Cho nông dân vay vốn sản xuất – trò lừa của thế kỷ

Cho nông dân vay vốn sản xuất – trò lừa của thế kỷ

Không có gì được ca ngợi nhiều hơn là sự hào phóng của chính phủ, một chính trị gia như Hồ Chí Minh dù có gây ra cái chết cho bao nhiêu người đi nữa vẫn được bao biện rằng ”dù sao mục đích cũng là tốt” trong cải cách ruộng đất.

Bước sang thời đại kinh tế thị trường chế độ này rất biết xoa diệu sự nổi dậy của bần nông, tầng lạc hậu dễ bị dụ dỗ của xã hội. Và dĩ nhiên chế độ cũng không có ý muốn xóa bỏ sự lạc hậu này.

Ngộ nhận về sự hào phóng của chính phủ là một trong những ngộ nhận sai lầm nhất trong kinh tế. Hãy ví dụ chúng ta có hai người nông dân A và B. Anh A là người có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, anh B thì không có gì. Hai anh đi vay vốn theo diện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, một chương trình có vẻ đầy nhân văn ? Nó không phải một chương trình từ thiện phong trào chỉ tặng con cáo mà không cho cần câu, những điều kiện cho vay thì đơn giản, dễ dàng.

Vấn đề là sự hào phóng của chính phủ chỉ có thể đến từ tăng thuế, lạm phát (một kiểu tăng thuế thầm lặng), nợ công, độc quyền ngành ngân hàng hoặc nâng lãi suất cho vay, vì B là một anh nông dân thiếu kinh nghiệm, các qũy cho vay tín dụng nhà nước do đó phải tăng lãi suất cho vay như một chi phí phòng trừ rủi ro. Thực trạng này không chỉ riêng gì ngành nông nghiệp nếu chúng ta nhìn vào mặt bằng lãi suất tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế ”bị” thụ hưởng sự hào phóng của chính phủ. Người chịu thiệt thòi là những như anh A, khi phải chịu lãi suất cao hơn, sẽ có ít hơn những mảnh đất, những chiếc máy cày, những hạt giống được tiêu thụ, dẫn đến anh A tạo ra ít lợi nhuận cho bản thân và thặng dư hơn cho xã hội nói chung.

Điều này dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn, thay vì để các qũy tư nhân quyết định trao tín dụng cho người biết cách sử dụng nó tốt nhất. Việc hỗ trợ vay vốn sản xuất tạo điều kiện cho người nông dân lơ là với thị trường, vì có nguồn tín dụng dồi dào do chính phủ cấp, họ mang tâm lý đầu cơ để chờ thời điểm bán với giá tốt nhất dẫn đến tình trạng được mùa mất giá thay vì phải cho nguồn vốn luân chuyển nhanh để trả đúng kỳ hạn các khoản vay với những quy định hà khắc từ những quỹ tín dụng tư nhân. Đây là một hệ quả nguy hiểm khi mà nguồn vốn vay từ nhà nước giữ người dân ”ra khỏi” thị trường thay giúp họ tham gia ”vào”’ thị trường.

Vì trong trường hợp này chính phủ được xem như một người cấp vốn, họ cũng có nhu cầu mở ra các lớp huấn luyện để yên tâm một phần rằng con nợ của mình có đủ kiến thức trồng trọt để có khả năng hoàn trả lại một phần khoản tín dụng đã vay và chính phủ cũng có thể tiêu chuẩn hóa các loại thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, các phương pháp sản xuất của riêng mình. Vấn đề là nó tạo ra một ”cộng sự” độc tài người muốn mọi thứ phải theo ý mình một cách khuôn mẫu và cứng nhắc, dẫn đến xảy ra những câu chuyện người nông dân bị tịch thu phát minh tự chế, một số phương thức canh tác phi chính thống hay du nhập từ nước ngoài bị cấm dù lợi hại còn chưa được kiểm chứng. Điều đó khiến ngành nông nghiệp Việt Nam lạc hậu và thiếu sáng tạo, nông sản phẩm chất thấp, quyền tư hữu và chất xám của người nông dân không được coi trọng so với mấy ông chiu ra từ lò luyện tiến sĩ.

Đó là vì sao nông nghiệp thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam và Trung Quốc thất bại hoàn toàn so với nông nghiệp tư nhân của Mỹ, chỉ 2% dân số Mỹ tham gia vào lĩnh vực này nhưng ngành nông nghiệp của họ là nông nghiệp công nghệ cao, diện tích nông trại trên quy mô lớn chứ không nhỏ lẻ vài chục, vài trăm hecta. Nông nghiệp là thế mạnh của các nước đang phát triển, ở Việt Nam đây là lĩnh vực duy nhất tạo ra thặng dư, nhưng gần đây chỉ số này thậm chí còn có phần đi xuống. Bạn có thể phản bác bằng cách đưa ra vài cá nhân thành công nhờ nông nghiệp, đó là những con người may mắn có nguồn vốn từ gia đình, chất xám, sự chăm chỉ và sáng tạo nhưng điều đó không thể chối bỏ sự thật phần lớn nông dân Việt Nam có mức sống thấp hơn nông dân Thái Lan, các chương trình nông thôn mới được thừa nhận là thất bại toàn tập.

Bình luận về bài viết này