Chính trị là gì

Chính trị và “politics” những tư duy trái ngược Đông – Tây

Đang đọc Chính trị bình dân của cô Đoan Trang, tuy nhiên ngay từ đầu đề đã bắt gặp phải mấy khái niệm khó có thể “bình dân” cho hết, tôi cứ tạm cắt đặt thế này.

Chính trị bình dân nghĩa là Đơn giản hóa, bình dân hóa một số khái niệm chính trị cơ bản – Hông có nghĩa là Chính trị dành cho bình dân. Nó kiểu kiểu như trong thơ có “trẻ con bớt ghẻ cụ già lành ho” hay “nhà thơ cũng phải biết xung phong” vậy.

Tuy nhiên trước đó lại có khái niệm Chính Trị – Đây mới là gút mắc lớn, mà tư duy Đông – Tây lại rất khác biệt qua từng con chữ.

Chính trị, nguyên gốc là Hán – Việt. Chính (政) – ngay thẳng, sửa lại cho đúng; trị (治) việc đương làm, trái nghĩa với loạn (亂). Chính trị được Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển chú giải: những việc sắp đắt được thi hành để sửa trị một nước.

Từ điển Thiểu Chỉu chú giải Chính – Chánh (政) là: 1. Làm cho chánh, người trên chế ra phép tắc luật lệ để cho kẻ dưới cứ thế mà noi gọi là chinh. 2 : Việc quan (việc nhà nước). Như tòng chánh 從政 ra làm việc quan, trí chánh 致政 cáo quan.

Trị (治): Sửa, trừng trị…

Vậy Chính Trị theo đúng tinh thần Đông Á thì không dành cho đại đa số người dân. Đới là việc của quân tử – thấm nhầm Minh Minh Đức, tân dân – Chỉ ư chí thiện.

Rất đúng với tinh thần Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý xã hội, làm chủ nhân dân. Việc Chính Trị chỉ có thiên tử (TBT) và đám bề tôi 4 triệu Đảng viên là có can dự, hoàn toàn không liên quan đến nhân dân anh hùng. Nhưng họ có chính hay không, có trị hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Trong khi đó, trong tiếng Anh “politics” được hiểu tương đương với từ Chính trị. Đoan Trang chú giải rồi politics = “chuyện của thành bang”, “những gì liên quan tới thành bang”.

Trái với Phương Đông, văn minh Hy Lạp được nói đến như một nền văn minh dân chủ. Athens là thành trì của dân chủ với việc tất cả các nam công dân tự do của thành bang này đều có quyền tham gia bỏ phiếu, quyết định những công việc hệ trọng của bang, hoặc bỏ phiếu bầu cử Chấp chính quan.

“Politics” tuy tương ứng với từ Chính trị trong tiếng Hán Việt nhưng bản chất khá khác nhau. Một đàng Chính Trị chỉ dành cho những kẻ sinh ra đã được ban quyền và có khả năng tham gia trị lý quốc gia. Một đàng đó là công việc chung của mọi công dân tự do trong một thành bang.

Cắt nghĩa nguyên ủy sâu xa như vậy để thấy rằng “Chính trị bình dân” nhưng thực chẳng “bình dân” chút nào nhất là khi động vào căn cốt Á – Đông. Chẳng phải đương nhiên mà để khai sáng nước Nhật, Fukuzawa Yukichi dứt khoát ra tuyên ngôn Thoát Á, thoát ra khỏi những tồn đọng, bẩn thỉu của văn hóa Á Đông để bơi nổi hưởng lạc cùng văn minh phương Tây.

Bình luận về bài viết này