Bs không phải chịu trách nhiệm về chất lượng những trang thiết bị vật tư y tế được cơ s ở Y tế trang bị cho việc khám chữa bệnh

CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ VKS HÒA BÌNH CÓ BIẾT???
Ông Gđ sở Y Hòa Bình trả lời trong một cuộc họp báo rằng: “khi chưa có biên bản bàn giao của bên bảo trì thiết bị chạy thận, mà thầy thuốc vẫn tiến hành chạy thận là sai sót…”
Trong quá trình theo dõi vụ việc, rất nhiều Thầy, Gs đầu ngành, các chuyên gia Thận nhân tạo…đã có các phân tích rất xác đáng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bs khi tiến hành khám chữa bệnh…theo Quy chế khám chữa bệnh hiện hành, nhằm một mục đích chứng minh: Bs không phải chịu trách nhiệm về chất lượng những trang thiết bị vật tư y tế được cơ sở Y tế trang bị cho việc khám chữa bệnh, mà chỉ phải chịu trách nhiệm với những y lệnh điều trị của mình.
Trong khi đó, cơ quan điều tra, viện kiểm sát Hòa Bình chỉ căn cứ vào vấn đề: chưa có biên bản bàn giao thiết bị chạy thận, mà đã ra y lệnh chạy thận, để khép tội Bs Lương.
NHƯNG, có lẽ các quí vị chưa biết một SỰ THẬT NÀY:
Tôi xin đưa ra bằng chứng: ĐÃ CÓ BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ NGÀY 28/5/2017, giữa bên bảo trì thiết bị và cán bộ vật tư Bv, một ngày TRƯỚC KHI XẢY RA THẢM HỌA NGÀY (29/5/2017), đồng thời sau đó chỉ ít phút, cũng có biên bản bàn giao giữa cán bộ vật tư BV với điều dưỡng khoa Thận lọc máu, và điều dưỡng đó đã thông báo cho Bs Lương rằng, việc bảo trì hệ thống đã hoàn tất. (xem ảnh chụp các biên bản bàn giao)
Vì vậy, KHÔNG THỂ nói : Bs Lương sai sót vì chưa có biên bản bàn giao, đã tiến hành cho chạy thận nhân tạo !!!
Và đương nhiên, việc cơ quan điều tra và VKS Hòa Bình khép Bs Lương vào tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là làm SAI LỆCH BẢN CHẤT VỤ VIỆC, và gây OAN SAI CHO NGƯỜI VÔ TỘI.
Viết bài này, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: tại sao đến tận 7/4/2018, nghĩa là sau sự việc xảy ra đã hơn 9 tháng, tài liệu vô cùng quan trọng này mới được đưa ra???
Trước đó nó ở đâu? Ai, ai đã chủ ý giấu nó, NHẰM MỤC ĐÍCH gì???
Nếu nó được đưa ra ngay sau vụ việc, liệu cơ quan điều tra, VKS, và cả ông Gđ sở Y Hòa Bình có cho rằng Bs Lương phạm tội không???
Ảnh 1: biên bản bàn giao giữa công ty Thiên Sơn và cán bộ phòng vật tư Bv
Ảnh 2: biên bản bàn giao giữa cán bộ vật tư BV và điều dưỡng khoa Thận nhân tạo (nguồn: Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam 21giờ 30 phút 7/4/2018)

Alma Vịnh Thiên Đường công ty lừa đảo suốt ngày gọi điên thoại lừa đảo

ĐM Lũ Alma Vịnh Thiên Đường

Hôm nay ngày 31/12/2017, một nhóm khách hàng của Cty ALMA Vịnh Thiên Đường đến văn phòng của Cty này tại Lim Tower, Tôn Đức Thắng, Q.1, HCM để nói chuyện hòa nhã, và làm rõ một số vấn đề thì Cty ALMAlại cho bảo vệ ra đàn áp, tấn công khách hàng… Một khách hàng đã bị đánh, xô ngã, và bể điện thoại di động khi bảo vệ ALMA lôi Anh ta ra thang máy…

Công ty ALMA Vịnh Thiên Đường đã gian dối khách hàng khi lừa khách hàng ký vào hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, mỗi khách hàng đóng trên trăm triệu đồng… Rồi giờ đây nhìn Cty ALMA Vịnh Thiên Đường xây dựng dự án từ 2013 đến 2017 chỉ là 2 cây cột chống trời tại bãi dài Nha Trang. Trong khi tư vấn cho khách hàng là đã được phép xây dựng biệt thự, villa, trường học, bệnh viện, siêu thị… tạo nên một quần thể khép kín… Đến giờ ngày cuối cùng của năm 2017 thì dự án chỉ là 2 khối tòa nhà thô…

Dự án ALMA Resort hiện tại đã bị đình lại thanh tra nhưng Cty ALMA Vịnh Thiên Đường hàng tuần vẫn tổ chức sự kiện nói là khảo sát du lịch để rồi khi khách hàng đến thì lừa mua ký hợp đồng kỳ nghỉ… Một khi khách hàng đã vào bẫy rồi thì chỉ có nước bị… quỵt tiền… Những khách hàng muốn lên làm rõ vấn đề, yêu cầu gặp Ông Lê Hữu Bình, người đã ký trực tiếp lên hợp đồng Sở Hữu Kỳ Nghỉ để yêu cầu giải thích làm rõ thì bị đối xử thậm tệ như clip trên…

Chúng dở trò mở hội thảo để lừa đảo nhân dân

Chính trị là gì

Chính trị và “politics” những tư duy trái ngược Đông – Tây

Đang đọc Chính trị bình dân của cô Đoan Trang, tuy nhiên ngay từ đầu đề đã bắt gặp phải mấy khái niệm khó có thể “bình dân” cho hết, tôi cứ tạm cắt đặt thế này.

Chính trị bình dân nghĩa là Đơn giản hóa, bình dân hóa một số khái niệm chính trị cơ bản – Hông có nghĩa là Chính trị dành cho bình dân. Nó kiểu kiểu như trong thơ có “trẻ con bớt ghẻ cụ già lành ho” hay “nhà thơ cũng phải biết xung phong” vậy.

Tuy nhiên trước đó lại có khái niệm Chính Trị – Đây mới là gút mắc lớn, mà tư duy Đông – Tây lại rất khác biệt qua từng con chữ.

Chính trị, nguyên gốc là Hán – Việt. Chính (政) – ngay thẳng, sửa lại cho đúng; trị (治) việc đương làm, trái nghĩa với loạn (亂). Chính trị được Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển chú giải: những việc sắp đắt được thi hành để sửa trị một nước.

Từ điển Thiểu Chỉu chú giải Chính – Chánh (政) là: 1. Làm cho chánh, người trên chế ra phép tắc luật lệ để cho kẻ dưới cứ thế mà noi gọi là chinh. 2 : Việc quan (việc nhà nước). Như tòng chánh 從政 ra làm việc quan, trí chánh 致政 cáo quan.

Trị (治): Sửa, trừng trị…

Vậy Chính Trị theo đúng tinh thần Đông Á thì không dành cho đại đa số người dân. Đới là việc của quân tử – thấm nhầm Minh Minh Đức, tân dân – Chỉ ư chí thiện.

Rất đúng với tinh thần Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý xã hội, làm chủ nhân dân. Việc Chính Trị chỉ có thiên tử (TBT) và đám bề tôi 4 triệu Đảng viên là có can dự, hoàn toàn không liên quan đến nhân dân anh hùng. Nhưng họ có chính hay không, có trị hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Trong khi đó, trong tiếng Anh “politics” được hiểu tương đương với từ Chính trị. Đoan Trang chú giải rồi politics = “chuyện của thành bang”, “những gì liên quan tới thành bang”.

Trái với Phương Đông, văn minh Hy Lạp được nói đến như một nền văn minh dân chủ. Athens là thành trì của dân chủ với việc tất cả các nam công dân tự do của thành bang này đều có quyền tham gia bỏ phiếu, quyết định những công việc hệ trọng của bang, hoặc bỏ phiếu bầu cử Chấp chính quan.

“Politics” tuy tương ứng với từ Chính trị trong tiếng Hán Việt nhưng bản chất khá khác nhau. Một đàng Chính Trị chỉ dành cho những kẻ sinh ra đã được ban quyền và có khả năng tham gia trị lý quốc gia. Một đàng đó là công việc chung của mọi công dân tự do trong một thành bang.

Cắt nghĩa nguyên ủy sâu xa như vậy để thấy rằng “Chính trị bình dân” nhưng thực chẳng “bình dân” chút nào nhất là khi động vào căn cốt Á – Đông. Chẳng phải đương nhiên mà để khai sáng nước Nhật, Fukuzawa Yukichi dứt khoát ra tuyên ngôn Thoát Á, thoát ra khỏi những tồn đọng, bẩn thỉu của văn hóa Á Đông để bơi nổi hưởng lạc cùng văn minh phương Tây.

Có nên cho cảnh sát đi dọn vệ sinh không

ĐỊNH HƯỚNG BIỂU TRƯNG

Hình ảnh người công an giao thông và cảnh sát cơ động có hẳn sẽ (thực sự) đẹp lên trong mắt người dân nhờ những “công việc” này không?

Khổng Tử thường nói, tất cả mọi sự trong thiên hạ, nhất là trong việc thực hành chính trị, thì điều tiên quyết là sự/tính chính danh. Có nghĩa là, người ta không những chỉ làm đúng với chức phận và vị trí của mình, mà còn phải làm tốt những việc đó.

Ngay cả nhà khoa học Albert Einstein cũng đã nói, mỗi chúng ta đều là một thiên tài, nhưng không thể đo khả năng của một con cá bằng việc leo cây. Điều đó vừa thật ngu ngốc cũng vừa thật là sai lầm, một cách nghiêm trọng, trong tư duy cũng như hành động.

Thế nên, việc của lực lượng công an không phải là dọn dẹp môi trường về sinh học, mà là môi trường trong giao thông và ý thức chấp hành luật pháp của chính họ cũng như của người dân trong xã hội. Điều cần hơn cả ở họ là trọng trách làm cho người dân tuân thủ đúng luật, còn bản thân mỗi người thực thi công vụ đều trở nên là một công chức mẫn cán, liêm chính và hơn hết là đảm bảo luôn là những con người đại diện cho pháp luật một cách công minh.

Như Lão Tử đã nói, thuỷ chế hữu danh, danh diệc ký hữu, nghĩa là, ở một nhà nước, phải phân định rõ vị trí, chức phận và trách nhiệm kèm theo của từng bộ phận trong bộ máy, chỉ có như thế mới đảm bảo được tiếng nói của mình trong xã hội.

Vấn đề tiếp theo trong việc “ra quân” dọn rác trên hè đường của các viên chức cảnh sát này, về mặt truyền thông, họ muốn coi đây là hình ảnh gương mẫu mang tính giáo dục ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như làm bật lên sự gương mẫu (đạo đức) của người “chiến sỹ cách mạng”.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, và cần dẫn chiếu thêm một câu nói khá nổi tiếng của vị tổng thống lừng danh Abraham Lincoln rằng: “Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài. Đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong”, thì rõ ràng rằng, việc anh làm chỉ có thể đảm bảo nó (sẽ) đạt được tính biểu trưng về mặt đạo đức (chỉ là tối thiếu), trước hết, chính anh phải tuân thủ luật pháp một cách nghiêm ngặt nhất. Và tiếp theo đó, tính giáo dục chỉ có thể đạt được, một khi bản thân anh phải cho thiên hạ thấy rằng, chính anh đã thực sự là một biểu tượng trong chính vị trí được định đặt mà là bổn phận của mình.

Có như thế thì mới mong “danh chính và ngôn thuận”. Bằng không, thì nó chỉ mang hiệu ứng ngược lại cho người tiếp nhận.

Cho nông dân vay vốn sản xuất – trò lừa của thế kỷ

Cho nông dân vay vốn sản xuất – trò lừa của thế kỷ

Không có gì được ca ngợi nhiều hơn là sự hào phóng của chính phủ, một chính trị gia như Hồ Chí Minh dù có gây ra cái chết cho bao nhiêu người đi nữa vẫn được bao biện rằng ”dù sao mục đích cũng là tốt” trong cải cách ruộng đất.

Bước sang thời đại kinh tế thị trường chế độ này rất biết xoa diệu sự nổi dậy của bần nông, tầng lạc hậu dễ bị dụ dỗ của xã hội. Và dĩ nhiên chế độ cũng không có ý muốn xóa bỏ sự lạc hậu này.

Ngộ nhận về sự hào phóng của chính phủ là một trong những ngộ nhận sai lầm nhất trong kinh tế. Hãy ví dụ chúng ta có hai người nông dân A và B. Anh A là người có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, anh B thì không có gì. Hai anh đi vay vốn theo diện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, một chương trình có vẻ đầy nhân văn ? Nó không phải một chương trình từ thiện phong trào chỉ tặng con cáo mà không cho cần câu, những điều kiện cho vay thì đơn giản, dễ dàng.

Vấn đề là sự hào phóng của chính phủ chỉ có thể đến từ tăng thuế, lạm phát (một kiểu tăng thuế thầm lặng), nợ công, độc quyền ngành ngân hàng hoặc nâng lãi suất cho vay, vì B là một anh nông dân thiếu kinh nghiệm, các qũy cho vay tín dụng nhà nước do đó phải tăng lãi suất cho vay như một chi phí phòng trừ rủi ro. Thực trạng này không chỉ riêng gì ngành nông nghiệp nếu chúng ta nhìn vào mặt bằng lãi suất tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế ”bị” thụ hưởng sự hào phóng của chính phủ. Người chịu thiệt thòi là những như anh A, khi phải chịu lãi suất cao hơn, sẽ có ít hơn những mảnh đất, những chiếc máy cày, những hạt giống được tiêu thụ, dẫn đến anh A tạo ra ít lợi nhuận cho bản thân và thặng dư hơn cho xã hội nói chung.

Điều này dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn, thay vì để các qũy tư nhân quyết định trao tín dụng cho người biết cách sử dụng nó tốt nhất. Việc hỗ trợ vay vốn sản xuất tạo điều kiện cho người nông dân lơ là với thị trường, vì có nguồn tín dụng dồi dào do chính phủ cấp, họ mang tâm lý đầu cơ để chờ thời điểm bán với giá tốt nhất dẫn đến tình trạng được mùa mất giá thay vì phải cho nguồn vốn luân chuyển nhanh để trả đúng kỳ hạn các khoản vay với những quy định hà khắc từ những quỹ tín dụng tư nhân. Đây là một hệ quả nguy hiểm khi mà nguồn vốn vay từ nhà nước giữ người dân ”ra khỏi” thị trường thay giúp họ tham gia ”vào”’ thị trường.

Vì trong trường hợp này chính phủ được xem như một người cấp vốn, họ cũng có nhu cầu mở ra các lớp huấn luyện để yên tâm một phần rằng con nợ của mình có đủ kiến thức trồng trọt để có khả năng hoàn trả lại một phần khoản tín dụng đã vay và chính phủ cũng có thể tiêu chuẩn hóa các loại thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, các phương pháp sản xuất của riêng mình. Vấn đề là nó tạo ra một ”cộng sự” độc tài người muốn mọi thứ phải theo ý mình một cách khuôn mẫu và cứng nhắc, dẫn đến xảy ra những câu chuyện người nông dân bị tịch thu phát minh tự chế, một số phương thức canh tác phi chính thống hay du nhập từ nước ngoài bị cấm dù lợi hại còn chưa được kiểm chứng. Điều đó khiến ngành nông nghiệp Việt Nam lạc hậu và thiếu sáng tạo, nông sản phẩm chất thấp, quyền tư hữu và chất xám của người nông dân không được coi trọng so với mấy ông chiu ra từ lò luyện tiến sĩ.

Đó là vì sao nông nghiệp thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam và Trung Quốc thất bại hoàn toàn so với nông nghiệp tư nhân của Mỹ, chỉ 2% dân số Mỹ tham gia vào lĩnh vực này nhưng ngành nông nghiệp của họ là nông nghiệp công nghệ cao, diện tích nông trại trên quy mô lớn chứ không nhỏ lẻ vài chục, vài trăm hecta. Nông nghiệp là thế mạnh của các nước đang phát triển, ở Việt Nam đây là lĩnh vực duy nhất tạo ra thặng dư, nhưng gần đây chỉ số này thậm chí còn có phần đi xuống. Bạn có thể phản bác bằng cách đưa ra vài cá nhân thành công nhờ nông nghiệp, đó là những con người may mắn có nguồn vốn từ gia đình, chất xám, sự chăm chỉ và sáng tạo nhưng điều đó không thể chối bỏ sự thật phần lớn nông dân Việt Nam có mức sống thấp hơn nông dân Thái Lan, các chương trình nông thôn mới được thừa nhận là thất bại toàn tập.

Tranh cái hư danh Ôsin Huy Đức là ai

Chúng ta đã đánh đổi một nhà khoa học giỏi để lấy một nhà quản lý tồi, trong lĩnh vực y tế. Tham khảo bài viết của nhà báo Huy Đức:

TRANH CÁI HƯ DANH

Thay vì cải cách, Bộ trưởng Nhạ làm “chính sách” bằng cách ban phát thật nhiều tước, hàm. Các vị đã làm tới “thượng thư” mà còn tham cái hư danh, tranh chỗ của những người làm thầy thật sự thì làm sao ngành không nhầy nhụa, quốc gia không tủi hổ.

Một “Fulbrighter”, làm tiến sỹ ở Mỹ về nước giảng dạy đại học gần 20 năm nay vẫn chỉ là giáo viên. Anh trả lời câu hỏi sao không “làm” giáo sư của tôi, “Tôi không hợp với cái thước của người ta và không có năng lực để đáp ứng các nhu cầu của các thành viên hội đồng”. Anh nói thêm, “Thầy giáo là ở trong tim người học chứ đâu ở tờ giấy mà mấy người không đủ tư cách trao cho”.

Rất may là vẫn còn nhiều người thầy như thế.
(Huy Đức)

Kẻ ăn hôi Vĩ Đại là ai trơ trẽn như thế nào

Sự trơ trẽn đòi nhận công và tấm huân chương còn thiếu cho Bầu Đức

Bầu Đức, xin phép được gọi ông bằng hai chữ gần gũi đó, hệt như tính cách của ông.
Ông là người đặt viên gạch đầu tiên cho chiến lược đào tạo trẻ của bóng đá nước nhà.
Chính ông đã đưa Thầy Park thiên tài về với bóng đá Việt Nam.
Những ngôi sao tỏa sáng hôm qua trong bão tuyết ở Thường Châu là những đứa con đầu lòng của ông.
Xuân Trường, Công Phượng, Văn Toàn, Hồng Duy, Văn Thanh hay tạm vắng mặt như Tuấn Anh, Đông Triều, v.v…
Những đứa con đã ngốn của ông hàng nghìn tỷ đồng suốt hơn 10 năm qua nhưng ông vẫn mỉm cười mãn nguyện.

Trong bầu trời tháng giêng cuồng nhiệt của 90 triệu con tim tôn vinh đội tuyển, có ai nhớ đến người đàn ông lặng lẽ với nụ cười hiền lành ấy không?

Lại nói, có những kẻ ăn trên ngồi trốc, suốt ngày chỉ trỏ, bòn rút từng đồng ngân sách, tài trợ, hút cạn từng bữa ăn của đội tuyển.
Cứ sau mỗi nhiệm kỳ, kẻ nào cũng nhà lầu, siêu xe, cho con cái đi du học.

Rồi khi đội tuyển được vinh danh bởi “Cơn cuồng phong Đỏ” của hàng triệu người hâm mộ, những kẻ ấy còn vô liêm sỉ cố chường cái mặt tham quan ra phía trước cả thầy Park và các tuyển thủ. Cố chen hàng lên phía trước trong những buổi vinh danh với cái mác “lãnh đạo”.

Những kẻ chỉ biết ăn cho rửng mỡ để nhăm nhe ngắt hoa, hái quả mà không thèm vun gốc, tỉa cành.
Những kẻ đó đã ở đâu khi máu của Tiến Dũng, Duy Mạnh ướt mặt sân cỏ?
Những kẻ đó đã ở đâu khi thầy Park và các học trò chiến đấu với bão tuyết lạnh tê người?
Những kẻ đó đã ở đâu khi những đứa con của tổ quốc đổ gục xuống mặt sân đóng băng khi trận đấu kết thúc?
Những kẻ đó đã ở đâu khi những dòng nước mắt hóa băng giá trên khuôn mặt những cổ động viên?
Những kẻ đó đã ở đâu khi Bầu Đức và các cộng sự đang âm thầm xây từng viên gạch cho tòa lâu đài bóng đá Việt Nam?

Tôi biết.
Những kẻ đó đang ăn trắng mặc trơn, ngồi phòng điều hòa, phì phèo thuốc lá, rung đùi tính chuyện dành phần công trạng.

Ăn quả phải nhớ người trồng cây.
Chúng ta cám ơn thầy Park và đội tuyển.
Nhưng lại nợ Bầu Đức một lời tri ân.
Và tổ quốc nợ ông một tấm huân chương.

Chúc ông nhiều sức khỏe!

Kyoto, mùa đông bão tuyết 2018.

Xuống đường

HÃY XUỐNG ĐƯỜNG CÙNG TÔI!

Rất nhiều người cho rằng, những người xuống đường ăn mừng chiến thắng của ĐT U23 Việt Nam là “bầy Cừu ngu xuẩn “, là đám đông ngu muội, ngông cuồng, là đám người chỉ biết thú vui hời hợt mà không biết quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Nhưng tôi thấy và tôi tin rằng đám đông kia là những người Việt Nam đang chảy trong huyết quản của mình dòng máu Lạc Hồng với tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thiết tha!

Tại sao anh lại cho rằng, những người xuống đường kia ăn mừng chiến thắng chỉ là vì họ đam mê bóng đá và họ đam mê bóng đá đến mức vĩ cuồng? Tại sao anh lại cho rằng việc đội bóng của Nước nhà chiến thắng trên trường quốc tế, và việc người dân cảm thấy sung sướng, phấn khích chẳng liên quan gì đến LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC?

Tôi cũng là một người yêu bóng đá, những giải đấu lớn của thế giới như Euro Cúp, World Cúp tôi thường thức trắng đêm để xem đội bóng tôi yêu thích thi đấu. Và tôi cũng hò hét đến mức khản cổ, nhảy cẫng lên để cổ vũ, để vui mừng khi đội bóng tôi yêu giành chiến thắng. Và tất nhiên, những người ham mê bóng đá đều có những hành động như tôi, thậm chí là họ còn phấn khích hơn tôi!
Nhưng, đã bao giờ anh thấy, ở bất kỳ giải đấu bóng nào trên thế giới người dân Việt Nam đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng như vậy chưa? Đã bao giờ những người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam lại phấn khích như vậy chưa? Mặc dù trong đám đông xuống đường kia, tôi tin rằng, có ít nhất một nửa là những người ham mê bóng đá! Câu trả lời là chưa! Vì sao vậy? Rất đơn giản, bởi vì chiến thắng đó không phải là của Đội tuyển bóng đá Việt Nam, không thuộc về Việt Nam! Bởi vì, dù là Anh, là Đức, là Pháp… giành chức vô địch, dù là đội bóng họ yêu thích giành chức vô địch đi chăng nữa thì nó cũng chẳng liên quan gì đến họ, chẳng liên quan gì đến dòng máu đang chảy trong người họ. Đội bóng kia không phải là của Việt Nam, không phải là người Việt Nam!

Anh thấy vui và tự hào khi anh đi vào một siêu thị ở nước ngoài, anh cầm món đồ lên và thấy dòng chữ “Madein Viet Nam”. Bỗng nhiên anh thấy món đồ đó thật thân thương, dù anh không hề làm ra nó! Anh thấy vui khi anh nghe tên một người Việt Nam được xướng tên trên trường quốc tế, dù anh với họ chẳng bà con chi!… Thì, những người xuống đường kia, những “con Cừu ngu xuẩn ” mà anh gọi với giọng khinh miệt thế kia, họ cũng như anh, họ cảm thấy vui mừng, họ cảm thấy tự hào sung sướng khi đội bóng của Việt Nam giành chiến thắng. Đơn giản vì đó là chiến thắng của những cầu thủ bóng đá người Việt Nam- mang trong mình dòng máu Việt Nam như chính dòng máu đang cuộn trào trong thân thể họ! Cảm xúc của anh, cảm xúc của “đám đông ngu muội” kia, đó đều chính là LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC!

Hôm ĐT U23 Việt Nam chiến thắng ĐT Qatar, tôi cũng đã “Đi Bão”, cũng đã xuống đường để hoà vào dòng người kia. Tôi không reo hò ầm ĩ, không phất Cờ, không thổi kèn inh ỏi, tôi chỉ lặng lẽ mỉm cười nhìn mọi người vui mừng mà cảm thấy niềm vui trong lòng được nhân lên. Và nước mắt tôi cứ thế tuôn trào…

Chiến thắng của ĐT U23 lần này không đơn thuần là chiến thắng của một đội tuyển bóng đá. Mà quan trọng là, chiến thắng này đã củng cố lại niềm tin của 93 triệu người dân Việt Nam rằng, người Việt Nam mình giỏi, người Việt Nam mình có năng lực, người Việt Nam mình không thua kém ai! Nếu như người Việt mình được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo tài giỏi và có tâm, nếu như người Việt Nam mình có được một cú huých thì người Việt Nam mình sẽ vươn xa ra thế giới! Chiến thắng của ĐT U23 lần này, không chỉ là chiến thắng của một đội tuyển bóng đá, mà nó còn là sự vươn vai mạnh mẽ bước ra khỏi vỏ bọc tự ti, hèn kém để có thể dũng cảm vượt qua mọi thách thức và làm nên chiến thắng! Người Việt Nam không hề yếu kém!

Tôi đã xuống đường ăn mừng chiến thắng, tôi đã cởi bỏ tư duy hẹp hòi của mình để hoà mình vào niềm vui chung của cả đất nước. Tôi đã cởi bỏ những suy nghĩ tầm thường mà cảm nhận niềm vui lớn lao, để hoà mình vào “đám đông ngu xuẩn “, để hiểu họ, để lắng nghe trái tim của họ cũng đang đập cùng một nhịp rộn ràng như mình, để tôi biết rằng họ không hề ngu xuẩn, họ không hề hời hợt. Hãy xuống đường cùng tôi và anh sẽ thấy tâm hồn mình rộng mở!

NHỮNG HỆ LỤY NGUY HIỂM CỦA CHÍNH SÁCH BỔ NHIỆM CÁN BỘ

NHỮNG HỆ LỤY NGUY HIỂM CỦA CHÍNH SÁCH BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Khi ông Phan Văn Sáu không đủ sức khỏe xin thôi chức Tổng Thanh Tra Chính Phủ, ông chẳng những không được nghỉ hưu mà lại được đánh giá là đủ sức khỏe và năng lực để bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh Sóc Trăng, là lúc chính sách bổ nhiệm cán bộ đã đạt đến đỉnh điểm lo sợ.

Chính TBT Nguyễn Phú Trọng, trong Hội nghị cán bộ toàn quốc về quán triệt nghị quyết đại hội XII, đã nhắc lại câu vè dân dã về phương thức bổ nhiệm cán bộ : “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”.

Đến TBT của Đảng mà còn lo ngại thì con dân làm sao không lo sợ.

NHỮNG CON “DAO PHA” LÀM NGUY ĐẤT NƯỚC

Sáng nay được tin Bộ Chính Trị phân công ông Trần Sỹ Thanh, UVTƯĐ, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn đi giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và bà Lâm Phương Thanh, UVTƯĐ, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương đi nhận chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn thay ông Trần Sỹ Thanh.

Ông Trần Sỹ Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn được 2 năm 53 ngày (29/10/2015-24/12/2017). Trước đó, ông được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang 2 năm 254 ngày (13/2/2012- 29/10/2015). Trước nữa, ông Thanh từng là Phó tổng giám đốc Kho Bạc Nhà nước rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.

Còn bà Lâm Phương Thanh từng là Bí thư TƯ Đoàn TNCS HCM khóa VII, IX. Bà được điều về làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 18/11/2011 rồi bổ nhiệm lại hồi tháng Ba năm 2017.

Theo cách điều động cán bộ của Đảng thì có thể ví ông Trần Sỹ Thanh và bà Lâm Phương Thanh là những con “dao pha” của Đảng. Tổng quát, mỗi UVTĐ là một con “dao pha”. Chức vụ lãnh đạo nào cũng đảm nhận được.

Một cách nôm na, dao pha là loại dao lưỡi lớn sắc bén đa năng. Ví người như con dao pha là nói người sắc bén toàn năng, sử dụng được trong nhiều trường hợp, đặc biệt là vào những hoàn cảnh khó khăn.

Nhưng chức vụ lãnh đạo không phải là trò đùa. Tổng thống Obama tuy xuất chúng như vậy, nhưng rất khó nói là ông sẽ làm tốt được trong vai trò tổng giám đốc của một tập đoàn kinh tế, chẳng hạn như tập đoàn dầu khí ExxonMobil.

Nay Bộ chính trị điều ông Trần Sỹ Thanh về đảm nhận vị trí quan trọng, đứng đầu PVN, thì không chỉ khó cho PVN phát triển mà còn tiềm ẩn nguy hại cho chính ông Trần Sỹ Thanh. Ông Trần Sỹ Thanh không am hiểu về kỹ thuật dầu khí, mà lại nắm trong tay nguồn tài sản sinh tiền lớn nhất của Việt Nam hiện nay thì nguy nhiều hơn an. Ông không đủ năng lực để xác định hướng đầu tư của dầu khí Việt Nam. Ông không đủ chuyên môn để đàm phán các hợp đồng khai thác dầu khí với các đối tác quốc tế. Ông Đinh La Thăng dường như tỏ ra nhiều kinh nghiệm và năng lực hơn ông Trần Sỹ Thanh, được nhiều người cho là giỏi, thế mà còn gục ngã tại chính PVN sau khi đã tàn phá ngành dầu khí Việt Nam. Ông Trần Sỹ Thanh nếu trong sạch, không tham nhũng, thì cũng khó đủ chất xám để đảm đương một vị trí hệ trọng mang lại nhiều tiền bạc như Chủ tịch ngành dầu khí Việt Nam.

Trường hợp bà Lâm Phương Thanh là cán bộ đoàn, cán bộ tuyên giáo, mà nay bổ nhiệm làm người đứng đầu tỉnh Lạng Sơn thì thật khó có cơ hội cho Lạng Sơn phát triển giàu mạnh. Nguy hơn, Lạng Sơn là tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, có các cửa khẩu quan trọng, nên là địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia và bán buôn qua biên giới, thực sự là nơi tiền tiêu đầu sóng ngọn gió. Đứng đầu Lạng Sơn phải là người giỏi. Bà Lâm Phương Thanh rõ ràng khó tương năng với vị trí người đứng đầu tỉnh trọng điểm Lạng Sơn.

Vận mệnh một tỉnh, một tập đoàn kinh tế lớn của nước nhà, không thể là vật thí nghiệm diễn tập của các cán bộ phong trào.

NHỮNG HỆ LỤY NGUY HIỂM TRONG CHÍNH SÁCH BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Không có nước nào có cách lựa chọn cán bộ lãnh đạo kỳ lạ như Việt Nam.

Những cán bộ được dự kiến cơ cấu vào UVTƯĐ (gọi là cán bộ nguồn), thường được điều động đến các tỉnh làm phó bí thư hay phó chủ tịch. Thời gian ngắn sau đó (ít tháng cho đến vài năm) là điều động đi nơi khác với chức cao hơn. Kỳ đại hội tiếp theo là cơ cấu thành UVTƯĐ.

Những cán bộ dạng này, vì biết trước là ngồi tạm để di chuyển, nên không nắm việc, không hành động. Còn địa phương thì cũng biết trước chỉ là ghế ngồi nhờ, nên không quan tâm.

Thế mà họ trở thành UVTƯĐ. Họ đương nhiên được làm bộ trưởng. Họ đương nhiên được làm bí thư tỉnh ủy, đứng đầu một tỉnh cai quản sinh mệnh hàng triệu dân.

Một con đường tiến thân khác nữa để trở thành UVTƯĐ là làm cán bộ đoàn, cán bộ tuyên giáo.

Bởi vậy, chính sách bổ nhiệm cán bộ mới dẫn đến hệ lụy nguy hiểm. Không đi vào diễn giải, xin liệt kê các hệ lụy cơ bản.

1. Không khoa học nên không chọn được người giỏi.
2. Ngồi tạm không ấm chỗ nên không nắm được việc.
3. Sợ va chạm nên không hành động.
4. Lợi dụng quan hệ ruột thịt họ hàng.
5. Thúc đẩy kẻ dưới hối lộ chạy chức.
6. Nuôi dưỡng kẻ trên tham nhũng.
7. Là con đường xây dựng thế lực, phe phái, bè nhóm.

Tại sao lãnh đạo biết những hệ lụy nguy hại của chính sách bổ nhiệm cán bộ hiện nay mà vẫn không loại trừ được?

Tại sao chỉ chữa các bệnh ngoài da mà không chữa các bệnh căn nguyên trong tâm can?

Trong 7 điểm nêu trên, quan trọng nhất là điểm số 1. Nếu đưa ra một quy trình khoa học để tuyển chọn cán bộ thì quyền lực của những người ra quyết định, cụ thể ở mức cao nhất, là Ban Bí Thư, Ban tổ chức Trung ương và Bộ Chính Trị, sẽ không còn uy lực nữa.

Nói một cách khác, quy trình khoa học tuyển chọn cán bộ sẽ loại trừ quyền lực lãnh đạo độc tôn. Quy trình khoa học tuyển chọn cán bộ không chỉ loại trừ một cá nhân, một tập thể mà cả một đảng phái.

Bởi thế đang nắm quyền lãnh đạo, không ai muốn đưa ra quy trình khoa học để loại bỏ chính mình. Ngoại trừ những bậc thánh nhân yêu nước tha thiết.

Nhưng chính sách bổ nhiệm cán bộ không chỉ ảnh hưởng đến quyền lực lãnh đạo của Đảng, mà hệ trọng hơn là nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự cường thịnh của đất nước. Đây là lúc phải đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích giai cấp.

Tiếc thay, chưa nhìn thấy thánh nhân. Số phận đất nước vì thế sẽ còn rất gian truân.

‘những bài thơ tiễn bạn … / thơ ngọc tự — http://t-van.net/ xem phim hài 18+

  những bài thơ tiễn bạn

  NGỌC TỰ

                                                                           tranh: Thanh Châu

            

tiễn bạn đi xa

thơ  VƯƠNG TÂN

Ta bay lên mặt Trăng

Ta bay lên sao Hỏa

Ta vượt tường ánh sáng

trái đất một mái nhà

Đại bàng từng sệ cánh

Nhất định phải bay xa

Từng sống sót Cổng Trời

Từng giỡn mặt Sa tăng

Từng vung bút chuyển thời

Đại bàng đâu có ngán

Uống ly rượu chia tay

Chúng ta cần hào sảng

Không phân biệt Đông Tây

Rượu hãy rót cho đầy

Và uống cho đến cạn

Đời được mấy cơn say

Bạn bè ta thất tán

Còn sống sót bao người

Hãy uống đi hào sảng

Tiễn nhau đến cuối trời

Đại bàng khi cất cánh

Cánh bay phải tuyệt vời

Nhớ nhau xi cạn chén

Rượu giang hồ phải say

Bút bạn còn nhiều mực

Ráng viết cho thật hay

  Vương Tân

[i.e. Lê Nguyên Ngư 1930 — 15/ 12/ 2015 mỹ tho/ nam bộ.] 

                                                               vương tân- hồ nam   — ảnh: gio-o.com/ 

————-

tương biệt bạn hữu

thơ ngọc tự

đi

Bạn đi cho biết chiều ngang

Cho vơi chiều dọc thênh thang đất trời 

Vật vờ sống kiếp ma Hời

Còn hơn chán vạn cuộc đời ở đây.

  Ở ĐÂY

Mắt sáng như viền vải Tây

Cố nhìn chỉ thấy cây bày cuộc chơi

Gió mưa thì hẳn tại Trời

Thắng cờ người cứ nói lời viển vông

ĐẾN ĐÓ

Bây giờ thuyền đã sang sông

Cư an xong hãy là thông thét gào

Gào lên nghĩa lớn đồng bào

Gào cho lay động muôn sao ngại gì

BAO GIỜ

Bạc đầu tiễn bạn thiên di

Ly bôi xin chúc người đi sớm về

Mai này nắng tỏ tình quê

Gặp nhau là thực đề huề sánh vai.

 [tưởng niệm] Hoàng Vũ Đông Sơn

[i.e. Hoàng ngọc Ấn 1939– 12/ 09/2014 saigon.]

TIỄN BẠN LÊN ĐƯỜNG

Người đi ừ thế cũng xong

Còn hơn ở lại mãi trông mà buồn

Cớ sao ta phải ở nguồn

Còn người sao cớ bỏ nguồn mà đi

Ờ đi đi ở khác gì

Lời là thế đó buồn thì như nhau

Cách xa một nửa địa cầu

Kẻ đau viễn xứ ngườ i sầu quê hương

Xiết tay nhau buổi lên đường

Bạn ơi nhớ nhé một phương hẹn về .

BÀI THƠ TIỄN BẠN

Đi đâu mà chẳng phải về

Về đâu mà chẳng nặng nề xác thân

Dù ngày bên Washington

Hay đêm Hà Nội cũng ngần đó thôi 

Trăm năm một cõi vòng đời

Quẩn quanh quanh quẩn kiếp người chóng qua

Tiễn nhau gửi một chút quà

Bài thơ trao tặng gọi là nhớ nhau

Bây giờ hay đến mai sau

Tình ta vẫn chẳng biển dâu xóa nhòa

Bạn đi ta ở quê nhà

Một phương trời lạnh sầu qua mấy mùa

Bùi Đức Dung

[cựu quân nhân VCNCH, làm thơ+ làm nhạc ‘a-ma-tưa ‘] (Bt)

                                   

                                           lần đi Hà Tiên vào năm 2000

                                                 trái qua: Bùi Đức Dung + Hoàng Vũ Đông Sơn

                                               + thi sĩ việt kiều Mỹ Trần Thiện Hiệp + Thế Phong

                                                                (ảnh : Lữ Quốc Văn.)

                                                                         (Bt)

SÔNG NÚI CÓ CHẠNH LÒNG

Bạn hữu năm ba đứa

Giờ tứ tán khắp nơi

Đi tìm miền đất hứa

Đi trốn khổ cuộc đời

Buổi sáng trời đón bão

Mây tới quán, âm u

Tao nghe lòng chao đảo

Ngoảnh mặt ngó mây mù

Bao thằng đã vĩnh biệt

Bây giờ mày chia ly 

Tao ngồi đây heo hút

Lời núi nói những gì

Mai này mày xa núi

Mai này mày cách sông

Mang thân đời trôi giạt

Sông núi có chạnh lòng

Trăm ngõ đời đất khách

Vạn nẻo đường bủa vây

TRong tận cùng lau lách

Túi nhỏ có đong đầy

Hơn nửa đời đất chở

Hơn nửa đời trời che

mày đi tao bỡ ngỡ

Nghe lạnh gió đông về

Mày đi vào mùa lạnh

Gió bấc lùa heo may

Mày có nghe cô quạnh

Trong chất chứa lòng đầy

Mày ra đi mùa đông

Mùa nước nổi lìa đồng

Tao không nghe bìm bịp

Gọi nước lớn về sông.

VẤP NỖI QUÊ HƯƠNG

Trương buồm cưỡi gió ra khơi

Cô thân vượt thoát bến đời trầm luân

Mày đi tìm hái nụ xuân

Bạn bè ở lại trong luân hồi này

Tao nghe một chút cay cay

Đời người có được mấy ngày mày ơi

Bọn mình sao mãi cứ vơi

Sinh ly tử biệt trùng khơi dặm về

Trượt dài theo những cơn mê

Tự thân rồi cũng một bề quạnh đơn

Âm ba của một tiếng đờn

Mang chỉ một nỗi oán hờn bay xa

Tặng mày một giọt mặn, và

Tình quê nghĩa bạn làm quà mang đi

Ừ đi vì mày phải đi

Tao nghe như mất chút gì ở đây

Đời thường với những bủa vây

Làm sao túi nhỏ đựng đầy tháng năm

Tháng năm đầy đọa đứng nằm

Tháng năm cội phúc trăng rằm tuổi thơ

Tháng năm đổ lệ mong chờ

Đạn bom ngưng tiếng đôi bờ Hiền Lương

Mày đi vấp nỗi quê hương

Mang thân đậu bạc đon trường mày ơi.

ÔNG LÁI BỎ THUYỀN

Giá như mày chẳng đi đâu hết

Bạn bè dăm đứa vẫn còn nguyên

Vẫn biết dòng đời tuôn chảy mãi

Mày đi như ông lái bỏ thuyền

Phận lục bình trôi cứ phải trôi

Trôi theo con nước trôi theo hồi

Sáng ròng chiều lớn hai đầu chảy

Sóng vập vồ cô phận nổi trôi

Cánh chim xa rừng xa núi sông

Tiếng kệu ai oán đến đau lòng

Lá lià xa cội thân đất khách

Vọng quốc phương nào ngoảnh mặt trông

Không biết những dòng sông bên ấy

Lục bình có theo con nước trong

Có chăng khúc nhạc côn trùng tấu

Để nhớ quê hương lúc chạnh lòng

Nơi đó làm sao có khói chiều

Có dòng nước bẩn của kênh Nhiêu (*)

Có mùi cống rãnh trên đường phố

Để nhớ đừng quên đã khổ nhiều

Tao mày ở cạnh con đường sắt

Còi tàu tuổi trẻ vọng âm xa

Nửa đêm thức giấc tưởng lang bạt

Đang ở nơi đây cũng nhớ nhà

Thuở nhỏ vẫn mơ giang hồ vặt

Những chiều quanh quẩn giữa sân ga

Bỗng dưng hụt hẫng như khách muộn

Ngơ ngẩn nhìn  theo chuyến tàu qua

Bạn hữu chia ly thêm một đứa

Bao lâu mới được ọi nghìn trùng

Xa lắc nẻo về ngày tương ngộ

Tiếng còi thuở nhỏ vẫn còn chung.

[tưởng niệm ] Tô Duy Khiêm

—–

*   kênh Nhiêu Lộc

ngọc tự

http://t-van.net//p=34163

                              

                                một đoạn đường của kênh Nhiêu Lộc hôm nay  [sạch,  đẹp, nước trong xanh]

                                                                                     (hình ảnh : báo Lao Động)

                                                                                             (Bt  thêm vào)

                                                                =============
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com