, biểu hiện rõ rệt trong lối hành văn. Người ta không tìm thấy nơi Khái Hưng lối văn dài dòng, khúc trắc, lôi thôi, tối nghĩa…kiểu thời kỳ phôi thai những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tương Phố…Thoạt đầu người ta thấy bút pháp Khái Hưng bay bướm, dài dòng, sau đổi lại Khái Hưng dùng ngòi bút thật bình dị, sáng sủa, thích hợp với những tư tưởng chín chắn. 

Chưa thể ai biết con đường đi của Khái Hưng tiến hóa ra sao, thì rất tiếc Khái Hưng đã bị thảm sát nhưng xét cho cùng, người ta thấy tiểu thuyết phong tục vẫn là loại nổi bật của Khái Hưng. Nó đượm màu sắc xã hội nhưng thiên về mặt lý tưởng, có thi vị riêng. Khái Hưng chết đi nhưng đã lưu lại nhiều trang viết chứng tỏ một sự lịch lãm sâu sắc, nắm vững nghệ thuật viết tiểu thuyết trong lịch sử văn chương nước ta vào giai đoạn đầu. 

Những cái chết tức tưởi của nhà văn, chuyện bây giờ mới kể [Kỳ 3] 

Thái Doãn Hiểu 

Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013 9:25 AM 

  

Khái Hưng (1896 – 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn. 

Khái Hưng tên thật là Trần Dư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Dư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư. 

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu. 

Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh. 

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo 

Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có Nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố. 

  

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934. 

Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng. 

Lòng ta chôn một khối tình 

Tình trong giây phút mà thành thiên thu 

Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu 

Mà người gieo thảm như hầu không hay 

Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới. 

Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng. 

Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947) 

Hồi còn dạy học ở thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi (TDH) đã nghe chính miệng những du kích Thái Bình – những kẻ thừa hành bản án. Họ kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trắn xuống sông nhà văn  Khái Hưng – chủ soái của Tự lực Văn đoàn.  Kẻ hành quyết kể lại thái độ của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu trần buộc giây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở lắm… Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt ! 

Thế mà, mới đây, Vu Gia người miền Trung, sống ở Sài Gòn viết một cuốn sách khảo cứu về cuộc đời và văn nghiệp Khái Hưng khá hay nhưng lại miêu tả như huyền thoại là Khái Hưng chết vì rơi vào ổ phục kích y như một nghĩa sĩ, giống như thật. Không riêng gì Vu Gia, thật buồn cười, sau giải phóng, khi đặt chân đến Sài Gòn, tôi đã nhảy vào thư viện của trường Quốc gia Sư phạm đọc ngấu nghiến một lèo 6 cuốn sách, cuốn nào cuốn nấy to như cục gạch  viết về việc “Làm thế nào để giết một tổng thống” là ông Diệm ông Nhu. Cả 6 cuốn kể 6 kiểu chết khác nhau, màu mè, li kỳ, sửng sốt, hấp dẫn. Ông nào cũng thề thốt với độc giả ông ta mới là nhân chứng thứ thiệt ! 

Tác phẩm của Khái Hưng để lại : 

Tiểu thuyết : Hồn bướm mơ tiên (1933); Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933); Nửa chừng xuân (1934); Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934); Trống mái (1936); Gia đình (1936); Tiêu sơn tráng sĩ (1937); Thoát ly (1938); Hạnh (1938); Đẹp (1940); Thanh Đức (1942). 

Tập truyện ngắn: Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934); Tiếng suối reo (1935).; Đợi chờ (1940); Cái ve (1944). 

Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 – 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. 

Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến. 

Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học. 

Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn). 

Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16. 

Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”. 

Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. 

Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. 

Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục. 

  

Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báoFrance – Indochine. 

Từ năm 1925 – 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương. 

Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ. 

Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ. 

Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, ông thôi không làm chủ bút Nam phong Tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945). 

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phú Cam, Huế. 

Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Người thừa hành lệnh này là Đặng Văn Việt (về sau trờ thành con hùm xám đường 4 – tiểu tướng Napoleông). Ông bị xử bắn sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Chuyện này do Tố Hữu – Chủ tịch lâm thời thành phố Huế kể cho Trần Huy Liệu nghe. 

Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước. 

Thông tin về ai đã ra lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau. 

Cái chết của Phạm Quỳnh 

Cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình. 

Có lệnh cấp tốc di dời Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là ai hay cơ quan nào ra lệnh. 

Có người cho rằng trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán. 

Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết. 

 Nhà văn Thái Vũ lý giải: 

“Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân Pháp. Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong” 

Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã “luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.” 

Trước đây, cũng có nhiều người cho rằng ông gắn bó với các chủ trương chính trị của thực dân Pháp. Ông bị coi là “ru ngủ” thanh niên trí thức trong cái “hồn nước” mơ hồ, khiến họ đi chệch khỏi chí hướng làm cách mạng chống Pháp. Trong một thời gian dài, quan điểm chính thống của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gọi ông là tay sai đắc lực của Pháp. 

Gần đây, tại Việt Nam bắt đầu có sự đánh giá công bằng hơn. Từ điển Văn học bộ mới (2004) coi ông là người có tinh thần dân tộc, ôm ấp một chủ nghĩa quốc gia theo xu hướng ôn hòa, lấy việc canh tân văn hóa để làm sống lại hồn nước. Kể từ năm 2000, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam: 

Mười ngày ở Huế, NXB Văn học – 2001; Luận giải Văn học và Triết học, NXB Thông tin, 2003; Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004; Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007; Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007; Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức, 2007 (gồm những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932) 

Những đánh giá về Phạm Quỳnh : 

Trước đây, khi Thượng Chi làm báo Nam Phong người ta kết tội ông làm bồi bút cho Pháp, khi ông làm Thượng thư bộ học bị kết tội Việt gian, bán nước. Những gì của con người này đều xấu xa tỉ như câu danh ngôn tuyệt hay sang sảng niềm tự hào về văn hóa dân tộc “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn” bị lên án là đánh lạc hướng quần chúng để không nghĩ tới việc cấp bách là giải phóng dân tộc. 

Hồ Chí  Minh : “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này” 

Trong báo cáo ngày mồng 8 tháng 1 năm 1945 gửi cho đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, ông Thống sứ Trung Kỳ Healewyn đã báo cáo về Phạm Quỳnh như sau: 

 “Vị Thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói, không bao giờ bằng vũ khí chống sự bảo trợ của Pháp và cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình… Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ởNam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi cho nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng…”. 

Nguyễn Công Hoan : 

“…Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884. Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối”. 

Giáo sư Văn Tạo: 

“Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đày các nhà yêu nước (…). Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông – Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận”. 

Tạ Thu Thâu  (1906–1945) là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương, theo chủ nghĩa Trốtskít. Nhà nghiên cứu Thiếu Sơn đánh giá “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn dám xả thân hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản”. 

Tới nay, tuy không có tranh cãi về việc mặt trận Việt Minh sát hại Tạ Thu Thâu, vẫn còn nghi vấn về lệnh giết từ đâu đến. Giả thuyết của nhà sử học Daniel Hémery cho rằng các cấp chỉ huy địa phương ở Quảng Ngãi nhận lệnh cấp trên đã ra lệnh giết. Cấp trên ở đây trực tiếp là TVG. Tạ Thu Thâu bị đưa ra pháp trường bắn ba lần mới chết nhờ tài hùng biện thuyết phục của ông mà các đao phủ thủ không nỡ xả súng vào người anh hùng yêu nước. 

Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt).[The Anti-Colonial Movement in Vietnam]. Cũng khoảng thời gian 1945, người của Trần Trọng Kim hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh  về cái chết của Tạ Thu Thâu. Ông Hồ Chí Minh trả lời “Trệch đường ray” (Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim) 

  

Vì sao Việt Minh giết Tạ Thu Thâu ? Đó  là cách mà Stalin giết Trốtsky để trừ hậu họa.  Kiều bào ta hồi đó ở Pháp có xu hướng tả, hầu hết ngả về Đệ Tứ. Còn trong nước do tuyên truyền, Trốtsky nhân vật sau Lê Nin đòi xét lại chủ nghĩa Mác được xem là tay sai của đế quốc, cướp của giết người.Thời đó, Tạ Thu Thâu là lãnh tụ Trốtskít ở Việt Nam. Ông là cây bút sắc bén (giỏi viết báo Pháp ngữ và Việt ngữ), một diễn giả xuất sắc hùng biện, một trí thức có uy tín, nhân cách ôn hòa nhũn nhặn. Tạ Thu Thâu hoạt động mạnh ở Sài Gòn và tiếng tăm vang xa cả nước. Ông chống Pháp, bị bắt 6 lần, 5 lần bị kết án, tổng cộng 13 năm tù 10 năm biệt xứ. Năm 1945, từ Côn Đảo được thả, Việt Minh đón đường bắt lọng và sát hại ông trên cánh đồng Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Một cuộc đời xán lạn vì dân vì nước lãnh cái chết thật bi thảm, lãng nhách 

Sau giải phóng, người ta đổi tên đường Tạ Thu Thâu sau chợ Bến Thành thành đường Lưu Văn Lang, đường mang tên ông ở Mỹ Tho cũng bị đổi. Tạ Thu Thâu chỉ được nhắc đến cái tên với định danh “Tay sai cho đế quốc, mật thám cho phát xít Nhật”. Sao bất công thế, hả Trời ? 

Những người bị  giết đều là những tinh hoa, là  danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan:   Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ  đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ  nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi  mãi không về; vị bồ tát Thiếu Chửu bị bức hại nhảy xuống sông tự tận. Cái án “mạc tu hữu” (Giết rồi sau sẽ biết) của thời trung cổ vẫn đeo đẳng khốc liệt đến tận bây giờ ! 

Đó là tất cả sự thực về những cái chết tức tưởi oan khuất của các nhà văn, nhân sĩ mà bọn gieo ác vẫn sống nhởn nhơ trên pháp luật với bộ mặt người lương thiện ! Nguyên tắc bất di bất dịch nằm trong ý thức hệ tư tưởng của những kẻ sát nhân lương thiện này là: yêu nước và chính kiến là độc quyền của tao, mày không đi với tao, mày là kẻ thù của tao. Đã là kẻ thù thì mày không có quyền tồn tại ! 

Giết người nhưng không bao giờ nhận trách nhiệm là thủ phạm, thường họ vẽ rồng vẽ rắn tung hỏa mù  trên các sách báo, làm chúng ta ngộ nhận họ như những ân nhân. Trâng tráo nhất là vụ tìm hài cốt nhà văn Lan Khai đăng hai kỳ trên báo Văn Nghệ. Thật là nói láo không có nghề, luận cứ hở toang hoác ra. Chẳng lẽ tôi lại viết một bài vạch mặt sự dối trá này ra. Làm thế, người ta lại bảo ông này nhiễu sự. 

(Kỳ 3 – hết) 
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

‘Cháu nội’ / truyện ngắn: Trần Hoài Thư [ i.e. Trần Quí Sách 1942- ] — blog Phạm Cao Hoàng xem phim hài 18+

SUNDAY, DECEMBER 31, 2017

305.-  truyện ngắn TRẦN HOÀI THƯ/ Cháu nội

Từ  khi ông được thăng lên chức ông nội, ông mới hiểu đó là một phần thưởng ưu hạng mà thượng đế dành cho một đời người lúc về chiều. Món quà ấy đến lúc vợ chồng ông phải thui thủi trong căn nhà trống trải, đôi khi nỗi buồn hiu quạnh như rưng rưng trên những nhánh cây phong, cây sồi, mà lá mỗi năm lại xanh đó, vàng đó, úa héo đó, khi mà cảnh vật như héo hắt đến não nề. Nó có mặt khi mà ông gậm nhấm được thế nào là tuổi xế, tuổi già, tuổi về hưu, tuổi lão. Khi mà bốn bức tường trắng soi bóng ông mỗi ngày, trong khi cái kim đồng hồ như lưỡi hái tàn bạo cắt bỏ đi không thương xót những phần sinh động của đời. Mắt đã loá, trí nhớ đã mòn, tóc đã bạc, da đã nhăn. Nó đến khi hơi thở đã hụt, và có những nỗi u hoài man mác khi ông nhìn trời đất, hay chạnh lòng khi nhìn một nghĩa trang xếp hàng những ngôi mộ bên đường hay đọc những tin cáo phó, phân ưu trên các báo.

Phải. Đó là tin mừng. Vợ con sinh rồi.  Tại bệnh viện X. Số phòng.  Chỉ một cái tin đánh lên từ xa vào nửa đêm từ thằng con là như một tín hiệu kỳ diệu. Để ông bà phải hối hả lên xe, và lên đường giữa đêm khuya với tất cả sự náo nức.

Náo nức đến độ ông quên nghiên cứu bản đồ về địa điểm phải đến, nơi mà đứa bé mà ông gọi là cháu nội, mở mắt chào đời. Ông cũng quên mang cả áo lạnh. Còn phần bà, thì hối thúc ông không kém. Bên tai ông bây giờ chỉ vang vọng hai tiếng rất yêu dấu. Cháu nội . Hai tiếng lạ lẩm, bây giờ trở thành quen thuộc. Cháu nội. Phần quà quí báu đến với đời người có phải để làm sưởi lại những ngày tháng quạnh hiu ? Cháu nội . Với quả đất này, thêm một con người nữa góp mặt vào cõi nhân sinh đông đúc, và với đất nước này có thêm một công dân, với giòng tộc ông, hay nói riêng, với cái gia đình tị nạn này sau hai mươi lăm năm ở xứ người, nó là cái chồi  để từ đó nó đâm nhánh toả cành xum xuê hoa trái. Cháu nội . Cám ơn thằng cháu vì nhờ nó mà ông bà mới có được niềm vui hân hoan trong bóng xế chắc chắn là không vui. Thật vậy, có ai dám nghĩ đến cảnh cô liêu của người già phải chạm trán nhất là người ấy có một quê nhà phải bỏ mà đi. Có ai dám nghĩ về những bước gậy trúc khấp khểnh, và một mặt trời đỏ ối trên hàng cây thánh giá.Cháu nội . Hay là một bông hoa quí mà tuổi già được nhận từ đời trong khi thân cây đã sắp hết nhựa ?

Trong cõi đêm dày sương mù có hai kẻ đang cố gắng tìm đường qua tiểu bang lân cận. Mắt ông kém, nhưng chân ông đạp mạnh ga. Bà luôn luôn cảnh cáo về cái kim vận tốc đã vượt xa giới hạn. Những chiếc xe chạy muộn màng, mờ ẩn hai ngọn đèn pha khi xe lên cao. Những cửa nạp tiền mãi lộ (toll)  chắn lối. Ném đồng tiền vào chiếc rỗ lưới sắt, và lại rồ máy nhấn ga. Có khi qua vùng núi, sương che phủ đến ngợp thở, mà sao ông vẫn quên đi nỗi mệt nhọc hay cơn buồn ngủ, để lòng cứ bôi hồi nôn nao. Và khi trả chặng cuối cùng, ông hỏi người thu tiền về thị trấn mà ông đang tìm đến. Bà ta sốt sắng chỉ vẽ, và khi ông kể là ông đi thăm cháu nội đầu của ông, là bà ta reo lên: Congratulations!  để chia xẻ niềm vui với ông. Vâng, cám ơn bà. Và cảm ơn cuộc đời. Cuộc đời đã dâng tặng biết bao niềm vui kỳ diệu. Có điều là mình không biết đón nhận đó thôi, phài không thưa bà. Tôi biết là nửa đêm này, có một cặp vợ chồng trẻ đang ngất ngây vì có đứa con đầu lòng, thì cũng có một đôi vợ chồng già đang vui mừng quá độ vì có đứa cháu đầu tiên. Khi lửa sắp nguội tàn thì vẫn có ngọn lửa khác cháy lên. Khi sự sống sắp khô héo thì vẫn còn sự sống khác tiếp trợ. Phải vậy không, thưa bà?

Đêm lăn đều trên bốn bánh xe. Những con đường vắng xe thưa thớt. Những ngôi nhà bên đường đóng cửa. Thị trấn đã chìm trong giấc ngủ say. Chỉ có một tiệm fast food còn mở cửa. Ông ghé hỏi thăm đường. Người bán hàng ân cần chỉ dẫn.Ông ta lại lo lắng hỏi: “Bộ ông bà có chuyện gì emergency mà hỏi bệnh viện ?” “Không, chúng tôi đến thăm cháu chúng tôi mới chào đời.” Người đàn ông đưa tay bắt: “Congratulations!:”.

Congratulations! Chúc mừng !”. Từ người thu tiền mãi lộ đến người bán hàng đêm. Và có lẽ, khi nghe tin này, không một ai lại không chia vui dùm ông bà. Ông theo hướng chỉ, chạy chậm để tìm tên đường. Và bên cạnh ông, bà reo lên. Bệnh viện đây rồi. Xe vào parking trống trải. Dễ chừng hai giờ sáng. Người nữ y tá trực sau khi nghe ông giải thích lý do, cũng buông lời chúc tụng. Congratulations ! Rồi ông bà lên thang máy. Ở đây, người nữ hộ sinh hướng dẫn ông bà vào phòng nghỉ hộ sản. Cậu con trai xem như con chim trống, đứng đấy, không biết làm gì. Cô dâu gương mặt rạng rở niềm vui. Chúc mừng một đôi vợ chồng được lên ngôi vị là cha mẹ. Bé nằm trong nôi, được quấn trong chăn chỉ chừa mặt đỏ hỏn. Chúc mừng vợ chồng hai con…Bà nói. Ông áp mặt vào cháu ông. Miệng bé khẻ mở. Ông bỗng nghe lòng thật ấm áp vô cùng. Một nỗi ấm áp khó có thể diễn tả.

Sự mầu nhiệm kỳ diệu của cuộc sống là đây. Bắt đầu là một hài nhi đỏ hỏn, đôi mắt nhắm nghiền. Ông nắm bàn tay của nó. Ông bồng nó vào lòng. Nhỏ bé trong vòng ôm, ông áp mũi lên đầu, ông khe khẻ hát ru.

Bắt đầu từ đó, hai vợ chồng ông có thêm niềm vui mới. Những niềm vui nho nhỏ mỗi ngày mỗi nẩy nở, như những giọt nắng lóng lánh trong cảnh cô tịch của tuổi già. Ngày ngày bà gọi điện thoại để hỏi thăm về đứa cháu. Hàng ngày ông bà nhận được những tin tức báo cáo về nhân vật mà ông phong là “thống soái tý hon”. Và cứ một hay hai tuần, ông bà đều lái xe trên ba tiếng đồng hồ để thêm một lần bồng ẩm, nưng niu đứa cháu nội của mình.

                                              oOo

Khi ông bà đến nhà, nhấn chuông, và khi cửa trong mở ra, thì gương mặt thằng cháu nội hơn một tuổi của ông bà hiện ra sau tấm kính. Trước hết là vẽ ngạc nhiên của nó qua cái nhìn đăm đăm chẳng hiếu khách tí nào. Có lẽ nó ngạc nhiên vì sự có mặt của hai người, lâu lâu lại cùng nhau xuất hiện. Có lẽ nó chưa đủ trí khôn để phân biệt thế nào là sự gần gũi ruột thịt ngoài bố mẹ của nó. Đôi mắt đen láy của nó hết rảo nhìn ông rồi đến bà, có vẽ lạnh lùng, chẳng có dấu hiệu gì mừng rở cùng hai kẻ lạ. Chỉ có ông bà thì như hai cơn gió lốc. Ông đòi bồng, bà đòi ẩm. Ông hôn lên đầu, bà hôn lên chân. Ông cắn lên bàn tay, bà hít hà má. Thằng bé lại càng mở mắt lớn. Có lẽ nó phải khóc thét lên vì khi không có hai kẻ vồ chụp nó như con mồi. Nhưng nó bắt đầu nhoẻn nụ cười. Bây giờ nó mới tỏ vẽ thân thiện. Nó cười khanh khách khi ông áp mặt ông vào ngực nó. Đôi mắt sáng làm gương mặt nó càng rực rở. Bây giờ ông mới để ý đến những sợi tóc loe hoe tuần trước nay đã trở nên rậm hơn, dầy hơn. Nó ngẩng đầu nhìn ông như một quan tòa. Một bàn tay sờ lên đầu tóc ông và và bàn tay kia đã vội vàng chụp lấy cặp kính lão. Có tiếng mẹ nó cảnh cáo: “Coi chừng cái kính của ba”.  Ông hốt hoảng giữ chiếc kính khỏi rớt. Mẹ nó lại cảnh cáo:” Chiếc kính của ba nó cũng bị nó làm hư gọng rồi. Nó hư lắm, gặp cái gì cũng phá..” Ông hôn lên đầu tóc của cháu mình. ” Nhiệm vụ của cháu tôi là phá. Ai bảo các người không chịu gìn giữ.. Phải không con?” Rồi ông lại ôm xiết nó. Ông nghe một nỗi yêu dấu ruột rà trong vòng tay của ông. Như thể là một phần người của nó chuyền vào người ông. Mùi sửa vẫn còn thơm thơm. Ông xiết mạnh đến độ thằng bé phải vùng vẩy, cục cựa tay chân, mặt đỏ gừ. Ôi cái mặt bầu bỉnh, những sợi tóc loe hoe, những ngón tay bé tí, mủm mỉm. Chiếc miệng lộ mấy răng cửa. Chiếc tả nổi phồng ở đáy quần. Đôi mắt đen lay láy. Ông cắn khẻ vào tay chân nó. Ông áp mặt vào lòng nó, đứa qua đưa lại giả vờ thụt lét. Nó nhắm mắt cười có vẽ thích chí.  Sau đó nó lại nhìn ông. Bàn tay lại cố giựt lấy chiếc kính. Hình như nó xem chíêc kính là một thứ đồ chơi cũng nên.

Thằng bé không chịu ông đứng yên một chỗ. Nó bắt đầu vặn mình, hai chân đạp. Có lẽ nó không cần biết về cảm xúc của ông nội của nó. Ông tuân phục, bồng đi khắp phòng. Tới cửa kính, ông dừng lại. Thằng bé trao đôi mắt nhìn ra ngoài sân. Trời nắng. Mây màu xanh nhạt. Bải cỏ xanh. Hàng xe đậu dọc theo lề đường. Hai đứa bé Mỹ đang đạp xe đạp trên lối đi dành cho bộ hành.Ông thầm thì bên tai nó: Mau lớn lên để ông mua xe cho con đạp nhé.

Đến một lúc nào đó, hai tay ông cảm thấy rả.  Ông trao lại cho vợ ông. Và thằng bé lại thêm một lần đổi chủ. Có lẽ nó quá chán với cảnh kẻ bồng người ẳm này, nên nó bắt đầu phản kháng. Hành động phản kháng này được biểu lộ qua hai chân chùi xuống, thân mình vùng vẩy. Nó muốn được tự do. Nó tụt xuống nhanh, đến nỗi bà nội của nó phải bó tay chịu thua. Không biết nó học ở đâu hành động phản kháng qua đường lối tích cực này. Không khóc, không nằm vạ, mà vùng vẫy rồi trườn cả thân hình như trăn xuống đất. Không ai có thể cản nó khi nó muốn. Và khi đôi chân vừa chạm xuống đất là nó bước như chạy. Đôi chân chưa vững, bước thấp bước cao, có lúc như thể hụt hẩng, thân hình như mất thăng bằng, khiến ông bà phải hoảng hốt, đưa tay đở. Ông ở góc phòng, bà ở đầu phòng. Và thằng bé thì cứ bước như bước vào chỗ không người. A, nó đến kệ sách của bố nó. Những cuốn sách dày cộm, bìa bọc giấy láng, người lớn cầm thấy nặng, vậy mà nó lại dám bỏ bàn tay nhỏ bé kia mà tìm cách lôi xuống. Không được, cậu quay sang mấy cái CD, rồi đổi hướng nhắm vào dàn máy stereo. Tội tình cho dàn máy hát tối tân, bị vá chùm vá đụp bởi băng keo, để đề phòng cậu bỏ tay vào lỗ điện nguy hiểm. Ông nhào đến, lái cậu sang mục tiêu khác. Ông bồng cậu bỏ lên sopha. May ra cậu ngồi yên một lúc. Quả vậy, cậu thích chỗ mới này. Hai chân duổi ra. Mắt nhìn ông lung linh, miệng cười vui. Ông giả bộ làm chó, sủa gâu gâu. Cậu khoái lắm, cười thành tiếng. Được thể ông càng sủa nhiều hơn. Càng đóng vai một cách điệu nghệ hơn. Có nghĩa là ông nhăn mặt lè lưỡi, bò, sủa. Tất cả cho thằng cháu một tuổi của ông. Tất cả vì nó, để thấy mặt nó hớn hở, đôi mắt rực sáng, chiếc miệng nở nụ cười lộ mấy cái răng cửa mới mọc. Ông không cần nhân vị, nhân bản gì ráo. Ông là một thí sinh để cháu ông chấm điểm. Nhưng sau đó, chưa đầy hai, ba phút, ông bị loại. Có nghĩa là nó chẳng còn hứng thú gì đến tài năng điệu bộ mà ông nội của nó thủ vai. Nó bắt đầu tuột xuống sofa. Không phải tuột từ từ cho đến khi hai chân chạm lấy nền. Mà ngược lại, chân chưa chạm thì đã để cả thân hình rơi xuống như nhảy không cần dù. Nó ngã lăn ra trên nền thảm, miệng mếu. Vợ ông vội bồng nó, vừa dỗ vừa nói: “Này, để bà đập cái nền nhà này đã làm cháu bà đau, này bà đánh rồi… Thằng bé ngưng khóc, lại trao đôi mắt ngơ ngác nhìn. Rồi lại đòi xuống. Rồi lại chạy, hai chân mới tập bước, chưa vững,  ngã nghiêng như kẻ say rượu. Rồi ông lại chạy theo, lúc trái lúc phải lúc chặn đầu chặn đuôi. Có khi ông hết hồn vì thấy nó cứ đâm đầu vào bàn ghế hay cạnh tường nhà. Nhưng nó tài tình hảm kịp bước chân, rồi quay hướng khác tiếp tục.

Ông lại nghĩ ra cách quyến dụ thằng bé để nó quên đi cái lối chạy như kẻ say rượu này. Ông đã mệt rồi. Ông mới hiểu về nỗi vất vả của những người giữ trẻ, nhất là đứa trẻ này mới biết đi như cháu ông.

Có bao giờ ông nghĩ có một ngày trong đời ông lại  được lên chức như hôm nay. Nên buồn hay vui khi nhận cái danh xưng này. Có phải vì hai tiếng ông nội là tiếng kêu báo hiệu cho những ngày trước mặt:  xế tàn, hay nói văn hoa là hoàng hôn của một đời người. Có phải nó là lời cáo phó cho một cuộc dời bị gạt  ra bên lề xã hội?

Nhưng, bây giờ thì ông hiểu, ông đang vui,, niềm vui thì tràn trề, niềm vui bất tận.

Đã bao nhiêu lần hai ông bà lái xe đi thăm cháu nội. Suốt ba tiếng đồng hồ, qua bao nhiêu thị trấn, phải trả mấy lần toll , có khi trời tuyết trắng mịt mù, có khi mưa xối xả như trút nước, cái quạt thi nhau quạt liên hồi, ấy vậy, lòng ông thì hăm hở như kẻ đi tìm niềm vui. Đến để nhìn cháu,  thấy lại nỗi thân yêu ruột rà. Đến để chứng kiến sự phát triển một hình hài. Từ khi thấy nó bò, mắt đen lay láy, rồi đến khi tập đứng, tập đi, tập chạy… Tóc đã mọc dầy hơn. Chân tay cứng cáp hơn. Răng mọc nhiều hơn. Để thấy mấy tuần trước, mỗi lần đi là như tay say rượu, nay hai chân đã vững, bước từng bước..

Để rồi mỗi lần thăm cháu, là mỗi lần ông mang theo niềm vui rộn ràng suốt cả đường dài.

Bây giờ, cậu bé yêu quí ấy đã hơn ba tuổi. Khác với những đứa trẻ trạc tuổi, nó chậm nói. Nếu nói thì nói một thứ tiếng gì lạ lẩm. Tuy không nói ra, ba mẹ nó đều lo âu không ít. Riêng bà thì luôn luôn dùng kinh nghiệm của bà để an ủi con: Nó nghe được là không sao con à. Có đứa bốn năm tuổi mới nói. Lúc đó thì tha hồ mà trả lời…

Việc nói chậm này đôi khi làm ông bà khổ tâm không ít. Có khi nó vòi vỉnh hay kêu ông bà làm cái gì, ông bà không hiểu, hay làm trái ý, là nó dậm chân khóc, tức tửi. Ông bà thì chịu thua. Ba mẹ nó cũng chịu thua. Khi ấy ông thương cháu mình vô hạn. Muốn thỏa mãn cháu, nhưng không biết cháu mình muốn gì.

Ngày tháng vẫn trôi qua, mỗi lần hai ông bà lái xe vượt xa lộ thăm thẳm, để thăm con, thăm cháu, niềm vui rộn ràng lẫn với nỗi lo âu canh cánh. Thằng bé vẫn lớn như thổi, răng đã mọc đầy,  chạy nhảy, phá phách, biết ông bà đến, biết phe ta có ông bà, nên mặc sức nhỏng nhẻo. Rõ ràng con hư tại mẹ cháu hư tại bà. Nhưng tiếng nói thì vẫn như tiếng Miên, tiếng Ả Rập lạ lùng…

Một hôm, chiếc xe đậu trước nhà, sau ba tiếng đồng hồ dưới cơn mưa tuyết, thả ông bà xuống cùng niềm vui khó có thể diễn tả được. Đã một tháng đi xa, giờ ông bà trở lại thăm con thăm cháu. Bà xách một bọc đồ chơi, nào là xe chửa lửa, xe truck, xe cần câu. Ông bấm chuông điện. Ông nhìn vào nhà qua khung cửa kính. Ông thấy cháu ông chạy ra như cơn lốc. Và tiếng la mừng rỡ: ông nội ! ông nội  ! vang lên rối rít:

Ôi tiếng đầu lòng của một đứa cháu nội. Nó không phải là  tiếng Anh tiếng Mỹ. Nó cũng không phải tiếng đầu lòng đầy ô nhục trong Yêu biết mấy khi con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin  mà ông Tố Hữu đã ca tụng ! Ôi, hai tíêng ông nội .! Tiếng reo dòn, mừng vui,  giọng phát âm vẫn còn lơ lớ, nhưng đã mang theo một sức thuyết phục kỳ diệu. Ông ngây người, bàng hoàng không thể tin nổi. Rồi sau đó ông ôm choàng lấy cháu ông, bồng nó lên. Cảm giác ruột rà yêu thương lẫn hãnh diện bắt ông phải hôn lên đầu tóc thằng cháu túi bụi.. Nó tránh né, che mặt, che tay. Nó làm sao biết được nó vừa cho ông bà nội của nó một quà tặng quí giá nhất trần gian này !

TRẦN HOÀI THƯ

————————————————————————

trích từ t rang văn học nghệ thuật phạm cao hoàng

————————————————————————-
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

‘ bình luận gia lý đại nguyên ra sách mới “VĂN HÓA TÍNH” / vietbaoonline xem phim hài 18+

Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên Ra Sách Mới “Văn Hóa Tính”

03/06/2017 00:00:00 (Xem: 1689)

Orange County (Bình Sa)- – Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên vừa cho ra mắt cuốn sách “Văn Hóa Tính” do Trí Tuệ xuất bản.

Theo Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên trong phần khởi đề cho biết: “Văn Hóa Tính là nội dung ngoại hình và hành vi Đẹp Đẽ, Trong Sáng, Tốt Lành, Tươi Mới, Hướng Thượng… của mọi hiện tượng tự nhiên cũng như mỗi người, theo chiều Thăng Hóa, Sáng Tạo không cùng của Thân Thể Tâm Linh Tư Tưởng Trí Tuệ Tình Thương nơi còn người, của Văn Hóa Dân Tộc, của Văn Minh Nhân Loại, kể cả cuộc phát triển muôn hình vạn trạng sắc hương của Chúng sinh và Vũ Trụ trong cõi vô thường đầy bất trắc, trì độn, hung hiểm, đen tối của lực cản, lực đẩy, lực hóa giải, lực bứt phá tự nhiên và tự tạo nơi nội tại của mỗi hiện tượng, hợp cùng ngoại duyên tốt xấu, lành giữ của vạn hữu…”

Lý Đại Nguyên và bìa sách mới.

Trong cuốn sách Tác giả đã nghiên cứu và trình bày qua từng phần như: Văn Hóa Thời Đại – Văn Hóa Dân Tộc – Văn Minh Khu Vực – Văn Minh Ấn Độ – Văn Minh Hy La – Tôn Giáo Toàn Cầu – Thế Lực Toàn Cầu – Chiến Lược Toàn Cầu – Ta Trong Vũ Trụ Mà Vũ Trụ Cũng Trong Ta – Văn Hóa Giáo Dục – Giáo Dục Tâm Linh – Giáo Dục Thế Lực – Giáo Dục Đức Tính – Giáo Dục Trí Thức – Văn Hóa Nhân Chủ – Tiến Trình Nhân Chủ – Môi Trường Nhân Chủ – Thực Hành Nhân Chủ – Văn Hóa Xã Hội – Hợp Quần Thời Mặc Thức Nhân Nhiên – Xã Hội Thời Ý Thức Nhân Loại – Xã Hội Thời Nhận Thức Nhân Văn – Văn Hóa Chính Quyền – Chính Danh Từ Thuở Ban Đầu – Vương Quyền Và Văn Hóa – Đế Quốc và Văn Hóa – Vô Sản Và Văn Hóa – Thời Đại Nhân Chủ Nhân Văn – Văn Hóa Chính Trị – Quyền Lực Chính Trị – Phân Nhiệm Chính Trị – Văn Hóa Tương Quan…

Sách dày khoảng 200 trang, qua những phần kể trên, tác giả đã tóm lược đầy đủ chi tiết, chứng minh cụ thể qua từng giai đoạn.

Đây là một cuốn sách giá trị mà tác giả đã dày công nghiên cứu qua từng phần trình bày thật công phu.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến qúy độc giả cuốn “Văn Hóa Tính”.

Vài nét về Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên, ông sinh năm 1930, lớn lên trong không khí đầu mùa độc lập dân tộc 1945.

Năm 1946 vào cuộc kháng chiến với nhiệt tình của tuổi trẻ vừa mới lớn.

1952 rời cuộc kháng chiến với một nhận thức cần phải vượt bỏ chủ nghĩa cộng sản ngụy biện, tàn độc nguy hiểm cho dân tộc và loài người.

1953 tham gia Mặt Trận Dân Chủ do bốn đảng Quốc Gia tập hợp gồm: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Gia Xã Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng và Đại Việt Duy Dân.

Năm 1956 Mặt Trận ra tuyên cáo đòi Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải ban bố luật tự do báo chí trước khi tiến hành bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, Lý Đại Nguyên với tên hoạt động thời đó là Võ Anh Đức bị An Ninh Quân Đội bắt cùng với các lãnh tụ Mặt Trận khác.

1957 Chính thức gia nhập mặt trận truyền thông, viết bình luận chính trị cho Tuần báo Tân Dân, một trong hai tờ báo độc lập và đối lập với chính quyền.

1960 Tham gia những sinh hoạt văn hóa Phật giáo.

1962 hoàn tất cuốn Tống Thức Vận.

1963 sau khi ra tù khỏi Tổng Nha Cảnh Sát ông đứng tên xuất bản Nhật báo Tin Sáng.

1968, Chủ bút tờ Tuần báo Dân Chủ.

1972, Chủ bút Nhật báo Sóng Thần.

1975, ở tù cộng sản 10 năm,

1995, định cư tại Hoa Kỳ tham gia viết báo cho các tờ báo như: Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Hải Ngoại, Chân Nguyên, Trúc Lâm, Sàigon Times, Thủ Đô, Thằng Mỏ, Việt Nam tại Canada và nhiều tờ báo khác.

Những tác phẩm của ông đã được xuất bản trước năm 1975 tại Sài Gòn: Dòng Vận Động Cách Mạng Việt Nam, Dòng Sinh Mạng Văn Hóa Việt Nam, Nền Nhận Thức Nhân Chủ Toàn Triển.

Xuất bản sau năm 1975 tại Hoa Kỳ: Việt Nam Dân Tộc Bị Đọa Đày do Văn Nghệ xuất bản và phát hành năm 1998, Tổng Thức Vận do Trí Tuệ xuất bản và phát hành năm 2000, Đề Cương Xây Dựng Việt Nam do Trí Tuệ xuuất bản và phát hành năm 2002.

Ngoài ra ông còn là một Bình Luận Gia thời sự trên một số đài truyền hình tại Nam California.

(VIETBAO daily news ONLINE)

————————

– qúy đồng hương muốn có sách xin liên lạc về: Tuệ Anh,

 điện thoại số (657) 234-0088–  email: info@tueanh.com/

————————————————————————————————————–

                                                                              (trích từ báo VIETBAO Daily News ONLINE).
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Bình luận gia Lý Đại Nguyên qua đời, thọ 87 tuổi Đỗ Dzũng/Người Việt

December 30, 2017

Bình luận gia Lý Đại Nguyên. (Hình chụp từ màn hình đài IBC)

ORANGE, California (NV) –  Bình luận gia Lý Đại Nguyên, một trong những nhân vật nổi tiếng của làng báo VNCH trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại, vừa qua đời lúc 12 giờ 42 phút sáng Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai, tại bệnh viện UCI ở Orange, hưởng thọ 87 tuổi.

Bà Mai Tuyết An, hiền thê của ông, nói với nhật báo Người Việt như sau: “Hôm 18 Tháng Mười Hai, ông bị cúm nặng. Thế là chúng tôi đưa vào UCI. Sau đó, bệnh tình nặng hơn, lan qua tim, và ông ra đi sáng nay.”

Theo tiểu sử được đăng trên trang web tvvn.org của Thư Viện Việt Nam, và được bà An xác nhận, ông Lý Đại Nguyên sinh ngày 14 Tháng Tư, 1930 tại Bắc Ninh.

Năm 1946, ông tham gia cuộc chiến chống Pháp với nhiệt tình của tuổi trẻ vừa mới lớn.

Tuy nhiên, đến năm 1952, ông rời cuộc kháng chiến với một nhận thức cần phải vượt bỏ chủ nghĩa Cộng Sản ngụy biện tàn độc nguy hiểm cho dân tộc và loài người.

Một năm sau, ông tham gia Mặt Trận Dân Chủ do bốn đảng quốc gia tập hợp gồm: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Gia Xã Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng, và Đại Việt Duy Dân.

Năm 1956, Mặt Trận ra tuyên cáo đòi Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải ban bố Luật Tự Do Báo Chí trước khi tiến hành bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Lúc đó, ông Lý Đại Nguyên, với tên hoạt động là Võ Anh Đức, gọi thường là Phong, bị an ninh quân đội bắt cùng với các lãnh tụ Mặt Trận khác.

Năm 1957, ông chính thức gia nhập mặt trận truyền thông, viết bình luận chính trị cho tờ tuần báo Tân Dân, một trong hai tờ báo độc lập, đối lập với chính quyền.

Đến năm 1960, báo bị đóng cửa, ông bắt đầu tham gia những sinh hoạt văn hóa Phật Giáo.

Năm 1962, ông hoàn tất cuốn Tổng Thức Vận, tổng hợp các nền tư tưởng cổ kim Đông Tây, dung hòa tất cả, nhằm đóng góp với suy tư thời đại.

Năm 1963, sau khi ra khỏi trại giam tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài Gòn, ông đứng tên xuất bản nhật báo Tin Sáng.

Đến năm 1964, chiến tranh Việt Nan bắt đầu bị “Mỹ hóa,” Tin Sáng thường xuyên viết bài cảnh giác Mỹ sẽ bị sa lầy tại Việt Nam, nếu không biết tới hai yếu tố dân tộc và dân chúng Việt Nam. Ngoài ra, báo đòi chấm dứt chế độ quân phiệt, để xây dựng một nền dân chủ đúng nghĩa.

Thế là báo bị đóng cửa, và ông Lý Đại Nguyên bị truy đuổi.

Bốn năm sau, năm 1968, ông trở lại làng báo, làm chủ bút tờ tuần báo Dân Chủ, cũng với chủ trương đòi tự do và dân chủ, và rồi cũng chung số phận với các tờ báo trước là bị đóng cửa.

Năm 1972, ông làm chủ bút nhật báo Sóng Thần, với chủ trương dứt khoát chống tham nhũng để cứu miền Nam Việt Nam, nhưng chỉ trụ được đến cuối năm 1974 là bị đóng cửa, và ông lại bị truy đuổi.

Ngày 1 Tháng Chín, 1975, bốn tháng sau khi chiếm miền Nam, Cộng Sản đến tận nhà đọc án lệnh bắt giam ông, với lý do thuộc thành phần nguy hiểm gây hoang mang dư luận. Sau đó, ông bị tù trên 10 năm, cuối năm 1985 mới được thả.

Năm 1995, ông sang Hoa Kỳ định cư, và như một cái nghiệp, lại cầm bút, viết bình luận cho các báo Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Hải Ngoại, Chân Nguyên, Trúc Lâm, Saigon Times, Thủ Đô, Thằng Mõ, và Việt Nam (Canada).

Bài viết của ông được nhiều báo chí Việt ngữ hải ngoại đăng tải, và ông là một trong những bình luận gia sắc bén thường xuất hiện trên nhiều đài truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.

Ông từng cộng tác với các đài truyền hình SBTN, SET, và IBC ở vùng Little Saigon.

Ngoài ra, ông cũng viết sách, và năm 1998 cho mắt cuốn Việt Nam, Dân Tộc Bị Đọa Đày, do nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản và phát hành, và năm 2000 ra mắt cuốn Tổng Thức Vận Do Trí Tuệ, do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành. (Đỗ Dzũng)

Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com

Share this:
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Đập Vỡ Cây Đàn

đăng 17:18 14-05-2013  bởi Nguoi gac vuon Ngv   [ đã cập nhật 10:58 19-09-2014  ] Sưu tầm : Ái Văn

Audio : NGV.

“Đập Vỡ Cây Đàn” là nhan đề một nhạc phẩm của Lê Mộng Bảo sáng tác năm 1972, ký bút hiệu Tùng Vân – Tuyết Sơn (có tài liệu ghi Hoa Linh Bảo) soạn theo thể Boléro (Chậm); tác giả coi như tâm đắc với ca khúc này, đã được Bạch Yến Thương Hà trình bầy bằng một giọng ca nữ mượt mà, khỏe khoắn đã lột tả trọn vẹn những gì tác giả ngầm ký thác bên trong.

Nhạc diễn tả một câu chuyện tình lỡ dở, một đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, thề nguyền gắn bó trọn đời. Nàng động viên chàng lên tỉnh học nhạc, tới hồi chàng thành công trở về, những mong xum họp, không ngờ người xưa đã xa bay theo một hình bóng khác. Chàng thất vọng, đau khổ, đem cây đàn ra đập vỡ, chỉ vì tiếng đàn xưa đã khiến chàng tan nát cõi lòng:

Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn

Người ơi! người ơi…! Tình ơi! Tình ơi…!

Đập vỡ cây đàn giận đời bạc trắng như vôi,

giận người điên đảo quên lời

Đập vỡ cây đàn giận người con gái yêu đàn

Buồn ơi…! Buồn ơi…! Làm sao để nguôi…!

Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen,

giận đời trở như bàn tay

Chuyện ngày qua, tôi gặp người con gái

mang giọng ca thật buồn

Em bảo tôi rằng: Anh đi học đàn

để đàn theo lúc em ca, ngày hoa mộng đời ta

                                                                       

Tôi yêu nàng nên vội vàng lên tỉnh

đi tìm theo học đàn

Sau một năm trường, tôi trở về quê hương

nhưng người con gái ngày ấy đã đi rồi

Tôi hỏi thăm dò từng người trong xóm tin nàng

Nàng đâu nàng đâu…? Nàng đâu nàng đâu…?

 Người báo tin buồn nàng gặp nhạc sĩ vang danh…

rồi cùng xây đắp gia đình

Tôi xót thương nàng và rồi tôi khóc thương mình

Đời ơ còn chi…? Đàn ơi biệt ly…?

Đập vỡ cây đàn  giận người đổi trắng thay đen

giận đời trở như bàn tay

                                *  Đập Vỡ Cây Đàn            Duy Khánh

                                     * Đập Vỡ Cây Đàn           Quang Lê

                                     * Đập Vỡ Cây Đàn            Trường Vũ

Đây gần như tâm trạng của Lê Mộng Bảo lúc này, sau những chuỗi năm dài tù đày khổ nhục của cộng sản, được gọi một cách hoa mỹ “học tập cải tạo” khi trở về, do một sự ngộ nhận không đâu, tâm trạng đổi thay bởi những ảo ảnh của đời, người bạn đường năm nào của Lê Mộng Bảo đã ngang nhiên cắt đứt sự khăng khít của tình nghĩa chồng vợ gắn bó bấy lâu nay. Hương lửa êm ấm của những ngày nào hoa mộng, giờ đây chỉ còn đống tro tàn nguội lạnh, trong những đêm đông buốt giá, làm khô héo tâm hồn đã cằn cỗi bởi những nhăn nhíu của đời, và những hận thù của những tháng ngày đi tù.  

Mấy chục năm nay họ dường như sống ly thân trong một căn nhà dường như thuộc diện trợ cấp, nhìn nhau không một lời thưa thốt, hết đối diện nhau trong các bữa ăn, có hai người con, một mới quê hương sang đây tỵ nạn, đang học nghề và một thất nghiệp từ tháng 10.2001. Bốn người con khác mắc kẹt trong nước. Lê Mộng Bảo sống cô đơn – trong khi người vợ năm nào, chỉ ngày đêm hội tụ đánh bất cùng vài người quen hầu giết những thời khắc trống rỗng, trong căn phòng rộng chừng 25 thước vuông ở vùng Milpitas, California.

Báo chí, sách vở, đĩa nhạc và hình ảnh ngập ngụa trên kệ, trên bàn không lấy gì làm rộng lắm và trên chiếc giường của hội từ thiện cung cấp. Dưới gậm bàn la liệt những thùng mì gói, sữa bột, đồ hôp đủ    loại của các cơ sở xã hội, tôn giáo phân phát. Đến bữa ăn, Lê Mộng Bảo xé một gói mì và mở một hộp thực phẩm – bất cứ thứ gì – thả vào nồi, chế thêm chút nước, cắm điện nấu, ăn hỗn tạp bất kể ngon dở, miễn sao xong bữa và no bụng. Ngày hai bữa không sai khác, do thói quen vẫn cảm thấy ngon, miễn được vui vì có người thương mến, không bỏ quên.

                                                      *   Thân Phận                      Băng Châu

Nào ai vô tâm đến có thể quên được một con người có đời sống nhân bản, không hề gây phiền muộn, vu khống, nói xấu ai sau lưng…Đâu còn chiếc xe hơi Mazda di chuyển ngang dọc ngày nào khi đất nước chưa thay tên đổi chủ. Và phải công nhận đầu óc và sức làm việc phi thường của Lê Mộng Bảo trong quãng đời hoa niên, làm gương cho thế hệ sau trông vào suy ngẫm. Từ một chiếc xe đạp thời áo trắng học trò, Lê Mộng Bảo leo lên chiếc Velo Solex đen thui, đầu xe nặng chình chịch, chuyển sang chiếc mobylette màu vàng cam, xa thêm một bước có chiếc xe Dauphine của hãng Renauld, cuối cùng trước khi rơi xuống vực thẳm thương đau của đời người, chiếc xe Mazda của Nhật được thay thế, đó mộng ước vào thời kỳ những năm 1970 của giới giàu sang.

Đi tù cộng sản suốt 6 năm, sau ngày 30 tháng Tư đen năm 1975, Lê Mộng Bảo được cộng sản thả về năm 1981, mắt bị thương tật, qua Hoa Kỳ tỵ nạn cuối năm 1993 theo diện HO, và đã qua đời lúc 7 giờ tối ngày 8.10.2007 (nhằm ngày 28 tháng 8 năm Đinh Hợi) tại San Jose, California, hưởng thọ 84 tuổi.

Trong quãng thời gian sống tại Mỹ cho đến khi an nghỉ chốn tiên cảnh, Lê Mộng Bảo thường xuyên di chuyển bằng xe buýt công cộng, tới những người ở phương xa Lê Mộng Bảo cũng ngần ngại giao tiếp, e tốn kém khi điện thoại đường dài, vì trợ cấp tiền già phải giới hạn, không thể tiêu pha bừa bãi. Hơn nữa, còn phải trích một khoản nhỏ tiền đóng cho một quỹ tương tế từ năm 1994, phòng khi buông xuôi tay còn có phương tiện để an táng. Không đến nỗi bó chiếu như lời cổ nhân từng dạy, mà ít thấy  mấy ai nhắc tới một lần trong đời. Điều này, Lê Mộng Bảo dường như linh cảm thấy một ngày nào đó hết ngất ngưởng trên đỉnh vàng son, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Lê Mộng Bảo luôn tỏ ra yêu đời, vững tin, viết bản “Phận Nghèo” năm 1971:

“Em ơi nghèo khó

 có gì là tội phải không em,

Hãy trả lời anh đi

Đừng nhẫn tâm làm thinh”

                                                      Phận Nghèo                   Mạnh Quỳnh

Thời kỳ lúc bấy giờ các nhà xuất bản nhạc coi như hái ra bạc, vượt xa giới sáng tác và trình diễn, nhận định này nhiều nhạc sĩ và ca sĩ đều cùng một quan điểm. Cụ thể năm 1948, khi Lê Mộng Bảo đại diện cho nhà xuất bản nhạc “Tinh Hoa Miền Nam” – chuyên xuất bản và phát hành những sáng tác mới cũ của các nhạc sĩ lên tới nhiều nghìn bản, phổ cập hóa tân nhạc về tận những vùng nông thôn hẻo lánh, mất an ninh, đêm đến thường bị các du kích cộng sản lần về cướp bóc lương thực, ám sát các trưởng ấp, xã trưởng, các cán bộ chiêu hồi, hay dán truyền đơn, đặt mìn, đắp mô – bản quyền ấn định 1000 đồng dành cho 3000 ấn bản đợt đầu, tái bản tính thêm, đại để trong số đó có những nhạc sĩ Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hữu Thiết, Anh Việt Thu, Phạm Đình Chương, Trầm Tử Thiêng, Phạm Mạnh Cương, Đan Thọ, Từ Công Phụng, Y Vân, Văn Phụng, Minh Kỳ, Đỗ Lễ, Nguyễn Văn Đông, Trường Hải, Châu Kỳ, Phan Huỳnh Điểu, Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Giác, Trịnh Lâm Ngân, Lê Hoàng Long…Và kể từ năm 1970 mỗi nhạc phẩm được nhà xuất bản “Tinh Hoa Miền Nam” trả bản quyền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.

 

Tới khi miền Nam sụp đổ, nhòe nhoẹt một màu máu đỏ lòm lòm, tanh tưởi, Lê Mộng Bảo trữ trong nhà tới 100 cây vàng, gửi người nọ người kia, tới khi đi tù cộng sản từ những nơi đèo heo hút gió, lam sơn chướng khí, trở về coi như trắng tay, cuộc đời tuột dốc thê thảm kể từ đây, tiếp tới những ngày sống trên đất tạm dung nơi xứ người.

Ngay số phận của mấy căn phố lầu giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ năm xưa cũng đã cất cánh bay xa. Đời bi thảm xuống tới mức Lê Mộng Bảo không có nổi một ly cà-phê đen đắng pha bằng bắp rang cháy để đãi những ai thân quen  lui tới thăm hỏi. Lê Mộng Bảo chưa bao giờ xuất hiện một lần trên sân khấu trước năm 1975, thế mà nay tình thế đổi thay, đã buộc phải đi hát dạo, sống lây lất với nhóm Phi Thoàn – Khả Năng. Sau Khả Năng vượt biên mất tích, tương tự trường hợp của nữ nghệ sĩ Hồ Điệp – nổi tiếng giọng ngâm một thời không ai sánh nổi. Lê Mộng Bảo rời khỏi nhóm sống lây lất đến ngày sang Mỹ định cư. Còn chăng một con người thể chất gày mòn, ngày ngày đi lang thang tựa người mất trí, không may một ngày lại bị một cái cưa thình lình từ trên gác cao nhà nọ rơi xuống trúng đầu, may có Tô Như kịp đưa vào bệnh viện, nếu không máu ra hết, trút hơi thở dọc đường khi nào không hay. Hậu quả bi thảm của tai nạn nọ khiến đôi mắt của Lê Mộng Bảo ngày bị lu mờ thêm.

Trong cảnh khốn cùng của đời người, Thượng Đế lại như trớ trêu đưa đẩy tới cho Lê Mộng Bảo một giai nhân tuyệt sắc, trở thành tri âm tri kỷ, tạo cho Lê Mộng Bảo một thế giới mới, tạm quên đi những muộn phiền của đời. Thế nhưng – vẫn chữ nhưng quái ác của định mệnh xưa nay người ta vẫn kinh hoàng, lẩn tránh – mỹ nhân nọ nay một lần nữa lìa xa Lê Mộng Bảo, đem theo giọt máu rơi của người tình tài hoa một thuở qua sống ở Âu châu.

Ngày 6.8.2000, thấy Lê Mộng Bảo đã dâng hiến hầu như trọn đời mình cho nghệ thuật, nay bởi tình hình chính trị, bệnh hoạn và nỗi buồn riêng sâu xé, gậm nhấm tâm hồn, xô đảy con người vào cơn chán nản triền miên, biến một con người năng nổ hoạt động xã hội, có tinh thần Hướng Đạo cao như Lê Mộng Bảo trở thành một nạn nhân tuyệt vọng của thời thế, một nhóm người tập trung khá quy mô, muốn tạo một cái giá cho Lê Mộng Bảo trước tuổi hoàng hôn, le lói của ngọn đèn chờ tắt, và trả lại màn đêm cho vũ trụ. Sau vì nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, dăm ba người chủ yếu muốn tạo công trạng về mình, nhằm nâng cao uy tín cá nhân, cuối cùng nhiều người thấy nhen nhóm sự    cục bộ đó, đã ngưng cộng tác, bỏ đi. Nhóm người nọ thu hẹp còn lèo tèo dăm ba người đứng tổ chức với chủ đề “50 Năm Âm Nhạc Lê Mộng Bảo” tại rạp Le Petit Trianon, đường số 5,  San José. Thoạt đầu chương trình đề ra bao gồm việc xuất bản một tập kỷ yếu có cuộc đời, sự nghiệp và hình ảnh tác giả, cùng tất cả các nhạc phẩm nổi tiếng của Lê Mộng Bảo, tiếp theo là một buổi trình diễn ca nhạc quy tụ những ca sĩ tên tuổi đã một thời trình diễn nhạc phẩm của Lê Mộng Bảo, coi đây như một lưu niệm để đời cho Lê Mộng Bảo. Khoản tiền bảo trợ của những mạnh thường quân và tiền bán vé, trừ mọi chi phí, được dành cho nhạc sĩ coi như một ân thưởng cuối đời. Dự tính thật đồ sộ đó, kết quả đã trái ngược một cách phũ phàng, chỉ đạt được một phần thật nhỏ nhoi, khiêm nhường, có tính cách tượng trưng. Nghĩ đến những buổi trình diễn của các nhạc sĩ Anh Việt, Phạm Mạnh Cương gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng, thấy trường hợp của Lê Mộng Bảo mà ngao ngán.

Một con người trọn đời dâng hiến cho nghệ thuật, nhạc phẩm tạo dựng nên đã đành, còn trông nom một tổ chức chuyên phân phối nhạc phẩm của các nhạc sĩ tới quảng đại quần chúng, nay ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, không may sống đời lẻ loi, mắc chứng bệnh kinh niên về hô hấp, hai mắt mờ và trí nhớ như bỏ đi từ lâu. Ấy vậy mà không một buổi sinh hoạt văn nghệ hay bất cứ cuộc tiếp tân nào được mời mà vắng mặt Lê Mộng Bảo, thành thử người ta rất vui và cũng rất e ngại về lộ trình của Lê Mộng Bảo liệu có bất trắc không, do mắt không    thấy rõ, bước ngắn bước dài, tất nhiên đi không vững, lại còn vận chuyển bằng xe công cộng. Nhiều lần tối về khi chia tay, nhìn Lê Mộng Bảo bước lần vào nhà, người siêu siêu chập choạng như muốn ngã trước mỗi bậc thềm, không mấy ai không khỏi lặng người suy nghĩ, trầm lắng trong thoáng giây, bàng hoàng man mác.

Lê Mộng Bảo có khá nhiều bút hiệu, bởi thế tới nay nếu chỉ căn cứ vào những tên in trên bìa các nhạc phẩm, nhiều người không thể ngờ đó là của Lê Mộng Bảo, một người gốc Minh hương, tương tự nhà thơ Hồ Dzếnh (1916- ) hay Lưu Thị Hạnh tức Hà Triệu Anh gốc người Quảng Đông bên Trung Quốc. Cha chạy sang Việt Nam khoảng năm 1890. Mẹ một cô gái lái đò người địa phương trên bến sông Ghếp, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình lúc đầu sinh sống trên một con thuyền đi mua bán, đổi chác    ở các bến sông, sau định cư ở làng Đông Bích. 

                                                                     * Nửa Đêm Thức Giấc       Phương Dung

Lê Mộng Bảo xuất thân trong một gia đình Nho học gốc Phúc Kiến, sinh năm 1923 tại Huế. Thân sinh mê cổ nhạc miền Trung, thường họp đàn ca xướng hát thâu đêm. Những danh ca danh cầm đất cố đô thời bấy giờ như cô Nhơn, cậu Tôn Út…không ai không xa lạ, thường xuyên có mặt mỗi khi có buổi họp văn nghệ. Nhờ sống trong bầu không khí rộn ràng tiếng đàn lời ca đó, Lê Mộng Bảo đã sớm làm quen với thanh âm từ thuở nhỏ, tỏ ra rất đam mê    nhạc. Năm 18 tuổi, Lê Mộng Bảo dời bỏ Huế, xa sông Hương núi Ngự, xa các lăng tẩm…ra Hà Nội để học. Song song việc học văn hóa và học nghề, Lê Mộng Bảo còn thụ giáo nhạc sĩ Đặng Thế Phong – tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, chết bởi bện lao phổi, tác giả các nhạc phẩm “Con Thuyền Không Bến”, “Đêm Thu”, “Giọt Mưa Thu” – về nhạc lý và vĩ cầm (violon), năm 1945 trở vào Sài Gòn thụ giáo nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – tác giả nhạc phẩm “Đêm Đông” – về nhạc lý và sáng tác nhạc. Lê Mộng Bảo ham học, học chữ Hán với Phan Bội Châu (26.12.1867-29.10.1940).

Từ nhỏ Phan Bội Châu đã nổi tiếng thần đồng. Bốn năm tuổi nghe mẹ ru đã thuộc lòng mấy thiên “Chu  Nam” trong “Kinh Thi”. Sáu tuổi, học sách “Tam Tự Kinh” chỉ vài ba ngày. Học xong sách “Luận Ngữ” còn phóng tác ra “Phan Tiên Sinh Luận Ngữ” có ý chế giễu bạn, đã bị bố nọc ra đánh đòn. Tám tuổi, biết làm văn bài và đậu đầu một số kỳ thi hạch ở xã, huyện. Mười ba tuổi đã thành thạo các thể văn: thơ, phú, kinh nghĩa.

Năm 1944, Lê Mộng Bảo trở về Huế, làm việc tại Sở Bưu Điện Huế. Năm 1945, trước tình hình hỗn loạn của đất nước, Lê Mộng Bảo quá chán chường với không khí chính trị căng thẳng, đầy thủ đoạn, lui về sống cuộc đời ẩn dật. Không bao lâu sau, Lê Mộng Bảo nghỉ việc, mở một cửa hàng bán sách nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện với sông Hương, Huế.

Nhạc phẩm”Quãng Đường Mai” của Nguyễn Văn Ba xuất hiện lần đầu tiên tại Huế năm 1939, đưa Lê Mộng Bảo đến với “nhạc cải cách” – sau người ta gọi tân nhạc – từ đó đi luôn vào ngành xuất bản nhạc. Vì công việc phân phối và tiêu thụ những nhạc phẩm đã xuất bản, Lê Mộng Bảo thường đi lại Hà Nội để lo việc phát hành, nên có nhiều dịp tiếp xúc và giao du với những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam sống ở miền Bắc khi đó như Văn Cao, Phạm Duy, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đình Phúc…Trong thời gian này, Lê Mộng Bảo theo phong trào chống Pháp, tâm trạng khao khát của toàn dân thèm khát độc lập sau 80 năm đô hộ của Pháp, bị điêu đứng trăm chiều, đứng lên đấu tranh, đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay “Không Làm Nô Lệ”.   

Ngoài ra Lê Mộng Bảo còn là phóng viên báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), lúc nhỏ tên Huỳnh Hanh, tự Đới Sanh, hiệu Minh Viên, còn nhiều bút hiệu khác: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khỉ Ưu Sinh, Xả Túc Tử, Khách Quan, Chuông Mai, Thức Tư Dân, Hải Âu, Ngu Sơn, Ưu Thời Khách…Lê Mộng Bảo viết báo năm 1939, lúc đó mới 17 tuổi.. Trong những năm 1974-1975 Lê Mộng Bảo làm chuyên viên báo chí, Phụ tá của Thứ trưởng đặc trách báo chí dưới thời Hoàng Đức Nhã, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Dân vận-Chiêu hồi, sinh hoạt trong Hội Báo chí Ký giả Sài Gòn. Lê Mộng Bảo, nhân vật chính của tờ báo Lẽ Sống xuất bản tại Sài Gòn trong thập niên 1970.

Lê Mộng Bảo yêu thơ, viết rải rác trên các tạp chí xuất bản tại Huế khoảng những năm 1950, lấy bút hiệu Mộng Quỳnh. Lê Xuân Nhuận cho biết từ ngày ra tù cộng sản, trở về năm 1987, mỗi tuần đều nhận được một bài thơ khá dài của Lê Mộng Bảo chia sẻ những nỗi niềm bi phẫn trong đáy sâu tâm hồn. Khi đó Lê Xuân Nhuận chủ trương nhóm”Thi văn đoàn Xây Dựng”. Đã vậy, Lê Mộng Bảo còn dùng sơn, cầm cọ vẽ tranh, tham gia nhiếp ảnh, phóng viên nhiếp ảnh thể thao, có chân trong Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật quận 1 Sài Gòn.

Lê Mộng Bảo sống trầm lặng, nhiều suy tư trăn trở, nặng mang một tâm hồn nghệ sĩ. Chỉ sáng tác mỗi khi thấy cần thiết, day dứt, không thể im lặng khi có một sự kiện nào thôi thúc, đặc biệt những khi giao động tâm hồn. Nhạc của Lê Mộng Bảo chuyên chở tình cảm quê hương, diễn tả những quặn thắt của khía cạnh tâm linh con người muôn thuở, những vỡ lở của chiến tranh, nông nỗi tan hoang của thế hệ mình, những suy tư ngao ngán mặc cảm trải dài kiếp sống.

Lê Mộng Bảo sáng tác mạnh từ năm 1946, lưu lại cho đời nhiều nhạc phẩm:

-Dư Hương.(lời Hồ Đình Phương)

-Tình Đàn.

-Đàn Bươm Trắng.

-Chiều Viễn Xứ.

-Cô Gái Miền Nam.

-Ảo Ảnh Tình Yêu.

-Bước Vào Thế Kỷ.

-Nhớ Thương Hàn Mặc Tử.

-Nửa Đêm Thức Giấc.

-Sao Không Về Thăm Quê.

-Nguyện Cầu Cho Tuổi 20.

-Con Mẹ Đã Về.

-Tìm Lại Quê Hương.

-Tình Chỉ Đẹp Khi Mùa Xuân Đến.

-Để Kỷ Niệm Khi Mình Xa Nhau (Hoa Linh Bảo).

-Sao Không Về Thăm Em (Lê Mộng Bảo – Song Kim).

-Giọng Hát Tìm Em.

-Đổi Thay (Hoa Linh Bảo-Hoàng Liên).

Xin Hiểu Cho Lính (Lê Mộng Bảo – Song Kim)

-Thân Phận.

-Thương Về Quán Trọ (Hoa Linh Bảo)ï.

-Tiếc Thương (Hoa Linh Bảo).

-Từ Chối (Lê Mộng Bảo – Song Kim).

-Bọt Bèo.

-Mùa Ve Sầu.

-Lời Yêu Thành Phố (Lê Mộng Bảo-Song Kim).

-Xa Anh Rồi.

-Phận Nghèo.

-Sao Lừa Dối Em.

-Không Hiểu Tại Sao.

-Tìm Được Người Yêu.

-Bông Hồng Của Anh.

-Lời Mẹ dạy.

-Đập Vỡ Cây Đàn (Tùng Vân – Tuyết Sơn).

-Nếu Yêu Tôi (Lê Mộng Bảo – Song Kim).

-Hãnh Diện (Lê Mộng Bảo – Song Kim).

-Đi Tìm Anh.

-Nghe Loài Chim Hót.

-Những Đợt Sáng Mang Tên Hòa Bình.

-Thông Cảm.

-Còn Gì Cho Em.

-Chỉ Còn Cây Đàn Này Thôi.

-Tình Đẹp Thiên Thu.

-Ngày Về Chiến Thắng

Dâng Hoa (lời Phạm Mạnh Cương)

Bến Nước Tình Quê

Đổi Thay (Hoa Linh Bảo)

Viết lời: Bến Nước Tình Quê (của Mạnh Phát), Tàn Một Đêm Vui (của Văn Phụng)

Trong số những nhạc phẩm của Lê Mộng Bảo có bản mang nhiều dấu ấn một thời, những kỷ niệm thương đau khó quên, những hiện tượng xã hội khó phai nhòa, tất cả đều đa dạng, điển hình bản : “Bông Hồng Của Anh”. Nhạc phẩm diễn tả một câu chuyện tình mộc mạc, kín đáo, nhẹ nhàng, phô diễn cuộc sống của con người trong chiến tranh, loạn ly, kết thúc thật thương tâm, buồn man mác:

Tôi đến thăm em

một buổi sáng mưa hồng còn rơi

Tôi thấy đăm chiêu em ngồi hát

cho một người nằm xuống

Em đan chiếc áo màu quê hương

Em đan chiếc áo màu hòa bình

Quê hương mình đau khổ quá

mùa Xuân nát ngày xưa

mùa Thu chết chưa về

Tiếng đau thương trên quê hương

tiếng kêu rên trong tan hoang

tiếng oan khiên trong không gian

Tiếng giận hờn của đoàn người chạy loạn

Tôi gặp em cùng chúng bạn

băng mình qua đường phố nội

Tôi gặp em băng mình đi

quyên tiền cho người chiến nạn

Tôi gặp em hình dáng đẹp

xuyên đường tovào ngõ hẹp

Tôi gặp em bông hồng xinh

nơi hậu phương bao nhiệt tình

Tôi đến thăm em

một buổi sáng sau ngày hành quân

Mẹ nói em đi thăm tiền tuyến nơi miền nào heo hút

Kontum hay An Lộc, Bến Hen

Thăm anh chiến sĩ miền địa đầu

hay thăm người nơi bệnh xá,

người trai đã bị thương

Chờ bóng dáng Bông hồng

Tiếng em ca như Thanh Lan, Khánh Ly, Julie Quang

Ngón tay em như hoa non

Hoa hồng này để tặng người tiền đồn

Nhưng một hôm được phép về

thăm người em thành phố

Nơi nhà em thoáng trầm hương

hương tỏa trên một bóng người

Tôi được tin một đóa hồng

đã bỏ thân vì súng đạn

Trong một hôm đem bàn tay

đi làm vơi cơn buồn đời

Trên đường về bâng khuâng

ôi Cường Để, Duy Tân

Thôi từ ny vắng bóng!

Thôi còn đâu bước chân!

Nghe từng giây, từng giờ

bao chuyện cũ học trò

từ Vạn Hạnh xuống phố

Chiếc khăn xưa em cho

ôi  Bông Hồng đâu rồi

Ôi Bông Hồng đâu rồi

Ôi Bông Hồng đâu rồi

                                                      *  Bông Hồng Của Anh        Khánh Ly

  Tương tự nhạc phẩm “Mùa Ve Sầu” được nữ ca sĩ Giao Linh trình bầy, diễn tả sự lỡ duyên ban đầu, người con gái chết chôn trên đồi phủ ngập xác hoa phượng, trông hoa, nghe tiếng ve sầu ra rả kêu, người ở lại không khỏi chạnh lòng đớn đau:

Cung đàn nào thương bằng tiếng ve sầu

Buồn nào hơn khi lứa đôi lìa nhau

Hè ơi mỗi năm ghi thêm lần nhớ

Có ai lỡ duyên ban đầu

Thông cảm được nỗi niềm đau

Thôi còn gì đâu người đã xa rồi

Nghẹn ngào trông lên trắng đôi tay

Tình yêu cũng như mây giăng đầu núi

Gió đưa hút qua chân trời

 Cho một người nhớ một người

Ôi năm ngón tay gầy

che làn môi thở dài

Cành hoa dại ở đây

tím màu hoang khắc khoải

Mênh mông nắng hạ gieo buồn thêm

Trời đất như im lìm…Còn đâu mà tìm

Tôi nhìn người yêu lần cuối trong đời

Đoạn đường chia ly có hoa phượng rơi

Và hoa nắng lung linh vương ngập lối

Tiếng ve khóc than trên đồi

Cho một người khóc một người   

                 

                                                          *   Mùa Ve Sầu                    Giao Linh

Lê Mộng Bảo nhận định một nhạc phẩm ngoài giá trị nội dung và hình thức, còn phải có hồn thì mới thu hút được thính giả, tuy nhiên định luật này đôi khi có thể uyển chuyển được. Chính vì thế khi  điều khiển nhà xuất bản”Tinh Hoa Miền Nam” Lê Mộng Bảo đã đi sâu đi sát vào quần chúng, lắng nghe để tìm hiểu nhu cầu của họ, lập luận: “Rõ ràng hơn là từ năm 1958 trở lại đây, nhà xuất bản không còn cung cấp món ăn nhạc cho công chúng nữa, mà ngược lại, chính công chúng đi hỏi nhà xuất bản những bài mà họ thích. Chúng tôi từ năm nay đóng vai trò của kẻ trung gian và công việc của chúng tôi hoàn toàn là nghề nghiệp. Phòng trà chỉ có ảnh hưởng phần nào đó thôi, vì chỉ trong phạm vi thủ đô. Ảnh hưởng lớn lao và quyết định do đài phát thanh. Những bài hát được đài phát thanh giới thiệu, rồi hát đi hát lại nhiều lần, dễ khiến người nghe ưa thích. Họ đi hỏi những bài hát ấy để học theo đài phát thanh. Nhà xuất bản phải chiều theo luật “cầu” ấy, mới mong duy trì cơ sở của mình trong buổi tranh sống gắt gao này.”

Lê Mộng Bảo không những nắm bắt được khít khao nhu cầu của người thưởng ngoạn, biết rõ từng giai đoạn cho mỗi loại nhạc, ngay tới giai đoạn mang nặng sắc thái chính trị, chẳng hạn thời kỳ kêu gọi quân dịch, phát động chính sách chiêu hồi, cần dung hòa cả hai mặt đấu tranh và nghệ thuật, nhằm đẩy mạnh nhà xuất bản “Tinh Hoa Miền Nam” ngày một vượt xa và phát triển sâu rộng nền tân nhạc trong mọi giai tầng xã hội, Lê Mộng Bảo thường ví von:”Tân nhạc đối với dân ta như rau và mắm vậy”.

Ngoài ra, Lê Mộng Bảo đã cùng nữ ca sĩ Phương Hồng Quế, Thiên Trang, Trang Mỹ Dung, nam ca sĩ Giang Tử và nhạc sĩ Song Ngọc phụ trách chương trình nhạc “Hoa Tình Thương” trên Đài Truyền Hình Việt Nam và thường xuyên đi lưu diễn các tiền đồn heo hút nằm rải rác khắp các 4 Vùng chiến thuật khét lẹt mùi thuốc súng, đem tiếng đàn lời ca để sưởi ấm tâm hồn các chiến sĩ phương xa, mà hầu như năm tháng họ không biết tới mái ấm gia đình.     

Lê Mộng Bảo hợp soạn với những nhạc sĩ Lam Phương, Tô Kiều Ngân, Phạm Đình Chương, Mạnh Phát, Văn Phụng qua một số nhạc phẩm như:

-Sầu Ly Hương.

-Ngày Về Chiến Thắng.

-Dâng Hoa.

-Bến Nước Tình Quê.

-Tàn Một Đêm Vui.

Đã vậy, Lê Mộng Bảo còn soạn tân cổ nhạc giao duyên, chẳng hạn bản:”Đổi Thay”, vọng cổ do Loan Thảo, Phương Bình và Mỹ Châu ca (Đĩa hát Việt  Nam sản xuất):

Lá xa cành, héo sầu cả tuổi xanh

Anh bỏ đi rồi, buồn lắm anh ơi!

Đời người con gái một lần mất người yêu

dang dở cả cuộc đời

Những ân tình vẫn còn nằm ở đây,

sao nỡ quên rồi, để đó cho ai

Và lời anh nói: “Tình mình khó nhạt phai”

bây giờ đổi thay

ĐK: Anh ơi thôi hết rồi, hết rồi

nào còn khi đón khi đưa

Những lần hẹn hò, khi sớm khi trưa,

lời thề anh hứa hôm xưa thành khói mây đâu ngờ

Những ân tình đã một thời nở hoa

Xin trả cho người màu sắc hoa khô

Đường trần tôi đếm trong nhịp bước lẻ loi…

Riêng một mình thôi.

Bản “Ảo Ảnh Tình Yêu”, vọng cổ do Viễn Châu và Thanh Tuyền ca (Đĩa hát Hồng Hoa). Chính bản “Thân Phận” đã được Lê Mộng Bảo tiếp tay với soạn giả cải lương nổi tiếng Quế Chi biến thành bản tân cổ giao duyên, được thu thanh vào đĩa hát và băng cassette của hãng Việt Nam (trụ sở ở đường Võ Di Nguy, Chợ Cũ Sài Gòn) qua tiếng hát của đôi danh ca vọng cổ Minh Vương và Thanh Kim Huệ:

Tối qua có người đến nhà xin bỏ trầu cau

Ba me đón chào chuyện hỏi cưới bàn thật lâu

Em buồn em khóc biết bao nhiêu

Nhớ anh và thương anh thật nhiều

Nhưng lòng giận anh mình yêu nhau

Cớ sao không tìm nhau

ĐK-Me thương em đến bên giường nằm

Hôn trán em thì thầm:

“Con nhỏ này dại ghê

Mẹ chọn nơi quyền quý

Người ta thế mà che!

Nhà họ sang giàu lắm

Một bước lên xe hơi

Con khỏi phí cuộc đời

Cưng nghe mẹ đi con

Hai lần hai là bốn

Thực tế vậy mà khôn”

Vắng anh thấy buồn khóc hoàikhông ngủ cả đêm

Gió mưa trước thềm đèn le lói càng buồn thêm

Em là con gái yêu hôm nay

Biết sao ngày mai trong cuộc đời

Xin đừng bỏ em đừng xa em

Dưới cơn mưa trời đêm                               

                   

  Năm 1948, Lê Mộng Bảo cộng tác với Tăng Duyệt thành lập nhà xuất bản “Tinh Hoa” tại Huế và chính Lê Mộng Bảo đã giúp Tăng Duyệt phát triển thành nhà xuất bản nhạc phẩm uy tín nhất Việt Nam khi bấy giờ. Năm 1952, Tăng Duyệt cử Lê Mộng Bảo vào Sài Gòn – mưa nắng hai mùa – lập chi nhánh nhà xuất bản”Tinh Hoa 2″ để xuất bản những nhạc phẩm của các nhạc sĩ miền Nam. Năm 1956 nhà xuất bản “Tinh Hoa” tại Huế ngưng hoạt động vì tình hình chính trị thay đổi. Tại Sài Gòn, Lê Mộng Bảo nắm thời cơ, khai trương nhà xuất bản    riêng lấy tên”Tinh Hoa Miền Nam”, tại 51 đường Trần Hưng Đạo. Lê Mộng Bảo có tài kinh doanh, nên ngoài việc xuất bản, Lê Mộng Bảo còn thổi một luồng gió mới và trẻ trung cho không những nhà xuất bản”Tinh Hoa Miền Nam” mà còn cho ngành xuất bản và phân phối nhạc phẩm rời đến tận các nhà sách và nhiều quán trên các lề đường Sài Gòn.

Nhà xuất bản nhạc”Tinh Hoa Miền Nam” của Lê Mộng Bảo có thể coi như nhà xuất bản nhạc Việt Nam đầu tiên có tên trong danh mục những nhà xuất bản quốc tế “Worldwide Music Trade Directory” (Catalogue Mondial Professionel) gồm 5 ngôn ngữ do Sven G. Winquist xuất bản tại Thụy Điển. Ngoài công việc tái bản các nhạc phẩm được nhiều thính giả ưa chuộng, Lê Mộng Bảo còn xuất bản trên 200 nhạc phẩm mới của nhiều nhạc sĩ được quần chúng hâm mộ.

Năm 1955, Lê Mộng Bảo hợp tác với nhà thơ Tô Kiều Ngân chủ trương tạp chí “Sóng Nhạc” là tạp chí đầu tiên viết về tân nhạc, kịch nhằm cổ súy nền tân nhạc Việt  Nam. Không bao lâu tờ báo trở thành diễn đàn của giới ca, nhạc, kịch sĩ. Nhân dịp này Lê Mộng Bảo công bố thiên biên khảo”Thử Nhìn Lại Các Dạng Ca Khúc Việt Nam Trước Và Sau Năm 1945 Qua Các Giai Đoạn”. Sau đó trên các báo “Tin Nhạc” (1947),”Thư Thần Kinh” (1950) và”Rạng Đông” (1958) tài liệu”Lịch Trình Tiến Hóa Của Nền Tân Nhạc Việt Nam Qua Các Giai Đoạn” của Lê Mộng Bảo đã trình bày nền tân nhạc Việt Nam từ thời kỳ phôi thai năm 1930 tức sau giai đoạn Phạm Đăng Hinh, Nguyễn Văn Giệp, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Tịnh tốt nghiệp”Đông Dương Nhạc Viện”, điệu hát cải lương Nam Kỳ đang trong thời kỳ được mọi người hâm mộ, đến giai đoạn nền tân nhạc Việt Nam trở nên đa dạng.

Giai đoạn của khuynh hướng thanh niên, lịch sử tiêu biểu bằng những bản Ải Chi Lăng, Sông Bạch Đằng, Hờn sông Gianh của Lưu Hữu Phước, Tiếng Chim Gọi Đàn của Hoàng Quý, Nhà Việt Nam của Thẩm Oánh, Gò Đống Đa, Thăng Long Thành của Văn Cao, Một Buổi Chiều Mơ của Dzoãn Mẫn, Sáng Trăng, Đồ Sơn của Đặng Thế Phong.

Giai đoạn với trào lưu giải phóng dân tộc mở đầu bằng:

1-Loại nhạc hùng tráng, tiêu biểu các bản Chiến Sĩ Không Quân, Rạng Đông, Khỏe Vì Nước của Hùng Lân, Việt Nam Phục Quốc của Thẩm Oánh, Hùng Tiến của Nguyễn Văn Ba. 

2-Loại trầm hùng có Đêm Trong Rừng của Hoàng Quý, Chiến Sĩ Hải Quân, Bắc Sơn của Văn Cao, Chiến Sĩ Vô Danh của Phạm Duy, Hòn Vọng Phu của Lê Thương.

3-Loại nghệ thuật có Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao, Suối Mơ, Đàn Chim Việt của Văn Cao – Phạm Duy, Chinh Phụ Ca, Nợ Xương Máu của Phạm Duy, Mơ Hoa của Hoàng Giác, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong.

4-Loại thiếu nhi có Tập Em Yêu của Văn Cao, Con Cò Mà Đi Ăn Đêm, Thằng Bờm của Nguyễn Xuân Khoát, Đồng Vọng của Hoàng Quý, Đàn Bướm Trắng của Lê Mộng Bảo…

Đây là cơ hội để Lê Mộng Bảo liên lạc với những ai thân quen cũ, vui vẻ được đóng góp trong quá trình và công trình khai phá nền tân nhạc Việt  Nam buổi khai sinh.

Nhạc sĩ Đan Thọ nhận định về Lê Mộng Bảo ngoài tính cách của một nhạc sĩ có chân tài còn là một nhà truyền giáo âm nhạc tài ba của thời đại. Nhờ vậy nhiều nhạc phẩm của các nhạc sĩ sáng tác trong khoảng thời gian các năm 1950-1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành thị đến nông thôn và trở thành bất tử. Giới tiêu thụ nhạc phẩm thời đó đa số thuộc thành phần thanh thiếu niên, quân đội và lao động, bận rộn học hành, công việc ngày đêm, khi rảnh rang đem những nhạc phẩm mình tâm đắc ra ca, tạo sự sảng khoái cho tâm hồn.

Trên tạp chí Bách Khoa khi trả lời cuộc phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í, Lê Mộng Bảo phân tích sự kiện này, cho rằng:”Người mua nhạc, thích những lời thuộc loại tâm tình, gợi lại một kỷ niệm êm buồn. Và nhạc điệu đừng rắc rối, mà giản dị, cho nên có nhiều bài hát “có tiếng” được ưa chuộng, đều có một điệu nhạc tương tự. Điệu nhạc có “bà con” với nhau, thì người chơi nhạc mới dễ đàn, người học hát mới hát mau.”

Khi điều khiển nhà xuất bản nhạc”Tinh Hoa Miền Nam”, Lê Mộng Bảo nhiều khi đã gặp khó khăn, nhưng đã có thái độ đối xử đẹp. Thường 10 nhạc phẩm khi xuất bản chỉ chừng có ba, bốn nhạc phẩm tiêu thụ nhanh, lời nhiều, các nhạc phẩm khác bán rỉ rả, chậïm. Nhưng hễ nhận được bản thảo của bất cứ nhạc sĩ nào gửi đến, Lê Mộng Bảo thường ít từ chối và thanh toán sòng phẳng tác quyền, không quan tâm tới số phận của nhạc phẩm sau đó rơi vào tình trạng nào. Những nhạc phẩm rời này rất tiện dụng    cho các ca sĩ và dàn nhạc khi chơi, dễ dàng theo dõi, đó chưa đề cập đến vấn đề chọn lựa nhạc phẩm. Bây giờ người ta thường luyện tâp nhạc theo các đĩa, nên dễ bị sai lệch.

Năm 1973, Lê Mộng Bảo cùng nhạc sĩ Văn Giảng và những ca sĩ như Kim Tước, Mộc Lan phụ trách lớp nhạc lý do Sư huynh Mai Tâm điều khiển, tổ chức tại Viện Khoa học-Giáo dục Chợ Lớn.

Ngoài ra Lê Mộng Bảo còn cùng các nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Nguyễn Hữu Ba, Xuân Phát sáng lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam mục đích để bảo vệ tác quyền và đời sống của những người cùng chung nghiệp dĩ hầu nuôi dưỡng và phát triển nền tân nhạc Việt Nam. Dù sao Lê Mộng Bảo đã nhiều năm lăn lộn trong nghề nên đã hiểu rõ mọi sự thương đau của người trong cuộc, từng trải nhiều kinh nghiệm, cho thấy nhiều khía cạnh quái chiêu của một ngành văn hóa nghệ thuật:”Một bản nhạc đã được Hội Đồng Kiểm Duyệt Trung Ương ở Nha Tổng Giám Đốc Thông Tin cấp giấy phép để in, mà Ban Kiểm Duyệt Nhạc của Đài Phát Thanh Sài Gòn lại cấm phổ biến qua làn sóng điện, ngược lại có nhạc phẩm được phép biểu diễn ở Đài Phát Thanh Sài Gòn mà khi xuất bản, Nha Tổng Giám Đốc Thông Tin lại không cho phép. Lại còn có trường hợp một nhạc phẩm được Đài Phát Thanh Sài Gòn cho trình diễn mà Đài Phát Thanh Quân Đội lại kiểm duyệt không cho trình diễn, hoặc ngược lại. Sự không đồng tâm nhất trí này của các cơ quan hữu trách đó đã gây thắc mắc không ít trong giới sáng tác cũng như trong giới xuất bản    tân nhạc.”

Giờ đây, trên đất nước người nhiều nhạc phẩm của Lê Mộng Bản tự bản thân đã không thể phát hành bởi nhiều điều kiện ràng buộc không cho phép, mà có người tự tiện đem in hay thu đĩa phát hành công khai, không nghĩ đến vấn đề tác quyền, đã vậy có đĩa nhạc còn bị bỏ quên luôn tên tác giả. Điều này hiện nay một đôi khi xướng ngôn viên giới thiệu các nhạc phẩm cho ca sĩ trình bầy, đã như quên tên tác giả, nhất những khi nhạc phẩm đó xuất xứ từ những bài thơ hay do người khác viết lời.     

Lê Mộng Bảo vẫn hoài bão xuất bản tại Mỹ tập nhạc”Những Khúc Tình Ca Viết Trên Lưng Ngựa Hoang” gồm 50 phụ bản chân dung các ca nhạc sĩ đã một thời sinh hoạt và hợp tác với Lê Mộng Bảo tại Hà Nội từ trước năm 1954 đến trước năm 1975 tại miền Nam. Nhưng nay Lê Mộng Bảo đã ở lớp tuổi hoàng hôn, thể lực đã quá mỏi mòn sau nhiều năm tháng miệt mài lao động, chiến tranh và tù đày đã cướp đi mất đôi mắt tinh anh sáng tác thuở nào, người lưu lại cho đời nhiều nhạc phẩm mang tính tình tự dân tộc, chất ngất yêu đương, đã thường xuyên có mặt trong các buổi trình làng sách, ra mắt băng thơ nhạc, trình diễn nhạc và những buổi tiếp tân những văn nghệ sĩ từ địa phương xa tới. Một tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, một tình cảm nối kết, Lê Mộng Bảo đã cống hiến cho nghệ thuật những bông hoa tươi thắm và dành cho tình đời những nét son thắm đượm tính nhân bản của con người luôn mãi nở trên đôi môi không biết héo phai. Tiếc thay, Lê Mộng Bảo – người nghệ sĩ để đời đó – đã không còn, để cho hậu thế nhiều nuối tiếc.

Sacramento 26.4.2013

NHẬT THỊNH

Trở lại trang Mục Lục

Sign in | Recent Site Activity
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012 một bài báo của nhật thịnh( usa)

   vài    mẩu báo  rời rạc bàn về :

  tam lang,   mai nguyệt,   ( tchya)    hiếu chân 

 (  nguyễn hoạt),   đường bá  bổn  ,  đinh bạch dân ,

  hà thượng nhân  (  phạm xuân ninh   ),    nguyễn đức quỳnh  ,   đàm xuân cận ,   tú kếu   ( trần đức uyển )  ,

  thiết-bản-đạo-nhân  ( trần việt hoài ) ,  

thần đăng   (  đinh hùng  ,   tú mỡ  ( hồ trọng hiếu )   ,

   thế phong ….

                       bài : nhật thịnh   (USA) 

Lời dẫn: 

  (    … .  )  tháng 5 /1999 , nhà văn Thanh Thương Hoàng  sang Mỹ định cư ,  rồi  thường gửi thư gửi qua bưu điện cho bạn văn ở quê nhà.   Có khi,  một   trang báo được cắt ra , đề cập bạn mình,  rồi chỉ gửi có vậy – bài báo không tựa, không đầu, không cuối ; phía trên  ghi  tắt :   tên tác giả, tờ báo .   Chẳng hạn trang báo  trích đoạn đăng dưới đây,  đầu trang là số     : 58 ,  – tiếp , một đoạn  có  một đoạn in chữ nghiêng ,   không ghi tác giả – nhưng  có thể , đó là đoạn văn

 ‘  tam lang  viết về nghề báo’  .

  

  N  hững năm cuối thế kỷ XX , tôi ra  Thư viện Tổng hợp tp HCM và   Thư viện  Khoa học Xã hội  ( 34 ,  Lý Tự Trọng, quận 1)   đọc  sách, báo  hàng ngày, thường xuyên khoảng vài năm , nhờ  Giấy giới thiệu của trưởng Chi nhánh  Nhà xuất bản Hội Nhà văn  tại  tp HCM , tôi ghi chép , hoặc, cắt dán  (  thư viện có máy photocopy   , chỉ việc trả  tiến, là  có bản  copy )  đóng vào 5, 6 quyển vở .    Sếp của  thư viện Khoa học   là   Trần Minh Đức ký trên  Thẻ đọc , sau khi có   trưởng  cơ quan xác nhận, đóng dấu (    nhà thơ nữ Ý Nhi ), tôi vào ra thong thả, đọc thoải mái, xe  đạp gửi không mất  tiến  ( thời 1996, 97- 98) , không mấy khó khăn như ở bên Thư viện Khoa học Tổng hợp (  69 ,Gia Long  xưa  ,  nay Lý Tự Trọng) , nhất là  thời kỳ cô N.   trông coi   mảng đọc sách. báo cũ trước 1975  ( ngoài   Giấy giới thiệu của cơ quan văn hóa, phài tới  đúng giờ,  tuân thủ  đúng luật thư viện ,   không được chụp lại tài liệu bằng máy ảnh  v. v..). 

 C  ô Nương ,  độc thân khắt khe, (  khi ấy chừng trên 40, từng  nhân viên  Tòa  đại sứ VNCH ở   Cộng hòa Liên bang  Đức ( Tây Đức )  , em vợ  nhà cách mạng miền Nam thành công , nên được tái tuyển dụng vào làm thư viện .  Khi thấy tôi chỉ mượn  tác phẩm in  rô- nê -ô ,   tác giả Thế Phong,   liền tù tì  khoảng 1 tháng , rồi chăm  chú , hí hoáy ghi ghi,  chép  chép  vào vở . Thấy lạ,    lần đầu, cô Nương  hỏi : 

‘…  t ại sao  không xin chụp photo  ? 

   đ áp:

-… vi   in  rô-nê-ô , chỗ rõ, chỗ mờ,  máy đánh chữ cổ lỗ  mà clavier   thêm dấu tiếng việt  , nên khó đọc. 

   C ô Nương  không hỏi tiếp,  cho tới một ngày, tôi đang đọc   Nam et Sylvie của   Nam Kim, lại tới gần, hỏi:    ‘  bữa nay không đọc sách của tên ‘  phản động nữa sao ?    Này, ông có biết Nam Kim  là  ai không ? ”

 T ôi lắc đầu, hỏi lại , xin được chỉ giáo .

 C ô  Nương . hãnh diện, cho biết,  cô từng làm ở tòa đại sứ VNCH ,    nên biết tại sao tác giả không ký tên thật:  

” il  a recu à  l’ agrégation de grammaire et aussi,  un  écrivain très  célèbre ” . 

 T ôi không muốn làm mất lòng cô  nhân viên thư viện ,  lịch thiệp  giao tế phải lẽ ,và gật đầu một cách vô tội vạ .

 C  ho tới một buổi, có một bạn  nhà báo   ( Saigon  trước 75) tới thư viện, nhìn thấy tôi,   la toáng lên :

”    T hế Phong đây rồi,  từ 30 /4 tới nay mới găp, khỏe không,  làm gì, ở  đâu ?” . 

  Í t ngày sau, cô Nương  gặp , hỏi ngay:

– .. v ậy ông là Thế Phong, hèn  nào   chỉ đọc sách  ông viết  thôi.  Từ nay, ông sẽ không được phép đọc  và chép vào vở nữa.

  

T ôi bàng hoàng,  vì  thực ra, chưa chép hết tập thơ ‘  Nếu anh có em  là vợ  ‘  để hy vọng   tái bản.  

đ áp :   thưa cô, tôi định tái bản tập này. 

 h ỏi :   vậy ông có giấy phép nhà xuất bản cấp , hợp đồng  nhà in, tôi mới cho phép chép, vì đây là  sách in trước 75 ‘.  

l ại hỏi  :  vậy có biết giáo sư Nguyễn văn Trung, ông ta mới in một cuốn về

 Trương Vĩnh Ký  thì phải?  Nếu có, cho tôi mượn đọc,  được không ? 

 đ áp :  … tất nhiên  là được rồi, hiện nay sách chưa phát hành ở miền Nam,  ngày mai tôi sẽ đưa tạm  cuốn  ôngTrung tặng vậy .

C  ô Nương tiếp tục cho mượn đọc, sách  mà xưa kia   tôi ký  tặng thư viện  ( chữ ký vẫn còn, to như con gà mái ) – cô ta  quên hẳn  lời dọa dẫm bữa nào.   Vậy ra , tôi cũng còn  tí tài vặt , làm đẹp lòng người nữ  ‘ giao liên văn hóa nằm vùng khi xưa, em vợ kiến trúc sư-chủ tịch  Huỳnh Tấn  Phát ‘- mà tôi thường đùa, không ai khó tính hơn  là cô Nương : 

”   cô-đàn-bà -chửa -chồng- ở -tuổi- 50″  .

  …  nên ,   vài  mẩu báo rời rạc bàn vế một số nhà văn chỉ có một trang A4 thôi,  hoặc bài ‘  Ba nhà báo cùng tên Nguyễn Đức Nhuận’  của Thanh Việt Thanh  ,   cắt từ báo  Văn nghệ tp / HCM –   quên ghi số , ngày tháng;  mà tôi mới  post bữa qua  trên web 

 .   

đường bá bổn  .

 58  ——————————————————————–     Tác giả   Nhật Thịnh

                                                                                            tạp chí  Tiếng Vang  

… trắng trợn , đó là câu thường được  thốt ra trên các cửa miệng  làm báo nói láo ăn tiền.  Công bằng mà nói , lời sàm báng ấy  cũng không hẳn là câu chửi bậy nói càn. Làm báo mà đe dọa viết bài kê vạch những thói hư tật xấu về đời tư của người để làm tiền,  thì đúng là  viết báo nói láo ăn tiền, nhưng ngược lại làm để đả kích một chính sách hà khắc, diệt một bạo quyền , mong chuyện ích  quốc lợi dân, không sợ ra khám vào tù ; thì làm báo lại là làm một  nghề cao  cả vô cùng đáng được mọi người tôn kính .   Hơn 100 năm dưới quyền thống trị của Pháp thực dân lấy chính sách ngu dân để ru ngủ dân tộc Việtnam, hạng người làm báo đang được suy tôn rất ít, quá ít ?…

Mai Nguyệt , bút hiệu của  Đái Đức Tuấn , còn ký  TCHYA  , viết tắt   của câu

‘  Tôi chỉ yêu Angèle’  , tức tên của một thiếu nữ lai Pháp.  Tác giả truyện  Thần Hổ , viết về ma chành  , và mấy trăm bài thơ, kể cả thơ dịch của Thôi Hộ, Lý Bạch, Trương Kế, Tô Đông Pha, Paul Valéry. .. Hồi trẻ, Mai Nguyệt  thị đỗ Tham biện, vào Nha Học chính Đông Dương.  Có thời gian làm cách mạng, sống lưu lạc ở bên trung quốc, nên đã biết tường tận các tỉnh ở phía  Nam .   Các chuyện nơi đất khách quê người, sành các loại rượu ngon của Pháp, Trung quốc.  Nơi xứ lạ, khi chưa thông thạo tiếng Quan thoại, mỗi lần giao tiếp đã phải bút đàm và làm đủ mọi nghề, kể cả rửa chén  đĩa cho một tiệm ăn để sống qua ngày.  Nay, đã chắp cánh bạc bay xa, không có con.

Hiếu Chân , bút hiệu   của  Nguyễn Hoạt , tác giả truyện dài   Tỵ Bái, Bên cầu khua Luồng, Trăng nước Đồng Nai .. in trên báo  Tự do , nguyên là  đảng viên   Việt Nam Quốc dân Đảng, bí thư của phó thủ tướng đặc trách  bình định NgôThúc Địch . Ông tốt  nghiệp cử nhân hán học … sau ngày 30 /4/ 1975 bị bắt giam vào  nhà tù Phan Đăng Lưu, tịch thu mấy xe sách; khi đó  Hiếu Chân sống bằng nghề dịch sách Trung hioa, dịch xong gửi sang Canada  cho Bảo Vân  in, hoặc bán giùm.

Nguyễn  Hoạt   có 2 vợ  , nhưng  bản chất tốt.  Vợ sau làm thư ký cho báo  Tự do, có thai, trước khi lấy Hiếu Chân   mà bào thai không phải  Hiếu  Chân là tác giả   .   Cô ta  uống thuốc tây  tự tử, được cứu thoát, lại dự định tự tử tiếp; Hiếu Chân động lòng trắc ẩn, thấy hoàn cảnh đơn chiếc của cô,   tương tự khi  ông còn nhỏ – mồ côi cha, được một ông bác thương tình đem về  nuôi nấng cưu mang.    Nhưng gặp phải vợ của bác  vô cùng cay nghiệt, đối xứ với cháu tàn  nhẫn hơn cả đối với người làm.    Vì thế, Hiếu Chân muôn cúu vớt  cô vẫn  tỏ ý muốn chết,  buồn vì thế gian.    Nên,  Hiếu Chân  chấp nhận hy sinh lấy cô, coi  bào thai  là của mình, để tránh  tiếng xấu cho cô và sẵn sàng đón nhận lời chỉ tríchmọi người.

 M  ay là  Hiếu Chân gặp được bà vợ cả có lòng độ lượng, tuy quê mùa, ít học nhưng rất  đảm đang  .  

C  ó thể, coi những ngòi bút  của họ rất xây dựng, có lối văn linh động, tài tình, khéo lựa lời, chọn chữ khi viết, khiến, mỗi khi họ đế cập một sự việc nào ,   một cá nhân nào thì không những người đọc cảm thấy thích thú và người bị chỉ trích dù cho có bực tức tới  đâu cũng không thấy mình bị thoá mạ.   Bởi lẽ,  họ nhắm vào việc cải hóa,  hơn là đả kích, vì thù hằn, hay viết cho thỏa chí bình sinh.   Tiếc rằng, vẫn có người không chịu hiểu điều này và cứ lên án họ một cách  thâm độc, hễ đề cập một hiện tượng nào là y rằng có ý xấu  sát hại người khác.   ‘ Đừng động chạm  gí tới bất cứ một ai, xấu dở mặc họ, chỉ ‘  bốc thơm’  người ta mà thôi “-  lời  nói này thốt ra  ở cửa miệng họ hầu như phản ảnh một châm ngôn trong suốt cuộc đời của họ. 

N  ếu tất  cả quan niệm  thế, chắc chắn không còn ai muốn nhắc tới các bút hiệu 

Hà Thượng Nhân   của Phạm Xuân Ninh , cón có bút hiệu Hoàng Trinh ,Thần Đăng  của  Đinh Hùng  , Tú Kếu  của Trần Đức Uyển , Thiết- Bản- Đạo- Nhân  của  Trần Việt Hoài   ,  Tú Mỡ  của  Hồ Trọng Hiếu  .. khi đảm trách các mục Thơ ngang, Đàn ngang cung, Ngang cành bứa , Trói voi bỏ giọ, Trồng cây chuối , Thơ đen  . .. trên các báo và được người đời nhắc nhở tới.

N  ói tới phê bình  không thể khóng nhắc tới  Thế Phong , còn  có bút hiệu 

 Đinh Bạch Dân  khi viết ký sự ‘ Tôi đi dân vệ Mỹ’  , và Đường Bá Bổn  khi chuyển ngữ

‘ Việt Nam Bi Thảm Đông Dương’   /  Vietnam,  Tragédie Indochinoise  )  của 

Louis Roubaud  , và ‘ 12 nhà thơ mới nhất  hôm nay’  – chủ trương Nhà xuất bản 

Đại Nam Văn Hiến   chuyên môn in sách  bằng ronéo , tự mình biên và tự tay đánh  máy lấy trên giấy xáp  ( stencil ),  rổi Đàm Xuân Cận   chuyển dịch anh ngữ.   Đ6i khi Đại Nam Văn Hiến  cũng xuất bản cho vài tác giả quen biết khác  – nếu tôi không nhớ lầm, thì có  Chu Vương Miện và   Cao Mỵ Nhân .  Đa số những tác phẩm này không mang số kiểm duyệt, tức in lậu , với một số lượng hạn hẹp.

L  ối phê bình của Thế Phong  nhận định về văn học , điển hình bộ Lược sử văn nghệ  Việtnam , gồm   5 tập.   Tạ Tỵ  cho  Hiện tình văn nghệ miền Nam  1957-1961

là rất độc   , và thật sự có thế   –   nhiều khi  Thế Phong viết ra có tính cách của một người  đúng trên bục giảng nhìn xuống hàng ghế bên dưới lớo học.

Đ  ây xin nghe nhận định của Tạ Tỵ về Thế Phong:

“…Anh không sợ oán giận của người bị anh phê bình, do đó, anh viết cả một cjuốn sách để nói về cuộc đời của Nguyễn Đức Quỳnh , để mạt sát  người đã dìu dắt và nâng đỡ anht rong bước đầu vào khung trời văn học …”   

N  guyễn Đức Quỳnh  sinh  20 -11- 1909 tại   Trà Bồ. huyện  Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ( Bắc Việt ),  theo học từ nhỏ ở nước ngoài, thi đậu kỹ sư điện  và đã qua đời  vào ngày 6 tháng 6  năm  1974. 

  T ác phẩm của Nguyễn Đức Quỳnh có một bề dày đáng kể, gồm sách biên khảo :

                                   – Phong trào Tân Kỳ ( 1920)

                                   –  Ta và Mọi     ( 1929)

                                 – Các dân tộc miền Thượng du ( 1931)

                                 – Khoa phọc phổ thông ( 1932)

                                 – Kỹ  nghệ làm pin điện ( 1932)

                                 –  Gốc tích loài người ( 1943) 

                                 – Cận Đông  cổ sử( 1943) 

                                 – Tây phương cổ sử ( 1944)

                                 – Lịch sử thế giới (1944)

                                       (…) 

và  thơ, tiểu thuyết nghiêng về chính trị :

                                  

                                  – Mình với Ta (  thơ , 1930)

                                 -Bốn biển không nhà  ( 1930)

                                 -Những kẻ lạc đường   (  giải thưởng  Les Amis de  l’Art de Saigon )  

                                 – Thằng Cu So –  tập I  ( 1941)

                                – Thằng Phượng –  tập 2  (1942)  

                                – Thằng Kình-   tập chót   ( 1942)  

                                 – Sắt đã vào lò  ( 1942 ) 

                                – Ai có qua cầu   (   Saigon 1957, ký  Hoài đồng Vọng )

   mang nhiều bút hiệu khác nhau : Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoà i  , Cung Phúc Chung    v..v… 

  T rở lại Thế Phong và Đàm Xuân Cận , tôi  rất thân với Đàm Xuân  Cận  , người có khả  năng,  tốt bụng, nhưng hơi thiếu đạo đức; đã in  một dấu ấn khó phai mờ nơi tôi, khi tôi đi tù cộng sản,  vắng nhà.    Thế nên,   tôi đã thân  với  Thế Phong và mỗi khi hoàn thành một tác phẩm, Thế Phong thường đem tới  tặng tôi, chờ đón ý kiến .

T hế Phong phát biều  nhiều khi thiếu dè dặt, cất giữ lời, viết cũng vậy, miễn sao nói cho hết  những gì mình nghĩ, không dè chừng, điều đó có thể làm buồn  người khác.   

N  hưng đối với  ngay bản thân mình. Thế Phong không ngại ngần phơi bầy mọi hư tật của mình,

T ôi đã lần lượt đọc những tập Thế Phong 10 năm văn ng hệ  và  Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời   – suy nghĩ –  và tôi đã hiểu  được con người Thế Phong.  Tôi nghĩ rằng một khi đã tự nhận ra mình để dõi theo người khác, thì cái nhìn của Thế Phong tất phải có những đổi thay.

N  gười cầm bút  có lập trường nhân bản, thì trong bất cứ chuyện khen, chê nào; khi đem phơi trải trên mặt sách báo, họ đều đã đắn đo, cân nhắc, không phải cậy mình có  sẵn   ngòi bút, dùng làm khí giới mà múa may quay cuồng như ở chỗ không người.   

H iện tượng này không phải không có trong làng văn, làng báo; nhưng chỉ là thiểu số rất nhỏ không đáng kể.    Năm ngón tay khó thể nào đều đặn trên một bàn tay được.

D ư luận chê trách cho rằng họ có thái độ thiếu quân tử,  nhiều khi cũng khắt khe,  làm họ chùn tay,  không có hứng khởi để  viết lách . …..

 []

NHẬT THỊNH

 nguồn : tạp chí  Tiếng vang (  Sacto, Cali, USA )  .

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 23:53     Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Lê Mộng Bảo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này không được chú giải  bất kỳ nguồn tham khảo nào . Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này  bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy . Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ . Lê Mộng Bảo Lê Mộng Bảo không lâu trước khi qua đời

Thông tin nghệ sĩ Sinh 1923

Huế Mất 8 tháng 10  năm 2007

San Jose, California Nghề nghiệp nhạc sĩ , nhà thơ , nhà xuất bản Ca khúc tiêu biểu Đập vỡ cây đàn , Thương về quán trọ Lê Mộng Bảo  (1923-2007) là một nhạc sĩ nhạc vàng  miền Nam trước năm 1975. Ông là tác giả ca khúc nổi tiếng Đập vỡ cây đàn .

Cuộc đời [ sửa  |  sửa mã nguồn ] Lê Mộng Bảo sinh năm 1923 trong một gia đình gốc Phúc Kiến  tại Huế . Ông từng là phóng viên báo Tiếng Dân  của Huỳnh Thúc Kháng  năm 1939 (lúc 17 tuổi). Năm 18 tuổi, ông ra Hà Nội học. Song song với học văn hoá và học nghề, ông còn thích âm nhạc nên đã thụ giáo nhạc sĩ Đặng Thế Phong  về nhạc lý và vĩ cầm, thụ giáo nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương  về nhạc lý và sáng tác ca khúc. Ba năm sau, ông về Huế làm ở sở Bưu điện.

Năm 1948, Lê Mộng Bảo được giám đốc Nhà xuất bản Tinh Hoa  là Tăng Duyệt mời về làm phụ tá điều hành việc chọn bài hát để xuất bản. Trong công việc phân phối và tiêu thụ những bản nhạc đã được in, ông thường về Hà Nội  nên có nhiều dịp tiếp xúc và kết thân với những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam như Nguyễn Xuân Khoát , Lưu Hữu Phước , Bùi Công Kỳ , Văn Cao , Phạm Duy , Phan Huỳnh Điểu , Nguyễn Đình Phúc  v/v… Năm 1952, ông được cử vào làm giám đốc chi nhánh ở Sài Gòn. Sau khi nhà xuất bản Tinh Hoa đóng cửa, ông thành lập Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam  vào năm 1956, xuất bản được trên 200 nhạc phẩm mới của nhiều nhạc sĩ miền Nam.

“ Rõ ràng hơn là từ năm 1958 trở lại đây, nhà xuất bản không còn cung cấp món ăn âm nhạc cho công chúng nữa. Mà ngược lại, chính công chúng đi hỏi nhà xuất bản những bài mà họ thích. ” — Lê Mộng Bảo Ông còn là một nhà thơ, ký bút hiệu Mộng Quỳnh , với những bài thơ in rải rác trên các tạp chí xuất bản tại Huế vào khoảng những năm 1950.

Năm 1955, ông hợp tác với Tô Kiều Ngân  chủ trương tạp chí Sóng Nhạc  cổ súy cho nền tân nhạc Việt Nam. Trên tạp chí này, Lê Mộng Bảo đă công bố thiên biên khảo “Thử Nhìn Lại Các Dạng Ca Khúc Việt Nam Trước Và Sau Năm 1945 Qua Các Giai Đoạn”. Trước đó, trên các báo Tin Nhạc  (1947), Thư Thần Kinh (1950) và Rạng Đông  (1958) cũng có đăng tải tài liệu ”Lịch Trình Tiến Hóa Của Nền Tân Nhạc Việt Nam Qua Các Giai Đoạn” của ông.

Ngoài ra, Lê Mộng Bảo cùng Lê Thương , Phạm Duy , Nguyễn Hữu Ba , Xuân Phát  sáng lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam  nhằm mục đích bảo vệ tác quyền và đời sống của những người cùng chung nghiệp dĩ hầu nuôi dưỡng và phát triển nền tân nhạc. Bên cạnh đó, ông cùng Phương Hồng Quế , Thiên Trang , Trang Mỹ Dung và Giang Tử  cũng thực hiện Chương trình Hoa Tình Thương  của Song Ngọc  trên Đài Truyền hình Sài Gòn .

Năm 1973, ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa  giao phụ trách lớp nhạc lý thuộc Viện Khoa học. Từ năm 1974 đến 1975, ông là chuyên viên báo chí, phụ tá Thứ trưởng đặc trách báo chí Bộ Thông tin  Dân Vận Chiêu Hồi .

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 , ông bị chính quyền mới bắt đi cải tạo 6 năm, đến năm 1981 mới được thả về với đôi mắt bị thương tật. Dù không xuất hiện một lần nào trên sân khấu trước năm 1975 mà nay tình thế bắt buộc ông phải đi hát dạo, sống lây lất với nhóm Phi Thoàn, Khả Năng. Sau khi Khả Năng vượt biên rồi mất tích, Lê Mộng Bảo rời khỏi nhóm sống lây lất cho tới ngày sang Mỹ tỵ nạn theo dạng HO ở San Jose  năm 1993 và sống ở đó cho đến lúc mất vào ngày 8 tháng 10 năm 2007.

Tác phẩm [ sửa  |  sửa mã nguồn ] Lê Mộng Bảo sáng tác khoảng 50 ca khúc. Bài đầu tiên là bài Không làm nô lệ  viết năm 1945. Những bút danh khác của ông là Anh Bảo , Tuyết Sơn . Ngoài ra, ông còn hợp soạn tân cổ giao duyên  như các bản “Đổi Thay” – vọng cổ Loan Thảo , Phương Bình  và Mỹ Châu  ca (Đĩa hát Việt Nam), “Ảo Ảnh Tình Yêu” – vọng cổ Viễn Châu , Thanh Tuyền  ca (Đĩa hát Hồng Hoa).

Ảo ảnh tình yêu Bến nước tình quê (Mạnh Phát  & Lê Mộng Bảo) Bọt bèo Bông hồng của anh Bước vào thế kỷ Còn gì cho em Con mẹ đã về Cô gái miền Nam Chỉ còn cây đàn này thôi Chiều viễn xứ Dâng hoa Dư hương (lời Hồ Đình Phương ) Đàn bướm trắng Đập vỡ cây đàn (Tùng Vân – Tuyết Sơn) Để kỷ niệm khi chúng mình xa nhau (Hoa Linh Bảo) Đi tìm anh Giọng hát tìm em Hãnh diện (Hoa Linh Bảo – Song Kim) Không hiểu tại sao Lời mẹ dạy Lời yêu thành phố Mùa ve sầu Mùa xuân quê hương Nếu yêu tôi (Hoa Linh Bảo – Song Kim) Nửa đêm thức giấc Ngày về chiến thắng Nghe lời chim hót Nguyện cầu cho tuổi hai mươi Nhớ thương Hàn Mặc Tử Những đợt sáng mang tên hòa bình Phận nghèo Sao không về thăm em Sao lừa dối em Sầu ly hương Tiếc thương (ký Hoa Linh Bảo) Tìm được người yêu Tìm em Tìm lại quê hương Tình chỉ đẹp khi mùa xuân đến Tình đàn Tình đẹp thiên thu Từ chối (Hoa Linh Bảo – Song Kim) Thân phận Thân phận tôi nghèo Thông cảm Xin hiểu cho lính (Hoa Linh Bảo – Song Kim) Về thăm em (Hoa Linh Bảo – Song Kim) Xa anh rồi (Tuyết Sơn) Chú thích [ sửa  |  sửa mã nguồn ]

Thể loại : Sinh 1923 Mất 2007 Người Huế Nhạc sĩ Việt Nam Nhạc sĩ nhạc vàng Nhạc sĩ tình khúc 1954-1975
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013 nhạc sĩ lê mộng bảo ( 1923- 2007) : một thân phận / bài viết : đức hà / báo việt mercury, usa

lê mộng bảo :  một thân phận nghèo  /  đức hà  

báo  việt mercury  / usa  –  ngày  29- 3- 2002

                                      lê mộng bảo :

                                             một thân phận nghèo 

                                                                    bài viết  : đức hà

     ‘ Nếu biết gia đình tôi nghèo, hỏi rằng người ấy nghĩ làm sao; Có hờn có dỗi lúc xa nhau, có còn như lúc ban đầu, còn thắm hay tình phai màu …’  

     là câu trích từ [ca khúc] Phận nghèo  do Lê mộng Bảo  sáng tác, [ca sĩ] Giao Linh  trình bày lần đầu tiên, với ban nhạc Văn Phụng  cách đây hơn 50 năm.

    Vào năm 1971, khi sáng tác Phận nghèo . , Lê mộng Bảo là giám đốc [chí nhánh] tại số 51 Trần hưng Đạo, Saigon 1, một nhà kho trên đường  Bùi quang Chiêu và hệ thống phân phối văn phòng phẩm suốt từ Cà mau đến Quảng trị.   Ông viết về phận nghèo, nhưng ông không nghèo.

    Tuy nhiên giớ đây thì ông thật sự nghèo, cộng thêm căn bệnh về hô hấp, bên cạnh một trí nhớ sa sút vàcặp mắt mù mờ.

    Hiện nay, ông sống trong một căn nhà 5×5 mét  tại Milpitas , với sách vở, báo chí và hình ảnh để la liệt trên bàn , trên kệ, trong tủ, trên chiếc giường xin của hội từ thiện.  Bên dưới bàn là kho thực phẩm của ông, từ mí gói, sữa bột, đồ hộp của các cơ sở xã hội và tôn giáo cho, mà, ông nói rằng ‘ có sao ăn vậy’ .

    Món mì thập cẩm là món mì ăn liền, nấu với bất cứ cái gì có thể bỏ vô , từ kho thực phẩm của ông.

    ‘ …mỗi tháng, anh được tiền trợ cấp là 732 đô-la, phải chi tiêu thật kỹ, nếu không thì hụt ‘, ông cho biết.

     Ông không bao giờ ngờ [về] những đổi thay của cuộc đời đã đưa ông đến ngày hôm nay, nhưng, tính lạc quan,[nên] ông không mất nụ cười luôn nở trên môi.   Ông cười và cám ơn rối rít, khi có bạn đến thăm ông, tâm tình đôi ba chuyện ngày xưa.

    ‘ Bạn bè đến chơi lúc nào cũng được,  ‘ anh ‘ vui lắm ‘,  ông hay xưng  bằng’ anh’ , cho dù năm nay đã 77 tuổi.

    Ông chia căn nhà ,diện housing,  với người vợ ly thân  từ 20 năm nay và 2 người con, một, mới từ Vietnam sang, còn đang học nghề và một bị thất nghiệp tứ tháng 10 năm ngoái.    Bốn người con của ông vẫn còn sống bên Việtnam *:   ‘ Cũng may, mà còn có trợ cấp, có Medicare’ , ông nói.

—-

 *    lần về  Saigon, đâu đó vào 2002,  LMB  đến thăm tôi   ( TP )   vài lần, lên sân thượng cùng chụp chung một số tấm làm kỷ niệm,  và, đưa tôi nhà các con anh , trong  một căn nhà trệt trong ngõ hẻm đường Tôn thất  Tùng, quận 1.  (  đường cũ : Bùi Chu]  .  Nhắc lại một vài ký ức Saigon cũ, anh lại cười và không thấy lộ vẻ buồn rầu nào , có nghĩa là, vẫn như ngày xưa vậy – kể cả lúc giận, chỉ đỏ mặt.    Thủ bút viết cho tôi rất bay bướm, đẹp,  nét tròn, to :

      ‘ Anh Thế Phong  / rất cảm ơn anh Phong, Bảo đã nhận ảnh lưu niệm .  Đa tạ  ‘

        ( tp  .HCM ngày  18-07- 02 ‘ –  LÊ MỘNG BẢO )

          [ Le Mong Bao 1185 Milpitas, CA 95035 USA ] 

    Ông cũng trích ra  một số nhỏ để đóng cho một hội tương tế từ năm 1991, để

      ‘… Ít ra khi chết cũng có tiền chôn cất, không đến nỗi bó chiếu .’

    Khi đi định cư tại Hoa  Kỳ theo chương trình H.O .  năm 1993   , ông cũng  lại sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và âm nhạc như thủa xưa, nhưng, qua nước Mỹ quá rộng lớn, ca , nhạc sĩ ở cách xa nhau không như [ở]Vietnam trước đây, cứ ra nhà hàng Thanh Thế, gần [ đường] Tạ thu Thâu là gặp hầu hết mọi khuôn mặt văn nghệ sĩ của Sài Gòn.

    Ông kể rằng, khi nhóm của ông, gồm : Lê Dinh,  Anh Bằng,  Phạm mạnh Cương , Nguyễn hữu Thiết , Văn Phụng . .. thường hay hò hẹn, tụ họp tại nhà hàng Thanh Thế,  hoặc La Pagod e  trên đường Tự do, để bàn chuyện ăn chơi,  trai gái – nhưng không bao giờ có chuyện hạnh phúc gia đình đổ vỡ .

    ‘ Mối quan hệ giữa nhạc sĩ và các ca sĩ rất trong sáng , không linh tinh, như các nghệ sĩ bên cải lương  ‘, ông kể lại.

    Ca sĩ Khánh Ly  cũng nói như vậy.

    ‘ Tuy tiếp xúc nhiều với giới ca sĩ, nhưng ông Bảo lại là người rất đứng đắn, mẫu mực và kín đáo.  Ông đối xử với anh em ca sĩ rất đàng hoàng’.

    Vì sinh hoạt văn nghệ tại Mỹ khác hẳn với bên nhà, nên mãi  7 năm sau , người ta mới được thưởng thức chiều ca nhạc chủ đế  50 âm nhạc Lê mộng Bảo , tổ chức tại Le Petit Trianon  [vào] ngày 6 tháng 8 năm 2000.

    Tuy nhiên, ước mơ thực hiện tập nhạc Những khúc tình ca viết trên lưng ngựa hoan g , với phụ  bản 50 chân dung ca nhạc sĩ tiền chiến cho đến  nay –  và hiện thời ,  vẫn là những lời kêu gọi [mà] không có hồi đáp.

    Nếu tiền bạc, của cải, vật chất , ông không có, thì, ông al5i có bộ sưu tập hình ảnh quý giá mang theo từ Vietnam.

    ‘ Các nghệ sĩ đã đưa hình ảnh để [nhà xuất bản] Tinh hoa in vào các bản nhạc và ‘anh ‘giữ tới cho ngày nay. ‘  

     Ông  đã cho phép  [báo]Việt Mercury  sử dụng một số hình ảnh cho trang báo này .*

—-

*    7 tấm ảnh : 1) Như Hảo, Khánh Ly & Lê mộng  Bảo  –   2)  Chân dung ảnh  nữ ca sĩ Mai Hân khi 18 tuổi –    3) Lê mộng Bảo, Thanh Thúy, Thẩm thúy Hằng,  X…, Xuân Oanh, Tony Hiếu  và vợ.      4) Chiếc xe hơi đầu tiên hiệu Dauphine  , do Lê mộng Bảo chủ sở hữu.   5)  Lê mộng Bảo

( đeo kính)  và các bạn chụp trong hình chụp vào 1973 –    6 ) tấm lớn  chụp chân dung Lê mộng Bảo và tấm nhỏ sau cùng , Lê mộng Bảo mặc complet , đeo kính trắng, ghi chú : ‘ Lê mộng Bảo và tô mì thập cẩm tự nấu’ .  .

      [ẢNH GIA ĐÌNH] 

     Trong khi chính bản thân ông không xuất bản nhạc được như mong muốn , thì, lại có nhiều tập nhạc, nhiều CD  nhạc , được người khác in, phát  hành, trong đó có  nhạc phẩm của ông.

    ‘… toàn là bạn, là anh em, nói sao bây giờ [ cười] tốt thôi !  ‘  – ông kể về  những vi phạm tác quyền mà chính ông ngày xưa, khi in nhạc cho các tác giả, ông rất tôn trọng và sòng phẳng.

    ‘ …có đĩa nhác không để cả tên tác giả nữa’   ca sĩ Khánh Ly cho biết qua điện thoại, từ California .

    Khánh Ly cho hay: nhiều trung tâm ‘ đã sử dụng vô tội vạ các nhạc phẩm trong nước và ngoài nước.’

    Một trung tâm nhạc lờn ở miền nam California  cũng đã dùng nhạc phẩm của Lê mộng Bảo cho 1 chương trình video  ca nhạc quy mô để bán,  dưới dạng bắng dĩa  DVD  và dĩa CD  ‘ không một lời hỏi [ tác giả] ‘ .

   ‘… cho đến khi’ anh’ viết  thư nhắc, thì, mãi sau này mới được trả 20 đô-la’ – Lê mộng Bảo than , nói, rất tủi thân, nhưng vẫn cười cho cái sự đời éo le.

    Vào những năm còn trông coi nhà xuất bản Tinh hoa miền Nam , từ 1948, ông đã trả 1000 đồng cho các tác giả, từ Lê hoàng Long , [đến] Phan huỳnh Điểu , Văn Cao ,  Hoàng Giác , Châu Kỳ ,  Dương thiệu Tước,  Phạm Duy , Hoàng thi Thơ  , Lê trọng Nguyễn , Hoàng Trọng , Văn Phụng , Đan Thọ  v.v… để in 3,000 bản  đầu tiên.  vào thời đó, lương công chức chỉ có 600 đồng / tháng .

   Sau đó, kể từ 1970, mỗi nhạc phẩm được trả từ 20 đến 50,000 đồng cho [mỗi] hợp đồng về tác quyền.

    Ông nói:’ Cứ 10 bài in ra, thì chỉ có 3 bài có lời, còn 7 bài coi như lỗ; nhưng, nhạc sĩ đưa bản nào, nhà Tinh hoa in hết và trả tác quyền đầy đủ, dù có thể không  bán [ chạy].’

    Nhạc sĩ Phạm mạnh Cương  , 64 tuổi, hiện định cư ở Montréal  nói tằng, ông Bảo đối với ông như bậc đàn anh và ông đã có nhiều dịp cùng với ông Bảo đặt lời nhạc và soạn hòa âm.

    ‘ Hồi đó, nhà xuất bản kiếm nhiều tiền nhứt,  tới ca sĩ, rồi mới tới nhạc sĩ sáng tác ,’ ông nói [vậy].

    và ông [Cương] cũng [thừa] nhận’ Tinh Hoa trả tiền bản quyền rất cao’.

    Nhạc sĩ Cương giải thích về sự tiện dụng của [bản] nhạc rời rất phổ biến tại Việtnam, mà, đứng đầu là nhà xuất bản Tinh hoa.

   ‘ …loại nhạc rời giúp rất nhiều  cho người tập hát, tập đàn – còn bên này- người ta phải mua dĩa nhạc, rồi nghe, chép  nhạc lại, thành ra, đôi khi không còn đúng với bản gốc của tác giả nữa ‘

     Ca sĩ Linh Sơn   thuộc thế hệ tiền phong, hiện ở San Francisco , từng đi hát từ 1950, kể lại rằng; thủa đó ca sĩ không phải mua nhạc và cũng không phải trả tiền cho người sáng tác.

    ‘ Mỗi khi có nhạc mới là nhà xuất bản đều tặng cho ca sĩ, để ca sĩ hát , phổ biến cho tên tuổi nhạc sĩ sáng tác, vậy thôi .’

     Hỏi [nữ ca sĩ] Linh Sơn rằng : vậy  trong 3 giới :   in, xuất bản, sáng tác và trình bày – thì giới nào kiếm nhiều tiền  nhứt, thì Linh Sơn trả lời ngay ‘ nhà xuất bản giàu nhứt’.

    Ông Bảo cũng xác nhận điều đó, tuy không nhớ rõ chính xác là bao nhiêu.’ Anh’ nghĩ vốn liếng tài sản cũng cả trăm cây vàng, nhưng, khi đi cải tạo về[vào] 1980, thì, không còn [lại] một đồng nào’.

     Bản  Phận nghèo,  sáng tác  năm 1971, bắt đầu linh ứng vào chính người sáng tác ra[ ca khúc] đó. 

 Lê mộng Bảo  hay tác giả Hoa Linh Bảo  bắt đầu sống kiếp nghèo.

    Trong hơn 10 năm sống tại Việtnam, sau khi ra khỏi trại cải tạo, trước khi đi định cư tại Mỹ, nếu có nữa

‘ không có ly cà-phê mà uống’  , thì  bù lại, ông  Bảo cũng có được giây phút rung cảm của tình yêu.

   ‘ Nghệ sĩ mà , có bao giờ ngưng yêu đâu’, ông nói [thế]’.

     Thật ra,  từ khi ở Huế vào Sài Gòn để thiết lập  chi nhánh nhà xuất bản Tinh hoa miền Nam  [vào] 1952, tài sản của ông cũng chỉ có chiếc xe đạp.  Từ đó, ông gây dựng nên cơ sở xuất bản nhạc, mà, nhạc sĩ Đan Thọ gọi ông là  nhà truyền giáo âm nhạc tài ba nhứt Việtnam, vì, nhờ ông, mà các ca khúc sáng tác được cả nước biết đến .

 ‘ Chính nhờ sự phổ biến sâu rộng này đã làm cho nhiều ca khúc trở thành bất tử’   ông Đan Thọ phát biểu trong 1 cuộc phỏng vấn trước đây.

    Từ chiếc xe đạp đầu tiên, ông [ Bảo] tiến lên xe VéloSolex , rồi Mobylette , rồi xe Dauphine của   hãng Renault  và sau cùng xe Madza  của Nhựt, loại xe [hơi] được dân Sài Gòn ưa chuộng vào những năm 1970.

    Trong gần 10 năm sinh sống tại Mỹ, ông chỉ biết có xe buýt và ngay cả điện thoại đường dài cho bạn bè, ông cũng không dám sử dụng, vì tốn tiền chết  .

    ‘ Em ơi , nghèo khó có gì là tội, phải không em, hãy trả lời anh đi.  Đừng nhẫn tâm làm thinh …’  nhạc sĩ Lê mộng Bảo đã viết lời bản Phận nghèo  như vậy.

[]

     đức hà

    

        ( VIET MERCURY .  SỐ 166 *  THỨ SÁU, 29 THÁNG BA, 2002  )

                             vài hàng tiểu sử :

                                                                              nhạc sĩ  lê mộng bảo 

                                                                             ( 1923  – 2007 hoa kỳ )

                           nơi sinh                          :         –   huế , 1925  *

                                                                              –   nội , gốc người   phúc kiến ( trung  hoa)

                           nghề nghiệp                   :         –  làm báo  Tiếng dân với 

                                                                                  chủ nhiệm:  huỳnh thúc kháng 

                                                                              –  cộng tác với nxb  tinh hoa, giám đốc

                                                              tăng duyệt  ( huế, 1948 )

                                                                                      

                            vợ                                     :        –   ly dị sau 30-4-1975

                            con                                   :       –    6

                            1952, 1956                    :         –   thiết lập chi nhánh tinh hoa miền Nam ,

                                                                                  làm giám đốc, kể từ 1956

                           học                                   :        –   học chữ hán với cụ  phan bội châu,

                                                                              –   học vĩ cầm với nhạc sĩ đ ặng thế phong,

                                                                              –   nhạc lý với nhạc sĩ  nguyễn văn thương

                           tác phẩm                          ;        –   khoảng  50 ca khúc, nổi tiếng nhất là 

                                                                                    phận  nghèo &  đập vỡ cây đàn …

                                                                              –    sáng  tác chung vài ba ca khúc với các nhạc sĩ :

                                                                                    phạm mạnh cương , lam phương,

                                                                                     văn phụng .

                            

                           định cư từ 1993              :          hợp chủng quốc hoa kỳ.

                           qua đời                              :          San Jose  ( USA)  ngày  8- 10- 2007.

                           ——–

                              *    1925    :  theo báo Viet Mercury    

                                                  ( tài liệu tiểu sử viết theo  Wikipedia  & báo Viet Mercury.  

                           

                           

                           

            
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com