xem phim hài 18+

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016 tuyển tập thơ khải triều [1963- 2016] (t-van./ ebook/ usa 2016)

t hơ  k hải  t riều 

t-van/ebook/ usa, 2016

                               t hơ k hả i t riề u

                                  tu y ể n tập thơ [1963- 2016]

    (  tủ sách T-Vấn & Bạn hữu xb, usa 2016)

                                                                                          khải triều  [ i.e. nguyễn văn tuy 1936-  ]

                                                                                              (photo courtesy of newvietart.com/ france)

                                                                           –  sinh 1936, tại xã an mỹ, huyện phú xuyên, tỉnh hà đông   (nay, hà nội)

                                                                           –   thuở nhỏ học trường hoàng nguyên  (la-tinh) tại  xã sở kiện, huyện phủ lý

                                                                               tỉnh hà nam (bắc bộ), trung học tư thục dũng lạc  (hànội).

                                                                           –  1955:: học tại trung học trần lục (saigon)

                                                                           –  1957- 1960: dạy học tại ban mê thuột  (trung bô)

                                                                           –  1960: làm  báo, các tòa soạn : nhật báo dân việt  (1960-1964) — việt báo + dân báo  (1964)

                                                                           –  thư ký tòa soạn việt nam nhật báo.  (1964)

                                                                           –  dạy học tại trung học tư thục văn hiến  (dakao/ saigon)

                                                                           – 1 trong 4 người điều hành tạp chí quần chúng  (bộ mới, từ 1969- 1971)

                                                                           –  thư ký tòa soạn tuần báo diễn đàn chính đảng  (1971)

                                                                           –  phụ trách tòa soạn nguyệt san giáo dục  (1969- 1975)

                                                                           –  viết cho nguyệt san tinh thần   ( nha tuyên úy công giáo: 1970- 1975)

                                                                           –  tháng 2- 1967 đến 30- 4-1975;  hạ sĩ quan đồng hóa, biên tập viên báo chí bộ tư lệnh

                                                                               không quân VNCH.

                                                                           –  1967- 1987 : công nhân đường sắt  ( tuyến saigon- mường mán)

                                                                                 đã xuất bản:

                                                                             –  người ôm mặt khóc  (thơ, 1963) — tiếng hát khuẩn trùng ( thơ,  1964/. cả 2 tập do

                                                                                 đại nam văn hiến  phổ biến )

                                                                             –  tuyển tập thơ khải triều (1963- 2003) 

                                                                             –  công giáo việt nam sau 10-4-1975/ ký bút danh

                                                                                an-tôn   ( cơ sở dân chúa xb, usa 1988) 

                                                                           —   an mỹ, quê tôi một tuần trong đờ i ( truyện ký, tự xb, phổ biến  hẹp, 1999)  v.v. …  

                                  

                                                                                          (newvietart.com/  france )

                              

                    

                        t hơ   k hả i t ri ều

                          t uyển tập thơ khải triều 1963- 2016

                                                                                   mấy lời về thơ

Thơ là tiếng nói của ‘hồn’, của ‘sâu nhiệm’; mà ngôn ngữ, nhiều phen không thễ diễn tả thành tiếng nói thông thường được.

trong tuyển tập này; người đọc sẽ ‘vất vả’, khi những trang thơ đư ợ c mở ra. Nó đẩy người đọc vào 2 trạng thái tình cảm.  Một là: ‘liệng nó đi, khi mở ra trong ‘Người ôm mặt khóc’; hoặc ‘Tiếng hát khuẩn trùng’ 

 những bài trong 2 tập này, tác giả viết trong 2 năm: 1963, 1964 .

Đây là thời kỳ xáo trộn; khởi đầu cho tình trạng chia rẽ trong xã hội miền Nam Việtnam

từ đó đến nay vẫn chưa hàn gắn được.

Trạng thái tình cảm  thứ 2, là gấp sách lại; để đấy, chờ một khoảnh khắc của không-thời-gian tĩnh lặng — nhất là sự tĩnh lặng nội tâm  

bấy giờ, tác giả xin làm người chứng; hoặc là: người đồng hành cùng bạn đọc, bước vào cõi sâu nhiệm — cái ‘thực có’ của ‘hồn’, cái ‘cần có’ của thơ — càng đi, bạn đọc càng thấy lòng bất an, khắc khoải; bởi đất nước hôm nay, sao quá đau thương .

Từ đó đến nay, hơn 50 năm qua đi; tác giả đã ‘uống cạn chén thương khó’, đã ‘vượt qua’; song, vẫn chỉ một lời nguyện, từ trong sâu nhiệm:

      Tôi chắp tay cầu xin Thượng đế

  cho tôi trở lại nguyên bàn tay

  để tôi khắc lên đá những bài thơ của’người ôm mặt khóc’

  Tôi chắp tay cầu xin Thượng đế

  cho tôi trở lại nguyên hình bàn chân

  để tôi mang những phiến đá đi về dâng Thượng đế.

            (NGƯỜI ÔM MẮT KHÓC /  1963)

và, 34 năm sau :

     Tôi ước mơ trở về thời dĩ vãng xa xưa

   để thấy mình trọn vẹn hình hài

                (VƯỢT QUA/   1997)

Giữa lúc con người lấy ‘hư’ làm thực, lấy ‘giả’ làm ‘chân’; thì, tác giả đã bước qua ngưỡng cửa của những phạm trù, những ý niệm về sai biệt, v ề  giai cấp, về đấu tranh …

Thế nhưng, bi thảm vẫn có thực; tồn tại ngay trong lòng con người

cho nên, vẫn còn đó một h ì nh ảnh:

        Còn lại một mình tôi ngồi ôm mặt bâng khuâng

                            (NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC /  1963)

đó, một bi kịch, một thách đố thân phận con người.

Tuyển tập thơ , gồm 3 tập: ‘Người ôm mặt khóc’ (1963) , ‘Tiếng hát khuẩn trùng’; ‘Vượt qua’  (từ sau ngày 30-4- 1975 / 2 tập trước do Đại Nam Văn Hiến  phổ biến) – – trong ấn bản lần này , tác giả bỏ một số bài, trong cả 3 tập

một chặng đường hơn 50 năm; những gì còn lại sau những lãng quên, những vứt bỏ; còn lại bấy nhiêu đây — âu cũng gói trọn tâm tư , những trăn trở + thương đau của một kiếp người — làm kẻ xa lạ chính trên quê hương mình. []

  khải triều

   (SÀI GÒN)

 http://www.t-van-net/?p=28896 

  related article

                        m ột  n gười  n ữ  t u  a gnès

            ẩ n  s au’ n gười  ô m  m ặt  k hóc’

             (THƠ KHẢI TRIỀU, ĐẠI NAM VĂN HIẾN XB, SAIGON 1963)

                                               T HẾ P HONG

lời dẫn:

‘Người ôm mặt khóc’ + ‘Tiếng hát khuẩn trùng’,2 thi tập in vào những năm 1963- 1964  (Đại Nam Văn Hiến xb, Saigon) , dưới thời đệ 1 Cộng hòa+ sau  đó …

thời kỳ này, Sở kiểm duyệt soi chữ thật chặt chẽ,’con kiến bò trên giấy đen, trong đêm tối đen, đều tìm được tông tích’.

Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến in sách, không xin phép, không kiểm duyệt;tất nhiên không nộp bản,lại được nhiều người nói tới. 

với Tạ Tỵ,thì :

” … tất cả những gì Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến xuất bản đến nay không mang số kiểm duyệt, tức ‘in lậu’.  Thế Phong được các nhà văn nghệ trẻ gọi đùa ‘nhà văn nghệ cao bồi’; vì, chắc cái tướng trông ngang tàng … (Nh ững khuôn mặt văn nghệ đi qua đồi tôi/ Tạ Tỵ– Thằng Mõ, San Jose xuất bản) .1990)

              

Nhật báo MỚI xuất bản ở Saigon   (ngày 18-3-1963) ,ký g ỉa  Phan Nghị, viết:

”  … chỉ là một bản thảo in rô-nê-ô, như tất cả các cuốn sách từ trước tới nay, do Thế Phong tự in , ‘dạy học đường đồng nào, bỏ ra in sách hết’ … thiên hạ thi nhau đọc; loạn cả lên. ”

                            ***

Thật bất ngờ, trên Newvietart.com  (France) ,có bài viết:

‘Chuyện tình của AN/ Khải Triều’– món ăn tinh thần,đã trên dưới 50 năm x ư a, làm dấy động tâm hồn tôi:

               TRÊN KIA TIẾNG HÁT ‘NGƯỜI NỮ TU ĐƠN ĐỘC’,

                                    DƯỚI NÀY ‘MỘT NGƯỜI ÔM MẶT KHÓC. 

                                                                  ( thơ Khải Triều ‘Người ôm mặt khóc’)

“… vậy ra,  người vợ ta hiện có, nghĩ sâu xa hơn — chưa chắc đã là ngườ tình ta từng ôm ấp, là của ta hoàn toàn; trước đó, là của ai đó — mà, không thể độc đoán tư duy ‘cái ta đang có không của ai khác, chỉ riêng ta’ — vẫn chưa phải chân lý tuyệt đối ?! ”

 Con người tác giả nhỏ thó, hơi thấp, khuôn mặt vuông vắn, thánh thiện, ăn nói chuẩn mực, tốt nết, tử tế với bạn bè, giúp đỡ tận tình — phía sau, ẩn nấp cả một trái tim, nàng nữ tu có tên  AGNÈS.

  sao anh ta không viết 1 tập thơ; chẳng hạn, lấy tựa, ‘Où est tu? ma belle AGNÈS’, như Louis Aragon từng viết về ‘đôi mắt Elsa Triolet’ . ( Les yeux d’Elsa Triolet)   chẳng hạn vậy.” – lời thầm th ì  của tôi.  

 Thời kỳ 1962; Khải Triều + Cao thế Dung,  từng thuê một căn gác nhỏ; khoảng 3 x 3 m2,  trên đường Nguyễn Thông, (nay, đường Trần hữu Đang, phường 9, quận 3 )   ch ạy  dọc theo ga xe lửa Chí hòa, do dân tự ý chiếm dụng; làm nhà không cầu tiêu, bếp; thuê chỉ để ngủ.  Chủ , một ý tá dạo tốt bụng, cho thuê 3 cậu học trò tự nhận, nhà ở xa; đến thuê trọ, để đi học.

 Cả 3 anh bạn + tôi nữa gặp nhau; rủ đi cà-phê tán láo; vì, chẳng có việc làm; lại đang trốn lính — riêng tôi, sinh 1932; khai 1936 —  từ đầu năm 1956, lệnh động viên ban ra,  bị gọi đi quân dịch  (nếu biết đọc+ biết viết; hoặc, không biết già cả ;  còn có bằng trung học, tú tài trở lên, được gọi vào trường Sĩ quan trừ bị Thủ đức.)  ,  vừa sợ bị bắt; lại lo áo cơm.

 và, tôi còn  thêm một tội lớn; in sách lậu không xin phép; đem sách bán công khai tại ngã 4 đại lộ Lê Lợi+ Công lý  (Saigon 1) ; đó là quán sách báo cô Nguyệt  +  nhà sách Portail-Xuân Thu+ khách sạn Continental — khiến nhật báo Tiếng dân  của trung tá Nguyễn văn Châu  (giám đốc nha Chiến tranh tâm lý , thời tổng thống Ngô đình Diệm)   loan tin 2 cột, trang nhất:

” Nhà văn Thế Phong và kịch sĩ Năm Châu bị bắt đưa đi Trung tâm cải tạo Vĩnh long’tẩy não’.”   (năm 1961)

Nhưng thực mà nói, tôi lo bụng đói hơn sợ bị bắt; vỉ, tự nhủ ‘bị bắt thì đã có chính phủ cho 2 bữa ăn; đỡ phải bữa đói, bữa no; như bây giờ ‘. 

Nguyễn văn Tuy khi ấy, nổi hơn bút danh Khải Triều;  tín hữu Công giáo trung tín; trước, cựu chủng sinh viện. 

còn tay Cao thế Dung  ( hình như là sĩ quan đào ngũ) ,  bút danh Cao Đan Hồ, cũng là tín đồ Công giáo ‘đi giẹo ‘.

 còn một tay nữa, tên  Đỗ tất Phú; tôi không rõ anh ta theo đạo gì; sau, bị động viên vào Thủ đức , thế là anh ta đã có quân đội nuôi cơm 2 bữa, ắc-ê sáng đêm, tối ngày; trước đi được gắn lon thiếu úy.  Ít năm sau, Phú lấy vợ;  rồi tử thương trên mặt trận sôi đọng vùng sông nước Cửu long.   Một tác giả chỉ có một tập truyện ngắn ‘Ba chị em’  , ký bút danh Đỗ ngọc Trâm. ( Đại Nam Văn Hiến xuất bản) . 

 Bộ ‘ tam chế’  này; hình như có khi đói; chỉ đủ tiền mua bánh mì để gặm, nhấm; rồi nói chuyện văn chương, nghĩa lý, nào  ‘phải thế này, thế kia ‘, tới chuyện  ‘vá trời, lấp biển ‘ sao cho gọn, cho đẹp; còn chuyện ái tình vụn thì không nói tới – thật ra; bụng đói rất kỵ tình

 yêu , kể cả tình dục. Tình dụ , có nhiều khi ‘của quý ‘ tự ‘lên xuống nhịp nhàng’ — như tôi đây chẳng hạn;  lùa tay vào túi quần, bẻ quặt ‘thằng cu con ‘, không cho ngước đầu dựng đứng. 

Khải Triều không bao giờ nói tới bản năng xác thịt, chỉ nói bản năng tinh thần + niềm lo âu:

                   Như tôi hôm nay một tuần buồn chán

          như tôi hôm nay đã một tuần không đọc báo

          sao hôm nay ngày mai nhà tù tiếp nhận thêm 2 người …

                                         thơ   KHẢI TRIỀU

Tiếp là, Đỗ tất Phú bị gọi động viên đi Thủ đức, lời chúc mừng không nói ra; ‘thế là bạn ta đã có quân đội đội nuôi cơm 2 bữa rồi.”    

Còn Cao thế Dung giỏi tài ngoại giao, giỏi một cách thượng thừa; gặp ngay một tay người Công giáo thập thành, goá vợ;  anh được cho ở nhờ, sát nách  Nhà thờ Tân chí linh —  cơm  nuôi 2 bữa, trốn lính an toàn, còn chửi đổng :

‘bố tiên sư thằng quân cảnh, cảnh sát đặc biệt ; ch úng bay có  dám qua mặt cha xứ, lẻn vào nhà thờ Thiên chúa giáo để bắt lính chúng ông kh ông; thì bảo ? ‘ .

và, chàng Cao thế Dung thấy tôi đang thất cơ lơ vận, không dám về nhà thuê; vì ,chưa có tiền trả tháng; cơm hàng khi có tiền, không, thì đành đến tìm thằng bạn tốt bụng, vui lòng cho  bữa ăn sáng; là đủ cho một ngày ‘không cần ăn gì nữa’  — đưa tôi lại giới thiệu với anh Phạm quang Huyến, tay Công giáo này, lại nuôi  thêm một thằng ăn bám. 

 Sau đó, tôi đem bản thảo thi tập ‘Khúc ca nhược tiểu/  Cao Đan Hồ [Cao thế Dung]  tới tòa soạn tạp chí Văn hóa Á Châu ( đã dọn về 34 Phạm đăng Hưng/ Dakao)   xin anh ‘gác dan ‘, tên Khiêm; cho đánh máy nhờ stencil  (giấy xáp) +  tập truyện ‘Khu rác ngoại thành’  của tôi.   ( sau, bản anh ngữ ‘The Rubbish Tip outside the City/  translated by Đàm xuân  Cận; tất cả 3 quyển , đều in rô-nê-ô, Đại Nam Văn hiến xuất bản  .).

  Gia  đình anh Cao thế Dung t ới Mỹ đợt đầu, ngay sau ngày 30/4/ 1975:  

 ”   …  Sau khi  đến đất Mỹ năm 1975, mục tiêu chính của ông [ Cao thế Dung] là tiếp tục học lại. Lợi dụng dịp đó, ông học và viết thông thạo tiếng Anh. Trước 1975, ông Cao thế Dung cũng đã khá thông thạo Hán văn. Sau 1975, ông tiếp tục học Hán văn.  Nói tóm lại; ngoài tiếng Việt, ông thông thạo 3 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hán văn.   Ông có tài sưu tầm tài liệu; công phu sưu tầm của ông đã giúp ông thành lập được một thư viện  …  — mà các thư viện nổi tiếng , như Cornell + Georgetown đã đặt cọc. Nếu ông chấp thuận, họ sẽ dành cho ông cái tên ‘ Cao thế Dung Section’ …  Ông [Cao thế Dung] không có nhu cầu tài chính. Tất cả 5 đứa con   (3 trai + 2 g ái) [ một cô lấy con trai  ông Mạc   Đình  [ Hoàng văn Chí];  soạn giả cuốn ‘Trăm hoa đua nở’ xuất bản ở Saigon, trước 1963] ; tất cả 5 người con đều thành danh . M ỗi đứa con đều làm chủ một ngôi nhà khang trang . Ở mỗi nơi, ông đều có phòng ngủ riêng + phòng đọc sách. Riêng thư viện chính, ông đặt tại nhà trưởng nam … “.  ”  ( Vĩnh Liêm/  V ài kỷ niệm về học giả  Cao thế Dung  )  

   anh Cao thế  Dung rất ít liên lạc với bạn bè cũ ở Việt nam; có lẽ ‘tay văn sĩ làm chính trị’  từng bị ‘ám sát hụt’ (đạn trúng vào vai) ; anh rất đề cao cảnh giác; rất kín kẽ trong mọi giao dịch . Hình như ở Việt nam, anh chỉ liên lạc vơi anh Nguyễn văn Tuy thì phải ? 

Có tin, anh  đậu tiến sĩ kinh tế; có kẻ x úc xiểm ,   ‘tốt nghiệp tiến s ĩ  từ một trường đại học không mấy tiếng tăm’.  

 Nh ưng, t rong sự nghiệp văn chương+ sử học+ tôn giáo; ph ải thừa nhận: Cao thế Dung là  tác giả nhiều đầu sách khảo cứu giá trị. Ch ẳng hạn, có  một bộ sách Việt nam C ông  giáo sử tân  biên  1553- 2000  ( 3 t ập)  —  th ì  ở Saigon, tại nh à sách  Nhà thờ Chí hoà  ( quận Tân bình/ tp. HCM)  c ó bày bán  (bản ‘used’);  sách được khá nhiều người đọc mua.

Cu ối  năm 2006,  anh Nguyễn văn Tuy báo tin cho tôi : ‘phu nhân anh Dung sẽ gửi tặng  anh TP 100 usd; nhưng  dưới tên một người khác’ . Chẳng mấy ngạc nhiên; vì, giao dịch với ai; hoặc một việc gì; anh Dung rất ‘kín kẽ’.  

tay này quả là ‘ một tay văn sĩ làm chính trị’  luôn đề cao cảnh giác, có lần tôi nói đùa:

” nếu thượng tọa Thích tâm Châu được đưa vào một vai trong phim nào đó; thì, diễn viên thượng thặng, phải là anh, không thể ai khác. Anh có khuôn mặt vuông ch ữ điền , quai hàm bạnh ra; từ lời ăn, tiếng nói, giọng cười ; đều được chuẩn bị k ỹ lưỡng , sắp sẵn , ch ậm nói ra lời  ”  

với tôi, anh là một ân nhân, như một nhân vật T4 .  ( thẩm phán Lượng, trong tập truyện THỦY &T6 của tôi, đã xuất bản ở Sài gòn,  năm 1967.)

Thời kỳ cơm áo đã ăn nhờ, ngủ đậu; thì lấy tiền đâu chữa bệnh, mua thuốc.

 Có một buổi, tôi đau bụng quá trời; hóa ra bị đau tuột thừa; thôi thì, đành xin vào nhà thương thí cắt vậy. (thời đệ 1 Cộng hòa, đa số nhà thương đều có nhà thương thí, khám , chữa bệnh không mất tiền).

 Tự  vác thân đến Bệnh viện Bình dân , xe đạp khóa ngoài gốc cây, trước nhà thương;  vạch túi quần, không có lấy một đồng bạc;  thôi thì ,

cứ  mặt dạn, mày dày; liều mạng đi thẳng tới phòng ghi danh; may sao, được đưa ngay  vào phóng khám bệnh

nằm trên giường bệnh, trải drap  trắng tinh; bác sĩ khám xong, phán,

 ” … chỉ chậm 1, 2 tiếng đồng nữa là cậu đi chầu Diêm vương rồi.  Biết chưa, hả? ” 

Được cắt xong đâu đó, nằm nghỉ một hồi lâu; bác sĩ cho về.  Bước xuống giường, đôi dép lào còn đấy, xỏ chân vào, lết chầm chậm ra khỏi bệnh viện — ra cổng, liếc mắt nhìn thẳng tới gốc cây,  ‘chiếc xe đạp vẫn chình ình , bị xích ở gốc cậy bã đậu’ . 

Tôi đạp xe về xứ đạo Tân chí Linh ở Ngã 3 ông Tạ ăn, nghỉ, qua đêm nình yên.  Sáng hôm sau, lại đạp xe ra Thư viện  Quốc gia  để đọc sách; đợi chàng sinh viên trường Luật, tên Đào minh Lượng chi tiền ăn. Nhìn thấy tôi , chàng rất lịch sự, gật đầu khẽ khàng; tới gần, giúi vội vào túi tôi ít tiền,” chúc ăn ‘cơm tay cầm’ ngon miệng”.   ( cơm tây cầm tay: bánh mì thịt )  . 

cho tới khi Đào minh Lượng được bổ nhiệm thẩm phán, làm chánh án thiếu nhi tại tòa án Saigon; chàng vẫn cấp tiền ‘cơm t ây  cầm tay ‘ cho tôi, tới đầu năm 1965 mới thôi —  vì tôi đã có việc làm Vũng tàu.

Ấy là, nhờ giáo sư dạy tiếng anh, Nguyễn mạnh Cường (chồng nhân vật tiểu thuyết  ‘THỦY&T6 của tôi;  giới thiệu làm ở Trung tâm xây dựng nông thôn’)   —  lúc này tiền bạc rủng rỉnh; cơm 3 bữa; nằm giường nệm Mỹ trắng tinh; quần áo Mỹ phát; hông lủng lẳng khẩuBrowning;  lương 7000 Vn đồng, ra quán Aux Délices  tán tỉnh cô Tỵ, con chủ quán; suýt bị một tên đại úy VNCH cho đo ván —   may nhờ được một đại úy Lượt, trưởng đồn quân cảnh Vũng tàu can thiệp; mới thoát nạn. 

Và, đầu năm 1966 , tôi lấy vợ.  (nghe tin này, cô Tỵ  xịu mặt; ít lâu sau,  cô lấy một tên Phi- líp-pin, theo chồng về Manila; mất luôn tin tức từ đấy)

đến cuối năm 1966,  đúng tuổi bị động viên; bị cho thôi việc, lang thang về quê vợ ở Dalat– rồi vợ đẻ, thất nghiệp, suýt nữa được thiếu tá  Nội an Dalat bổ nhiệm làm thị đoàn trưởng Xây dựng nông thôn ; nhưng rất không may, bị đại úy Vũ đức Nghiêm, tỉnh đoàn trưởng ‘kỳ đà cản mũi’ — thế là thất nghiệp trở về thất nghiệp, lao vào một giai đoạn thăng trầm, khổ sở điêu đứng, cả tinh thần+ vật chất.  

                                               trung sĩ 1 Không quân (không phi hành) Đỗ mạnh Tường,

                                                                             số quân: 600.595( khai sinh thụt lại 4 tuổi)

                                                                                                  (ảnh chụp năm 1974 tại nhà,

                                                                            ở Khu Gia binh Kq Tân sơn nhất,  bế đứa trai út, sinh 1972)

                                                                                   ( ảnh dưới : bé gái : Đỗ Như  Tường Khê [ 1971-  ]   

    

‘Cóc chết 3 năm quay đầu về núi ‘  ; đành trở về Saigon ; nhờ trung tá  Kq Vũ đức Vinh+ cựu y sĩ phụ tá Quân y Không quân, bộ trưởng Chiêu hồi nhờ vả tư lệnh Không quân,  sau được  bộ Tổng tham mưu QLVNCH ra nghị định tuyển dụng, đồng hoá với cấp bậc trung sĩ, làm biên tập viên báo Lý tưởng/  Kq.  

thế là, năm 1967,’Tôi đi dân vệ Mỹ’  ký bút danh Đinh bạch Dân được xuất bản;  tiếp, ,bản dịch ‘I was an American militiaman’,  bản anh ngữ của giáo sư Đàm xuân Cận. ( tái bản, thay tựa ‘The Ordeal of an American militiaman’.)

                                                       tôi đi dân vệ Mỹ /  đinh bạch dân

                                                                                            (bút ký, Đại Nam Văn Hiến xuất bản , Saigon  1967)

                                                                — bản dịch anh ngữ’ The Ordeal of an American militiaman/   Đàm xuân Cận dịch

                                                                                                 sang anh ngữ,    ký bút danh  Thế Phong). 

                                                          

                                               “… tái bản thay tựa ‘The Ordeal of an American militiman” .

                                                                                                   (translated by Đàm xuân Cận)

                                                                                  thế phong , tác giả ‘The Ordeal of an American militiman  ‘.

                                                                                                           (ảnh chụp ở Dalat, 2013)

                                                                            thẩm phán Đào minh Lượng , [1936- san jose 2012]

                                                                  tác giả tập truyện anh ngữ ‘The Case’,   đã  post trên ‘Thephong’ s poems’ 

                                                                ***

Trở lại chuyện thi sĩ Khải Triều, được đồng hóa cấp bậc trung sĩ đồng hóa trước tôi khoảng 6 tháng, đầu năm 1967– chúng tôi gặp lại nhau ở bộ Tư lệnh Kq ở Tân sơn nhất; còn gặp đủ chàng hạ sĩ 1Trần quang Tinh (thi sĩ Thanh Chương) +  hạ sĩ 1 Kiều văn Bảng  ( nhà văn Hồ Phong)   — gặp lại bạn văn cũ, trung úy Dương Thuận  ( Huy Sơn)   nữa.    v.v …

Khải Triều- Nguyễn văn Tuy, qua bút danh An Tôn , tác giả ‘Công giáo nam Việt nam sau 30/4/ 1975’   ( Dân Chúa xb, Hoa Kỳ 1988) , linh mục Nguyễn tự Do đọc xong; đưa cho văn sĩ- cựu linh mục nhà Dòng Nguyễn ngọc Lan đọc, khiến Nguyễn ngọc Lan nhờ tôi,  ” tôi muốn được gặp tác giả viết cuốn sách ấy; viết về Công giáo Việt nam, cực tốt; kể cái tựa  sách ‘cực kỳ chính xác, hấp dẫn độc giả’  “.

(nhưng cho đến khi qua đời vào 27/2/ 2007 cố văn sĩ, linh mục Lan vẫn không có cơ may gặp  mặt tác giả An Tôn/  Khải Triều – Nguyễn văn Tuy.) 

                                                                           ***

Sau 30- 4- 1975,  Saigon mất tên, đổi chủ mới; tôi là cựu hạ sĩ quan Không quân VNCH, rất sợ bị đưa đi ‘kinh tế mới’– vợ tôi vốn là công nhân viên đài Phát thanh Saigon, vẫn phải thủ cẳng ở đây, với công việc ‘hướng dẫn viên âm nhạc’ ( lương 20  đồng tiền mới) ;  để khỏi phải bị  lùa đi ‘giãn dân’, hoặc ‘kinh tế mới’.  

còn tôi, được giới thiệu làm ‘lơ xe thực thụ’  tuyến xe buýt Saigon- Thủ đức; để có tiền góp với vợ, nuôi 5 con nhỏ, từ 2 đến 9 tuổi. 

Còn cựu thượng sĩ không quân Nguyễn văn Tuy (Khải Triều)  làm công nhân viên Công ty Đường sắt (tuyến đường Saigon- Mường Mán)   — đôi ba lần,  chúng tôi lợi dụng giờ nghỉ, uống cà- phê với nhau, ở sân ga Bình triệu. (thời kỳ này, tôi ở  Đội 4/ Công ty xe khách thành gần  ga Bình triệu. )

Hôm nay, đọc ‘Chuyện tình của An’ / Khải Triều’ — nếu nước mắt còn, tôi chẳng tiếc gì ,  không giỏ vài dòng nước mắt,  để khóc câu chuyện tình như thế  — một chuyện tình cao thượng, có tầm vóc từa tựa  ‘Hồn bướm mơ tiên/ Khái Hưng ,’trong Tự lực văn đoàn.  Giá có tay nào được cảm động  với  chuyện tình này, phóng tay viết thành’ Chuyện tình nàng Agnès’, là rất hay —  theo tôi, không ai làm tốt việc này hơn ‘chàng An Tôn’ đâu ?

Qua vài dòng về bạn Khải Triều, một thi nhân trong Đại Nam Văn Hiến xuất bản cục, cũng đã trên dưới 60 năm nay : Khải Triều- Nguyễn văn Tuy, một cựu chủng sinh, sinh 1936 tại Hà đông (nay s át nhập vào một  Hànội)  — từng theo học trường đạo Công giáo Dũng Lạc ở Hà nội, tư thục Minh Tân …; di cư vào Nam, học tiếp ở trường Trung học Trần Luc; rồi đi dạy, làm báo, viết văn làm thơ, đi lính Không quân; sau giải phóng làm công nhân đường sắt xe lửa;   thôi việc về ‘làm thinh’; vợ góa, sống với con gái+ rể; chăm sóc 2 cháu ngoại gái ; làm thơ tiếp, viết văn  thêm, xuất bản tự túc– nay mới nhất ‘Tuyển tập thơ Khải Triều’ (1963- 2016)  — chàng cựu sĩ quan chiến tranh chính trị , trang chủ ‘T-Vấn+ Bạn hữu’ xuất bản ở Hoa Kỳ. 

Nhớ lại, cách đây khoảng 4 năm, phu nhân anh qua đời; tôi tới viếng; gặp nữ danh ca Tâm Vấn; bật hồi tưởng lại cuốn tiểu thuyết GÁI HÀ NỘI / Nguyễn Minh Lang [1930- Hànội 2000]   rất bay bướm; bìa, do Zuy Nhất phác họa giống hệt nữ danh ca + 2 đôi vòng tai ‘tổ bố’ ; nội dung là chuyện tình của nàng + một văn sĩ tài hoa+ đào hoa + lãng mạn ‘hết xảy’. Nàng còn được đưa vào tiểu thuyết ‘Cánh hoa trước gió/ Nguyễn minh Lang (2 tập) , một bộ truyện tình hay, hấp dẫn, lôi cuốn.  Tuy không là chủ sở hữu đôi gò má cao; nhưng từng là vợ một tay làm từ điển uy tín, Thanh Nghị- Hoàng trọng Quy .(sau , bộ trưởng thông tin Mặt trận giải phóng miền Nam)  — nay , đương kim phu nhân một bác sĩ tiếng tăm lừng lẫy, ông Nguyễn đan Quế

 [ 1940-  ]  hiện sống tại thành phố HCM. 

                                               “…gặp nữ danh ca  t âm vấn  [hànội 1943-    ]; tôi  hồi tưởng

                                                                                   lại cuốn tiểu thuyết GÁI HÀ NỘI/ Nguyễn minh Lang… rất

                                                                                    bay bướm; bìa do Zuy Nhất phác họa giống hệt nữ danh 

                                                                                   ca… nội dung là chuyện tình của nàng + một văn sĩ tài hoa

                                                                                  + đào hoa+  lãng mạn ‘hết xảy’. …”

                                                                                                                                 (ảnh: internet)

                                                                                bây giờ, hãy cùng đọc một đoạn văn trong ‘Chuyện tình Agnès’ :

“… một tay An (nhân vật,ki ểu ‘protagoniste’ trong văn chương)  cầm ô, một tay nắm chặt tay Agnès.  Anh cảm thấy hơi ấm trong tay người Agnès truyền qua người anh.  Để tránh cơn mưa, An kéo Agnès vào bên ngôi mộ, có mai che … Họ lặng lẽ …”

còn Agnès, cô bé người yêu của Chúa, thì:

“… khi nhận được thư chú gửi cho cháu; đọc đến đâu, cháu khóc đến đấy … Những trang thư chú chứa đầy nước mắt của cháu.  Chiều hôm ấy, cháu vào nhà thờ; khóc nhiều hơn nữa , khóc suốt giờ [đọc] Kinh, khóc với Chúa; và, cảm tạ Chúa …”

hoặc:

” … trong lần về dự lễ ‘lễ khấn trọn đời của Agnès’,2 người lặng lẽ bên nhau… người nữ tu kia với tiếng hát đơn điệu … còn anh; và, là ‘người ôm mặt khóc’; như trong bài thơ của anh, cách đây 49 năm, anh đã mất Agnès : ‘người nữ tu đích thật, chỉ đến trong đời anh, một linh hồn Chuá nặng đau thương …”

và tôi, Thằng phải gió — người viết bài này, dâng lời cầu nguyện :

” …  Chúa ơi! theo luật Chúa; bây giờ bạn con là người tự do (đoạn tang vợ đã 4 năm); xin Chúa hãy trao Agnès cho ‘thằng bạn cô đơn thầm lặng của con, suốt 49 năm đợi chờ’ — đây là ‘ý con, không phải là ý Chúa.” 

    thế phong

   đọc lại, tu chỉnh, thêm, bớt.

   (Saigon, Oct.  3rd,  2016)

   http://thangphai.blogspot.com/2012/09/mot-nguoi-nu-tu-agnes-va-nguoi-om-mat-khoc. html 

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 03:02     Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

hứ Ba, 13 tháng 1, 2015 tưởng nhớ một nhân vật nữ trong văn chương tự sự qua đời ở quận 2 tp. hcm- ngày 5 tháng 1. 2015.

tưởng nhớ một nhân vật nữ  qua đời -trong

 văn chương tự sự  Thế Phong .

                                  Thế Phong   qua ống kính Nguyễn cao Đàm  (1963)

                                                                 (ảnh chụp al5i trên mạng Internet)

                                                 TIM SẦU

                                  thơ  Thế Phong

                                                         GỬI ĐẶNG NGỌC OANH

                T in em tự tự là giờ anh nằm bệnh

                       tim sầu choáng váng,  mắt nhìn sâu

                vực thẳm – loài người –  ai chôn sầu em bằng thuốc ngủ

                        thế ra từ ngày em lấy chồng  hạnh phúc chưa no?

                con gái em ai nuôi?   nếu em   bỏ mình trong mộ tối?

                       để rồi đêm ấy, cơn sốt anh lên độ 40

                       mồ hội không toát lên da – mầu xám bệch

                       như thân rêu nằm bệnh

                       đắp chăn làm gì, khi hai đứa cùng sấu?

                       hình hài em có tan biến mang theo?

                       âu sầu đánh bạo viết thư tự mình ra bưu điện

                       nhà em số lẻ tìm sao cho đến gặp?

                       anh chờ, cơn bệnh cũng tan theo,

                       tình yêu đầu – khi hai đứa bên nhau

                       ngày đầu còn xanh mái- đời chưa sấu

                       anh còn cảm thấy lạnh môi nụ hôn đầu

                       hai nghìn bảy trăm ngày sau em tự tử

                       

                       Ngày hai đứa gặp nhau – môi em tái nhợt

                       bàn tay em nứt rạn xanh như rêu

                       anh chải đầu, em khóc, giang tay ôm anh lại

                       mà làm sao hai đứa nối hôn đầu ?

                       Áo em mầu trắng chữa vết thương đời tất khỏi

                       mà thương tích mình xóa mãi không tan!

                       cả tình yêu đầu – mà nào ao giang tay chứng giám ?

                       lẽ nào tim sầu hai đứa … vết sâu ngăn ?

                        THẾ PHONG

                        

                       (NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ- NXB VăN HỌC HÀ NỘI TÁI BẢN, 1996- TR. 135-36)

                                       

                                 TƯỞNG NHỚ MỘT NHÂN VẬT NỮ TRONG                      VĂN CHƯƠNG TỰ SỰ KỂ  THẾ PHONG.

                                                                               bài viết:    Thế Phong

  

                                                                    tác giả Thế Phong   vào thời 1950 ở Hànội

                                                                             (ảnh tư liệu TP)

  C ách đây,  đâu đó 2, 3 năm, một ai đó bấm chuông nhà tôi . Ra mở vửa, một cô gái lạ, khá xinh xắn,  hỏi tôi, ‘ có phài là nhà văn Thế Phong?’ Tôi gật đầu, cô tiếp lời, bà ngoại cô tên Oanh có quen biết tôi , gửi lời thăm. Biết được địa chỉ nhà tôi, ấy là, cô đọc trên  Blog nhà văn nữ Bích Nga  phỏng vấn nhà văn Thế Phong, in kèm ảnh.   Cô bé chuyển lời vậy thôi,rồi xin phép giã từ.  Tôi bàng hoàng đến độ không nói được câu nào, lại rất kém lịch thiệp, không có lới mời khách vào nhà.  Ân hận, tự trách mình , sau,  cũng trôi qua nhanh.

       mới đây thôi,  ngày 6 tháng 1. 2015 , pha cà- phê nhấm nháp xong, là mở máy  computer.   Cô bé Mỹ Linh báo tin bà ngoại cô qua đời  sáng 5 tháng 1 năm 2015.  Nếu có thể, tôi cho số điện thoại, để tôi tới viếng.  

     nhẩm trong đầu,  bà ngoại Mỹ Linh,  sinh năm 1935, tốt nghiệp y tá Bệnh viện Chợ  Rẫy  ( Chợ lớn) đâu đó vào 1957-  qua đời ngày 5 tháng 1. 2015 tại quận 2. tp. HCM ,  tròn trịa ở tuổi 80.  Bài thơ  Tim sầu  viết tặng nàng, in trong tập thơ  Nếu anh có em là vợ. (Đại Nam văn hiến, Saigon 1959).

     Năm 1950, học tại trường trung học chuyên khoa Phan đình Phùng  Hà nội, 40- 42 hàng Đẫy  (nay, trường Phan chu Trinh) – cô Oanh  giỏi Pháp văn nhất lớp, đối thủ là Đỗ mạnh Tường – khiến thầy Hà hoàng Châu hết lời khen ngợi, con hết lòng bênh vực, can thiệp với thầy hiệu trưởng Bùi quang Tời, chủ tọa hội đồng kỷ luật , xử tội  ‘ tên học trò Đỗ mạnh Tường, ở Ký túc xá đã vô lễ đối với một thầy giáo dạy pháp ngữ ở lớp Đệ Lục’. (lớp 7 bây giờ).

      ấy là , em Tường đánh bóng bàn, vô tình để trái  bóng nhỏ bắn tung vào lớp thấy Hoàng đang dạy học cầm phấn viết câu ”  le talent n’attend point le nombre des annnés ” – tró Tường nói to,  ” ông nội ơi,  dốt ơi là dốt,  atteindre   chứ không phải attendre  đâu “. Chẳng biết đứng hay sai, học trò lớp Đệ Lục cười vang, llàm thầy Hoàng mất mặt, chạy ra túm cổ tên  học trò xấc láo, hỏi tên tuổi,   {hình như giáng cho 1 cái tát nổi đom đóm mắt) . 

      trò Tường còn nhớ rõ cả họ đầy đù: thầy  Lý văn Hoằng.  (anh ruột bác sĩ Lý trung Dung rất nổi tiếng ở miền Nam sau này , qua vụ tổ chức hội chợ tại Vườn Bách thảo, người xem đông quá, làm sập cầu Thị nghè năm 1960 , nên ông ta không được đề bạt làm tổng trưởng thông tin trong nội các Ngô đình Diệm.) 

     tháng 10 năm 2006, vợ chồng tôi  đi xuyên việt, qua Hà nội, tổ chức buổi gặp bạn học cũ từ thời 1950 ở Hà nội : Cáo bá Ân, Nguyễn đăng Khải, Dương đức Dzư (  thi, văn sĩ Kiều liên Sơn 1936-  12 -2008), Nguyễn đăng Khải (1936- 12-2006) … nhắc lại chuyện cũ.

     Cáo bá Ân   (hiện ở Hà nội) nhắc cô Đặng ngọc Oanh da ngăm đen, rất có duyên, giỏi Pháp văn thượng thừa , thường đọ tài với Đỗ mạnh  Tường  (Thế Phong) hạng  nhất, nhì trong lớp.  Hỏi cô Oanh ra sao, thì Tường lúng túng chưa biết trả lời sao, thì bà Khê  trả lời,  ” không sao đâu, nhà tôi kể hết chuyện về các cô rôi, trong đó có cô Oanh mà anh vừa nhắc. ” .

   

     và,  trong khi đợi cô bé Mỹ Linh trả lời, để tôi tới viếng –  một ý nghĩ lóé trong đầu nung nấu,  tôi sẽ năn nỉ vợ tôi cùng đi viếng  ‘ người tình ruột thịt một thời của chồng.

      từ ngày 7, 8, 9, đến  10 ,  tôi tiếp tục mở hộp thư , chẳng thấy tin cô bé Mỹ Linh trả lời, thôi đành xếp lại bì thư phúng điếu vào ngăn kéo . Thẫn thờ.  

      chân dung người tình đã được viết lại trong tự sự kể  Nữa đường đi xuống 

( Saigon 1960, 1968) và  Thế Phong, nhà văn, tác phẩm cuộc đời  .(Saigon 1959, 2000) . Riêng cuốn sau, đã  được dịch sang anh ngữ   The Phong: The writer, the work & the life autobiography (bản dịch Đàm xuân Cận) , Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1972 ,  in mimeographed, phát hành ở Saigon vào những năm 1971, 1972 – nay được [ hay ‘bị’]  Amazon, AbeBooks, WorldCat, Rulon -Miller Books, Biblio.com, v.v … rao bán trên mạng ở Hoa Kỳ, ở Anh quốc, Pháp quốc, với giá  trên  trời :  $ 850- $ 650 / cuốn, đã từ dăm, bẩy năm nay.  

         một nhân vật văn chương làm nên sự nghiệp của tôi đã ra đi-  mà tác giả  thì  rất bội bạc – một cành hoa không được ném xuống mồ cho  ‘ một người tình yêu dấu’ .

          vĩnh biệt Đặng ngọc Oanh!

          THẾ PHONG

          Saigon , 14. 1 2015

                                     Nửa đường đi xuống, bản tái bản- Saigon 1968.

                                            ảnh chụp lại trên mạng Internet

          

     

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 16:29     Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

‘… nội tôi tên đỗ thích,” bởi ông tôi thích gì làm nấy…” thế phong ( 5000 km xuyên Việt )

5000 km xuyên việt/ thế phong

saigon 2007.

                              ” … nội tôi tên   đỗ thích ,

               ‘bởi ông tôi thích gì làm nấy ‘

                                                      bút ký   : thế phong

                                                bìa 1      5000 KM XUYÊN VIẾT/   THẾ PHONG

                                                                         trái qua :    ảnh nhỏ   trên cùng – 3 người   :

                                                                              –  nữ  văn sĩ  Trần thị Bông Giấy 

                                                               —   nữ thi sĩ  Ý Nh i +  biên tập nxb Văn nghệ tp. HCM,   Lê Duyên

                                                                          trái qua:   ảnh lớn    trên cùng — 3 người  :

                                                         –  linh mục, văn sĩ   Nguyễn ngọc Lan    —    bà   Đỗ thị Thảo  (cô ruột T Phong)  

                                                                         —   ông  Nguyễn quốc Bảo.  ( bố vợ TPhong.)

                                                                          Thế Phong  và  vợ   

                                                           trong chuyến xuyên viết , do Nimbus Tourist

                                                                 tổ chức- từ 5/10 dến 21/10/2006.

                                         đoàn du khách di xuyên viết do Nimbus Touris t  tổ chức  

                                                                      (ngồi- hàng đầu;    Thế Phong   ( từ phải qua, người thứ 2).

                                                                                    (courtesy of  newvietart.com)

                                                                        sông Son Quảng Bình

   (…)

Thị  xã Ninh Bình có nhiều khu du lịch, đi thăm cố đô Hoa lư, khu Tràng an, Vườn quốc gia Cúc phương, suối nước nóng Kênh Gà, Nhà thờ Phát diệm v.v …– nhưng chỉ đến đây  dăm, bảy tiếng đồng hồ — thì gia đình Nimbus  chỉ thăm được động Tam Cốc thôi.  Và đa số chúng tôi chuẩn bị xuống thuyền đi thăm Tam Cốc.

Cứ 4 người một thuyền nan, không gắn máy như thuyền máy trên sông Son- Quảng bình.  Bà lão chèo thuyền cho chúng tôi, tóc bạc rồi vẫn lam lũ kiếm sống trên dòng sông, hàng ngày đôi ba chuyến; có khi bà ngồi không cần dùng tay chèo, mà dùng 2 chân chèo như đôi tay.  Thật tuyệt diệu!  

Nước xanh mầu lục, 2 bên núi đá dựng lên như tường thành cao vút– sắp tới Hang Cả — nhìn thấy trên đỉnh núi, phía  bên phải tay tôi, có một đốm trắng lay động ngoài mỏm đá cheo leoi.  Ánh nắng chiều loang loáng trên núi, tôi không thể phân biệt châm trắng di động kia là vật gì — chưa kịp hỏi, bà lão đoán được ý khách — “chú dê vươn mình ra ngắt nhánh lá, bỏm bẻm nhai trên gành đá đó thôi.”

Ông bạn ngồi bên cạnh quay phim, bấm nút review  cho xem, hình dáng chú dê đực cao lớn, bảnh bao, hoang đàng, lông trắng như tóc bà lão chèo thuyền, bỏm bẻm ăn lá cây tựa bà trầu.  Không những dê hoang được săn bắt đem bán cho nhà hàng, dê nhà nuôi cũng nhiều, thường được quảng cáo ở nhà hàng trên đường Trần khánh Dư-Tân định- Sài gòn — dê có xuất xứ từ Ninh bình đem vào.

Thời chú bé họ Đinh chăn thuê bò cho chú, dám cả gan xẻ thịt một con để khao lũ bạn, thời đó dê chưa là đặc sản Ninh bình.

Hướng dẫn viên Tua  [tạm thay tên thật]   giải thích,  đến Ninh bình- thứ nhất:  không xơi thịt dê sẽ là thiếu sót lớn trong đời của quý ông — thứ hai , : ăn thử rồi biết hiệu quả : trên bảo dưới tuân theo tắp-lự  — nhại lời một nhà cầm quyền  than ‘trên bảo dưới không nghe ‘; lệnh trên ban, dưới bất tuân.  Cách nói tưng tửng dễ gây cười, vui vui, làm quện đường xa, chân mỏi rã rời –‘hãy cười lên cho răng  dzàng lấp lánh ‘.

                                               Tua   (bên phải )  bẻm mép, tự bach:  ăn chung, ngủ chạ ..

                                                                                  có con chính thức với một cô vợ bắc …”.

Anh chàng hướng dẫn viên, tên Tua  bẻm mép tự bạch: ăn chung, ngủ chạ, không bậy bạ, có con chính thức với một cô vợ gốc bắc, thường hay xài ‘tắp- lự, tất tần tật, cực kỳ, thi thoảng, cứ vô tư đi, tự nhiên như người Hà nội, rất là ‘. ..v.v … lạithanh minh-thanh nga ,  ’em chả dám pha tiếng bắc của  mấy chú, bác, anh chị  đâu nhé !’ 

Qua Hang Cả đến Hang II, rồi Hang III, trở về khách sạn trên đường Phan đình Phùng.

Phố xá đông vui, nhà cao to đùng, không thể de  xe vào, bác tài lại bốc di động cho người ra dẫn đường —  ‘ nùi tí nữa đi bác tài !’

Anh Năm đốp chát,

-… mùi gì mà nùi, xe tớ thắng cái kịch, không phải  phanh không xơi đâu nhé!

K há ch  sạn Kinh đô… đường Phan đình Phùng, nhà hàng to đùng, xây 2 căn liền kề 3 tấm rất ấn tượng; và, gần đó còn nhiều khách sạn xây cất lớn ngang ngửa — phòng ốc trang bị nội thất tối tân, giường, tủ, bàn phấn các bà, các cô — gỗ gụ đánh vẹc-n i rất bóng, toa-lét  bồn tắ đầy đủ nước nóng, tủ lạnh nhỏ đầy đủ thức uống — phòng ăn, hội trường rộng rãi, và quầy rượu rất bắt mắt.

Thường ra dinh thự, khách sạn nguy nga ở miền bắc xây chóp  trên nóc – với Kinh đô  không khác hơn –hoặc , bắt gặp  bất cứ căn nhà bề thế ở Sài gòn, nhà đều cóchóp  trên đỉnh– đích thị chủ nhân là gốc bắc  rồi.  

Chủ nhân khách sạn Kinh đô, ở độ tuổi trung niên, thân hình đẫy đà, dáng đi chắc chắn, mặc quần áo ngủ hàng hiệu, ra lệnh nhân viên phải làm việc đúng lệnh của chủ nhân.  Hỏi ra, từng là sĩ quan trung cấp về hưu, chủ  họ Đỗ.  Có thể ông tổ là Đỗ Thích không chừng–tôi định làm quen, rồi lân la sẽ dò hỏi lai lịch bố con họ Đỗ đầu độc vua Cờ Lau ra sao — thì bỗng nhiên tôi liên tưởng chuyện một nhà gia phả học đến gặp tôi, để lấy tư liệu phổ trạng dòng họ Đỗ, để viết trong bản thảo mà ông ta đang soạn ‘ Phổ trạng các nhà văn miền Nam đương đại ‘  *

*   bản thảo đã hoàn tất,  chưa được in ra —  hiện di cảo được trưởng nam tác giả lưu giữ, ông Nguyễn đức Lân  hiện ở bang Utah/ Hoa Kỳ.     (Bt)

                                             nhà gia phả họ c DÃ LAN    [i.e. nguyễn đức dụ 1919- 2003]

                                       “… ví dụ như họ nhà Mạc ở Đông triều- Hải dương– sau khi bị chúa Trịnh

                                         truy lùng, phải đổii họ thành họ Lều , họ Phạm, họ Hoàng, họ Liễu, họ Vạn.

                                         họ Bùi … Thủy tổ cụ Hoàng Diệu chính là gốc họ Mạc này …”  —  Dã Lan trả 

                                       lời phỏng vấn Nguyễn đắc Xuân   ” Mong mọi người Việt nam nhớ đến tổ tiên”. 

                                                               (courtesy photo:  Blog Nguyễn đắc Xuân )

   Gia phả & khảo luận / Dã Lan- Nguyễn đức Dụ.

một tác phẩm nổi tiếng, 

          lần đầu in  mimeographed  ở Sài gòn trước 1975  —  

sau 1975, sách được táu bản rất nhiều lần .

(courtesy photo:  nhà sách VIỆT)

Dã Lan – Nguyễn đức Dụ    (bên phải – hàng đầu) )  tới thăm Ý Nhi

ở Chi nhánh hội Nhà văn Việt nam ở đường Hai bà Trưng, quận 3 .tp.HCM

(ảnh : Lữ quốc Văn)

Đầu tiên, ông  Dã Lan hỏi lý lịch:

– Tên bố?

–  Đỗ văn Đức – tôi trả lời

–  n ăm sinh?

–  hình như năm 1896.

–  năm qua đời?

–  1947

–  tên ông nội?

–  tôi không còn nhớ, xin cho thêm thời gian , để xem lại gia phả, sẽ trả lời sau.

–  ông nội cũng không nhớ là sao, thế mà là nhà văn được à — thật lạ kỳ!

–  nhớ ra rồi, tên nội Đỗ Thích — bởi nội tôi thích gì làm nấy .

Khi nhìn ông Dã Lan- Nguyễn đức Dụ mở sổ tay ra ghi chép, nhận ra ngay cách đùa vô ý thức không nên có — và, tôi vội khai tên ông nội ra ngay.

Đã có một lần trước năm 1975, ông buôc đưa lại gặp bà cô ruột và chú dượng tôi- để tra xét lý lịch chính xác hơn.  Nhờ vậy, bà cô ruột tiết lộ cho ông hay –  tôi còn một bà cô ruột khác, tên Đỗ thị Kha, có đứa con trai, tên Lê Minh-Hoàng Thái Sơn .  Anh chàng này từng bỏ nhà vào Nam,  đi giang hồ, xuất ngoại làm lính thủy, trở về Sài gòn, bắt đầu viết báo, từng là tay chơi, buôn lậu khét tiếng vào thập niên 5, 6 mươi.  Anh ta tổ chức du lịch bịp , đăng báo rêu rao đi Hồng Kông, Nhật bản — du lịch cùng trời khắp đất giá rẻ — thì hãy đến với chương trình Đi và Sốn g, đóng tiền trước đặt cọc.  Thời kỳ ấy, anh ta là chủ nhiệm  Đi và  Sống , báo lá cải bán rất chạy– khách hàng đóng tiền, không được đi du lịch, đưa đơn khởi tố kiện v.v …  Tôi cũng không theo dõi vụ án tòa giải quyết ra sao.  Mãi sau này, nhờ ông dã Lan-Nguyễn đức Dụ; tôi mới biết Lê Minh-Hoàng Thái Sơn là con cô, cậu ruột — mà ban đầu không hề hay biết — anh ta hơn tôi chừng dăm, bẩy tuổi –đã có đôi lần gặp ở nhật báo Dân đen (chủ nhiệm: Nguyễn duy Hinh)  — tướng tá cao ráo, mặt mày bặm trợn, ít nói, lầm lì — đúng là tay mưu sĩ, lại giỏi hành động.

– … bây giờ nhà văn đã phải khai tên ông nội rồi hả?  Viết phổ trạng là phải biết từ 3 đời trở lên — làm việc này, tôi đã trải qua rất nhiều cực nhọc, phải biết nhẫn nại,; có gia đình tôi phải đến 7. 8 lần mới được tiếp đấy. — ông Dã Lan nói.

-… như với gia đình nào chẳng hạn? tôi hỏi.

-… gia đình cụ Trần trọng Kim, tôi đến lần thứ 5; bà cụ đành mở cổng; và, cô con gái duy nhất của sử gia trách khéo mẹ :”‘bác ấy là người giúp cho thế hệ mai sau hiểu biết phổ trạng gia đình ta, sao mẹ lại thế?” . Và sau này cô con gái đã tặng tôi bản thảo viết tay Một cơn gió bụi , coi chữ ký của cụ [Trần trọng Kim] rành rành,’viết xong ở Phnom Penh’   đấy ông ạ.  À này, mà tên nội của ông sao nghe quen quen, có trùng hợp với tên ai không nhỉ?  — ông Dã  Lan trả lời.

                                                    Một cơn gió bụi/ Trần trọng Kim

                                                         do nhà báo Thanh Thương Hoàng xuất bản ở Saigon năm 1969, lấy tên nxb Vĩnh Sanh.

Và, quả thực, nhà gia phả học Dã Lan không còn nhớ ai tên Đỗ Thích, được chép trong trang sử đất Hoa lư.

                                                                        bản thảo   đánh máy  Phổ trạng Đỗ mạnh Tường/Thế Phong 

                                                                             do nhà gia học  Dã Lan-Nguyễn đức Dụ  viết .

                                                                                                  

                                                        trang 3 Phổ trạng Đỗ mạnh Tường/ Thế Phong

                                                                    do  Dã Lan-Nguyễn đức D ụ  viết.

 Thấy bảng quảng cáo Kinh đô Hôtel, ngồ ngộ, tôi đến gần để đọc, thì chủ nhân như đang theo dõi, 

” Thanks for choosing KINH DO CAFE TOURS hopefully you will give us the best ideas to help hotel server BESTER  day by day have good time to you.  Thanks! ”

Tôi thầm nghĩ, cách viết đích thực là văn chương bình dân Việt: cách viết tiếng tây diễn  ý người việt suy nghĩ — BESTER   sai có đáng gì  để làm ầm ỹ.  Cả tây lẫn ta đọc, vẫn hiểu được đủ.  Nhưng chũ NOEL  thì không, nếu thiếu dấu ‘tréma’  trên đầu chữ E —  thì sẽ đọc thành NOEN , chứ không là NÔ-EN..  

Cứ đến dịp Giáng sinh, các báo chí đêu  in chữ NOEL , đủ kích cỡ, lớn dùng kích cỡ chữ 48, nhỏ thì 6, 8.  Lấy thí dụ, một bài  báo được viết ra– bắt đầu là phóng viên, chuyển qua biên tập, thông qua thư ký tòa soạn, trình biên ủy, cuối cùng là tổng biên tập duyệt — dường như tất cả, 100% nhất trí diệt  dấu  hấm tréma  *  trên đầu chữ E.

*    dấu đặt cạnh 2 nguyên âm đối nhau, như e, u…- khi nhận biết vậy, phải dùng dấu ‘tréma’ ( 2 chấm trên đầu chữ)  — người đọc sẽ biết tách ra  thành 2 âm.  Thí dụ:   cigué ;   na-if    ; Noel .  (có    đẩu  tréma trên đầu chữ E).

     (theo  Larousse en Couleurs ( nouvelle édition,  Paris 1994).

 Vẫn là chuyện chẳng đáng gì, nếu thiểu số độc giả ‘biết ‘ thì sẽ không làm theo cái ‘không biết’ —  còn đa số ‘không biết ‘, thì sẽ vẫn làm theo điều mà báo chí viết  — thì hỏi xem đã có ông tây, bà đầm nào dám ti-toe phản đối …’đồ dốt đặc tiếng Pháp đâu? ‘

  Lão luyện như nhà báo Phan Quang , hoặc cả tác giả Đặng anh Đào , cũng không được miễn trừ !

Thà phiên âm tiếng việt Nô-Ên  tốt hơn nhiều, vừa dễ đọc, chẳng ông tây nào cười mỉm, cũng không có cô đầm nào đang học tiếng việt, bị bối rối — vì ‘bé cái lầm ‘.

Nhớ lại đều thập niên 90, từ một nhân viên an toàn giao thông; tôi bị chuyển sang làm bảo vệ, rồi lại bị tống ra phụ xe, ăn lương theo ‘chấm công trực tiếp’.   Cũng chỉ vì tay thư ký công đoàn bộ phận, Phùng đăng Hải rắp tâm đì sói trán .  — tôi  vẫn thường xuyên vào Đội xe 4  chấm công, , có một lần đụng dầu giam đốc Công ty xe khách thành,  ông đang tiếp chuyện một người Pháp, qua thông ngôn viên.  Ông giám đốc ngoắc tôi lại, đưa ngay cuốn Sciences et Coomunications  — và, ra lệnh: sang mai có mặt vào lớp học tại văn phòng Công ty..

 Giám đốc Nguyễn văn Minh chẳng cần hỏi ý phụ xe Đỗ mạnh Tường ra sao — và cho biết: được học tiếng tây, là được đặc cách; vì lớp học này chỉ tuyển từ cấp đội phó trở lên.

  “Nay mai, người Pháp sang đầu tư ào ào, ta cần nhiều nhân viên biết nói tiếng Pháp.”  — ông giám đốc phán vậy.

Cầm sách, tôi mở trang 3, bên phải câu đàm thoại tiếng việt, bên trái tiếng pháp,

 ” Tên anh, chị (ông, bà, cô, cậu) là gì?  — Vous appellez comment ?” 

Kỷ niệm xưa bật dậy; gần 60 năm xưa — ba tôi bắt dịch câu tiếng viết sang tiếng pháp, hệt như câu trong tráng sách’ Sciences et Communications’  hỏi: tên anh, chị, ông , bả, cô , cậu là gì?.  Tự mãn cho mình là giỏi, tôi không cần suy nghĩ , trả lời,

” Vous appellez comment?”  — rồi cười khẩy.

Nhưng không, ba tô vào bàn, lấy cây thước, bắt xòe tay, đánh ới tấp, liển tù-tì– tôi đến được một chục : ” con ơi là con, dịch với thuật giống hệt bọn bồi tây. Quỳ xuống, úp mặt vào tường, nhắc lại mười lần,” Comment vous appellez vous?” . 

                                                                   ***

Năm  ấy tôi học ở trường Tiểu học  Đại lịch ( huyện Trấn yên, tỉnh Yên bái)   — mà hiệu  trưởng là ba tôi, ông Đỗ văn Đức.  

Cuối năm ấy, tôi  cưỡi ngựa một mình vào Nghĩa lộ ( huyện Văn chấn, tỉnh Yên bái)  thi tiểu học, bảng vàng xướng danh: 

” trò Đỗ mạnh Tường, trường Đại lịch, huyện Trấn yên,  đậu  hạng 1.  Đáng  khen ! “. 

Viên kiểm học Nguyễn đình Thường gọi tôi lên, xoa đầu, khen vậy .

THẾ PHONG

 (  tr. 70-  78    5000 KM XUYÊN VIỆT ,)

c ánh gà 1 ;

trên : vợ chồng Thế Phong  —  dưới :  gặp bạn học cũ ở Hà nội từ thập niên 50:

TP — Kiều liên Sơn  (Dương đức Dzư) — Nguyễn đăng Khả i — Cao bá Ân .

—————————————

5000 KM XUYÊN VIỆT/ THẾ PHONG

(Chi nhánh nxb Thanh niên tại tp. HCM cấp phép năm 2007,

giao cho Doanh nghiệp Sách  Th. Ngh. in ấn, chưa phát hành.)

  ======================
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com