xem phim hài 18+

Sức Mấy

Mùi cộng sản

 

Nguyễn Ngọc Lan qua đời tại Sài Gòn lúc 6 giờ 15 ngày 26/2/2007. Khi còn sống, Nguyễn Ngọc Lan mang khá nhiều danh hiệu: linh mục, giáo sư, nhà văn, nhà báo, nhà đối lập, nhà tranh đấu. Ngoài ra, phía cộng sản còn gọi ông là nhà “xung kích”. Vì ông có quá nhiều danh hiệu, sợ lầm lẫn trong khi sử dụng, nên trong bài này, Sức Mấy chỉ gọi ông bằng tên không.

Vào đầu thập niên 70, qua báo Đối diện  của linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan chống Mỹ và chống Thiệu rất hung hãn, đồng thời công khai đề cao cộng sản. Chẳng hiểu cảnh sát của ông Thiệu bấy giờ có biết Nguyễn Ngọc Lan vẫn thì thụt vào bưng gặp cộng sản không? Nếu không biết thì thật đáng trách, vì thời đó, chính quyền ông Thiệu đã làm luật hạn chế tự do báo chí, với lý do đề phòng cộng sản xâm nhập làng báo. Riêng Sức Mấy không hề biết những liên hệ bí mật của ông với cộng sản. Chỉ biết những hoạt động chống đối ngoài mặt, và lập trường thân cộng qua những bài báo của ông.

Làm báo ở Sài Gòn khoảng 40 năm trước, đôi khi rơi vào tình trạng rất khó xử. Những bài báo nặng tình người, yêu đất nước, với những lý luận sắc bén chống Mỹ chửi Thiệu của Nguyễn Ngọc Lan, đọc rất “đã”, nhưng không thể nuốt trôi những ý ngầm đề cao cộng sản rải rác khắp nơi. Tuy vậy, nếu chỉ trích Nguyễn Ngọc Lan, lại có thể bị coi là bồi Mỹ, hay gia nô của Thiệu. Nhưng đến khi Nguyễn Ngọc Lan và Phan Khắc Từ dùng cả nhà thờ Vườn Xoài để hội họp, hoan hô đả đảo ngay trước cung thánh, và đồng hoá việc làm của mình với việc làm của Chúa, gọi việc mình bị kiện ra toà là “Chúa sắp vác chiếu ra toà”, thì chẳng đặng đừng, cũng phải lên tiếng. Chuyện cũ, Sức Mấy đã quên hẳn. Cho đến khi Nguyễn Ngọc Lan gần và sau khi qua đời, nhờ tác giả Nguyễn Văn Lục  viết trên Đàn Chim Việt , mới có dịp nhớ lại. Nguyễn Ngọc Lan đã gọi Sức Mấy là kẻ lỡ tàu.

“Chỉ có ông Sức Mấy nào đó trong Chính Luận  đã ra công chỉ trích vài chi tiết bên lề mà còn làm một cách không mấy nghiêm chỉnh, như sau đó LM Trương Bá Cần đã từng có dịp chứng minh cẩn thận. Vả lại với thời gian, hẳn chính ông Sức Mấy cũng thừa liêm sỉ để thấy mình lỡ tàu như thế nào và đã làm thinh. Nhưng khi ông Sức Mấy này lỡ tàu, thì một cách bất ngờ, ông bỗng nhiên lại trở thành vị lãnh đạo anh minh cho cả một thứ phong trào báo chí Công giáo thi nhau chạy theo đả kích tám LM vô phúc.” (Nguyễn Văn Lục – bài đã dẫn – Trích trong Cho cây rừng còn xanh lá  của Nguyễn Ngọc Lan, trang 40, nxb Đại Nam).

Nhưng lỡ tàu đi đâu?

Nếu là con tàu cộng sản tiến lên xã hội chủ nghĩa, quả thật Sức Mấy đã lỡ tàu. Nguyễn Ngọc Lan kịp tàu. Trong bài điếu Nguyễn Ngọc Lan  đăng trên báo Thanh Niên  ngày 26-2, Trần Bạch Đằng nhắc lại chuyện cũ:

“Trong đợt 1 Tết Mậu Thân 1968, tại Sở Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Tiền Phương Nam, nhân tiếp một số trí thức, trong đó có anh. Súng còn nổ, chiến tranh đang vào thời điểm ác liệt, anh vẫn đến Sở Chỉ huy của chúng tôi, hoá trang như dân thường để lọt qua vòng kiểm soát của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tại cuộc gặp mặt đó, chúng tôi trao đổi các mặt của cuộc chiến tranh cách mạng và tôi tìm thấy ở anh một thái độ chân thành, cởi mở đối với cuộc kháng chiến do Mặt trận Dân tộc Giải phóng lãnh đạo”. [1]

(Trong điếu văn mà Trần Bạch Đằng vẫn không thành thật với Nguyễn Ngọc Lan: Cuộc chiến Mậu Thân 1968 đâu phải là “cuộc kháng chiến ”, cũng chẳng “do Mặt trận Dân tộc Giải phóng lãnh đạo ”).

Trần Bạch Đằng cho biết tiếp: “Từ năm 1968 cho đến 30.4.1975, Nguyễn Ngọc Lan trước sau vẫn có mặt trong đội ngũ xung kích của những người yêu nước tại thành phố”.

Không lỡ tàu, nhưng khi con tàu tới bến vào năm 1975, mặc dù đã dùng cả chữ nghĩa Thánh Kinh để tung hô “Tin mừng ngày giải phóng”, Nguyễn Ngọc Lan vẫn bị đạp khỏi tàu. Trần Bạch Ðằng đã chỉ coi Nguyễn Ngọc Lan có mặt trong đội xung kích từ 68 đến 75. Kịp tàu mà bị đạp khỏi tàu, còn tệ hơn lỡ tàu.

Cũng phải thẳng thắn nói rằng, Nguyễn Ngọc Lan bị đạp khỏi tàu, vì ông là người có liêm sỉ, biết mình lên lầm tàu, nhưng không chịu làm tôi mọi cho chủ tàu. Dưới thời Việt Nam Cộng hoà, được hưởng chút tự do, ông chống Mỹ, chống Thiệu tới nơi tới chốn. Sống với cộng sản, không có tự do, ông chống ít hơn. Đó là lẽ tuỳ thời. Chẳng nên trách ông bên trọng bên khinh. Có những kẻ cũng lên lầm tàu như ông, rồi cúi mặt làm tôi đòi để kiếm ăn, lũ đó mới đáng khinh.

Lúc đầu, Nguyễn Ngọc Lan cũng được cộng sản cất nhắc: Tháng 9 năm 1975, ông được cho tham dự một phái đoàn 25 người từ miền Nam ra Hà Nội, tham quan Hội nghị Hiệp thương Thống nhất. Khi về, thay vì nhắm mắt ca tụng thiên đàng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, ông viết bài “Hà Nội tôi như thế đó”. Có đỉnh cao trí tuệ đánh một dấu huyền vào chữ “tôi”, rồi kết tội ông đã chửi xỏ chế độ. Thế là tin mừng ngày giải phóng biến thành tin buồn. Rồi chuyện nọ kéo tới chuyện kia. Tờ báo Đối diện  là cái loa cho ông chống đối thời quốc gia, được đổi thành Đứng dậy  thời cộng sản, cuối cùng cũng chết đứng.

Dầu sao, trước khi bị thất sủng, Nguyễn Ngọc Lan cũng đã gây được nhiều cảm tình đối với đám lãnh đạo cộng sản. Họ để ý săn sóc ông khi còn dùng được ông. Trong điếu văn ngày ông chết, Trần Bạch Đằng cho biết: “Anh đặt vấn đề ‘ông Thiệu phản đối khẩu hiệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng chống Mỹ cứu nước thì tôi hiến cho ông ấy một khẩu hiệu khác phù hợp hơn: chống nước cứu Mỹ’. Sau này, tôi thỉnh thoảng viết về phong trào Sài Gòn, tôi nhắc lời ấy của anh với tất cả khâm phục. Tôi nhớ, ở chiến khu, Bí thư T.Ư Cục – anh Phạm Hùng có lần bảo tôi chú ý bảo vệ Nguyễn Ngọc Lan, nghe đâu ông đi lại bằng một chiếc xe gắn máy cũ kỹ, rất dễ bị ám hại”.

Các nhà lãnh đạo cộng sản e ngại cho tính mạng của Nguyễn Ngọc Lan. Họ sợ rằng vì ông chống chính quyền Sài Gòn, mà chỉ di chuyển bằng một xe máy cũ kỹ, ông có thể bị thanh toán dễ dàng, như trong một vụ đụng xe xếp đặt. Nhưng Đảng đã quá lo xa. Trước khi Sài Gòn bị đổi tên, Nguyễn Ngọc Lan không hề bị đụng xe. Cũng chẳng hề bị bắt hay bị quản thúc tại gia. Chỉ mới bị kiện, ông đã hô hoán lên “Chúa sắp vác chiếu ra toà”! Nhưng khi cộng sản thấy ông đã thuộc loại hết xài, họ biết ngay sẽ phải “săn sóc” ông như thế nào. Ông bị quản chế tại gia năm 1990. Cứ chịu ở yên trong nhà, chắc ông đã không bị đụng xe. Nhưng ông lại đi ra ngoài, nhất là đi đưa đám một người chống chế độ, nên suýt chết vào năm 1998. Bản tin của hãng AFP về vụ này, đã được đài phát thanh Veritas Asia loan đi từ Phi Luật Tân , vào ngày 7 tháng 5 – 1998, nguyên văn như sau:

Linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan bị mưu sát?

(AFP 7/5/’98) – Việt Nam (Hà Nội) – Hãng thông tấn AFP trong bản tin gửi đi từ Hà Nội vào thứ Năm 7/05/98 cho biết, Linh mục Chân Tín và người bạn là Nguyễn Ngọc Lan đã bị thương trong một tai nạn giao thông, trên đường đi dự đám tang của ông Nguyễn Văn Trấn, một cán bộ lão thành của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Cha Chân Tín bị thương ở chân và tay trong khi ông Nguyễn Ngọc Lan bị nứt sọ.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AFP, cha Chân Tín kể lại rằng xe gắn máy của cha đang chạy thì có một chiếc Honda khác chạy tới và kẻ lạ mặt trên xe đã đạp vào tay cầm xe của cha gây nên tai nạn. Cha Chân Tín nói như sau: “Ðây là một vụ mưu sát hay là cảnh cáo thì chưa rõ, nhưng xem ra thì có người không muốn chúng tôi đến dự đám tang của anh Bảy Trấn”.

Ông Nguyễn Văn Trấn là một cán bộ kỳ cựu của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ông qua đời hôm thứ Sáu 1/05/98 hưởng thọ 84 tuổi. Ông cũng là tác giả của cuốn sách mang tựa đề  Viết cho mẹ và Quốc hộitrong đó ông kêu gọi nên có những cải cách dân chủ tại Việt Nam. Vì cuốn sách này, ông xém bị trục xuất khỏi Ðảng Cộng sản. Cũng trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AFP cha Chân Tín cho biết ông Bảy Trấn là một người bạn rất thân của cha vì hai người có những quan điểm giống nhau, cả hai đều tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, một điều mà Ðảng Cộng sản Việt Nam không ưa thích gì cho lắm. Cha Chân Tín đã từng bị giam tại gia từ năm 1990-1993 vì đã lên tiếng kêu gọi Ðảng Cộng sản Việt Nam thống hối vì những thành tích vi phạm nhân quyền. Cha cũng nhấn mạnh rằng cho đến giờ, nhà cầm quyền vẫn duy trì áp lực đối với cha và các hoạt động của cha đều bị giới hạn.

Nguyễn Ngọc Lan chẳng những không lỡ tàu, bản tin trên cho thấy, hình như Đảng còn xếp đặt chu đáo cho ông đi chuyến tàu suốt. Vậy mà ngày ông chết, Trần Bạch Đằng vẫn cố chứng tỏ ông từng là người có công với Đảng. Cùng với điếu văn, Trần Bạch Đằng đã cho đăng lại một bài báo của Nguyễn Ngọc Lan trên tờ Tin sáng  từ ngày 27-8-1971. Trong bài “Chống Mỹ cứu nước ‘như’ người Việt cộng sản?”, Nguyễn Ngọc Lan đã công kích những ai thường chỉ trích luận điệu hay việc làm của người này người kia là “sặc mùi cộng sản”. Công kích những người chống cộng, rồi đề cao cộng sản một cách rất khéo. Ông viết:

“Nói chuyện ‘sặc mùi cộng sản’ thì nhiều lắm, kể sao cho xiết. Anh này sặc mùi cộng sản. Cuốn sách kia sặc mùi cộng sản. Tờ báo nọ sặc mùi cộng sản. Cuộc hội họp này nữa, vụ tranh đấu kia nữa đều sặc mùi cộng sản.

Nhưng trong quảng đại quần chúng đố ai mà biết được cái mùi cộng sản nó như thế nào. Quảng đại quần chúng vốn không phải là một bầy chó săn của đế quốc Mỹ. Phúc đức cha ông còn để lại cho dân mình là ở đó.

Rất khó mà biết cái mùi cộng sản nó như thế nào. Nhưng quảng đại quần chúng thì biết khá chắc chắn cái gì thường không bị mang tiếng là sặc mùi cộng sản. Thuốc phiện chẳng hạn, không hề có mùi cộng sản. (…) Buôn lậu không sặc mùi cộng sản. Hối lộ, tham nhũng không sặc mùi cộng sản”.

Năm 1971, Nguyễn Ngọc Lan chưa biết mùi cộng sản, đã say mê cộng sản như người tình mới gặp, tưởng cộng sản đẹp như thiên thần, không nghiện ngập, không buôn lậu, không tham nhũng. Nhưng chẳng cần phải là chó săn của đế quốc Mỹ mới có thể đánh hơi được mùi cộng sản. Chỉ sau một thời gian ngắn sống với cộng sản, ông đã vỡ mộng. Ông không còn báo để chửi chế độ, như ông đã làm trước năm 75. Chỉ còn cách chửi cho mình nghe, bằng lối viết nhật ký . Nhưng cũng phải khéo léo, nói xa xôi. Ông phải mượn miệng người Thượng để mô tả nếp sống mới của người Kinh, dưới chế độ mới xã hội chủ nghĩa: “Người Thượng trên đó bây giờ bảo nhau: Người Kinh bây giờ giống như người Thượng mình rồi, sáng sớm cũng kéo nhau đi làm rẫy. Còn người Thượng mình vẫn giống như… khỉ.”

Chứng kiến người cộng sản hối lộ, tham nhũng, nhưng gọi là “quà biếu trên mức tình cảm”, Nguyễn Ngọc Lan đã nói thẳng… trong nhật ký: “Tại sao người ta phải né tránh, không dám gọi đích danh sự việc, chẳng hạn: kẻ nhận và đưa hối lộ”. Cuối cùng, Nguyễn Ngọc Lan cũng đã có đủ can đảm, vượt ra ngoài giới hạn những trang nhật ký kín đáo của mình, nói toạc cho mọi người nghe, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh hải ngoại , về lối sống của người dân trong nước: “Không sống lương thiện theo kiểu tư sản thì sống theo lối cộng sản thì tham nhũng hối lộ. Thì triệu phú, tỉ phú”.

Được nghe kể về buổi nói chuyện sôi nổi của Dương Thu Hương năm 1990, Nguyễn Ngọc Lan tiếc rẻ: “Tôi mà có mặt hôm đó e rằng khó tránh được lên tiếng hỏi Dương Thu Hương: ‘Những kẻ mù lôi thiên hạ về hướng thiên đường mù đã đành rồi, nhưng chị nghĩ sao về những gã chưa đến nỗi mù mà vẫn nhắm mắt đi theo đỡ gậy cho những kẻ mù?’” Nếu Sức Mấy là Dương Thu Hương, thì đã trả lời rằng “Anh cũng là người chưa đến nỗi mù mà đã từng nhắm mắt đi theo đỡ gậy cho những kẻ mù. Anh biết quá rồi, còn hỏi làm gì nữa?”

Sau khi ca tụng cộng sản không thuốc phiện, không buôn lậu, không tham nhũng, Nguyễn Ngọc Lan viết: “Đừng ai bảo tôi là từ lâu rồi những bài báo tôi viết như ngay cả bài báo hôm nay đây ‘đều được đài phát thanh Hà Nội và Mặt trận khai thác’. Chỉ có một điều đáng tôi quan tâm là đã viết hay chưa một dòng chữ nào khiến phải thẹn với tiền nhân mà ruột gan đã gắn liền vào đất nước này và để rồi một tháng sau, một năm sau, mười năm sau không còn dám đọc lại trước mặt anh em, bạn bè, đồng bào của mình”.

Không phải một tháng sau, một năm sau, hay mười năm sau; ba mươi lăm năm sau, ông chết rồi, cộng sản vẫn còn đem bài ông viết ra khai thác. Nhưng Trần Bạch Đằng đã khai thác bài của ông với mục đích gì khi ông vừa nằm xuống? Đem xác chết của ông để trang trí cho chế độ? Muốn giết ông lần thứ nhì, bằng cách dùng văn ông để chứng minh ông chỉ là một trí thức ngây thơ? Nếu khi còn sống, ông “không dám đọc lại trước mặt anh em, bạn bè, đồng bào của mình” những dòng chữ “khiến phải thẹn với tiền nhân”, thì khi ông chết, Trần Bạch Đằng đem bài của ông ra cho cả nước đọc, để mọi người thấy “Nguyễn Ngọc Lan như thế đó”. Hay Trần Bạch Đằng muốn mượn lời Nguyễn Ngọc Lan để chửi xéo chế độ? Đem những lời lẽ mạnh như khẩu hiệu: “Buôn lậu không sặc mùi cộng sản. Hối lộ, tham nhũng không sặc mùi cộng sản”, đặt giữa một chế độ mà ai cũng biết: nếu không tham nhũng hối lộ, không phải là cộng sản, thật là một bức tranh tương phản ngoạn mục. Hay Trần Bạch lẩm cẩm, tưởng dùng ông lần chót để làm đẹp chế độ, ai ngờ làm trò cười cho thiên hạ.

Sau khi đọc bài “Miền đất lạnh ” của Nguyễn Văn Lục viết về Nguyễn Ngọc Lan trên Đàn Chim Việt (24-2-07), có độc giả Nguyễn K. (USA) góp ý như sau:

“Chúc ông linh mục Nguyễn Ngọc Lan sớm về nước Chúa và nên ở đó mãi mãi với Chúa. Mong ông đừng bao giờ trở về làm con người nữa.

Mặc dù dạo sau này ông đã thức tỉnh nhưng thử hỏi trong suốt thời kỳ chiến tranh ông đã gián tiếp trách nhiệm bao nhiêu thân xác của Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã gục xuống ở chiến trường để bảo vệ cho ông được quyền đâm sau lưng chiến sĩ?

Ông ta không phải chỉ làm hại thân ông nhưng ông đã làm hại đến xương máu của biết bao nhiều người khác trên chiến trường. Ông ta có bao giờ biết chuyện đó không?

Tôi không ghét những người bên kia chiến tuyến vì ít nhất họ là địch và họ có đủ mọi quyền là kẻ địch. Đặc biệt tôi tôn trọng tất cả địch thù nào đã từng có đủ can đảm đối diện trên chiến trường. Tôi xin thành thật cúi đầu trước những vong linh của những người đã nằm xuống trên chiến trường bất luận bên nào.

Tôi lại càng kính phục hơn những người cộng sản hay bất cứ một người nào trước đây ở miền Bắc đã thấy được sự sai lầm của cộng sản và phản tỉnh. Đối với tôi, đó là những người có trí tuệ cao, ‘rất cao’!

Trái lại tôi rất khó quên và tha thứ được cho những ai đã sống ở miền Nam tự do. Họ đã ăn bám trên xương máu của những thanh niên đang bảo vệ tự do nhưng họ chỉ chực đâm sau lưng chiến sĩ dù họ đã phản tỉnh. Tại sao?

Giản dị thôi. Tội phản quốc là có thể lên đến tử hình. Pháp luật nào cũng vậy thôi…”

Qua bài “Lựa chọn chính trị (2): của tất cả và từ tất cả, qua chuyện đối lập ” trên talawas ngày 17-3-2007, tác giả Hoằng Danh cũng viết: “Việt Nam Cộng hoà, do hành xử dân chủ, đã tạo những điều kiện dân chủ cho những lực lượng phản dân chủ triệt tiêu mình!”

Việt Nam Cộng hoà có luật cấm liên lạc với cộng sản. Nếu bị bắt với đủ bằng cớ vào bưng liên lạc với Trần Bạch Đằng, theo luật định, Nguyễn Ngọc Lan khó tránh bị án nặng. Chúa không chỉ vác chiếu ra toà, mà còn bị nằm khám. Nhưng an ninh đã không bắt được ông. Thành ra, không nên cáo buộc ông về tội hình. Vậy, chỉ còn “tội đâm sau lưng chiến sĩ” bằng ngòi bút.

Có thể nhiều người không đồng ý, nhưng riêng Sức Mấy cảm thấy miền Nam nên hãnh diện về việc đã nuôi dưỡng, và bảo vệ những người như Trịnh Công Sơn hay Nguyễn Ngọc Lan. Họ đã không góp công, và rất có thể còn góp phần làm trở ngại cuộc chiến giữ miền Nam. Nhưng sự có mặt của họ tại miền Nam, khiến cho sự hy sinh của các chiến sĩ có ý nghĩa. Đó là sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Khác biệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa. 

Nguồn:  Thế giới Ngày nay , Wichita, Kansas, số 197, tháng 3 & 4, 2007

[1] Trần Bạch Ðằng, “Tiễn biệt anh, anh Nguyễn Ngọc Lan”, Thanh Niên  26/02/2007: http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/2/27/182964.tno
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Nhà văn Thuận và Lê Ngọc Mai từ chối giải thưởng HNV Hà Nội 16:24 10/12/2017 2  Tác phẩm “Ngôn từ” của Jean Paul Sartre nhận số phiếu bầu cao nhất để nhận giải văn học dịch nhưng hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai đã từ chối nhận giải.

Sáng 10/12, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia diễn ra lễ trao giải Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017 và lễ kết nạp hội viên. Giải thưởng văn học dịch trao cho tác phẩm dịch Búp bê  của Boleslaw Prus, do Nguyễn Chí Thuật chuyển ngữ.

Nhà văn Thuận – dịch giả cuốn Ngôn từ   cảm  ơn nhưng từ chối nhận giải thưởng. Ảnh: FB nhân vật. Trong bản báo cáo về Giải thưởng cho thấy, cuốn Ngôn từ  của Jean Paul Sartre do hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai chuyển ngữ đáng ra nhận giải ở hạng mục này. Ở lần xét giải thứ nhất, Hội đồng chung khảo của giải bình chọn duy nhất tác phẩm Ngôn từ  được 6/8 phiếu bầu (75%), đủ điều kiện xem xét trao giải thưởng văn học dịch năm 2017. Ba cuốn khác qua vòng sơ khảo đều không đạt phiếu quá bán ở vòng chung khảo.   

Nhưng cũng theo văn bản này, vì “lý do cá nhân”, hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai cảm ơn, nhưng từ chối nhận giải. Cả hai dịch giả đều đang định cư tại Pháp.

Do hai dịch giả từ chối giải, nên Hội đồng chung khảo họp xét giải lần hai, tập trung vào cuốn Búp bê  mà ở lần xét lần thứ nhất, một số ý kiến của Hội đồng nhấn mạnh. 

Búp bê  là tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Boleslaw Prus, người Ba Lan. Búp bê  tuy ra đời từ thế kỷ 19 nhưng giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cuốn sách vẫn còn nguyên ở thời điểm hiện nay.

Đặc biệt về mặt nghệ thuật, Búp bê  được coi là tác phẩm đoạn tuyệt với chủ nghĩa lãng mạn, đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực của văn học châu Âu. Đây là tác phẩm có dung lượng lớn (2 tập, mỗi tập trên 600 trang khổ lớn), đã được dịch giả Nguyễn Chí Thuật dịch công phu trong một thời gian dài, chất lượng bản dịch bảo đảm tính chính xác và tinh thần của nguyên tác. 

Cuối cùng, giải thưởng văn học dịch trao cho dịch giả Nguyễn Chí Thuật với tiểu thuyết Búp bê .

Các tác phẩm đạt giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2017. Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội là giải văn chương uy tín của Việt Nam, trao thường niên. Qua một năm gián đoạn, tới 2017, giải chính thức trao cho ba tác phẩm: tiểu thuyết 6 ngày  của Tô Hải Vân (hạng mục văn xuôi), tác phẩm Trang sách mạch đời  của nhà văn Phạm Khải (hạng mục lý luận phê bình), tác phẩm dịch Búp bê  của dịch giả Nguyễn Chí Thuật (hạng mục dịch thuật). Mùa giải năm nay, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định trao Tặng thưởng Tác phẩm đầu tay cho Hồi ức lính  của Vũ Công Chiến. 

Ngôn từ  là tự truyện của nhà văn, triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre, người từ chối giải Nobel Văn học năm 1964. Cuốn tự truyện không có những hoài niệm ngọt ngào hay ngậm ngùi, cay đắng như thường thấy.

Ở Ngôn từ , tác giả phân tích, mổ xẻ, giải mã tuổi thơ của mình bằng con mắt sắc sảo, tỉnh táo và đầy trải nghiệm của một nhà văn đứng tuổi về chính mình ngày bé. Từ đó, ông đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi lớn: Điều gì đã thúc đẩy ông đến với văn chương? 

Tác phẩm không chỉ tiết lộ đời tư một người nổi tiếng, mà cho thấy quá trình trở thành một nhà văn diễn ra như thế nào. 

‘6 ngày’ của Tô Hải Vân đạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội Sau một năm gián đoạn, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội trở lại, tôn vinh ba tiểu thuyết và một tập phê bình văn chương, không có giải thưởng thơ.
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Saturday, 9 April 2011 Thuận

http://phannguyenartist.blogspot.com/

Thuận

(1968 – ……) Hà Nội

Tên thật: Đoàn Ánh Thuận

Nhà văn

                                                                                                                        

Cuối cùng Hà Nội cũng đến được năm hai nghìn 

7-7-2002

Tốt nghiệp Đại học sư phạm ngoại ngữ Pyatigorsk (liên bang Nga).

 Cao học Paris 7 và Đại học Sorbonne (Pháp). 

Là con dâu của cố thi sĩ Trần Dần tức vợ của họa sĩ Trần Trọng Vũ. 

Là chị em song sinh với Đoàn Cầm Thi (Nhà phê bình văn học)

*

” Ngay từ khi bắt đầu cầm bút, tôi đã tự tách ra khỏi đám đông những người tìm được cách giải trí dễ dàng và ít tốn kém là đem chuyện tha hương ra tâm sự….

Các nhân vật của tôi cũng không nhớ cồn cào mùi hoa sữa hay thèm quay quắt hạt cốm non, đêm nào cũng mơ áo dài trắng bay bay cùng tóc thề, hao vàng, lá vàng, mùa thu vàng…”

Thuận

Tác phẩm mới nhất

Thang máy Sài Gòn

Phong Điệp

Phỏng vấn nhà văn Thuận

Nhà văn Thuận: Phải biết chán cái mình đã viết

TP – PV có cuộc trò chuyện với nhà văn Thuận về tác phẩm vừa được xuất bản của chị.

Với “Thang máy Sài Gòn”, độc giả gặp lại nhà văn Thuận vừa quen vừa lạ. Vẫn trung thành với tiêu chí: tác phẩm văn học không phải là những bữa cỗ dọn sẵn; và ở mỗi lần xuất bản tác phẩm mới, Thuận luôn “cống hiến” những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật tiểu thuyết. Không lặp lại mình là đòi hỏi với mỗi người cầm bút, nhưng không phải ai cũng làm được. Với chị, để không vấp phải nguy cơ lặp lại những sáng tạo trước đó của mình, trong khi mật độ sáng tác được duy trì liên tục, chị đã làm thế nào?

Có lẽ phải biết chán cái mình đã viết. Khi bắt tay vào một tác phẩm, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là tìm một cấu trúc mới. Nhưng không phải một cái khung cố định, một sơ đồ đã vẽ sẵn. Văn chương uyển chuyển hơn kiến trúc, còn tiểu thuyết cũng không giống một ngôi nhà. Thang máy Sài Gòn xáo loạn không chỉ không gian mà còn ngày tháng, trang trước trang sau cách nhau có khi vài thập kỷ. Một trong những ý đồ của tôi là làm sao để chân dung nhân vật bà mẹ hiện lên từ những mảnh vụn ký ức của nhiều nhân chứng khác nhau, từ cả những giả thiết vô biên của cô con gái.

Khi đọc “Thang máy Sài Gòn” bản tiếng Việt, tôi ước giá như mình có thể đọc nó bằng bản tiếng Pháp. Vì mỗi ngôn ngữ có một quyền năng đặc biệt. Ở lớp vỏ ngôn ngữ này nó lại mang đến những xúc cảm rất khác với một vỏ ngôn ngữ khác. Có không sự dằn vặt, thậm chí xung đột trong quá trình chị sáng tạo song song bằng hai ngôn ngữ?

Tôi không nhớ là đã dằn vặt trong quá trình tự dịch Thang máy Sài Gòn. Có thể vì đã xác định trước là không cần chạy theo nguyên bản. Ngoài ra, giữa viết và dịch là một năm, cũng là khoảng thời gian kha khá để thu dọn các loại ám ảnh. Đương nhiên, tự dịch thì mới cho mình cái quyền ấy. Đó là một trải nghiệm nhiều bất ngờ, bổ ích cho nghề viết. Thế nhưng tôi nghĩ rằng nếu vào tay một dịch giả chuyên nghiệp thì Thang máy Sài Gòn sẽ được một bản tiếng Pháp khác, có thể cũng rất thú vị. Bạn biết đấy, ngôn ngữ văn chương là cõi vô cùng.

Trong “Thang máy Sài Gòn”, chị dựng lên rất nhiều giả tưởng. Chị khiến độc giả hoang mang…

Thang máy Sài Gòn bắt đầu bằng cảnh cô con gái đi tìm người tình xưa của mẹ, nhưng nếu bạn chờ đợi ở đó một thiên tình sử đẫm lệ thì bạn sẽ thất vọng, mà nếu bạn chờ đợi ở đó một tiểu thuyết trinh thám giật gân thì bạn cũng sẽ thất vọng nốt. Thang máy Sài Gòn đề nghị bạn một cách đọc năng động hơn một chút. Bạn sẽ thấy những điều tôi kể chỉ là những giả thiết, bởi vì thực ra là người viết nhưng tôi cũng chỉ theo chân nhân vật chính mà cô ta cũng chẳng biết gì hơn bạn, thậm chí còn thiếu cái khách quan của bạn và luôn ở trong trạng thái hoang mang: đi nhẵn chân Paris, gặp biết bao nhân chứng, xới lại các kỷ niệm đau đớn, người tình xưa của mẹ tìm mãi chưa ra nhưng cứ luôn phải đối đầu với những điều có thể được coi là sự thật về mẹ, sự thật về mẹ không rõ thật bao nhiêu phần trăm nhưng cứ thường xuyên phải đặt câu hỏi về chính bản thân mình.

Thang máy Sài Gòn nếu mang lại cho bạn điều gì bổ ích thì có lẽ trước hết là sự hoài nghi. Rất có thể mỗi một lần tìm ra một trật tự mới cho các chương, bạn lại có thêm những hoài nghi mới. Hãy bỏ lại các niềm tin cũ kỹ, bước vào Thang máy Sài Gòn, bạn tưởng đến Sài Gòn nhưng chưa chắc phải Sài Gòn, tưởng đến Hà Nội nhưng chưa chắc phải Hà Nội, tưởng đến Paris nhưng chưa chắc phải Paris, tưởng là quá khứ có khi lại là ngày hôm nay.

Độc giả có nguy cơ bỏ nếu tác phẩm làm mệt họ. “Thang máy Sài Gòn” với ý đồ là mỗi độc giả có thể tự tìm một trật tự mới cho các chương – như chị chia sẻ, liệu chị có sợ độc giả sẽ nản trong việc tìm một trật tự mới trong tác phẩm của nhà văn?

Với tôi, viết không phải là kể một câu chuyện đèm đẹp, tí hóm hỉnh, tí duyên duyên, có mở có kết, có thắc mắc có lời giải. Tôi không sợ làm độc giả nản chí. Tự thâm tâm tôi tin rằng tác giả nào có độc giả đó: tác giả đã bỏ một năm để viết thì độc giả cũng hoàn toàn có khả năng bỏ vài tuần để đọc, tác giả hướng đến cách viết mới thì độc giả cũng hướng đến cách đọc mới. Ngoài ra tôi thấy chẳng có gì đáng tự hào khi có nhiều độc giả mà toàn các độc giả nóng vội.

Thưởng thức cái gì cũng cần thời gian, nữa là nghệ thuật. Việc nghe đi nghe lại một bản nhạc, xem đi xem lại một bộ phim, ngắm đi ngắm lại một bức tranh và đọc đi đọc lại một cuốn sách, sẽ giúp người ta khám phá những nét mới của tác phẩm và cả những điểm chưa biết của bản thân. Phải chăng bằng cách ấy mà nghệ thuật và con người làm cho nhau giàu có hơn?

Quá khứ – hiện tại luôn có những cuộc rượt đuổi dai dẳng trong tác phẩm của chị. Chinatown, T mất tích, Vân Vy…Và bây giờ là “Thang máy Sài Gòn”. Chị, phải chăng là người ưa hoài niệm?

Không, tôi không thiên vị quá khứ. Quá khứ, với tôi, là một chất liệu văn chương, là cơ sở để tìm hiểu hiện tại.

Nhân vật thú vị nhất trong “Thang máy Sài Gòn” – theo tôi – chính là nhân vật người mẹ. Một nhân vật xuất hiện bắt đầu bằng cái chết, và suốt tác phẩm “hồ sơ”của bà ta được lần giở trong kí ức hết sức mù mờ của người con. Và rồi những mảnh ghép rời rạc được chắp nối với nhau. Sự thú vị của nhân vật ngày càng gia tăng, đến mức tôi đồ rằng, khi bắt tay vào viết “Thang máy Sài Gòn” chị cũng không hề nghĩ rằng mình rồi sẽ bị nhân vật cuốn hút đến vậy?

Thật khó xác định ai là nhân vật chính của tiểu thuyết này, bà mẹ hay cô con gái. Cô con gái xuất hiện thường xuyên hơn nhưng lại có vẻ không ấn tượng bằng. Thành thực mà nói thì ngay từ đầu tôi đã hơi ưu tiên nhân vật bà mẹ. Tôi muốn đưa ra một hình ảnh đối lập với các khuôn mẫu thùy mị, nết na, chịu đựng mà độc giả Pháp ấp ủ trong đầu về phụ nữ Việt, nhất là phụ nữ Việt thời Đông Dương. Thế là nhân vật bà mẹ không có cách nào khác là phải làm một nữ cán bộ ham quyền lực. Và để đẩy xa hơn nữa sự đối lập ấy, tôi cho nhân vật đem lòng yêu say đắm một thanh niên Pháp trong những ngày bị giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò. Tuy nhiên cũng từ đó mà nảy sinh nguy cơ một thiên diễm tình Pháp-Việt, cũng là thứ khiến độc giả cả Pháp lẫn Việt vẫn phát rồ phát dại. Nhưng cái này thì tôi chẳng sợ. Lãng mạn chưa bao giờ khiến tôi sợ. Sở trường sở đoản của tôi là giễu nhại. Vì vậy mà độc giả đang mong có dịp rút khăn mùi soa thì lại phải bật cười. Tất cả có vẻ ổn cho tới lúc tôi chợt ngờ rằng có lẽ nào tình yêu không thể tìm thấy chỗ trong một trái tim khô cằn. Chúng ta biết là đao phủ khát máu như Hitler cũng từng yêu say đắm. Nhân vật bà mẹ cứ như thế mà chao đảo giữa lãng mạn và giễu nhại và trở thành nhân vật mâu thuẫn nhất của tôi từ trước tới nay. Nhưng tôi cũng không sợ mâu thuẫn. Mâu thuẫn làm cho nhân vật sinh động hơn, nhân văn hơn.

Kết thúc Chinatown, độc giả thấy có nhu cầu đọc tiếp cuốn sách tiếp theo, bởi những câu chuyện bắt đầu được mở ra, và hứa hẹn được giải quyết ở cuốn sau đó. Với “Thang máy Sài Gòn”, ngay cả khi khép lại trang cuối cùng, những giả định vẫn còn bỏ ngỏ. Độc giả liệu có nên tiếp tục một cuộc chờ đợi mới ở tác giả?

Thang máy Sài Gòn là một tác phẩm hoàn chỉnh. Các giả định bỏ ngỏ bởi tôi cố tình như vậy. Độc giả đừng nên chờ đợi lời giải ở những tiểu thuyết tiếp theo.

Xin cảm ơn chị.

Phong Điệp thực hiện

Tác phẩm đã xuất bản

Made In Việt Nam 

(tiểu thuyết. nxb Văn Mới. 2003)

Chinatown 

(tiểu thuyết. 2005)

(Đoàn Cầm Thi đã chuyển ngữ sang tiếng Pháp. 2009)

Đoàn Cầm Thi

Je n’ai jamais écrit, croyant le faire, je n’ai jamais aimé, croyant aimer,

je n’ai jamais rien fait qu’attendre devant la porte fermée.

Tôi chưa bao giờ viết, tưởng là viết, tôi chưa bao giờ yêu, tưởng là yêu,

tôi chưa bao giờ làm gì ngoài đứng đợi trước cánh cửa đóng kín.

Marguerite Duras –  L’Amant (Người tình)
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Nhà văn Thuận ở Pháp từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội December 13, 2017

Nhà văn Thuận. (Hình: Facebook Anh Thuan Doan)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV)  – “‘Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì hội chưa làm đúng trách nhiệm – bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn.’ Hôm qua, khi được phỏng vấn nhanh, mình có trả lời rõ ràng như vậy (vẫn còn lưu trong messenger). Bây giờ nhà báo lại bảo mình từ chối vì ‘lý do cá nhân.’ Thôi thì nhờ anh Phây đưa tin hộ.”

Dòng chia sẻ này được nhà văn Thuận, người sống tại Pháp và được biết đến qua một số tác phẩm in bằng tiếng Pháp lẫn tiếng Việt, viết trên trang Facebook cá nhân vì cho rằng báo Zing đã diễn giải sai ý bà về việc từ chối nhận giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội.

Bà dẫn bài báo của Zing “Nhà văn Thuận và Lê Ngọc Mai từ chối giải thưởng HNV Hà Nội” khi cho rằng bà không nhận giải thưởng “vì lý do cá nhân” cho bản dịch tác phẩm “Ngôn Từ” của Jean Paul Sartre.

Nhà văn Thuận đã xuất bản các tác phẩm “Chinatown” (ấn hành năm 2005), “T Mất Tích” (2007), “Thang Máy Sài Gòn” (2013), “Chỉ Còn 4 Ngày Là Hết Tháng Tư” (2015)…

Hồi Tháng Năm, 2017, trả lời BBC Việt Ngữ, bà Thuận nói phải “mất hơn ba năm thương thảo với cơ quan kiểm duyệt Việt Nam” để xuất bản được cuốn tiểu thuyết “Thang Máy Sài Gòn” bởi vì chính quyền Việt Nam lo ngại cuốn sách có thể… “ảnh hưởng tới quan hệ Hà Nội-Bình Nhưỡng.”

Hồi Tháng Sáu, một vụ lùm sùm diễn ra trong Hội Nhà Văn Hà Nội khi ông Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch hội, từ chức.

Ở Việt Nam, khái niệm “quyền tự do sáng tác” gần như hiếm khi được bàn luận tới trên mặt báo và các hội đoàn nhà văn không bao giờ lên tiếng về chuyện này. Hồi Tháng Chín, báo Người Lao Động tường thuật việc Cục Xuất Bản yêu cầu đình chỉ phát hành cuốn tiểu thuyết “Mối Chúa” của tác giả Đãng Khấu (một bút danh khác của nhà văn Tạ Duy Anh) để tái thẩm định nội dung “vì quá u tối.”

Tờ báo viết: “Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều được xây dựng với hình ảnh đen tối, vô vọng, đau đớn. Một số chi tiết được viết với giọng điệu giễu nhại, sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần cường điệu khiến cho hiện thực trở nên đen tối, u tối.” Đến nay đã ba tháng nhưng công chúng không được biết kết quả “tái thẩm định nội dung” cuốn này thế nào. Mạng xã hội dấy lên suy đoán cuốn này bị đình chỉ phát hành vì bút danh “Đãng Khấu” nói nôm na là “đảng cướp” nên rất “nhạy cảm” với Hà Nội. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán.

Hồi Tháng Năm, một vụ khác gây xôn xao không kém là bản in lại tác phẩm “Miếng Ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng bỗng nhiên bị thu hồi và phạt 240 triệu đồng (khoảng $10,644), công ty Văn Hóa Minh Tân-nhà sách Minh Thắng bị đình chỉ hoạt động sáu tháng vì “những sai sót” khi xuất bản cuốn sách này.
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thêm một trường hợp sao chép sách cũ

30/06/2003 00:00

QUẢN LÝ VĂN HÓA.- Ai giết anh em Ngô Đình Diệm do Nhà Xuất bản Thanh Niên ấn hành (giấy phép xuất bản số 299/97-CXB) gần như bê nguyên văn cuốn Làm thế nào để giết một tổng thống? xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn . Nhà biên soạn Quốc Đại (!?) và NXB Thanh Niên dù có cắt bỏ, lược bớt một số đoạn, nhưng cuốn sách nói trên vẫn còn nguyên vẹn tư tưởng “phù Ngô”, chống cộng sản

Trước khi nhận định toàn bộ về con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông ta, chúng tôi xin ghi lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời một tổng thống “Việt Nam Cộng hòa”. Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26-10-1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng ai oán, thoáng buồn ông nói: “Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm cũng còn hơn nhiều chế độ khác…”. Đó là một trong những đoạn trích nguyên văn trang 6 cuốn sách Ai giết anh em Ngô Đình Diệm của Nhà Xuất bản (NXB) Thanh Niên, nhưng đây cũng là đoạn nguyên văn ở trang 16 tập 1 cuốn Làm thế nào để giết một tổng thống? của Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng (tức Cao Thế Dung) đã xuất bản tại Sài Gòn năm 1970.

Bìa   cuốn Ai giết anh em Ngô Đình Diệm của NXB Thanh Niên ghi tên tác giả là Quốc Đại biên soạn (!?) nhưng thực chất đây là một cuốn sách ăn cắp bản quyền với phần nội dung gần như nguyên xi cuốn sách Làm thế nào để giết một tổng thống?. Ngoại trừ một số đoạn, một số từ trong cuốn sách Làm thế nào để giết một tổng thống? có nội dung ca ngợi Ngô Đình Diệm và chế độ họ Ngô, nói xấu chế độ cộng sản… được lược bớt hoặc cắt bỏ khi đưa vào cuốn sách Ai giết anh em Ngô Đình Diệm của NXB Thanh Niên, còn lại phần lớn nội dung câu chữ, tít tựa từng chương, từng mục đều giống nhau hoàn toàn. Ngay cả đoạn văn sau đây với giọng điệu của một tác giả tâm lý chiến chế độ Sài Gòn trước đây, vẫn được NXB Thanh Niên “biên tập” bê nguyên xi vào: “Ngày 2-11-1965, ngày giỗ đoạn tang Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu, chiến cuộc đã bắt đầu gia tăng. Chỉ một tuần lễ cuối tháng 10-1965 số quân nhân thương vong lên đến 1.600 người, tính trung bình mỗi ngày có trên 200 quân nhân hy sinh về chiến cuộc… (trang 571 – Ai giết anh em Ngô Đình Diệm).

Nhà biên soạn Quốc Đại (!?) và NXB Thanh Niên dù có cắt bỏ, lược bớt một số đoạn, có thay thế một số từ ngữ nhưng cuốn sách Ai giết anh em Ngô Đình Diệm? vẫn còn nguyên vẹn tư tưởng “phù Ngô”, chống cộng của hai tác giả Lương Khải Minh (từng phụ việc trong Dinh Gia Long cho Ngô Đình Diệm) và Cao Vị Hoàng (tức Cao Thế Dung). Được biết, Cao Thế Dung, hiện đang sống tại Hoa Kỳ, còn có các bút danh khác như: Hà Nhân Văn, Hà Nhân, có nhiều bài viết chống nước CHXHCN Việt Nam. Trên tờ báo Dân tộc – cái gọi là “cơ quan ngôn luận của chính phủ lâm thời Việt Nam tự do” ở hải ngoại, Cao Thế Dung được giới thiệu là “cố vấn đặc biệt thủ tướng chính phủ lâm thời Việt Nam tự do”, từ ngày 19-1-2003, cùng với tiểu sử có bề dày của y trong việc tham gia và giữ những chức vụ quan trọng trong các tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam   XHCN từ năm 1980 đến nay.

Sau cuốn sách Chuyến xe ma quái của NXB Văn Học ăn cắp bản quyền truyện ma của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn, từng bị dư luận phê phán, đây là trường hợp thứ hai một NXB lớn đã   sao chép   một cuốn sách từng được xuất bản trước năm 1975. Nghiêm trọng hơn, nội dung của nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tình cảm của người đọc hiện nay trong nước. NXB Thanh Niên và cơ quan quản lý xuất bản sẽ nói gì về “sự cố” này?

Ân Thô
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Cao Thế Dung và cuộc thảm sát TT Ngô Đình Diệm và ô. Ngô Đình Nhu Posted on November 17, 2017  by dongsongcu

Giáo sư, Nhà báo biên khảo Cao Thế Dung qua đời ở tuổi 85, ngày  31 tháng  10 năm 2017  (nhằm ngày 12 tháng 9 năm Đinh Dậu, âm lịch)   tại Silver Spring, Maryland, sát Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Phạm Trần

Ngoài những sách và bài viết ký tên thật, ông còn sử dụng bút hiệu Cao Vị Hoàng, Cao Đan Hồ và Hà Nhân Văn.  Trước năm 1969 ở miền Nam, người ta biết ông nhiều trong lãnh vực giáo dục vì ông từng là  giáo chức lâu năm của hệ thống giáo dục Lasan Taberd Sài Gòn.

Tiểu sử phổ biến cũng cho biết ông đã giữ các chức Phụ Tá Viện Trưởng Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn; nguyên Phó Khoa Trường Đại Học Bách Khoa Nông Nghiệp Viện Đại Học Hòa Hảo.

Chức vụ sau cùng trong chính quyền VNCH của Nhà giáo Cao Thế Dung là Tổng Quản Trị Hiệp Hội Nông Dân Trung Ương thuộc Bộ Canh Nông VNCH.

Về văn nghệ và báo chí: 1959 Giáo Sư Dung cùng với Nhà Văn Thế Phong thành lập nhóm Đại Nam Văn Hiến. Từ 1966, ông trở thành một trong mấy cây viết trụ cột của nhật báo Chính Luận. Cùng với Nhà Thơ Nguyên Sa, phụ trách mục ‘’Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ’’ trên báo Sống của Nhà Văn Chu Tử. Chủ bút tạp chí tranh đấu Quần Chúng (SG 1968-1970), Thư Ký tòa soạn tạp chí Giáo Dục (Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn 1970-1972), Chủ Nhiệm, Chủ Bút tạp chí Hành Trình (Hoa Kỳ 1978-1979)

Sau các chức vụ và việc này, Cao Thế Dung,  còn là người hoạt động chính trị có quan hệ với Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Phật giáo Hòa Hảo trước 1975. Hoạt động chính trị nổi bật nhất của ông vào thập niên 80 ở Mỹ có quan hệ với Mặt trận kháng chiến Hòang Cơ Minh. Nhưng về sau, ông và một số người chủ chốt của Mặt trận có những bất đồng nên họat động chính trị của nhà giáo Cao Thế Dung cũng đứt đọan. Ông Dung đã tiết lộ những quan hệ của  ông với Tổ chức này và người cầm đầu, Phó Đề đốc Hòang Cơ Minh trong  Hồi ký chính trị “Mặt Trận ”, do Đa Nguyên xuất bản năm 1992 ở Mỹ.

Nội dung của nhiều chuyện ông kể trong Mặt Trận  khó kiểm chứng vì  nhiều nhân chứng đã qua đời. Chỉ có chuyện rõ nhất là từ sau cuốn Mặt Trận , nhà giáo Cao Thế Dung đã tập trung vào biên khảo lịch sử pha trộn các vấn đề  thời sự.

CAO THẾ DUNG VÀ BIẾN CỐ 1963

Vì vậy, mỗi khi nhắc đến tên ông, phần đông người Việt trong và ngoài nước của “thế hệ đã sống trong chiến tranh” chỉ nhớ Tác phẩm đã làm ông nổi tiếng ra đời ở thập niên 1970, đó là tập Bút ký lịch sử mang tên: “Làm Thế nào Để giết một Tổng thống”  .

Nội dung Tập Bút ký này tập trung, nói về cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963 của nhóm tướng lãnh do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu, được Chính quyên Mỹ John  Kennedy bật đèn xanh và chi tiết cuộc hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ruột ông, Cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2/11/1963, theo lệnh của tướng Minh.

Theo tài liệu  phổ biến công khai chưa bao giờ bị phủ nhận bởi phe đảo chính thì kẻ hạ sát hai anh em Tổng thống Diệm là: ”Đại úy  Nguyễn Văn Nhung  giết bằng lưỡi lê và súng lục trong chiếc xe bọc thép  M-113 , theo lệnh của tướng  Dương Văn Minh , khi chiếc xe đang trên đường tới  Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa ..”  (Bách Khoa toàn thư mở)

Bút ký “Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” xuất hiện lần đầu trên Nhật báo Hòa Bình của Linh mục Trần Du, ghi tên 2 Tác gỉa là Cao Vị Hoàng và Lương Khải Minh.

Tuy nhiên trong bài viết có tên “Biến cố 1 tháng 11, 1963: xét lại nguyên nhân và hậu quả ” phổ biến  trên báo điện tử “Nghiên cứu Lịch sử” năm 2015 của Tác giả Nhà báo Đinh Từ Thức thì người mang bút hiệu Lương Khải Minh, từng được coi là chính Bác sỹ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống, Đệ I VNCH, 1956-1963, đã không viết một chữ nào trong sách này.

Nguyên do có hiểu nhầm vì ở Sài Gòn vào thời đó, không ai nghĩ Tác gỉa Cao Vị Hòang (Cao Thế Dung) có thể biết nhiều chuyện thâm cung bí sử như thế.  Sự hiểu sai này còn xẩy ra ở Mỹ.

Theo Tác gỉa Đinh Từ Thức thì trong cuốn “A Death in November (ADIN)” xuất bản năm 1987, nói về cuộc đảo chánh năm 1963, trong phần chú thích, Tác giả bà Ellen J. Hammer cho biết bà đã căn cứ bài viết của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, trên báo Hòa Bình, ngày 8 tháng 8, năm 1970 để nói về một trong những nguyên nhân khiến Tổng thống John F. Kennedy bất bình với Tổng thống Ngô Đình Diệm.Nhà báo Đinh Từ Thức viết: ”Là Tổng Thư Ký tòa soạn báo Hòa Bình vào thời gian này, tôi biết về nguồn thông tin của bà Hammer. Bài báo bà cho là Bác Sĩ Tuyến viết, là loạt bài được mệnh danh “bút ký lịch sử” kéo dài nhiều tháng, mang tựa đề “Làm thế nào để giết một tổng thống,” sau khi chấm dứt, đã được xuất bản thành sách ở Sài Gòn. Tôi là người đặt tựa cho loạt ký sự này. Khi bắt đầu đăng báo, Bộ Thông Tin không chịu, yêu cầu đục bỏ, một phần sợ gây “sốc” trong dư luận, phần khác do áp lực từ các tướng chủ chốt trong cuộc đảo chánh, sau khi bị Nguyễn Khánh cho đi an trí một thời gian, đã trở lại là những nhân vật có thế lực, như Nghị Sĩ Quốc Hội.”

Ông Thức viết tiếp: ”Lúc ấy chế độ kiểm duyệt báo chí mới chấm dứt theo Luật 019/69, do Quốc Hội thông qua, và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành ngày 30 tháng 12, 1969. Theo luật này, báo có quyền chỉ trích chính phủ, không bị kiểm duyệt, và chỉ có thể bị tịch thu theo lệnh của tòa án. Dựa vào luật mới, tòa soạn nhất quyết giữ y nguyên cả tên lẫn nội dung ký sự, không chịu đục bỏ hay thay đổi, với lập trường là nếu Bộ Thông Tin thấy nhà báo phạm luật, cứ việc truy tố ra toà. Ngày thứ hai, rồi ngày thứ ba liên tiếp, Bộ Thông Tin vẫn yêu cầu đục bỏ. Từ ngày thứ tư, Bộ để yên.”

Theo Nhà báo Đinh Từ Thức thì: ”Tác giả ký sự là hai bút hiệu: Cao Vị Hoàng và Lương Khải Minh. Tuy hai bút hiệu, thực ra chỉ có một người viết, trong khi dư luận, kể cả bà Hammer, nghĩ rằng Lương Khải Minh là bút hiệu của Bác Sĩ Tuyến, nguyên giám đốc sở Nghiên cứu Chính trị Phủ Tổng Thống; ngôn ngữ bình dân gọi là “Trùm mật vụ”. Ông Tuyến không viết chữ nào trong ký sự này, nhưng có giúp một cách gián tiếp.

Với uy tín thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã giới thiệu để người mang bút hiệu Cao Vị Hoàng có thể tới phỏng vấn các nhân vật quan trọng của chế độ cũ. Lời kể của họ về anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đệ Nhất Cộng Hòa được ghi lại là chất liệu cho nội dung ký sự, không được kiểm chứng về độ chính xác, nên khó có thể coi như sự thật lịch sử. Có thể nói Lương Khải Minh chỉ là “bút hiệu danh dự” dành cho ông Tuyến, cũng như chiếc ghế trống trong buổi lễ phát giải Nobel Hòa Bình năm 2010, được gọi là chiếc ghế của ông Lưu Hiểu Ba, nhưng ông này chưa bao giờ ngồi ở đó.”

Sau khi xuất bản, cuốn Làm Thế nào Để giết một Tổng thống  (LTNĐGMTT)  bán chạy như tôm tuơi và được tái bản đến 6 lần, 3 lần ở miền Nam và 3 lần ở nước ngoài.

HẠ SÁT TT DIỆM VÀ Ô NHU

Phần quan trọng nhất của LTNĐGMTT đã  nói về cuộc hạ sát anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ruột, Cố vấn Ngô Đình Nhu được viết như sau:

“Theo ký giả Robert Shaplen (tác giả cuốn The Lost Revolution) thì có một luận cứ tin được đó là Nhung (Đại úy Nguyễn Văn Nhung) đã ra tay hạ sát theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh. Song rõ rệt nhất là những viên đạn đó được chế tạo tại Hoa Kỳ. Nếu Đại Úy Nhung cầm súng nảy cò thì ông ta cũng là ngƣời thi hành lệnh Thượng cấp. Một Đại Úy như Nhung dù là Sĩ Quan Tùy Viên của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ông ta cũng chưa thể ‘’điên’’ đến mức độ tự mình bắn anh em Tổng Thống Diệm. Điều này thật giản dị và rõ rệt. Và những viên đạn này chỉ là kết quả của một âm mưu đã được sửa soạn từ tháng 5.1963 và tiến hành vừa tinh tế, vừa có nghệ thuật, thứ nghệ thuật đảo chánh mà Đại Sứ Cabot Lodge rất am tường. Những viên đạn kết liễu đời anh em Ông Diệm và chế độ của ông không phải chỉ là những viên đạn đồng đơn giản mang dấu hiệu USA, mà những viên đạn đã được đúc rất công phu từ những trục John Kennedy-Cabot Lodge, Cabot Lodge-Hilsman, CIA Smith-Cabot Lodge và cuối cùng Cabot Lodge đại diện cho những trục này để giao tiếp với một số trục bản xứ có thể mô tả: Cabot Lodge-Tướng (Trần Thiện) Khiêm qua trung gian Harkins và Tướng (Trần Văn) Đôn-Harkins và Tướng (Lê Văn) Kim, (Mai Hữu) Xuân, (Dương Văn) Minh-Cabot Lodge qua trung gian Smith…)

LTNĐGMTT kể tiếp: ”Cuộc đảo chánh đựợc châm ngòi phải kể đến cái ngòi thứ nhất Đôn-Harkins. Vì Tướng Đôn với tư cách Tổng Tham Mƣu Trưởng nên ông có dịp giao tiếp hàng ngày với các Tướng Tá Mỹ. Một số Tướng Tá này trở thành trung gian giữa Cabot Lodge-Đôn và một số Tướng lãnh khác. Đại Sứ Cabot Lodge và những ngƣời Hoa Kỳ có hay biết gì trước giải pháp ‘’nhổ cỏ tận gốc’’ không? Sự thực, từ khi tiếng súng đảo chánh bùng nổ, Đại Sứ Lodge đã túc trực tại văn phòng của ông, và theo dõi thường xuyên tin tức ‘’cách mạng’’. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và các cơ sở liên hệ nhóm USAID sẽ mở rộng cửa để đón tiếp các phần tử thuộc phe đảo chánh khi sự mưu đồ bất thành.”

Theo LTNĐGMTT thì: ”Khi xác của hai anh em Tổng Thống Diệm nằm chơ vơ dưới sân thì các Tứơng trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bắt đầu ngồi vào thảo luận. Theo Tướng Đỗ Mậu, không khí lúc ban đầu thật nặng nề, khó thở, nhiều ông Tướng chỉ cúi đầu không nói một lời. Tướng Mậu mô tả: “Tôi theo Tổng Thống Diệm từ năm 18 tuổi bao nhiêu tình cảm sâu xa giữa tình thày trò… Thấy xác hai ông tôi không còn khóc được, đau quá, đau đến cùng độ’’. Vấn đề cấp thiết lúc ấy làm thế nào biện minh về cái chết của hai anh em Tổng Thống Diệm đối với Ngoại Giao Đoàn, dư luận, quốc tế và quốc nội. Có lẽ Tướng Dương Văn Minh cho đến lúc đó mới nghĩ đến những hậu quả mà ông không lường trước. Riêng Tướng Kim là người hiểu rõ uy tín của anh em Ông Diệm trong giới Ngoại Giao Đoàn nhất là Tòa Khâm Sứ và Đại Sứ Anh dù cách nào Đại Sứ Lodge cũng phải kiêng nể. Tướng Khiêm cũng như Tướng Kim là người đã lượng tính trước về uy tín ảnh hưởng của Tổng Thống Diệm trong số 2 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo. Từ những lượng tính về hậu quả qua nhiều phía do cái chết này sẽ tạo ra và có thể lật ngược thế cờ hay nếu không thì Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn lớn lao. Do đó Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng hội họp trong một không khí giao động, bế tắc, đến lúc này mấy Tướng ‘’chủ động’’ trong việc ‘’thanh toán nhanh, thanh toán lẹ’’ mới ngỡ ngàng không thể hiểu nổi giết một vị Tổng Thống lại gặp nhiều lôi thôi, rắc rối đến như thế.”

Tập Bút ký lịch sử LTNĐGMTT kể tiếp: ”Ngay sau khi đươc tin anh em Tổng Thống Diệm bị thảm sát, Tòa Đại Sứ Pháp có thông cáo ngay cho Khâm Sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn (vị Khâm Sứ lúc ấy là Niên Trưởng Ngoại Giao Đoàn). Một viên chức cao cấp của Tòa Khâm Sứ đã điện thoại hỏi Đại Sứ Cabot Lodge. Không gặp ông. Viên Tham Vụ trả lời rằng Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho biết anh em Tổng Thống Diệm đã tự sát. Viên chức Tòa Khâm Sứ phủ nhận ngay nguồn tin ấy vì đối với người Công Giáo đều không được phép tự sát. Vì đó là trọng tội đối với Thượng Đế và sẽ mất hết mọi ân phước. Một ngƣời Công Giáo như Ông Diệm thì chuyện này không thể xảy ra. Một lát sau, viên Tham Vụ này gọi điện thoại cho Tòa Khâm Sứ báo tin rằng ông Đại Sứ Lodge cho anh biết anh em Tổng Thống Diệm đã chết như trường hợp ngộ nạn. Một Đại Úy vô kỷ luật đã bắn anh em ông. Sau đó Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra thông cáo rằng anh em Tổng Thống Diệm đã tự sát.”

Báo cáo của Quân đội khi ấy báo cáo hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chết ngày 1.11.1963 lúc 11 giờ 15 và  an táng 8.11.1963 lúc 21 giờ.

Nhưng lịch sử không dừng ở đây, theo LTNĐGMTT thì:”Ba tháng sau khi anh em Tổng Thống Diệm qua đời, Tướng Nguyễn Khánh lại làm đảo chánh và mệnh danh là ‘’chỉnh lý’’ vào ngày 30.1.1964 và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra quyết định chấm dứt nhiệm vụ của Ban Chấp Hành Hội Đồng thành lập ngày 1.11.1963. Tướng Nguyễn Khánh ra thông cáo giải thích lý do của cuộc chỉnh lý là vì “Từ 3 tháng nay, tình hình suy sụp về mọi mặt, chính quyền tỏ ra bất lực và phản cách mạng, một số người chạy theo thực dân và cộng sản do đó một lần nữa Quân Đội phải đứng lên can thiệp.’’

Các Tướng Kim, Xuân, Đôn, Đính bị giam giữ. Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ bị bắt đem vào Bộ Tổng Tham Mưu và do chỉ thị của Thiếu Tướng Dương Văn Đức, Đại úy Chi Khu rút dây lưng ra trói tay ông lại và dẫn đi ở sân cờ Bộ Tổng Tham Mưu. Thật là  “bức tranh vân cẩu vẽ người lao đao’’. Sau đó, ông Thơ được phóng thích và xin từ chức cùng với toàn thể Nội Các của ông.”

Tình hình bất ổn chính trị và quân sự ở miền Nam vào thời gian này đã mở đường cho quân Cộng sản miền bắc ồ ạt xâm nhập miền Nam. Vì vậy, cuộc xung đột nội bộ và chia rẽ trong dân ngày càng lan rộng đã khiến tướng Khánh phải có hành động. Và theo LTNĐGMTT thì: ”Ngày 17.2.1964, Sĩ quan Báo Chí Bộ Quốc Phòng chính thức tiết lộ: ‘’Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung Sĩ Quan Tổng Quát và Tùy Viên của Trung Tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30.1 và giam tại Lữ Đoàn Nhảy Dù trại Hoàng Hoa Thám. Ông Nhung tự vận bằng dây giầy’’ Ông Nhung chết năm 39 tuổi. Ông được vinh thăng Thiếu Tá sau ngày đảo chánh 1.11.1963 và cho đến nay vẫn được coi là ‘’tác giả’’ bắn vào đầu và đâm vào lưng anh em Tổng Thống Diệm”.

Ngoài Tác phẩm nổi tiếng này, Nhà báo Cao Thế Dung, một tín đồ Công giáo,  còn để lại cuốn biên khảo công phu “Công Giáo Trong Giòng Sinh Mệnh Dân Tộc ”, do Dân Chúa xuất bản ở Hoa Kỳ.

Không biết tại sao một sự trùng hợp lịch sử kỳ lạ đã đánh dấu ngày ra đi của Cao Vị Hoàng (Cao Thế Dung), Tác gỉa Bút ký lịch sử “Làm thế nào Để giết Một Tổng thống ”. Vì  ngày anh từ gĩa cõi đời 31/10/2017, lại là ngày 1/11/2017 giờ Việt Nam, đúng 54 năm sau ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ. -/-

Tiễn biệt Cao Thế Dung, bạn tôi.

Phạm Trần

( 11/017 )
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com