xem phim hài 18+

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016 ” phục sinh là [Chúa Giê-xu] đã toàn thắng cái Chết của chúng ta …” lời cố linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan / đinh bạch dân ghi

                              ” p hụ c s in h là   [ c h ú a  G i ê – xu ] 

                      đ ã  t o à n  t h ắ n g  c á i  C h ế t c ủ a  c hú n g  t a ”

                      lời  cố linh mục nguyễn ngọc lan /  đinh bạch dân ghi    

                            

                                                      “phục sinh là [chúa Giê- xu] đã toàn thắng cái Chết…”

                                                                            trích trong   Chủ nhật hồng giữ mùa tím/ nguyễn ngọc lan ‘

                                                                                                          ( ảnh: Internet)

Buổi  mai  đẹp trời, mát mẻ, chúng tôi đến Chi hội Tin lành Thị nghè , dự lễ Phục sinh kỷ niệm Chúa sống lại.  Vợ tôi mặc áo dài ; bởi , nàng còn hát trong ban Trung niên mừng Chúa phục sinh; tôi mặc áo sơ mi bỏ vào thùng, quần mẩu ghi, giày tây đen bóng lộn, áo khoác ngoài .  Vài bà vị chấp sự trẻ mặc complet  đen trang nhã, một vị  giữ trật tự xếp chỗ, phát tờ chương trình thờ phượng, in giấy bìa cứng trang trọng; khác ngày chủ nhật thường,  tờ A4 mỏng gập đôi.

 vẫn không chịu chuyển  hai chữ Chấp sự , vẫn  viết tắt là CS .  ( chữ viết tắt này ai đọc cũng hiều ngay là chữ viết tắt Cộng Sản) ;  chỉ cần viết C   chữ hoa, s  chữ thường , tín hữu cũng hiếu được là Chấp sự . Tôi thường đùa , mỗi khi gặp cựu chấp sự X…, ” bữa nay có ông cán bộ CS hướng dẫn chương trình, phải vây không bác ?  –” không,  không phải vậy,  xin đừng nói vậy; là phạm qui đấy …tôi  chỉ là chấp sự;  nhưng tay phụ trách in chương trình không chịu viết tắt đúng quy luật , cứ viết CS   X. .. hướng dẫn chương trình đấy thôi !”

nghĩ thầm trong bụng, không chịu đổi mới ; thì đúng là đồi mồi .

 ‘nếu ai có da đồi mồi hẳn sống rất thọ’,  câu nói dân gian đấy quí vị ạ.

đọc tờ chương trinh Phục sinh lễ 2: 9h ngày 27/3/ 2016:

                                                      Diễn giả : MSTS   PHAN CHÍ TÂM 

                                                                   HDCT    : CS .  ĐỒNG CHÁNH TÍN

                                                        tờ chương trình THƯƠNG KHÓ+ PHUC SINH

                                                                                                       lễ 2; 9h ngày 27/3/ 2016.

 

riêng 4 chữ viết tắt MSTS. PHAN CHÍ TÂM,  có thể hiểu ông là MỤC SƯ TIẾN SĨ ;  bởi các BÁC SĨ TIẾN S Ĩ  y khoa treo bảng ở phòng mạch tư : BSTS  X. ..  chẳng hạn.

 đừng vội ‘bé cái lầm’  — MSTS   có tên trên tờ chương trình các hội thánh ở Việtnam; chỉ là viết tắt 4 chữ ‘mục sư trí sự’.  (mục sư hưu hạ.)

chữ nghĩa rắc rối lắm, có một câu văn tiếng tây, ” ils s’ agenouillent devant l’ autel’  ; hình như văn sĩ A. Malraux tả vợ chồng người Tàu mới cưới quỳ gối trước bàn thờ tổ tiên; thì, tay sắp chữ (ngày xưa)   bèn sắp thành   “ils s’ agenouillent devant l’ hôtel”  , ( autel = bàn thờ — hôtel =khách sạn/   đồng âm , khác nghĩa;  vì vậy mới có nhiều cuốn từ điển ‘đồng âm , khác nghĩa.’

bài giảng  còn đọng lại trong trí tôi,

‘ …chết đi không phải là hết. chúa Giê- xu đổ huyết ra để cứu nhân loại có tội, Ngài chết đi, sau 3 ngày sống lại, hiện đang ngồi bên tay hữu đức chúa Cha , Ngài sẽ trở lại đón chúng ta,  những kẻ chết sẽ được sống lại, biến hóa lạ kỳ trong tíc- tắc để bay lên trời; Ngài đã sắm sẵn chỗ cho chúng ta, Ngài ở đâu thì chúng ta ở đó..’

trước đó, tôi đã cầu nguyện.

 ‘ xin Ngài mở mắt, mở lòng con để hiểu được Lời Ngài được rao giảng qua tôi tớ Ngài sáng nay, không chỉ nghe mà thôi; còn phải áp dụng vào đời sống. Ngài ở cùng với con từng phút, từng giây, phán cùng con điều cần phải làm, cũng như điều cần phải tránh; để con đi theo đúng pháp luật Ngài…’.

                                                                           ***

Trên blog  cá nhân; mới đây, tôi đã post  khá sớm một bài viết, ‘ Cứ mỗi mùa lễ Phục sinh, chúng ta đều phải nhớ tới ông Tôma  (Thomas),  cố linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan viết.

  ( Chủ nhật hồng trong mùa tím, TIN xuất bản, Paris, 1999.)

  có đọan:

”  Cứ mỗi mùa lễ Phục sinh, chúng ta lại phải nhớ tới cái chết ông Tôma.  Như cơ thể cứ phải biết là còn có mẩu ruột thừa; không biết để làm gì mà vẫn có đó, có danh xưng hẳn hoi — và có khi làm nhức nhối cho tất cả.  Vừa mừng Chúa sống lại Chủ nhật trước; qua Chủ nhật sau là đã phải thấy Tôma đi đâu biệt tăm, trong  những ngày sôi nổi nhất; rồi xuất hiện giờ chót; để đặt lại vấn đề như từ đầu — và, làm phiền mọi người. 

Nổi bật quá trong đoạn Tin  Mừng  Ga 20, 19-31 ; được hội thánh công bố Chủ nhật II Phục sinh — Tôma vẫn chỉ dễ nổi tiếng ‘  kẻ cứng tin’.  Đại diện cho một thứ c hủ nghĩa thực chứng (positivisme) ; ngay cả  19 thế kỷ, trước khi chủ nghĩa này ra đời ;

 ” Nếu nơi tay Ngài tôi không thấy các dấu đinh, và tra tay tôi vào các lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài; tôi sẽ không tin,’

 Kỹ quá.  Câu nói đó đáng làm mẫu mực cho cả Auguste Comte.

Tôma-kẻ-cứng-tin cũng như Phêrô (Phi- e- rơ)   anh-chối-Thầy.  Gắn nhãn hiệu thật gọn cho các vị thánh, âu cũng là chuyện thuận tiện.  Chỉ có thiếu đường dán vào lưng mỗi vị một con số như các cầu thủ bóng đá.

Phêrô[Phi-e-rơ] -anh-chối-Thầy cầu cho chúng tôi, Thánh số 9, cầu may cho chúng tôi. 

Thật oan cho Tôma. Thiên hạ chỉ mau quên. Không dễ tin  ‘cứng lòng tin’; đâu phải là độc quyền của Tôma.  Không một ai trong số những người thân của đức Yêsu [Giê-xu]   — ngoại trừ đức Mẹ.  Maria là  ‘kẻ đã tin’  (Lc 1.45)  tử thuở nào — ‘ không một ai dễ tin hơn Tôma, đã không ‘ cứng tin’ như Tôma. Kể cả quý bà quý cô .’

Họ chỉ đi tìm kẻ chết, không hề đi đón Người Sống.  Thấy mồ trống; thì cho dầu có được người thanh niên nào ngồi ở đó trấn an, và cho biết,

‘ Ngài đã sống lại, chớ kinh hoàng.’–  họ đâu có tin

‘ Họ ra khỏi mồ ma chạy trốn, vì họ run rẩy và sợ ngất người ra ‘. ( Mc 16, 1-8)

Khá lắm thì cũng chỉ được như Maria Magđala: đi tìm xác chết bị đánh cắp mà thôi; đến nỗi khi

‘trông thấy đứcYêsu [Giê-xu]  đứng đó’ mà vẫn cứ tưởng là người làm vườn .  (Ga 20 1-18) .

Nói gì đến  hai môn đệ trên đường Emmau.  Họ đã nghe nói chuyện mồ trống, thiên thần hiện ra báo tin; nhưng ‘ trí lòng chậm tin’; họ cứ vác mải theo trên đường một  ‘bộ mặt ảo não’.  Gặp đức Yê su

[ Giê-xu]  , đi cả buổi chiều bên cạnh Ngài, nghe Ngài diễn giải đầu đuôi, như đã mở mắt ra cho Maria Magđala — lần này bằng cử chỉ bẻ bánh như lần nọ, bằng tiếng gọi ‘ Maria’  — họ mới’  nhận biết Ngài’ . ( Lc 24 13-35)

Cũng như Maria Magđala, họ không dễ tin, khi không thấy tận mắt; mà thấy tận mắt rồi, lại chưa đủ để tin.

Chủ nghĩa thực chứng có khi là điều kiện cần; không bao giờ là điều kiện đủ để tin Chúa sống lại. 

 (…………………………………..)   –  tạm lược 1 đoạn dài, khoảng 4 trang.

Nói cho ngay, có bao giờ Chúa hết phải bận tâm được.  Vì đâu đó, đây đó trên cõi đời này, vẫn còn có một kẻ cứng tin cuối cùng, một Tôma, nhiều Tôma; vẫn còn đâu đó trong lòng dạ chúng ta; đây đó trong cuộc sống chúng ta, [ở] một góc, một phần ngờ vực, hoảng sợ, chưa tni, cứng tin sót lại.  Không ai bằng thánh Phaolô dư biết điều đó; và, làm chứng cho điều đó.

Chúa đã ‘đi về Trời’ (Cv1, 11)   từ hồi nào rồi; nhưng’cuối hết, Ngài đã hiện ra cho tôi nữa, đứa con ranh’ (Cr 15,8)

Tôma chỉ sau 10 tông đồ, còn Phaolô là sau cả ‘ hơn 500 anh em’. ( Cr 15,6)

Người thứ 501 vẫn được Chúa cứu sống lại chiếu cố, như kẻ độc nhất vô nhị; [lại] chiếu cố một cách độc nhất vô nhị .

   ( …………………………………………)

                                                        CHỦ NHẬT HỒNG TRONG MÙA TÍM/ NGUYỄN NGỌC LAN)

                                                                           linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan   (trái) [ 1930-  saigon 2007.]

                                                                                              chụp chung với nữ thi sĩ Ý Nhi                 

                                                                           (  Lữ quốc Văn chụp trên đường Phạm ngọc Thạch, quận 3/ tp. HCM.) 

                                                                                                             ***

Các ban hát hát xen kẽ. đầu tiên ‘ban  Ấu nhi +  ban Thiếu nhi’;  những em bé hát ca tụng Chúa thật dễ thương, cảm động hết biết, giọng thật trong trẻo như nước đầu ghềnh.

 tiếp ‘ ban Thiếu niên’  khoảng trên 2 chục, mặc áo lễ mầu xanh, hát giọng mạnh mẽ, trong sáng– rồi tới ‘ tốp ca Thanh niên  ‘ hát tôn vinh Chúa.

‘ ban ấu nhi… giọng hát trong trẻo …”

” ban hát trung niên Chi hội Thị nghè…

 nhận ra có anh Mai . . . (đứng giữa, người cao nhất)

   anh Đức  (  hàng thứ 2), tay sửa đồng hồ có hạng … ”

                                                  ‘ ban thiếu niên Chi hội Thị nghè . có tới  24 ca viên  …’

                                                           ”  tốp ca thanh niên Chi hội Thị nghè  …”

                                                                                                               

                                                          ” phu nhân quản nhiệm  , bà Vũ đình Khuê

                                                                                                ( người đứng trước bục giảng)

                                                                              xướng tên.”… bà Nguyễn thị Khê, giải nhất, dành cho … ” )

                                                                                                      

tới ‘ban hát Trung niên  ‘ ( vẫn gọi là trung niên, dầu có nhiều vị đã 7, 8 chục )   cũng  có tới   24 áo lễ , nữ nhiều hơn nam.  Khuôn mặt  người nam, tôi nhận ra có anh Mai (cựu thủy quân lục chiến/  nay : lính thủy đánh bộ) , anh Đức, ( tay sửa đồng hồ có hạng, chiếc Oméga tự động  đưa sửa, vì thiếu phụ tùng; anh lùng kiếm mất vài tháng, mới hoàn lại tôi — nay,  đồng hồ chạy tốt’ hết sảy’)  v.v…

Tới phát phần thưởng học Kinh thánh, bà vợ tôi chiếm giải 1 học thuộc lòng+ trắc nghiệm hạng 2 –phu nhân quản nhiệm phụ trách xướng tên,

                                                      hàng đầu:

                                                          ”  …  bà Nguyễn thị Khê  ( đứng giữa), giải nhất,

                                                                                                  dành cho những vị trên 60 tuổi …”

                                                                                 hàng sau :

                                                                            mục sư  Vũ đình  Khuê  +  mục sư   diễn giả  Phan chí Tâm

                                                                                                              ( ản h:Đ.B.D )

‘ bà Nguyễn thị Khê giải 1,  dành cho những vị trên 60  tuổi …’

 riêng bà vơ tôi; số tuổi cao hơn 60, khoảng 19 lần (theo dương lịch);  b à  rất vui, bởi tin là Chúa ở cùng, Ngài ban  cho có  trí nhớ , sức khỏe tốt;  để hầu việc Ngài — như có lần, vị quản nhiệm Chi hội Tin lành Khánh hội cầu thay ,

  ‘  … ông bà được Chúa thêm sức khỏe, thêm ơn; thờ phương Chúa lâu dài ở Chi hội Tin lành Thị nghè’ .  (lời mục sư  nhiệm chức Nguyễn ngọc Tốt).

‘ Bà ơi, tôi thèm mì Chú Tắc rồi! ‘  , mỗi lần thờ phượng xong, tôi rủ rê vợ tôi vậy.

 lần này bà xua tay, chìa ra 2 gói ‘quà thông công Phục sinh’ ;  cười cười, nói,

‘ vừa đủ chất bổ dưỡng, vệ sinh thực phẩm tốt; mua ở nhà hàng Như Lan, tiệm này ‘ nổi tiếng bánh trung thu ngon của Saigon’ — như trước năm 1954 ở Hànội; là bánh trung thu Đông hưng Viên , hàng Buồm.’

Cảm ơnThượng đế đã ban ‘mana’  mùa Phục sinh 2016.

  []

ĐINH BẠCH DÂN

27 THÁNG 3, 2016, MÙA PHỤC SINH 2016.

                                                      ” riêng bà vợ tôi  [ nguyễn thị khê] số tuổi cao hơn gấp 19 lần …”

                                                                          (ảnh: Đ.B.B. )

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 02:19   Không có nhận xét nào:  Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016 còn gặp nhau thì hãy cứ …. / thơ tôn nữ hỷ khương ( bâng khuâng tình khúc / thơ tôn nữ hỷ khương — nxb văn nghệ tp. hcm, 2001)

bâng khuâng tình khúc/ thơ tôn nữhỷ khương

(nxb văn nghệ tp. hcm, 2001)

                                       c ò n  g ặ p  n h a u  t h ì  h ã y  c ứ …

                    thơ t ôn  nữ  hỷ  kh ươ ng

                                                             đinh bạch dân giới thiệu

                                              tôn nữ hỷ khương   (trái) [i.e. công tằng tôn nữ hỷ khương 1937-    ]

                                                       (ảnh chụp tại buổi diễn tuồng’ Lộ Địch’ tại nhà hát Lớn Hà nội đêm 19/9/ 2000)

                                                                                          nữ nhà văn lý lan  ( trái, hàng đàu) [ 1957-      ]

                                                                                                      (ảnh: phan diên  (usa)      

                                                                              ” … lý văn sâm  đùa , ” cùng họ với nhau mà cô này [lý lan]

                                                                                      sao xinh đẹp, mơm mởn hơn ta nhiều ….” 

                                                                                                                      

                                                    ”  …ve- chai – vũ- hà- tuệ  chở nàng t ôn nữ  … đến, 

                                                                                    tham dự ra mắt sách ‘nguyễn hiến lê +quách tấn’ – 

                                                                                     xin chữ ký  nữ thi sĩ tôn nữ hỷ khương. ”

                                                                                                          ( ảnh: Vũ hà Tuệ)

lời dẫn .

có lẽ  đã 15 năm, tôi không gặp nữ thi sĩ Tôn nữ Hỷ Khương … — từ  ngày anh Quách Giao tổ chức ra mắt sách ‘ Nguyễn hiến Lê + Quách Tấn’;  gặp anh Vũ hà Tuệ chở  ‘nàng Tôn nữ…’ đến tham dự ra mắt sách —  buổi ấy thật vui, gặp lại nhiều bạn văn chương Saigon cũ + mới — mới , là nhà phê bình văn học Văn Giá từ Hà nội vào, được Huỳnh Như Phương dẫn tới gặp.

nhớ lần đầu tiên gặp anh Văn Giá  đầu tiên ở Biên hòa,  do anh Bùi quang Huy, nxb Đồng nai giới thiệu; vào buổi Ủy ban nhân dân Biên hòa tổ chức mừng thượng thọ lão nhà văn gạo cội Lý văn Sâm; tôi dắt theo Lý Lan từ Saigon lên Biên hòa tham dự.  Cơ quan truyền thông tp. HCM , phóng viên Việt Bình phỏng vấn, chụp ảnh Lý văn Sâm, Lý Lan, cả tôi nữa.  

  Lý văn Sâm đùa, ” cùng họ Lý với nhau, mà cô này sao xinh đẹp mơn mởn hơn ta nhiều !”  – sau đó chúng tôi chụp một tấm ảnh: có Lý văn Sâm+ Hoàng Tấn  [Hồ tăng Ấn]+  Khôi Vũ + Trần ngọc Tuấn + Văn Giá.  

nghe Tôn nữ Hỷ Khương ngâm thơ Quách Tấn, giọng thật ngọt ngào,  hơi đanh một chút; bởi, nét tài hoa vẫn  chưa bị thời gian ‘già’  bào mòn; còn Hoàng Hương Trang vung chiếc mi-cờ-rô lên cao ; mắt láo liên soi mói ; giọng ngâm thì hung bạo, như  ‘lũ sông Hồng’ —  riêngTrụ Vũ, tôi thấy chàng thu mình ngồi một góc; nghe xướng tên, mời ngâm thơ; bật dậy từa hồ  ‘con mèo ngái ngủ’. 

Ít năm nay, Tôn nữ Hỷ Khương bỏ tiền xuất bản tác phẩm thân phụ, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, của bản thân —   cuốn nào in cũng đẹp, giấy tốt,  nội dung thơ thâm trầm, ý nhị + thêm nhiều bức ‘ thư họa’ của Vũ Hối , nét chữ tài hoa, bay bướm.

   yêu biết bao những câu thơ của nàng Tôn nữ …, 

                                            Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

                                            chuyện đời như nước chảy hoa trôi

                                            Lợi danh như bóng mấy chìm nổi

                                            chỉ có tình thương để lại đời.

                                                 THƠ  TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG

ĐINH BẠCH DÂN

SAIGON 27/ 3/  MÙA PHỤC SINH 2016.

trích thơ Tôn nữ Hỷ Khương

                                               CÒN GẶP NHAU

                                                          ưu ái tặng những tâm hồn đồng điệu

                                               Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

                                               Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

                                               Lợi danh như bóng mấy chìm nổi

                                               Chỉ có tình thương để lại đời.

                                                Còn gặp nhau thì hãy cứ thương

                                                Tình người muôn thuở vẫn còn vương

                                                Chắt chiu một chút tình thương ấy

                                                Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.

                                                 Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi

                                                 Bao nhiêu thú vị ở trên đời

                                                 Vui chơi trong ý tình cao nhã

                                                 Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

                                                  Còn gặp nhau thì hãy cứ cười

                                                  Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi

                                                  Cho hương thơm ngát, đời thêm vị

                                                  Cho đẹp lòng tất cả mọi người.

                                                 

                                                  Còn gặp nhau thì hãy cứ chào

                                                  Giữa miền đất rộng với trời cao

                                                  Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước

                                                  Lấy thứ chân tình gửi tặng nhau.

                                                  Còn gặp nhau thì hãy cứ say

                                                  Say tình, say nghĩa bấy lâu nay

                                                  Say thơ, ssy nhạc, say bè bạn

                                                  Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

                                                    Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

                                                    Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi

                                                    An nhiên tự tại — lòng thanh thản

                                                    Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.

                                                    PHẢI BIẾT ƠN,  ĐỪNG NHỚ OÁN

                                                      Nhủ thầm đừng oán trách

                                                      Đừng trách giận  làm chi

                                                      Mất còn trong chớp nhoáng

                                                      Cuộc sống có ra gì!

                                                        Quên đi oán giận, thế là hay

                                                        Giữa cuộc phù sinh lóng chóng này

                                                        ‘Phải biết ơn — đừng nhớ oán’

                                                         Lời cha vẫn dạy lúc thơ ngây …

                                                       

                                                             ‘ ĐỢI MÙA TRĂNG’  ( Saigon,  1964)

                                                          PHÙ SINH

                                                                nhớ rất nhiều người

                                                           Vẫn biết cuộc đời là mộng ảo

                                                           Phù sinh một kiếp thoáng qua mau

                                                           Tóc xanh đang độ thời thơ ấu

                                                           Thoáng chốc thì ra đã bạc đầu …

                                                                     ‘CÒN GẶP NHAU’  ( xuất bản 1999)

                                                              thủ bút + chữ ký tôn nữ hỷ khương

                                                                              (tr. 3  bâng khuâng  ình khúc/  thơ tôn nữ hỷ khương)

                                                                 ‘ thơ họa’  /  thư pháp vũ hối   (usa)

,                                                                             (tr. 16     bâng khuâng tình khúc / thơ tôn nữ hỷ khương)

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 15:58   Không có nhận xét nào:  Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016 black stars/ thơ ngô tự lập (việtnam) / bản dịch martha collins (mỹ) … được đề cử giải PEN Awards for Poetry in Translation … / bài viết: nguyễn hữu hồng minh

tựa chính bài :

thơ ngô tự lập được đề cử giải PEN Award …

( báo điện từ ‘ Một thế giới ‘)

           bl ac k s ta rs /  thơ  n gô  tự  lậ p ( việtnam )          

     đ ượ c đ ề c ử g iả i PE N A wa rd  for                    p oe tr y i n t ra ns la tio n 

                                          nguyễn hữu hồng minh  (tổng hợp)

                                                             ngô tự lập  [ 1962-       ]

                                                                                    (ảnh in kèm bài)

                                                                                      

                                              từ trái qua:

                                                                  ngô tự lập  (người thứ 2)  + martha collins

                                                                             ( ảnh:  báo thể thao & văn hóa )                    …  PEN  công bố danh sách các tác phẩm lọt vào đề cử giải thưởng Pen Award for Poetry in Translation . (2014)  — tập thơ Những vì sao đen/ Black Stars   do tác giả +  nữ nhà thơ Mỹ Martha Collins [ chuyển ngữ] , nxb Milkweed phát hành.

Tác giả Ngô tự Lập cho biết: ‘ông rất vui khi , biết tin tập thơ lọt vào đề cử, từ bà Martha Collins báo tin.

  Ông kể:  quá trình tập thơ được phát hành như một [ cơ]  duyên.

 hè 2004, tác giả tới Mỹ làm luận án tiến sĩ; [ thì]  được viện William Joiner mời tới Boston  giao lưu ở trại sáng tác đại học Massachusetts, ông đọc thơ  của ông được dịch sang tiếng anh — [  người dịch]  là bà Martha Collins , nữ thi sĩ Mỹ này rất thích thơ ông.  Sau đó, bà còn dịch thêm nhiều bài thơ của ông; và, được đăng tải trên các tạp chí văn chương ở Mỹ.

[ Rồi]  Ngô tự Lập cũng dịch thơ Martha Collins sang tiếng việt; cho biết thêm’ ông có cảm giác như đọc thơ của chính ông.’   Khi nhiều bài thơ chuyển ngữ được đăng tải khá nhiều ở Mỹ; 2 tác giả có dịp gặp nhau; đi tới quyết định sẽ làm tập thơ Black Stars  .(song ngữ/ bilingual.)

Tập thơ gồm hơn 40 bài, những bài thơ của Ngô tự Lập; viết về chiến tranh, về thời thơ ấu+ tuổi trẻ của tác giả.   Những bài thơ trong phần này được rút từ tập ‘ Thế giới & tôi’  phát hành từ năm 1997. Phần 2 ; những suy nghĩ về nguồn cội; gồm các bài  được rút từ tập thơ ‘Chuyến bay đêm tháng 6’  , hành hành 2001. Phần 3 là những tác phẩm mới viết của ông, về thân phận con người.

Nhà thơ Ngô tự Lập cũng không biết tổ chức nào đã đề cử Black Stars  vào giải Thơ dịch/PEN 2014. ( bởi cá nhân không được quyền tự đề cử; chỉ nxb, trung tâm tổ chức văn chương… mới được quyền gửi tác phẩm dự giải.)

Giải thưởng Thơ dịch/ PEN 2014 được thành lập từ 1963, nhằm tôn vinh các dịch giả. 

giải trao hàng năm tại Mỹ, cho những tâp thơ được dịch từ ngôn ngữ khác sang anh ngữ đã xuất bản trong những năm trước đó. PEN sẽ đưa ra danh sách chung khảo ( short list)  vào ngày 17 tháng 6, chung cuộc công bố vào 30 tháng 7 [hàng năm.] 

Ngô tự Lập sinh 1962 [ ởHà nội] :   nhà thơ, dịch giả, nhà lý luận phê bình văn học, điện ảnh, từng tốt nghiệp Đại học Hàng hải ở Nga. 

hiện ông đang công tác tại Khoa Quốc tế/ Đại học Quốc gia Hà nội.  []

  NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

  (báo điện tử ‘ Một tiếng nói’.) 

                                            black stars / ngô tự lập /  bản dịch  martha collins,

                                                                 nxb milkweed in ấn, phát hành ở hoa kỳ.

                                                                                   (bìa sách in kèm bài)

                                           

                                              

trích thơ ngô tự lập

                             NHỮNG VÌ SAO ĐEN

Tháng ngày qua đẫm mồ hôi

Những người đã trở về

Kiêu hãnh đặt lên bàn

2 bàn tay — 2 vì sao đen 5 cánh.

Chuyện súng bom, chuyện đ8ám tàu không hấp dẫn nổi tôi

Tôi nhắm mắt, 2 vì sao bay trong đêm tối.

Bay lên thấy trời cao biển rộng

Phía làng khuya thao thức canh gà

Sương lấp lánh trong mùi trấu ủ

Mẹ tôi kia

Đất nước tôi kìa.

Triệu triệu vì sao trên báng súng, tay cày

Bay mải miết, bay trong câm lặng

Những vì sao đen, những vì sao đen.

Một đời có thể trôi qua

Nhưng người đã trở về 

Tôi mở mắt, 2 vì sao đậu xuống

Trước mắt tôi,

đang

phập phồng

thở.

                      6 TỶ–1 = 6 TỶ

Có thể một vì sao vừa tắt mà tôi không biết,

Có thể ánh sáng trong vắt của trăng rằm vừa xao động

mà tôi không biết

Tôi cũng không biết

ngoài người đàn bà  và mấy đứa trẻ,

cùng tôi biết

có một người vừa ra đit rong đêm.

Tôi chưa từng gặp anh, thật đáng tiếc nhưng chẳng nên buồn

Cái tên không quan trọng giờ càng thêm vô nghĩa

Có thể anh cũng giống tối

sống trong một căn hộ có ban-công trên tầng nào đó

tòa nhà quét vôi xanh nay đã ố vàng,

trong môt thành phố bên hồ

hay một dòng sông nước đỏ

nơi lũ tre xanh gầy mẮt như một đàn đom đóm

bay rộn ràng về phía rặng tre xa.

Có thể ngoài ban-công anh cũng trồng một chậu hoa

Giống như tôi có một chậu hoa sao đất

Anh tưới hoa bằng chiếc ca tôn rỉ

Đón những niềm vui nho nhỏ đâm chồi

Mùi hoa dịu dàng từng làm anh lặng lẽ mỉm cười

Và hát —

những bài hát anh đã đem theo —

Giờ đang vuốt ve đôi chân anh đã lạnh

Ướt như chan nước mắt vợ hiền.

Trên giá sách của anh tôi tìm thấy những quyển sách của mình:

Toàn tập Platon  photocopy đóng bằng ghim Trung quốc

Truyện Kiều in năm 1962

Bộ Kinh thánh mua trong hiệu sách cũ

Bên cạnh quyển sách của chính anh in giấy xấu đã long bìa.

Tôi chưa từng gặp anh, thật đáng tiếc nhưng chẳng nên buồn

Platon đã chết

Jesus và Nguyễn Du đã chết

B6ay giờ đến lượt anh

Ai đó nói trước ca1ic hết mọi người đều bình đẳng

Tôi muốn thêm: cái chết biến ta thành những kẻ cùng thời

Liệu còn lời chúc nào đẹp hơn thế nữa. 

thơ NGÔ TỰ LẬP

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 16:31   Không có nhận xét nào:  Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016 ‘ thế là tác giả ‘thân phận’ đã ‘un’ point final thân phận hoài khanh’ , một thi nhân saigon ‘cũ’. ( báo tuổi trẻ tp. hcm)

 tựa chính bài báo:

 ‘nhà thơ hoài khanh rời ‘cõi phan duyên’

 TTO

          ‘ t h ế  l à  t á c  g i ả  ‘ t h â n  p h ậ n ‘  đ ã  ‘ u n  po in t f in al

         ‘ t h â n  p h ậ n   h oà i k ha nh’ ,  m ột  th i n hâ n s ai go n  ‘ c ũ ‘

                                                         bài viết:  lam điền 

                                                                                    (TTO) 

                                          ‘ nhà thơ hoài khanh’ rời cõi phan duyên’  bài viết: lam điền  

                                                                                               đinh cường   vẽ chân dung 

                                                                                               (  báo tuổi trẻ tp. hcm/ TTO)

                                                   

” Cách  đây 4 năm sau một cơn đột quỵ; ông nằm một chỗ đến bây giờ — và ra đi – khi em phát hiện [ vào]  khoảng 2 giờ 30 sáng” – – người con dâu nhà thơ Hoài Khanh cho biết.

Về năm sinh nhà thơ Hoài Khanh, theo một số bạn bè của ông ghi nhận: sinh 1933– tuy nhiên gia đình cho biết: ông tuổi tuất [theo âm lịch];   như vậy năm sinh 1934.

Nhà thơ Hoài Khanh, tên thật Võ văn Quế, quê quán Phan thiết (nay: tỉnh Bình thuận) .

từ 1957, Hoài Khanh đã hiện diện trên thi đàn Việt nam, với thi phẩm Dâng rừng ,Thân  phận  (1962),  Lục bát  (1968) , Gió bấc/ trẻ nhỏ/ đóa hồng và dế —  về văn, ông có tập truyện Trí nhớ hoang vu  + khói …   (1970).

Trước 1975, Hoài Khanh viết báo, làm thơ. 

 ông là người chủ trương; điều hành nxb Ca dao  tại Sài gòn; một trong những nhà xuất bản uy tín, có nhiều ấn phẩm giá trị.

 [ Tập ghi nhận chân dung giá trị do Bùi Giáng viết, (Ca dao xuất bản)  đó là tập’Đi vào cõi thơ.] 

Sau [ 30 tháng 4]  1975 , ông vể sống ở Biên hòa/  tỉnh Đồng nai; thời gian này ở trong nước; có in lại 2 tác phẩm của ông — thông qua Thư tích Hương tích  liên kết xuất bản– đó là Lục bát   ( nxb Phương Đông cấp phép)  + Thân phận.  (nxb Hồng Đức cấp phép).

Chứng kiến quê hương trong thời ly loạn, Hoài Khanh là một trong những nhà thơ đã đưa địa danh chân chất Bình Thuận, vào thơ :

                            Tôi lớn lên ven bờ sông Cà Ty

                            với  giữa 2 triền núi Cú và Tà zôn

                            lưu luyến nhìn biển cả gọi hồn đi 8 hướng …

Và bạn yêu thơ; hẳn còn nhớ những dòng thơ chan chứa tình cảm của Hoài Khanh, đã đi vào lòng người [ qua]  nhiều thế hệ :

                             Rồi em lại ra đi như đã đến

                             dòng sông vẫn cứ chảy sa mù

                             ta ngồi bên cầu thương dĩ vãng

                             nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu

                                   NGỒI LẠI BÊN CẦU/    thơ  HOÀI KHANH

Vào những năm cuối đời, Hoài Khanh làm thơ thấm đẫm ý đạo; vừa như kiểm lại mình, vừa như muôn thoát ly thế tục:

                              Con từ xa cõi phan duyên

                              nếm mùi nghiệp chướng lụy phiền não nhân

                              tham sân như cát sông Hằng

                              đắm mê bóng sắc quên thân phận mình

                                       SÁM HỐI TÂM KINH/    thơ  HOÀI KHANH

LInh cữu nhà thơ quàn tại nhà riêng: 121 Nguyễn thành Đồng, Khu phố 6, phường Thống nhất, thành phố Biên hòa/ tỉnh Đồng Nai.  Lễ viếng bắt đầu lúc 14 giờ ngày 23 tháng 3.  Lễ động quan lúc 6 giờ sáng ngày 27 tháng 3/ 2016; sau đó, an táng tại Nghĩa trang Biên

 hòa 3. 

LAM ĐIỀN

trích thơ Hoài Khanh.

                                             NGỒI  LẠI BÊN CẦU

                                     Người em xưa trở về đây một bận

                                     Con đường câm bỗng ánh sáng diệu kỳ 

                                     Tôi lẩn trốn vì thấy mình không thể

                                     Mây của trời rồi gió sẽ mang đi 

                                     Em — thì vẫn nụ cười xanh mắt biếc 

                                     Màu cô đơn trên suối thóc la đà

                                     Còn gì nữa với mây trời đang trắng 

                                     Đã vô tình trôi mãi bến sông xa

                                     Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá

                                     Và cô đơn đã ghi dấu trên tay 

                                     Chân đã bước trên lối về hoang vắng

                                     Còn chăng em nghĩa sống ngực căng đầy

                                     Quá khứ đó dòng sông em sẽ ngủ 

                                     Giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ 

                                     Ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão 

                                     Con thuyền hồn trở lại bến hoang sơ

                                     Rồi em lại ra đi như vẫn đến

                                     Dòng sông kia vẫn cứ chảy xa mù.

                                    Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng 

                                     Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.

                                         HOÀI KHANH

                                        ( trích Thân phận,  Saigon, 1962)

                                                               (TTO ngày 24/ 3/ 2016)

                             

        
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

‘Người Tị Nạn’ đến Việt Nam Nguyễn An Nam/Người Việt

December 26, 2017

Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), do Phạm Viêm Phương dịch, Phương Nam Book & Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành Tháng Mười Hai, 2017. (Hình: Phương Nam Book)

Tác giả Viet Thanh Nguyen, nhà văn Mỹ gốc Việt chiếm giải Pulitzer 2016 dành cho văn xuôi với tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm Tình Viên) vừa có một tác phẩm dịch sang tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam. Nhưng tác phẩm mới trình làng này không phải là Cảm Tình Viên. Vì một công ty xuất bản tại Hà Nội đã mua bản quyền cuốn Cảm Tình Viên từ khi sách mới được giải Pulitzer, nhưng người đọc trong nước chưa thể đọc bản dịch. Có tin nói rằng cuốn tiểu thuyết này khó lọt qua lưới kiểm duyệt khắt khe.

Trong tình hình Việt Nam hiện nay, các công ty xuất bản tư nhân lo có bản thảo và nội dung, nhưng vẫn phải xin nhà xuất bản nhà nước cấp phép thì sách của họ mới có thể công khai ra thị trường “hợp pháp.” Các nhà xuất bản kiểm duyệt khắt khe mặt chính trị. Trong số nội dung chính trị cấm kỵ, có vấn đề người Việt miền Nam tị nạn sau 1975. Sẽ khó qua khỏi “ải kiểm duyệt” nếu vấn đề này được “giải phẫu” từ quan điểm của chính cộng đồng tị nạn. Cảm tình viên là cuốn tiểu thuyết có thể đã nằm trong “khoang vùng” đó.

Cuốn sách của Viet Thanh Nguyen, có tựa Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), do Phạm Viêm Phương dịch, Phương Nam Book & Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành Tháng Mười Hai, 2017 xuất hiện tại Việt Nam gây bất ngờ cho nhiều độc giả am hiểu văn chương trong nước. Nhà báo Trương Huy San viết trên Facebook tỏ ra thích thú với tập truyện này ngay từ khi sách mới ra. Ông đánh giá cao sự “cởi mở” của bên quản lý xuất bản. Ông viết: “Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã rất cởi mở khi cho phép Phương Nam phát hành cuốn sách này. Theo tôi, thì đó là một quyết định đúng đắn, người Việt trong nước cũng cần phải được đọc những cuốn sách như thế để hiểu nỗi đau của những đồng bào xa xứ của mình.”

Tuy nhiên, trong phiên bản tiếng Việt, The Refugees đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt của Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn cắt một truyện khá hay, có tựa War Years (Những Năm Chiến Tranh). Truyện này trong nguyên bản tiếng Anh dài 25 trang; tác giả dẫn người đọc vào một trong những sinh hoạt chính trị thường diễn ra trong cộng đồng người Việt ở New Saigon, đó là hoạt động kêu gọi quyên góp chống cộng. Truyện lấy bối cảnh mùa Hè năm 1983, người đàn bà tên Hoa “xông vào cuộc sống” của một gia đình Việt kiều làm nghề buôn bán nhỏ, làm cho mọi thứ xáo trộn cả lên, khi bà kêu gọi họ góp tiền tổ chức chống cộng. Hành động kêu gọi có lúc giống như áp đặt, nhưng đằng sau là nhu cầu tâm lý giải thoát cho một hoàn cảnh riêng đầy bi kịch. Bà Hoa sống với những ký ức mất mát lớn lao trong chính gia đình mình (chồng, con đều bị chết trong cuộc chiến); bà mang theo vết thương từ một Sài Gòn cũ sang một Sài Gòn mới trên đất Mỹ. Những cuộc kêu gọi chống cộng đôi khi biến thành chụp mũ người khác… cũng chỉ là cách giải tỏa những bi kịch quá khứ.

War Years bị giới kiểm duyệt lược khỏi cuốn sách ở phiên bản tiếng Việt. Trong lời giới thiệu của Nhà Xuất Bản Hội nhà văn, có thông tin vỏn vẹn hai câu: “Truyện ngắn War Years trong bản gốc tập truyện The Refugees không xuất hiện trong phiên bản tiếng Việt mà độc giả đang cầm trên tay. Điều này đã được sự đồng ý của tác giả.”

Cho dù bị cắt bớt như vậy, Người tị nạn với 7 truyện ngắn còn lại cũng đang tạo ra cơn sốt trên thị trường sách Việt Nam vào tháng cuối năm; nhanh chóng xếp ở top 5 sách bán chạy của nhiều nhà sách online.

Với một lối viết hiện thực khá lạnh lùng, một cái nhìn hài hước có được từ một thế hệ đủ độ lùi thời gian, độ cách biệt văn hoá và lịch sử, Viet Thanh Nguyen nhìn về những bi kịch cộng đồng bằng một thái độ đầy cảm thông và khá trung lập.

Truyện Những Người Đàn Bà Mắt Đen (Black-Eyed Women), truyện ngắn xuất sắc trong tập này có thể xem thể hiện đầy đủ nhất bi kịch của người tị nạn. Truyện ngắn là những hồi ức của một nhà văn viết thuê những bi kịch, thảm hoạ của người khác nhưng bị bế tắc trong những bi kịch bản thân, gia đình, cộng đồng. Ký ức mất mát đau thương từ cuộc hải trình đi tìm đất sống cứ ở lại trong tâm tưởng cô, mẹ cô và những người trong gia đình, cộng đồng nhỏ bé, đó là những hồn ma, bóng ma ám ảnh suốt cuộc đời: “Họ đang ở đó trong bếp với chúng tôi, hồn ma của những người tị nạn và hồn ma của những tay cướp biển, hồn ma của con thuyền nhìn chúng tôi bằng hai con mắt không bao giờ khép lại, kể cả hồn ma của đứa con gái vốn là tôi trước đây, nhóm hồn ma duy nhất mà má tôi sợ.”

Và một thế giới bị “khoá miệng” khi không tìm thấy ngôn ngữ nào đủ sức chuyển tải nỗi đau đớn: “Thế giới bị khóa miệng, theo kiểu nó sẽ bị bịt mãi sau đó với má tôi, ba tôi và tôi, không ai trong chúng tôi thốt ra một tiếng nào về chuyện này. Sự im lặng của họ và của chính tôi sẽ cứa đi cứa lại vào tôi.”

Trước The Refugees của Thanh Viet Nguyen, thì một tập truyện ngắn khác khá nổi tiếng của Nam Le (nhà văn Úc gốc Việt) có tựa The Boat (Con thuyền), cũng đề cập đến những bi kịch thuyền nhân Việt Nam nhìn từ chính cộng đồng tị nạn, được dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2011. Những tác phẩm văn chương hư cấu nhưng đầy tính phản tư, như thể gói trong đó một sứ mệnh bộc bạch về những nỗi bi thương riêng tư và phổ quát của cộng đồng bằng một ngôn ngữ toàn cầu, có một sức sống, sức lan toả giá trị mạnh mẽ trong một thế giới mà con người còn bị lưu đày khỏi quê hương xứ sở bởi chiến tranh, bạo tàn và chính trị độc đoán.

Viet Thanh Nguyen ghi lời đề từ cho cuốn sách của mình: “Tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu.”

The Refugees là tác phẩm văn chương thứ hai của Viet Thanh Nguyen sau The Sympathizer, đã được viết và đăng báo trong khoảng từ 2007 đến 2011.

Viet Thanh Nguyen sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột; cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa Hè năm 1975.

Ông lấy bằng cử nhân ở University of California, Berkeley và sau đó học tiếp tiến sĩ Anh ngữ đến 1997. Ông giảng dạy tại khoa Anh ngữ và khoa sắc tộc, Hoa Kỳ, học tại University of Southern California. Là cây bút bình luận, điểm sách cho nhiều tờ báo: Los Angeles Times, New York Times, Time, Guardian…
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

 TRẦN HOÀI THƯ Bìm bịp kêu nước lớn em ơi

Chim bìm bịp – Nguồn: http://www.naturephoto-cz.com  

Ngày đầu tiên đến với rừng tràm, ông mới hiểu hơn về thân phận của những người lưu dân xa xưa. Vùng đất này chắc có lần in dấu những người bất hạnh, bị đày đọa trong thời chúa Nguyễn. Từ những làng xóm xa vời cố quốc dưới rặng Trường Sơn hay bên bờ biển miền Trung ấy, người xưa đã bị buộc xa quê nhà, để đến một nơi trời đất lạ lẩm, thiên nhiên hung bạo. Nhưng ngày xưa kiếp đời của những người lưu dân chắc phải khá hơn, có lẽ. Bởi họ là chủ. Họ dùng khối óc và sức lực để chế ngự thiên nhiên. Họ có xuồng, có dao, có búa, có cả chó săn, có cả rượu cho ấm lòng bầu bạn cùng khổ. Họ khai khẩn đất không phải cho ai mà cho họ. Dù thiên nhiên và đất đai hung hiểm nhưng ít ra họ làm chủ được đời mình. Còn nữa. Cá tôm rau cỏ dư dật… Bởi vậy người xưa không hề bận tâm đến cơm áo, sắm chiếc xuồng trôi dạt theo sông, theo kinh, đến nơi nào cũng có bầu bạn, có rượu thay lời, có vọng cổ xềnh xang, có những cuộc tình mộc mạc… 

Còn bây giờ, thì khác. Những người đến đây bị dí súng vào lưng, bị xem là những con vật, để thay trâu bò. Họ được thảy vào đầm sậy, không dao, không búa, không xuồng, không mái lá che mưa che nắng. Dưới chân là đỉa. Và bên tai là muỗi. Và lạnh rét. Và tiếng ếch nhái dạ trùng, tiếng chim đêm, tiếng ho sù sụ… Rừng núi Trường Sơn làm con người trở nên bé nhỏ, côi cút. Tầm nhìn chỉ thấy những đỉnh cao vây phủ, ít thấy mặt trời vì rừng quá dày dặc thâm u. Nhưng ở nơi đây, con người phải kết chặt với đất đai. Bởi đôi chân con người phải lún ngập trong đất, trong sình. Trên Trường Sơn, những con suối hiểm ác, trong vắt, lạnh như nước đá, quanh năm suốt tháng, bị che rợp bởi bóng mát, nặng nề âm khí, nhưng nơi này, nuớc ngọt lịm mang theo mùi phèn chua  lẫn với mùi hăng hắc của bùn non… Nh ưng nào ai biết dưới cái đầm  sình  kia l à  cả một tai họa nếu lỡ sa ch â n v à o… 

Khi ông đến với rừng, đúng vào mùa nước lớn. Chỉ có một con kinh từ chợ Tròn chảy vào rừng. Nhờ kinh này mà đám tù có thể bè những bè tràm từ rừng về trại. Nước lên gần bờ kinh, lai láng cả đầm lầy, nhìn hiu hắt chỉ thấy hàng lau bông trắng nổi lên khỏi mặt nước. Buổi sáng sớm kiểng tù khua dục dả, ông chụp chiếc áo tơi dầu, chuẩn bị dao búa hay lưỡi liềm, đôi chân trần, rồi lảnh phần cơm cho một ngày. Mùa nước lớn, buổi sáng nước chảy ra sông Hà Tiên, buổi chiều nước chảy ngược vào rừng. Hai bờ kinh là những doanh trại của một trung đoàn miền Bắc, gồm những mái nhà lá, mà mỗi ngày bọn ông đến để tiếp tục đắp nền, dựng vách… Mưa che mờ con kinh, đường đê trơn trợt, bụi lau, bụi sậy là ổ của vắt. Khi nghe hơi người, trăm ngàn con vắt như con sâu nhỏ, thi nhau bắn vào. Nghe hơi ngứa ngáy, vội gãi. Mới chợt nhận ra vắt đã bấu vào da thịt, nách, ngực, có khi ở hạ bộ mình. Thời gian đầu tổ của ông có nhiệm vụ vào rừng đốn tràm, hay cắt tranh trong khi những tổ khác thì đào đất đắp nền nhà. Riêng về tranh, phải đúng chỉ tiêu. Tranh phải dài khoảng hai thước. Bó phải hai vòng tay ôm. Còn tràm thì phải thẳng. Bao nhiêu tràm cột, tràm kèo, tràm con đều có chỉ thị. Những người già thì được tổ phân công ở nhà lột vỏ tràm. Dao búa lưỡi hái thì nhận từ nhà rèn, cũng do bạn tù tự tay chế tạo. Ông gầy, vậy mà cũng theo những bạn tù khác, mạnh khỏe, dẻo dai. Ông khổ nhưng không buồn. Cái nghiệp chung mà. Ông không nhờ ai giúp. Ông có tâm hồn thi sĩ nên ông tìm niềm vui qua thiên nhiên. Rừng tràm vào mùa bông nở, hương thơm ngất ngây cả một trời. Tại bìa rừng, ông có thể thấy cả một màu trắng điểm màu tím, màu hồng nhạt nở ngập trên tràm mẹ tràm con. Tràm cũng có mẹ có con, nương nhau giữa cõi người hung hiểm, để chờ một ngày con người tìm đến chặt đốn và phân loại. Rừng từ sáng đến chiều chỉ nghe tiếng đốn cây, vang vọng từ bốn phía. Những thân tràm thẳng băng hùng dũng, bên cạnh là những gốc tràm con yếu đuối, gốc tận dưới sình, mà vẫn sống vững. Lá tràm mùi cay cay, cắn vào còn tê tê đầu lưỡi… Như vậy mà nhà tan cửa nát chiến trường dao búa thi nhau chặt đốn…Cho cây rừng còn xanh lá. Tiếng gọi thất thanh của một linh mục nào ngày xưa về thuốc độc khai quang. Mong một ngày tác giả về đây để thấy hoà bình rồi, không thuốc độc khai quang, mà tại sao cây rừng vẫn không còn xanh lá. Còn nữa. Còn những chùm bông súng hoang dại, có bông đỏ thắm như màu môi son, có bông màu trắng màu da con gái trong phần kín mặt trời. Hay những chùm bông ô môi hay điên điển hoang dại mọc bên bờ kinh. Nhất là vào lúc hoàng hôn, mặt trời đỏ ối ở phía biên giới, và ông trở về ngược chiều ra hướng biển. Càng lúc ông càng nhận ra nỗi buồn bã bởi sự quạnh vắng của rừng tràm. Từ một rừng lau mênh mông, màu trắng như màu tóc của người mẹ già đến chút ráng đỏ như hắt lên vẽ rực rở cuối cùng trước khi chìm vào trong bóng tối, cùng một đàn chim rũ nhau bay về núi càng lúc càng mất dần… Phải cảm tạ thiên nhiên trời đất đã cho những bông hoa để mà nương nhờ trong giòng lênh đênh tù tội này.

Ngày đầu tiên trong rừng tràm, những nhát chém đầu tiên vào gốc cây tràm, và những thân tràm bị đốn gục, không thương xót. Tỉa lá, tỉa cành, một khoảng màu xanh niềm vui qua thiên nhiên. Rừng tràm vào mùa bông nở, hương thơm ngất ngây cả một trời. Tại bìa rừng, ông có thể thấy cả một màu trắng điểm màu tím, màu hồng nhạt nở ngập trên tràm mẹ tràm con. Tràm cũng có mẹ có con, nương nhau giữa cõi người hung hiểm, để chờ một ngày con người tìm đến chặt đốn và phân loại. Rừng từ sáng đến chiều chỉ nghe tiếng đốn cây, vang vọng từ bốn phía. Những thân tràm thẳng băng hùng dũng, bên cạnh là những gốc tràm con yếu đuối, gốc tận dưới sình, mà vẫn sống vững. Lá tràm mùi cay cay, cắn vào còn tê tê đầu lưỡi… Như vậy mà nhà tan cửa nát chiến trường dao búa thi nhau chặt đốn…Cho cây rừng còn xanh lá. Tiếng gọi thất thanh của một linh mục nào ngày xưa về thuốc độc khai quang. Mong một ngày tác giả về đây để thấy hoà bình rồi, không thuốc độc khai quang, mà tại sao cây rừng vẫn không còn xanh lá. Còn nữa. Còn những chùm bông súng hoang dại, có bông đỏ thắm như màu môi son, có bông màu trắng màu da con gái trong phần kín mặt trời. Hay những chùm bông ô môi hay điên điển hoang dại mọc bên bờ kinh. Nhất là vào lúc hoàng hôn, mặt trời đỏ ối ở phía biên giới, và ông trở về ngược chiều ra hướng biển. Càng lúc ông càng nhận ra nỗi buồn bã bởi sự quạnh vắng của rừng tràm. Từ một rừng lau mênh mông, màu trắng như màu tóc của người mẹ già đến chút ráng đỏ như hắt lên vẽ rực rở cuối cùng trước khi chìm vào trong bóng tối, cùng một đàn chim rũ nhau bay về núi càng lúc càng mất dần… Phải cảm tạ thiên nhiên trời đất đã cho những bông hoa để mà nương nhờ trong giòng lênh đênh tù tội này. oOo Ngày đầu tiên trong rừng tràm, những nhát chém đầu tiên vào gốc cây tràm, và những thân tràm bị đốn gục, không thương xót. Tỉa lá, tỉa cành, một khoảng màu xanh lại biến mất, và gã tiều phu bất đất dĩ, lội trong biển nước, hì hục khuân, chuyển, bó từng bó tràm bằng dây choạy màu hỏa hoàng bóng rợn. Ngày đầu tiên, trả nợ núi sông, tổ tiên, lảnh tụ, quốc hội, đại tướng trả nợ kiếp người Việt Nam nhục nhằn, ta bắt đầu còm lưng chuyển tràm ra kinh làm con trâu con bò con ngựa. Ngày đầu tiên, không quen việc, lại đói, nên vừa đốn vừa nghỉ vừa thở hồng hộc. Đến một lúc tay run không cất búa lên nổi. Và buổi chiều trở về, bè tràm ngổ nghịch hết tắp vào bờ hết quay đầu muốn trở lại rừng. Nợ trả đến bao giờ mới dứt. Kinh thì có lúc sâu lúc cạn, làm ông có khi hụt hẩng, hai tay bơi, hai chân đạp, có khi nhón buớc mà đi như bềnh bồng…Đói, lạnh, mắt muốn hoa, mà đường về quê xa lắc lê thê, thấy gốc xoài mà cứ đi hoài không tới. Rồi nhào lên bờ, mà thở hổn hển. Má ơi, em ơi, con ơi, nhớ nước đau lòng con quốc quốc… Chưa bao giờ ông cảm thấy đói như vậy. Ông nhai hết bông súng này đến bông súng khác cũng đói. Ông cứ tự bảo lòng, gắng lên, chỉ chừng năm trăm thước nữa, là mình sẽ về lại trại, sẽ đi nhận phần cơm chiều. Gắng lên, gắng mà bước tới, một thước hay một thước. Nhưng bao tử lại không chịu vậy. Nó thúc hối ông. Nó làm mắt ông hoa, cả người run rẩy. Nó khiến nuớc bọt trào ra khỏi miệng, và hai chân thì không thể cất bước. Nếu cho ông chọn giữa cái đói và cái chết, chắc ông sẽ chọn cái chết. Giữa lúc ấy, rõ ràng, ông thấy. Trời ơi, ông thấy. Ông thấy thau cơm. Thau cơm của chó. Nó nằm dưới hiên một trại lính Bắc. Nó nằm đấy, như ân điển đã ban xuống đời ông. Thau nhôm móp méo, đám ruồi bu đầy. Nó là quà tặng siêu phàm. Nó xuất hiện như nỗi cứu rỗi, sau những lần thử thách. Ông vồ chụp từng bụm cơm nhão nhẹt mà nhai ngấu nghiến. Người ông run lên, vì quá đói hay vì quá đã. Ông chẳng cần bận tâm gì đến vị chua lè lợm mửa. Hay cái thau đầy bùn. Bây giờ nghĩ lại ông còn thua cả một con vật. lại biến mất, và gã tiều phu bất đất dĩ, lội trong biển nước, hì hục khuân, chuyển, bó từng bó tràm bằng dây choạy màu hỏa hoàng bóng rợn. Ngày đầu tiên, trả nợ núi sông, tổ tiên, lảnh tụ, quốc hội, đại tướng trả nợ kiếp người Việt Nam nhục nhằn, ta bắt đầu còm lưng chuyển tràm ra kinh làm con trâu con bò con ngựa. Ngày đầu tiên, không quen việc, lại đói, nên vừa đốn vừa nghỉ vừa thở hồng hộc. Đến một lúc tay run không cất búa lên nổi. Và buổi chiều trở về, bè tràm ngổ nghịch hết tắp vào bờ hết quay đầu muốn trở lại rừng. Nợ trả đến bao giờ mới dứt. Kinh thì có lúc sâu lúc cạn, làm ông có khi hụt hẩng, hai tay bơi, hai chân đạp, có khi nhón buớc mà đi như bềnh bồng…Đói, lạnh, mắt muốn hoa, mà đường về quê xa lắc lê thê, thấy gốc xoài mà cứ đi hoài không tới. Rồi nhào lên bờ, mà thở hổn hển. Má ơi, em ơi, con ơi, nhớ nước đau lòng con quốc quốc… Chưa bao giờ ông cảm thấy đói như vậy. Ông nhai hết bông súng này đến bông súng khác cũng đói. Ông cứ tự bảo lòng, gắng lên, chỉ chừng năm trăm thước nữa, là mình sẽ về lại trại, sẽ đi nhận phần cơm chiều. Gắng lên, gắng mà bước tới, một thước hay một thước. Nhưng bao tử lại không chịu vậy. Nó thúc hối ông. Nó làm mắt ông hoa, cả người run rẩy. Nó khiến nuớc bọt trào ra khỏi miệng, và hai chân thì không thể cất bước. Nếu cho ông chọn giữa cái đói và cái chết, chắc ông sẽ chọn cái chết. Giữa lúc ấy, rõ ràng, ông thấy. Trời ơi, ông thấy. Ông thấy thau cơm. Thau cơm của chó. Nó nằm dưới hiên một trại lính Bắc. Nó nằm đấy, như ân điển đã ban xuống đời ông. Thau nhôm móp méo, đám ruồi bu đầy. Nó là quà tặng siêu phàm. Nó xuất hiện như nỗi cứu rỗi, sau những lần thử thách. Ông vồ chụp từng bụm cơm nhão nhẹt mà nhai ngấu nghiến. Người ông run lên, vì quá đói hay vì quá đã. Ông chẳng cần bận tâm gì đến vị chua lè lợm mửa. Hay cái thau đầy bùn. Bây giờ nghĩ lại ông còn thua cả một con vật. 

oOo 

Trong tất cả công việc trong trại dành cho người tù, chỉ có câu cá là một công việc gian khổ, và nguy hiểm nhất. Việc nộp cá cho trại mỗi ngày một ký thì dễ dàng bởi cá trong rừng quá sức dư dật. Nhưng phải vào tận những khu hốc hiểm, ít người lai vãng, có đầm sậy âm u, đầy đỉa rắn, và nhất là phải bị tấn công bởi một thứ độc địa khác: phèn. Phèn như acid. Chỉ một ngày quần có thể mục và rả ra. Và mụt thì lở loét. Lông chân thì rụng. Bởi vậy ít ai chịu tình nguyện. Chỉ có ông. Ông tình nguyện. Ít ra, ông được tự do. Phải. Cái tự do buồn bã. Cái tự do của một người ẩn sĩ xa lánh những hệ lụy của cuộc đời dù trong một khoảng thời gian tạm bợ. Ông có thể la gào chửi bới mà không sợ ai. Ông có thể trần truồng, ngồi trên nhành cây mà đại tiện, tiểu tiện. Ông có thể hát nhạc vàng nhạc xanh nhạc tím. Ông có thể kêu em ơi, con ơi, cha ơi, mẹ ơi…Nơi đây loài người không thấy mặt, chỉ có những thân tràm vươn lên trên biển nước đen ngòm làm bầu bạn. Ông là một con thú cũng nên. Con thú đang xa lánh đồng loại, sợ hãi đồng loại. Thỉnh thoảng ông nghe tiếng búa đốn củi vọng về. Không biết ai đốn, bạn hay là một kẻ tiều phu. Tội tình cho rừng. Những thân cây tràm dũng mãnh vươn lên từ sình, từ nước, để tạo nên những thân thẳng băng rắn chắc, trơ bền cùng thời gian, và mưa gió, rồi có ngày cũng bị đốn sạch. Cả những cây tràm con mong manh, chưa đủ lá xanh cũng chịu cùng số phận. Ngừơi ta định chỉ tiêu bằng mè, rui, đòn tay. Bao nhiêu tràm đòn tay, bao nhiêu tràm mè. Người ta không cần biết thế nào là màu xanh. Nhạc vàng, nhạc xanh còn bị cấm huống hồ là màu xanh của rừng. Luật của người thắng trận. Có buồn thì chỉ ngậm ngùi một giây rồi phải oOo Trong tất cả công việc trong trại dành cho người tù, chỉ có câu cá là một công việc gian khổ, và nguy hiểm nhất. Việc nộp cá cho trại mỗi ngày một ký thì dễ dàng bởi cá trong rừng quá sức dư dật. Nhưng phải vào tận những khu hốc hiểm, ít người lai vãng, có đầm sậy âm u, đầy đỉa rắn, và nhất là phải bị tấn công bởi một thứ độc địa khác: phèn. Phèn như acid. Chỉ một ngày quần có thể mục và rả ra. Và mụt thì lở loét. Lông chân thì rụng. Bởi vậy ít ai chịu tình nguyện. Chỉ có ông. Ông tình nguyện. Ít ra, ông được tự do. Phải. Cái tự do buồn bã. Cái tự do của một người ẩn sĩ xa lánh những hệ lụy của cuộc đời dù trong một khoảng thời gian tạm bợ. Ông có thể la gào chửi bới mà không sợ ai. Ông có thể trần truồng, ngồi trên nhành cây mà đại tiện, tiểu tiện. Ông có thể hát nhạc vàng nhạc xanh nhạc tím. Ông có thể kêu em ơi, con ơi, cha ơi, mẹ ơi…Nơi đây loài người không thấy mặt, chỉ có những thân tràm vươn lên trên biển nước đen ngòm làm bầu bạn. Ông là một con thú cũng nên. Con thú đang xa lánh đồng loại, sợ hãi đồng loại. Thỉnh thoảng ông nghe tiếng búa đốn củi vọng về. Không biết ai đốn, bạn hay là một kẻ tiều phu. Tội tình cho rừng. Những thân cây tràm dũng mãnh vươn lên từ sình, từ nước, để tạo nên những thân thẳng băng rắn chắc, trơ bền cùng thời gian, và mưa gió, rồi có ngày cũng bị đốn sạch. Cả những cây tràm con mong manh, chưa đủ lá xanh cũng chịu cùng số phận. Ngừơi ta định chỉ tiêu bằng mè, rui, đòn tay. Bao nhiêu tràm đòn tay, bao nhiêu tràm mè. Người ta không cần biết thế nào là màu xanh. Nhạc vàng, nhạc xanh còn bị cấm huống hồ là màu xanh của rừng. Luật của người thắng trận. Có buồn thì chỉ ngậm ngùi một giây rồi phải trèo xuống nước, để làm bổn phận của một tên tù câu cá. Ông đã ôm lấy nỗi hiu quạnh của riêng mình, như một nhà ẩn sĩ không hơn không kém. Mỗi ngày vào lại rừng tràm. Rừng bây giờ không còn hung hiểm hay tai họa nữa, mà trái lại nó trở thành mái nhà của ông. Những lối nước quanh co, chằng chịt, những gốc tràm bị đốn chắn ngang như bãi chiến trường buồn bã, dẫn ông càng lội vào sâu hơn. Trên mình ông treo lon cơm và bó cần câu bằng sậy. Mỗi ngày ta đi làm lao nhục, hay mỗi ngày ta đi tìm niềm vui cùng thiên nhiên. Bởi càng sâu hơn, rừng càng tỏa hương tràm thơm ngát. Những chùm bông súng nổi lên giữa một đầm đầy lá súng xanh mướt. Chắc nơi này chưa ai đặt chân vì lá súng phủ ngập. Và nơi kia là một bãi lau, trắng mượt. Hay nơi nọ là một chiếc đầm mà cỏ đã phủ dầy, không nhận kỷ thì cứ ngỡ là mặt đất bềnh bồng. Mỗi ngày ông phải tính toán phân tích từng địa điểm trước khi bắt đầu vạch lối thả cần. Hồ dù cá nhiều, nhưng nước sâu, lại nữa, cá cũng như người ưa hưởng thụ, ngại gian khổ. Khi mặt trời lên thì ánh nắng cũng làm nuớc nóng theo. Cá phải tìm chỗ dễ chịu hơn để lánh nóng. Còn đầm sình thì phải xa lánh, có ngày ham con cá lóc có râu, nặng cả ký lô, mà bị chết oan chết nghiệt vì sình ngập đầu ngập cổ không ai biết mà cứu. Chỉ có đám lau sậy. Thường ở đó, tràm thưa thớt, nhưng cây nào cây nấy lớn như cổ thụ. Nước dù lên mắc cá, hay hai tấc, nhưng nó là nơi lý tưởng cho lũ cá lớn như lóc, trê…Có điều là vắt đỉa rắn lục và ong. Nhưng ông không còn cách gì khác. Chỉ tiêu mỗi ngày một ký lô. Những con cá ngon nhất thì dành riêng cho cán bộ quản giáo. Còn lại cho cả trại. Trước hết, ông phải dọn lối để thả cần. Ông bây giờ như tên lính tiền sát viên, không cần biết những gì phía trước, cứ lội bừa. Vừa đi vừa dọn sậy, dọn lau, bẻ nhánh. Mặc trèo xuống nước, để làm bổn phận của một tên tù câu cá. Ông đã ôm lấy nỗi hiu quạnh của riêng mình, như một nhà ẩn sĩ không hơn không kém. Mỗi ngày vào lại rừng tràm. Rừng bây giờ không còn hung hiểm hay tai họa nữa, mà trái lại nó trở thành mái nhà của ông. Những lối nước quanh co, chằng chịt, những gốc tràm bị đốn chắn ngang như bãi chiến trường buồn bã, dẫn ông càng lội vào sâu hơn. Trên mình ông treo lon cơm và bó cần câu bằng sậy. Mỗi ngày ta đi làm lao nhục, hay mỗi ngày ta đi tìm niềm vui cùng thiên nhiên. Bởi càng sâu hơn, rừng càng tỏa hương tràm thơm ngát. Những chùm bông súng nổi lên giữa một đầm đầy lá súng xanh mướt. Chắc nơi này chưa ai đặt chân vì lá súng phủ ngập. Và nơi kia là một bãi lau, trắng mượt. Hay nơi nọ là một chiếc đầm mà cỏ đã phủ dầy, không nhận kỷ thì cứ ngỡ là mặt đất bềnh bồng. Mỗi ngày ông phải tính toán phân tích từng địa điểm trước khi bắt đầu vạch lối thả cần. Hồ dù cá nhiều, nhưng nước sâu, lại nữa, cá cũng như người ưa hưởng thụ, ngại gian khổ. Khi mặt trời lên thì ánh nắng cũng làm nuớc nóng theo. Cá phải tìm chỗ dễ chịu hơn để lánh nóng. Còn đầm sình thì phải xa lánh, có ngày ham con cá lóc có râu, nặng cả ký lô, mà bị chết oan chết nghiệt vì sình ngập đầu ngập cổ không ai biết mà cứu. Chỉ có đám lau sậy. Thường ở đó, tràm thưa thớt, nhưng cây nào cây nấy lớn như cổ thụ. Nước dù lên mắc cá, hay hai tấc, nhưng nó là nơi lý tưởng cho lũ cá lớn như lóc, trê…Có điều là vắt đỉa rắn lục và ong. Nhưng ông không còn cách gì khác. Chỉ tiêu mỗi ngày một ký lô. Những con cá ngon nhất thì dành riêng cho cán bộ quản giáo. Còn lại cho cả trại. Trước hết, ông phải dọn lối để thả cần. Ông bây giờ như tên lính tiền sát viên, không cần biết những gì phía trước, cứ lội bừa. Vừa đi vừa dọn sậy, dọn lau, bẻ nhánh. Mặc  đỉa trâu dưới chân, vắt xung quanh, hay những đàn ong hung tợn. Phải cám ơn những năm làm lính rừng, giúp ông quen với những tai ách thường trực. Và mỗi một hay hai thước ông móc mồi rồi dọn chỗ trống, đoạn thả cần xuống. Cần là một ống sậy khoảng hai tấc, cột dây nhợ hay gân với lưỡi câu từ ban chỉ huy trại phân phát. Ông chui rúc nhiều khi phải vùng vẫy để thoát khỏi đám sậy lẫn gai chằng chịt. Da thịt ông bị trầy xướt. Mặc. Hiểm nguy đe dọa. Mặc. Thiên hạ sợ. Mặc. Bởi vì ông đã tìm ra niềm vui. …Ông vạch lối làm thành một vòng tròn, đánh dấu chỗ đặt cần cẩn thận. Ông dọn bãi thành một khoảng trống đủ chỗ bỏ ống sậy. Đôi lúc ông chạm phải những con rắnt lục. Ông và rắn nhìn nhau kinh ngạc (có lẽ). Có khi ông đụng phải những bộ xương hay đầu lâu người và thấy trên sậy vướng những mảnh áo. Có lần ông thấy xác một chiếc trực thăng. Hôm ấy ông chọn lòng con tàu làm chỗ nghỉ chân. Ông ngồi lại đúng cái vị trí mà ngày xưa ông đã từng ngồi. Tức là ở giữa sàn tàu. Tự nhiên tim ông muốn đau. Trong bầu không khí tịch lặng của rừng tràm, mênh mông những bãi lau bãi sậy, và biển nước đen ngòm, thỉnh thoảng những tiếng chim rời rạc nổi lên, hình ảnh xác con tàu như kỷ vật ngậm ngùi. Không biết người phi công sống hay chết. Ngoài người phi công còn có ai nữa không. Có lẽ nay mai xác con tàu này sẽ phải biến mất, khi người ta khám phá ra nó cũng nên. Vỏ tàu bằng nhôm là món hàng vô giá trong thời buổi này, có phải vậy không? Ông rờ khoang tàu. Chỗ này mỗi lần nhảy, ta vẫn hay ngồi  ở giữa . Hai bên là những người lính trung đội. Trực thăng bay đến chóng mặt, dưới đất là xóm nhà rồi đến động cát, rồi đồi… Thằng Mỹ lái tàu chơi mất dậy/ Hai càng chưa hạ đ ln cao/Ta nhìn xuống đất run khơng nhảy/Mày đạp ơng ơng phải t nho… Cám ơn chiến tranh cho ta những cơ hội được đi trực thăng, xe tăng, tàu chiến không tiền để được nhìn rõ quê hương mình hơn . Có phải vậy không ? đỉa trâu dưới chân, vắt xung quanh, hay những đàn ong hung tợn. Phải cám ơn những năm làm lính rừng, giúp ông quen với những tai ách thường trực. Và mỗi một hay hai thước ông móc mồi rồi dọn chỗ trống, đoạn thả cần xuống. Cần là một ống sậy khoảng hai tấc, cột dây nhợ hay gân với lưỡi câu từ ban chỉ huy trại phân phát. Ông chui rúc nhiều khi phải vùng vẫy để thoát khỏi đám sậy lẫn gai chằng chịt. Da thịt ông bị trầy xướt. Mặc. Hiểm nguy đe dọa. Mặc. Thiên hạ sợ. Mặc. Bởi vì ông đã tìm ra niềm vui. …Ông vạch lối làm thành một vòng tròn, đánh dấu chỗ đặt cần cẩn thận. Ông dọn bãi thành một khoảng trống đủ chỗ bỏ ống sậy. Đôi lúc ông chạm phải những con rất lục. Ông và rắn nhìn nhau kinh ngạc (có lẽ). Có khi ông đụng phải những bộ xương hay đầu lâu người và thấy trên sậy vướng những mảnh áo. Có lần ông thấy xác một chiếc trực thăng. Hôm ấy ông chọn lòng con tàu làm chỗ nghỉ chân. Ông ngồi lại đúng cái vị trí mà ngày xưa ông đã từng ngồi. Tức là ở giữa sàn tàu. Tự nhiên tim ông muốn đau. Trong bầu không khí tịch lặng của rừng tràm, mênh mông những bãi lau bãi sậy, và biển nước đen ngòm, thỉnh thoảng những tiếng chim rời rạc nổi lên, hình ảnh xác con tàu như kỷ vật ngậm ngùi. Không biết người phi công sống hay chết. Ngoài người phi công còn có ai nữa không. Có lẽ nay mai xác con tàu này sẽ phải biến mất, khi người ta khám phá ra nó cũng nên. Vỏ tàu bằng nhôm là món hàng vô giá trong thời buổi này, có phải vậy không? Ông rờ khoang tàu. Chỗ này mỗi lần nhảy, ta vẫn hay ngồi. Hai bên là những người lính trung đội. Trực thăng bay đến chóng mặt, dưới đất là xóm nhà rồi đến động cát, rồi đồi… Cám ơn chiến tranh cho ta những cơ hội được đi trực thăng, xe tăng, tàu chiến không tiền để được nhìn rõ quê hương mình hơn. Có phải vậy không ? 

Cuối cùng, sau khi tất cả cần được thả xong, ông tìm đến một cây tràm lớn, trèo lên cành, và ngồi vắt vẻo chờ đợi. Ông dựa vào cành cây, mắt khẻ nhắm lại. Ông như một người ẩn sĩ tìm ra niềm vui qua thiên nhiên trời đất. Dưới chân ông là biển nước vàng đục. Bên tai ông gió ru rì rào và nhiều khi thổi đến mát lạnh. Ông lại nghe cả tiếng cá vẩy dưới kia, chắc chú cá nào đã mắc mồi. Thỉnh thoảng một trận gió thổi qua, là cả một rừng lau trắng rạp xuống. Mắt ông lại mờ đi. Ông cảm tạ thiên nhiên. Ông cảm tạ Trời đất. Ông cảm tạ rừng tràm quá đổi dư dật và bao dung. Ông cảm tạ tiếng reo của gió như rì rào trên những ngọn lá tràm, và vẽ êm đềm quá đổi khiến ông muốn đắm chìm trong giấc mơ. Chắc gì những kẻ quyền uy thế lực có cơ hội như ông bây giờ. Họ phải lo nghĩ, nhiều khi ăn không ngon hay ngủ không yên… Họ làm sao nghe được trong trời đất tiếng gọi của rừng tràm, thấy những nụ bông súng mới hé nở hay là những chiếc bông đã nở rộ, nổi lên giữa đầm hồ… Họ làm sao được thưởng thức con cá lóc mà ông nướng trui bằng vỏ tràm khô. Khi độ nóng vừa đủ, da cá bị bốc, chỉ còn thịt trắng nỏn bùi và thơm béo. Trời ơi cá nướng vỏ tràm mà chấm với muối thì ngon tuyệt. Khi thì cá lóc, khi thì cá trê, khi thì rắn nước. Ăn xong ông tự thưởng cho mình bằng một điếu thuốc rê hay thuốc lào. Có khi ông hái lá nhản lồng hay hà thủ ô làm trà. Ông không nghĩ ngợi đến thân phận hiện hữu nữa. Bây giờ ông có người khác lo lắng mất ăn mất ngủ vì ông. Có phải vậy không? Sau đó, ông ước độ thời gian để thăm chừng. Ông vạch cỏ, rẽ sậy, lau. Nhiều khi cá lôi đến hai ba thước mà ông rất tiếc lưỡi câu nên phải rán tìm cho được. Có con tham lam nuốt cả lưỡi thép vào tận sâu trong bụng, và ông phải cố lắm mới lôi được lưỡi câu ra khỏi miệng cá. Cuối cùng, sau khi tất cả cần được thả xong, ông tìm đến một cây tràm lớn, trèo lên cành, và ngồi vắt vẻo chờ đợi. Ông dựa vào cành cây, mắt khẻ nhắm lại. Ông như một người ẩn sĩ tìm ra niềm vui qua thiên nhiên trời đất. Dưới chân ông là biển nước vàng đục. Bên tai ông gió ru rì rào và nhiều khi thổi đến mát lạnh. Ông lại nghe cả tiếng cá vẩy dưới kia, chắc chú cá nào đã mắc mồi. Thỉnh thoảng một trận gió thổi qua, là cả một rừng lau trắng rạp xuống. Mắt ông lại mờ đi. Ông cảm tạ thiên nhiên. Ông cảm tạ Trời đất. Ông cảm tạ rừng tràm quá đổi dư dật và bao dung. Ông cảm tạ tiếng reo của gió như rì rào trên những ngọn lá tràm, và vẽ êm đềm quá đổi khiến ông muốn đắm chìm trong giấc mơ. Chắc gì những kẻ quyền uy thế lực có cơ hội như ông bây giờ. Họ phải lo nghĩ, nhiều khi ăn không ngon hay ngủ không yên… Họ làm sao nghe được trong trời đất tiếng gọi của rừng tràm, thấy những nụ bông súng mới hé nở hay là những chiếc bông đã nở rộ, nổi lên giữa đầm hồ… Họ làm sao được thưởng thức con cá lóc mà ông nướng trui bằng vỏ tràm khô. Khi độ nóng vừa đủ, da cá bị bốc, chỉ còn thịt trắng nỏn bùi và thơm béo. Trời ơi cá nướng vỏ tràm mà chấm với muối thì ngon tuyệt. Khi thì cá lóc, khi thì cá trê, khi thì rắn nước. Ăn xong ông tự thưởng cho mình bằng một điếu thuốc rê hay thuốc lào. Có khi ông hái lá nhản lồng hay hà thủ ô làm trà. Ông không nghĩ ngợi đến thân phận hiện hữu nữa. Bây giờ ông có người khác lo lắng mất ăn mất ngủ vì ông. Có phải vậy không? Sau đó, ông ước độ thời gian để thăm chừng. Ông vạch cỏ, rẽ sậy, lau. Nhiều khi cá lôi đến hai ba thước mà ông rất tiếc lưỡi câu nên phải rán tìm cho được. Có con tham lam nuốt cả lưỡi thép vào tận sâu trong bụng, và ông phải cố lắm mới lôi được lưỡi câu ra khỏi miệng cá. Phần lớn là cá lóc, cá trê, thỉnh thoảng có rắn, hay cá rô mề. Những con cá rô mề vãy cứng vàng bóng, cố sức vùng vẫy… Những con cá trê mình mẩy trơn tru, dễ bị tuột hai con mắt lồi ra đến ghê khiếp. Nó mà chích thì chỉ trong tích tắc da thịt sưng vù, nhức nhối vô cùng tận… Ông có thể nghe tiếng nghiến của chúng như rên rỉ vì đau đớn khi bị mắc mồi. Đôi khi ông cảm thấy mình bất nhẫn. Chúng vẫn muốn sống, muốn được ẩn dưới đáy nước, trong bóng mát của rừng sậy hoang vu, như ông muốn sống. Thỉnh thoảng ông nghe những tiếng bìm bịp hay vịt trời kêu. Tiếng chim kêu buồn bã khi chiều xuống hay khi con nước bắt đầu dâng. Tiếng chim kêu giữa lúc hoàng hôn đỏ ối lai láng cả giòng kinh, và những hàng lau lách mờ nhạt. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Thương cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau… Những lời ca dao phát xuất từ tận lòng người, lòng trời đất, gần gũi quá chừng. Còn hơn là những sáo ngữ hay những câu đầy điển tích. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê…Có ở trong cuộc mới hiểu được sự tình. Làm sao mà thấm thía được khi đọc hai câu mà ông đã học từ thời trung học của Bà Huyện Thanh Quan. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia… Tiếng gọi của con chim quốc từ bên trời Tàu, lấy từ một điển tích Tàu, có phải ? Hồn Thục Đế ở Tàu mắc mớ gì mang vào văn chương Việt Nam trong khi nỗi buồn đến nghẹn khi thấy đàn chim đang inh ỏi gọi đàn về núi mà mình có cha có mẹ mà như không có… May mà người dân thấp hèn vẫn còn gìn giữ, để lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để trở thành những vần ca dao vô danh mà giá trị gấp trăm lần giá trị văn chương quan cách. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Khi mà bóng chiều sậm xuống rừng tràm, khi mà rừng lau sậy phía xa trở nên Phần lớn là cá lóc, cá trê, thỉnh thoảng có rắn, hay cá rô mề. Những con cá rô mề vãy cứng vàng bóng, cố sức vùng vẫy… Những con cá trê mình mẩy trơn tru, dễ bị tuột hai con mắt lồi ra đến ghê khiếp. Nó mà chích thì chỉ trong tích tắc da thịt sưng vù, nhức nhối vô cùng tận… Ông có thể nghe tiếng nghiến của chúng như rên rỉ vì đau đớn khi bị mắc mồi. Đôi khi ông cảm thấy mình bất nhẫn. Chúng vẫn muốn sống, muốn được ẩn dưới đáy nước, trong bóng mát của rừng sậy hoang vu, như ông muốn sống. Thỉnh thoảng ông nghe những tiếng bìm bịp hay vịt trời kêu. Tiếng chim kêu buồn bã khi chiều xuống hay khi con nước bắt đầu dâng. Tiếng chim kêu giữa lúc hoàng hôn đỏ ối lai láng cả giòng kinh, và những hàng lau lách mờ nhạt. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Thương cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau… Những lời ca dao phát xuất từ tận lòng người, lòng trời đất, gần gũi quá chừng. Còn hơn là những sáo ngữ hay những câu đầy điển tích. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê…Có ở trong cuộc mới hiểu được sự tình. Làm sao mà thấm thía được khi đọc hai câu mà ông đã học từ thời trung học của Bà Huyện Thanh Quan. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia… Tiếng gọi của con chim quốc từ bên trời Tàu, lấy từ một điển tích Tàu, có phải ? Hồn Thục Đế ở Tàu mắc mớ gì mang vào văn chương Việt Nam trong khi nỗi buồn đến nghẹn khi thấy đàn chim đang inh ỏi gọi đàn về núi mà mình có cha có mẹ mà như không có… May mà người dân thấp hèn vẫn còn gìn giữ, để lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để trở thành những vần ca dao vô danh mà giá trị gấp trăm lần giá trị văn chương quan cách. Chiều chiều chim vịt kêu chiều. Khi mà bóng chiều sậm xuống rừng tràm, khi mà rừng lau sậy phía xa trở nên sậm đen, khi mà nước đã bắt đầu thấm vải lạnh tê da thịt, thì bỗng nhiên, trên nền trời, còn vướng ráng đỏ, một đàn chim vịt bay ngang, in cánh giữa một mặt trời đỏ ối, và tiếng chim tiếp tục vang lên inh ỏi như nỗi vui sắp trở lại cùng núi cùng rừng, thì lòng người không dưng lại bồi hồi xao xuyến. Đúng là cảnh sinh lòng. Vật mà người cảm. Còn con quốc nào, con ngựa hồ nào, tiếng kêu của nó hay tiếng hí của nó ra sao, ai hình dung ra được. Nếu có chăng, là chỉ có con người, một con người Việt Nam, sinh và lớn lên trong chiến tranh đang la gào thống thiết. Tôi rống cùng rừng, tôi là con khỉ cuối cùng của chủng loại. oOo Những ngày trong rừng tràm. Quanh đi quẩn lại những việc làm như lợp nhà, cắt tranh, đốn củi, đắp nền nhà, hay đào kinh… Miền Tây vẫn yên tĩnh. Một năm chờ, hai năm chờ, rồi ba năm… Riết rồi cũng quen. Quen từng thước đường mà bọn ông đã đào đã đắp. Quen từng buổi sáng cả bọn xẻng trên vai, chân trần, quần vải bao cát, áo vá trăm mảnh mập mờ trên đường đê. Quen từng buổi chiều trở về vẫn con đường mập mờ hình bóng như thể ma trơi. Ông lặng lờ trong tập thể. Ông không muốn ai kiểm thảo ông và ông cũng chẳng muốn kiểm thảo ai. Ông đã trải qua những cuộc biển dâu và đã hiểu thật cay đắng bằng những kinh nghiệm của chính ông. Xin đừng bỏ vào tai ông những nợ nần non sông, bổn phận, trách nhiệm nữa. Bây giờ chỉ mong làm sao được chén cơm cho đầy, dù ăn với muối cũng được. Bây giờ chỉ mong trở thành một kẻ sống sót. Ông vẫn sợ nhất là việc đào kinh. Trại đã cho chỉ tiêu, mỗi tổ phải đào đắp bao nhiêu khối đất. Xong sớm là sậm đen, khi mà nước đã bắt đầu thấm vải lạnh tê da thịt, thì bỗng nhiên, trên nền trời, còn vướng ráng đỏ, một đàn chim vịt bay ngang, in cánh giữa một mặt trời đỏ ối, và tiếng chim tiếp tục vang lên inh ỏi như nỗi vui sắp trở lại cùng núi cùng rừng, thì lòng người không dưng lại bồi hồi xao xuyến. Đúng là cảnh sinh lòng. Vật mà người cảm. Còn con quốc nào, con ngựa hồ nào, tiếng kêu của nó hay tiếng hí của nó ra sao, ai hình dung ra được. Nếu có chăng, là chỉ có con người, một con người Việt Nam, sinh và lớn lên trong chiến tranh đang la gào thống thiết. Tôi rống cùng rừng, tôi là con khỉ cuối cùng của chủng loại. oOo Những ngày trong rừng tràm. Quanh đi quẩn lại những việc làm như lợp nhà, cắt tranh, đốn củi, đắp nền nhà, hay đào kinh… Miền Tây vẫn yên tĩnh. Một năm chờ, hai năm chờ, rồi ba năm… Riết rồi cũng quen. Quen từng thước đường mà bọn ông đã đào đã đắp. Quen từng buổi sáng cả bọn xẻng trên vai, chân trần, quần vải bao cát, áo vá trăm mảnh mập mờ trên đường đê. Quen từng buổi chiều trở về vẫn con đường mập mờ hình bóng như thể ma trơi. Ông lặng lờ trong tập thể. Ông không muốn ai kiểm thảo ông và ông cũng chẳng muốn kiểm thảo ai. Ông đã trải qua những cuộc biển dâu và đã hiểu thật cay đắng bằng những kinh nghiệm của chính ông. Xin đừng bỏ vào tai ông những nợ nần non sông, bổn phận, trách nhiệm nữa. Bây giờ chỉ mong làm sao được chén cơm cho đầy, dù ăn với muối cũng được. Bây giờ chỉ mong trở thành một kẻ sống sót. Ông vẫn sợ nhất là việc đào kinh. Trại đã cho chỉ tiêu, mỗi tổ phải đào đắp bao nhiêu khối đất. Xong sớm là nghỉ sớm. Chính vì muốn nghỉ sớm nên các bạn ông đã ra công đào, xắn, chuyền với tốc độ khủng khiếp khiến ông phải theo họ đến ngất ngư. Ông ốm nhất trong bọn. Người xắn thường là Hộ, lực lưởng, với những lát xắn ngọt xớt. Từng khối đất như cây nước đá được chuyền từ dưới hầm lên bờ. Ông không thể nghỉ một giây. Chưa kịp khối đất này được chuyền, khối đất khác lại tiếp đến như thể không thương xót, tàn nhẫn. Ông thở hồng hộc. Hai tay muốn rụng rời. Đôi chân ông lún sâu trong bùn… Nhưng ông không bỏ cuộc. Ông vẫn ngẩng đầu ngẩng cổ. Càng ở với rừng tràm, càng hiểu về sự thật của rừng tràm. Không phải đất đai phù sa màu mở, không phải lúa tốt cao quá đầu người, hể thả hạt giống xuống là lúa xanh um, dư dật. Trái lại trong lòng đất âm ỉ tai họa. Phèn. Phèn cùng khắp. Phèn khiến nuớc trở thành màu xanh dương, chua ngắt. Đó là lúc phèn chưa rút. Sau khi phèn rút, thì nước trở nên vàng đục, đóng những lớp váng như dầu loang. Nước muốn dùng người ta phải ngâm hay lọc một thời gian để phèn lóng xuống đáy. Phèn làm đám lúa xanh mơn mởn chỉ một đêm thi nhau héo úa. Phèn làm cả ruộng mạ mà tù binh ra công trồng, cũng bị vạ lây… Phèn làm vàng ố, mục áo mục quần, rụng lông chân. Những Kinh Một, Kinh Hai, Kinh Ba hay Kinh Tám Ngàn cũng không đủ để rút hết phèn. Phèn trở nên một tai họa như vắt đỉa muỗi sình lầy. Khó được một bát canh có mùi vị nước ngọt, mà trái lại nghe mùi chua ngắt. Nhưng những bộ óc siêu việt đã không hiểu về cái tai họa ấy. Họ chở ghe bầu với những bao hạt giống, bắt tù binh dọn đất, dọn cỏ, thay trâu kéo bừa, tát nước vào ruộng rồi gieo hạt. Mạ lên nhanh, xanh um. Nhưng cuối cùng, không thấy hạt lúa hay những hạt lúa tép sau đó cả ruộng thi nhau héo úa. nghỉ sớm. Chính vì muốn nghỉ sớm nên các bạn ông đã ra công đào, xắn, chuyền với tốc độ khủng khiếp khiến ông phải theo họ đến ngất ngư. Ông ốm nhất trong bọn. Người xắn thường là Hộ, lực lưởng, với những lát xắn ngọt xớt. Từng khối đất như cây nước đá được chuyền từ dưới hầm lên bờ. Ông không thể nghỉ một giây. Chưa kịp khối đất này được chuyền, khối đất khác lại tiếp đến như thể không thương xót, tàn nhẫn. Ông thở hồng hộc. Hai tay muốn rụng rời. Đôi chân ông lún sâu trong bùn… Nhưng ông không bỏ cuộc. Ông vẫn ngẩng đầu ngẩng cổ. Càng ở với rừng tràm, càng hiểu về sự thật của rừng tràm. Không phải đất đai phù sa màu mở, không phải lúa tốt cao quá đầu người, hể thả hạt giống xuống là lúa xanh um, dư dật. Trái lại trong lòng đất âm ỉ tai họa. Phèn. Phèn cùng khắp. Phèn khiến nuớc trở thành màu xanh dương, chua ngắt. Đó là lúc phèn chưa rút. Sau khi phèn rút, thì nước trở nên vàng đục, đóng những lớp váng như dầu loang. Nước muốn dùng người ta phải ngâm hay lọc một thời gian để phèn lóng xuống đáy. Phèn làm đám lúa xanh mơn mởn chỉ một đêm thi nhau héo úa. Phèn làm cả ruộng mạ mà tù binh ra công trồng, cũng bị vạ lây… Phèn làm vàng ố, mục áo mục quần, rụng lông chân. Những Kinh Một, Kinh Hai, Kinh Ba hay Kinh Tám Ngàn cũng không đủ để rút hết phèn. Phèn trở nên một tai họa như vắt đỉa muỗi sình lầy. Khó được một bát canh có mùi vị nước ngọt, mà trái lại nghe mùi chua ngắt. Nhưng những bộ óc siêu việt đã không hiểu về cái tai họa ấy. Họ chở ghe bầu với những bao hạt giống, bắt tù binh dọn đất, dọn cỏ, thay trâu kéo bừa, tát nước vào ruộng rồi gieo hạt. Mạ lên nhanh, xanh um. Nhưng cuối cùng, không thấy hạt lúa hay những hạt lúa tép sau đó cả ruộng thi nhau héo úa.

 oOo

Rồi những nền nhà cũng được đắp xong, những mái láng được lợp bằng tranh, hay những chiếc sạp bằng những thân tràm con để đở lưng cho những giấc ngủ mê mệt… Trời mưa cũng như trời nắng thì cũng vậy. Có ai biết bạn mình đang nghĩ gì, thao thức gì, hay nhớ gì trong đêm mất ngủ. Có ai nghe tiếng mớ thảng thốt nửa đêm, hay tiếng róc rách của ai đi tiểu ngoài bóng tối. Đêm trong mật khu, người thua trở về phá rừng phá đất cho người thắng trận. Hôm qua trận mưa, làm đất nhão nhẹt hay trơn trợt, để người tù phải bấu lấy 10 đầu ngón chân mà bám lấy đất. Rồi tiếng la tiếng hét man rợ nổi lên, từ trên bờ kinh, khi từng bè tràm này tiếp đến bè tràm khác được chuyển lên bờ. Buổi chiều lai láng một hoàng hôn đỏ sậm trên kinh chảy ra sông cái. Tiếng chim bìm bịp lại vọng ở bờ bụi nào. Lạnh. Bìm bịp kêu nước lớn em ơi.

Trần Hoài Thư

Newer Post Older Post Home
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

hứ Sáu, 12 tháng 2, 2016 immondices de banlieue par thế phong / traduit par lê văn hảo ( le crépuscule de la violence / copyright 1960 , by les éditions trinh bày, saigon)

immondices de banlieue

éditions trình bày, saigon, 1960

                                i mm on di ce s d e b an li eu e 

                                                            par  thế phong

                                                   TRADUIT PAR   LÊ HÀO   [LÊ VĂN HẢO]

                                                                    

                                                       ( p. 71- 88   LE CRÉPUSCULE DE LA VIOLENCE ) 

                                                                                        Les Immondices dans  la banlieue/  Thế Phong

                                                                                                              traduit par Cao Giao

                                                                                          ( Le Monde Diplomatique / Paris / Décmbre, 1970) 

Cette  zone de terrain se trouve à environ 7 km de la ville.  D’ un côté ce sont les planta-tions d’ hévéa, de l’ autre les rizières et quelques usines de tissage.  Le terrain est sortie au milieu, large d’ à peu près 6.000 m2 .  La partie antérieure du terrain, empiétant quelque peu les plantations est préposée aux immondices apportées de la ville par des véhicules de toutes catégories spécialement reservées à cette besogne.  Depuis l’ arrivée des Américans leurs véhicules s’ ajoutent à ceux des Viêtnamiens.  Ils emploient soit des G.M.C. soit des Jeep tous plus grands et modernes que toutes les voitures que nous recevons d’ eux à titre d’ aide.  La partie postérieure du terrain renferme une rangée de cinq maisonnettes mar-

quées A,B,C,D,E.  La maisonnette A est située à l’ orée des plantations d’ hévéa au milieu d’ un terrain large de 800 m2 .  Les autres sont des bâtisses sommaires au toit de tôle, aux murs de planches et sans palissade.

Le propriétaire de ces maisonnettes st un soldat parachutiste dont la compagnie cantone de l’ autre côté de la grande route, devant les tas d’ immondices.  Il est maintenant démobilisé. Le terrain comme la plantation attenante appartiennent de droit au curé de la paroisse, mais le parachutiste a priorité de son prestige militaire pour procéder à l’ occupation illégale.   Il  

n’ habite  pas les maisonnettes qu’ il a construites, mais les loue et vit assez aisément grâce au loyer percu.  Jusqu’ à maintenant la location s’ effectue sans histoire.

Puis un beau jour le locataire des maisonnettes A et B lui cherche noise et lui joue un bien mauvais tourr.  À la différence de Trân le propriétaire, l’ occupant de A et B nomme Dang est un parachutiste en service et pour le surplus possesseur d’ une fabrique de briques, de tuyaux d’ égou^t et autres accessoires de construction commandés par les entrepeneurs des bâtiments.  Au début il n’ a visé que le terrain qui s’ étend autour des maisonnettes et sur lequel il projette de bâtir une nouvelle fabrique, mais mis au courant de l’ occupation illégale, Dang nourrit le dessein de déposséder le propriétaire.  S’ étant enquis des gou^ts et préférences du curé, il commence par lui offrir un boa, puis une vingtaine de pigeons, et 

d’ autres présents très appréciés.  Il lui propose ensuite de louer le terrain.  Le curé trouve la chose fort raisonnable.  Trân le propriétaire est appelé ainsi à comparai^tre devant le tribunal pour répondre du délit d’ occupation illégale d’ un terrain qui fait l’ objet d’ une location réglementaire.  Trân a beau demander à son avocat de le défendre, il perd son procès parce qu’ il ne peut y mettre le prix qu’ il faut — chose qui arrive à toute société humaine actuelle — il se voit imposer un délai de démonter ses maisonnettes.  En attendant l’ expiration de ce delai qui dure quelques mois encore, Trân loue provisoirement la maison-

nette B à un autre parachutiste et la maisonnette A à l’ oncle Chánh, qui est mon hôte et bienfaiteur.  Le dernier, quoique très pauvre, a bien voulu m’ héberger depuis que mon métier d’ écrivain me réduit à l’ état de chômage.  C’ est ainsi que je viens habiter cette zône de banlieue réservée aux immondices.

Au début les habitants de A et de B se montrent d’ une parfaite gentillesse mutuelle.  Les marques de bonté même n’ ont pas manqué.  Tiêt le parachutiste habite avec sa femme, sa fillette qui apprend à marcher et ses deux jeunes frères.  Il part chaque jour pour son travail, et laisse à sa femme la tâche de récupérer les choses utilisables que les Américans dever-

sent dans les tas d’ immondices.  Elle est aidée dans ce travail par M. Thuoc, un réfugié nord- viêtnamien d’un certain âge qui habite dans le quartier ouvrier situé à l’ autre côté de la plantation d’ hévéa.  Ce coin de forêt d’ hévéaculture est pour ainsi dire un vaste cabinet d’ aisance public pour la soixantaine de familles de travailleurs qui logent dans ces parages.

 Tous les jours, un convoi de plusieurs dizaines de camions vient vider leur cargaison de rebut, Immondice serait peut- être impropre puisqu’ on ramasse dans ces tas de planches, des caisses en bois ou carton en bois ou en carton, des malles contenant des uniformes usés, des boi^tes de conserve, les cartouches vides de roquettes, etc … en un mot tous les déchets possibles de la guerre.

Chaque fois que les camions arrivent devant nos maisonnetes, les habitants de B se mettent à offrir aux conducteurs étrangers des verres de coca- cola, de bière, de limonade. À la vue de ces déchets que les revendeurs ne mésestiment point, je ne peux m’ empê-

cher de faire des évaluations mentales: une caisse en carton 60 piastres, deux douilles de roquette 10 piastres: les honoraires d’ un haut fonctionnaire de la classe A ne se repré-

sentent que la moitié aux ce que gagne le ménage de B à ce travail de récupération pensé- je.  Chose humiliante pour mon métier d’ écrivain, le cou^t d’ un livre ne dépasse guère le prix d’ une dizaine de douilles de roquette.  La famille de l’ oncle Chánh dépense chaque jour pour le marché 12 piastres soit deux fois et demi le prix d’ une douille.

Malgré ces calculs l’ oncle Chánh, et ses enfants ainsi que moi- même ne sommes point obsédés par le démon de l’ envie.  Nous supportons tous les soirs la fumée des immondices bru^lées qui nous fait larmoyer.

Pendant les premiers jours de notre installation, Tiêt le parachutiste se montre assez ser-

viable et une fois même a proposé à l’ ai^né de l’ oncle Chánh de se servir des planchettes de bois recupérées comme combustible au lieu de les acheter au marché.  L’ oncle Chánh loue Tiêt auprès de moi pour sa correction et sa gentillesse.  Je hoche la tête en signe 

d’ assentiment sans rien ajouter.  Un homme comme Tiêt, au maintien posé, au sourire facile, un brin d’ artiste ( il gratte un peu la guitare) et débrouillard avec son anglais suffisant pour se faire comprendre des Américans, un homme qui ne cherche presque  jamais que-relle à sa femme et ses frères, qui ne bat pas ses enfants, qui ni derange per sonne dans ses rentrées et ses sorties, voilà pour moi un homme correct.  Qu’ il soit cultivé ou non, ca

 n’ a pas la moindre importance pour le voisin conciliant que je suis, nullement curieux en ce qui concerne la vie privée des autres.

Par contre Trân, le propriétaire des maisonnettes, me raconte bien de mauvaises choses à propos de mon voisin parachutiste. Il parait que Tiêt était bien pauvre à son arrivée.  Main-tenant gra^ce à son anglais petit- nègre il sait se débrouiller auprès des Américans dé-chargeurs d’ immondices, se fait leur complice pour certaines choses.  Des cargaisons pleines de planches neuves, des ve^tements militaires encore portables, ils les amènent pour donner ou vendre à bas prix à Tiêt.  Celui- ci, commencant à faire fortune, a l’ air trop hautain envers Trân parai^t- il.  J’ écoute ce dernier sans essayer de le faire parler davan-

tage .  Ses  propos me semblent être dictés par la jalousie, et il cherche sans doute à attirer l’ oncle Chánh et moi à ses côtés. 

Un soir, au retour d’ une promenade, je vois Tiệt torse nu, assis devant sa maisonnette, flanqué d’ un poste de radio Philips cou^teux.  Il sourit à ma vue et se met à me confier:

” Ce  gaillard Trân essaie de me nuire vous savez !  Parce que les Américans ont de la sympathie envers moi et m’ ont une fois donne un camion plein de planches neuves, alors il m’ envie, Vous savez qu’ on m’ a volé un certain nombre de planches.  Après enque^te,

 c’ est lui- même le voleur à ces ce que j’ ai appris ! ” 

Comme d’ habitude, je n’ ajoute ni ne retranche rien à ce genre de propos.  Tiêt ajoute:

 ” Je ne lui en veux pas jusqu’ à la haine; mais puisqu’ il les a prises, il devrait le re-

connai^tre  c’ est tout” .  Puis Tiêt passe à un autre sujet: ”  Dans quelques temps je partirai faire des études aux État- Unis.  Quelques amis américains ont fait des démarches pour moi.  Une fois arrivé là bas je n’ aurai aucun soucis mais c’ est à l’ avenir de ma femme et de mes enfants que je pense.”

Les confidences de Tiêt me rappellent les soirs où des Américains viennent lui rendre visite. Sa femme dit à son jeune frère de payer le taxi qui arrive croyant faire là un geste de savoir- vivre et d’ hospitalité.  Elle raconte aux voisins comment s’ est passé chacune de ces visites qui lui semblent un grand honneur et entretiennent sa fierté.

Les cinq maisonnettes ont une cuisine et une salle de bain en commun du co^té arrière. Paperasses et une ordure sont éparses sur le sol.  Personne n’ a cure de la propreté commune.  Un jour,  quand je ramasse quelques feuilles de papier par terre pour faire le feu, le hasard m’ a fait apercevoir une lettre écrite en anglais que je me mis à lire, par

 curio sité:

          Mon cher ami M.,

Vous n’ avez pas à acheter des cadeaux poir ma femme.  Je vous demanderai seulement 

d’ acheter pour moi 50 paquets de cigarettes Pall- Mall, Lucky ou Salem et 20 boi^tes de tabac à pipe 79.  À Noel prochain je vous amènerai dans un endroit épatant.  La fille viênamiennes est très belle.  Ce soir je vous attends chez moi.

          Bien à vous.

               TIÊT

Je ne me souviens plus très bien de l’ original en anglais mais une seule phrase a frappé mon attention c’ est l’ avant- derniere, avec ces mots;  “The Viêtnamese girl is very beautiful.”  Cela me faire rire.

Depuis que ses affaires d’ immondices rapportent, Tiết s’ habille avec un luxe un peu re- 

cherche, à la manière d’ un fils de famille parvenu.   Chaque dimanche matin, il porte

toujours un complet me^me s’ il fait chaud.  Les jours de fête, il va au restaurant tout à côté sans oublier de parfumer ses vêtements.  La mise est toujours élégant comme celle d’ un fonctionnaire célibataire de la catégorie A.  Il ne fume que du Lucky ou du 79.  Le savon avec lequel il se lave est d’ un parfum pénétrant et tenace comme j ‘ai pu constater une fois quand il l’ a oublié dans la salle de bain commune attenante à nos maisonnettes.  La famille de Tiêt peut se procurer tous les aliments coute^ux que les Américans consomment au Viêtnam:  fruits, viandes en conserve, bonbons, crème, café, chocolat.  Il m’ est arrivé, dans les jours de gêne extrême, de pouvoir me passer de cigarettes grâce au parfum de mixature des boufées de 79 qui parvient jusqu’ à moi.

Jour après jour les camions américans viennent vider leur cargaison de leur luxueuses ‘immondices’  de préférence dans le cour de la maisonnette de Tiêt  ce qui ne fait

qu’ aviver l’ animosité que Trân nourrit contre lui.  Surtout à partir du mois dernier Tiêt refuse de payer le loyer à son propriétaire sous prétexte que celui- ci a volé des planches de bois.  Le loyer n’ est que de 300 piastres, le 1/10 de ce que Tiêt gagne par jour dans le commerce avec les conducteurs de camions américans.  L’ ini mitié risque de durer et de faire tâche d’ huile car à l’ autre bout du terrain près d’ une soixantaine de familles vivent aussi grâce à la besogne de fouiller les tas d’ immondices.  Elles  ne désirent qu’ une chose: qu’ un certain nombre de camions ne s’ arrêtent pas devant la cour de chez Tiêt mais parviennent jus’ quà l’ orée de la plantation et y vident leur charge pour qu’ elles puissent avoir leur part de produits de récupération,

En réalite, quelques camions dédaignent de s’ arrêter devant la maisonnette B parce ce leurs chauffeurs n’ aiment pas à être flattés par la famille de Tiêt et sont insensibles au marques de sympathie désintéressées prodiguées par celle- ci.  Malheureusement, ces camions transportent des vrais déchets quasi- irrécupérables et sales qui méritent bien eux le nom d’ immondices !

Un beau jour, Tiêt commence à s’ en prendre à l’ oncle Chánh parce que ce dernier, alléguant le prétexte d’ une fête de famille tant soit peu solennelle lui demande de dégager la cour de tous les tas de planches de bois qui l’ encombrent devant les maisonnettes.  Tiêt n’ a pas protesté et a déplacé toutes les planches qui gênent l’ entrée commune.

La fête s’ est pasée dans une atmosphère de liesse, on note la présence de quelques per-sonnages d’ importance: un avocat, un magistrat, un commissaire de police, les uns étant mes amis, les autres ceux de l’ oncle Chánh.

Peu après ce dernier apprend que son voisin de B a signalé aux autorités uneimportante réunion  dans la maison de A pour ourdir on ne sait pas quoi.  L’ oncle Chánh commence alors à se tenir sur la défensive tout en attendant l’ occasion de la revanche.

Entre les deux adversaires, je garde une attitude silencieuse et tiens tout cela pour une mesquine querelle d’ intérêts.

En fait la guerre froide a éclaté les familles A et B et entre d’ emblée dans une phase décisive.  Du côté A, en plus de l’ oncle Chánh il ya Trân le propriétaire et cinquante autres familles qui vivent du métier de chiffonniers au bord de la plantation.

Parlant de ces familles, je ne peux m’ mempe^cher de revoir l’ image du’ une petite foule de Viêtnamiens d’ origine Khmère misérables, déguenillés, des femmes malpropres aux seins étirés, presque à découvert, portant leurs bébes de quelques mois attachés sur le dos, courbant l’échine pour fouiller dans les immondices avec une pelle.  Le lourd relent qui s’ y exhale suffit à me donner des maux de tête insupportables après cinq minutes; pourtant ces gens s’ y vautrent à longueur de journée.  Ils récupèrent patiemment des bouts de corde, des morceaux de ferraille, des bouteilles vides qui y sont enfouis.

Les enfants se bagarrent parfois jusqu’ au sang pour disputer les uns aux autres un pan-talon militaire encore utilisable.

L’ oncle Chánh continue de me tenir des propos malveillants sur la famille B: la femme deTiêt, d’ origine chinoise, a été fille de publique avant de se ranger; grâce aux profits tirés des immondices, elle fait maintenent la fière avec les voisins , etc …

Les camions américans continuent de vider leur cargaison de douilles de roquette, de caisses en bois … fort appréciés.  Les Chinois de Cholon achètent les douilles pour récu-

pérer le cuivre.

Un jour l’oncle Chánh prend la décision de porter plainte contre Tiêt à mon insu; il met en avant le manque d’ hygiène cause par la fumée des ordures bru^lées; Trân le propriétaire lui aussi ne demeure pas oisif, il accuse Tiệt auprès des autorités militaires américaines de colluder avec les chauffeurs des camions d’ immondices pour faire du marché noir contre pots-de-vin et entremise galante.

La vie continue son train misérables dans les partages des tas d’ ordure.  Les enfants sont chaque jour plus hirsutes, plus maculés; une fois il m’ est arrivé de voir une fille de dix-sept ans à la mise négligante, déguenillée, se tenir près des immondices en train de lécher sa main tachetée de chocolat.  Elle ressemble à une vieille, tant elle est mai^gre et ratatinée, courbée sous le poids de l’ extrême indigence.  À ses côtés sa petite soeur pleure et l’ in-

jurie pour lui avoir ravi le morceau de chocolat déniché dans le tas.  Je me détourne, saisi

 d’ un haut-le-coeur irrésistible.  Cette fille de dix-sept ans famélique, je l’ ai apercue quel- ques fois se donner à des clients d’ occasion dans l’ ombre nocturne de la forêt d’ hévéas. Sans cela elle serait morte de faim depuis longtemps.  D’ autres couples prennent le même chemin sous l’ égide de la même obscure.

À ces images viennent se mêler celles qui me sont offertes par la famille de Tiêt qui recoit souvent la visite des étrangers lui apportant cigarettes, whisky, boi^tes de conserve, sans compter les produits de récupération bénéfiques.  Je ne me sens aucune pitié pour Tiêt victime d’ un récent vol qui lui cou^te sa radio Philips, sa garde-robe et toutes ses  éco-nomies.

Un soir j’entends la voix haletante de l’ oncle Chánh qui fait semblant d’ appeler les voisins à sa rescousse:  ” Au secours ! À moi !  Le ‘cowboy’ veut me battre.”   En sortant de la maison je vois Xi le jeune frère de Tiêt le visage furieux et agressif: ” Espèce de vieux c … ! Qu’ est- ce qui se prend de me guetter ?”

Ce langage d’ un jeune de vingt ans me surprend par sa grossièté immodérée.  Je me sou-

viens que Xi est le camarade du fils ai^né de l’ oncle Chánh, et je devine que Tiết tramant quelque coup contre le vieillard se sert de son frère comme ballon d’ essai.

  “Au secours, ce ‘cow-boy’ veut m’ attaquer. Il m’ a provoqué, vous en êtes tous témoins.  Ce salopard me cherche des histoires.  Je te casse la figure si tu sors de ta maison. ”

Les voisins accourent de tous les côtés. Mon hôte recommence à crier bruyamment: ” Hùm, où es- tu, va chercher un agent.  Ce vaurien veut porter la main sur ton père.”

Xi s’ en va vers sa maison.  Ses jurons sont d’ une violence égale à ceux de l’ oncle Chánh. Celui ci brandit son bâton et fait mine d’ avancer.  Xi, les mains sur les hanches, continue de lancer juron sur juron.  Deux agents de police s’ amènent enfin.

” J’ en appelle à tous mes voisins comme témoins, il a voulu me frapper; j’ ai appelé au secours.”

Tiêt sort de sa maison, vêtu de son uniforme de treillis.  Cette tenue de combat sans galons ne permet pas de distinguer si l’ on est soldat ou officier.  Les agents de police d’ ordinaire ont beaucoup de considération pour les parachutistes, vu leur complexion impétueuse.  L’un des agents, conciliant, dit à Tiêt:

 ” Nous sommes venus par ce qu’ on nous appelés.  Nous ne savons pas encore ce qui 

s’ est passé. ” 

L’ oncle Chánh se met à énumérer ses griefs.  Finalement il est invité à suivre les agents au commissariat accompagnés par le parachutiste et son frère ‘cowboy’ .

Le soir on voit rentrer non pas le trio mais seulememt les deux personnes belligérantes. Tiêt a été retenu pour complément d’ information sur quelques affaires de marché noir et de traffic auxquelles il s’ est trouvé mêlé. 

De policiers militaires américains sont venus à leur tour pour enquêter sur les activités extra- professionelles des déchargeurs d’ immondices.  La femme et le jeune frère de Tiêt se montrent désormais humbles et effacés devant les voisins.  Plus l’ absence de Tiêt se prolonge, plus sa famille s’ achemine vers le gêne.  Au bout de quelques semaines la situation devient vraiment critique pour la femme qui a à nourrir plusieurs bouches sans tirer plus aucun profit du métier de chiffonnier puisque les camions américains ne s’ arrêtent plus chez elle comme c’ était l’ habitude.

Cette femme est surprise par dessus le marché en train de ‘se promener ‘ avec les étrangers dans les recoins de la plantation d’ hévéas qu’ on surnomme la fôret d’ amour.  Tout le quar-

tier se donne dès lors libre cour aux médisances là dessus.  On savait déjà son passé équi-

voque.  Quelle éclatante confirmation ! Les prostestations de la femme faiblissent de jour en jour.  Finalement elle reconnai^t son fait sans fausse honte dans une avalanche de jurons et d’ injures qui enterrent toute la littérature des mauvais langues du lieu.

L’ oncle Chánh victorieux de la récente dispute apparait comme le bienfaiteur des familles besogneuses qui vivent au bord de la plantation.  À sa vue, on l’ acclame:

 ”  Grâce à vous, nous pouvons mieux vivre maintenant .” 

Lea camions américans en effet ne s’ arrêtent plus devant les maisonnettes A,B.,C, D, E. Une rangée de barbelés les sépare maintenant de la route.  Une fois, un G.M.C. s’ arrête de l’ autre côté des barbelés, son chauffeur appercoit la femme de Tiêt lui faisant signe de faire un détour pour venir devant la cour de chez elle.  L’ aspect fort peu carrosable du chemin decoit le chauffeur, qui s’ en va tout droit jeter sa cargaison plus loin près de la plantation. Les enfants des familles pauvres qui habitent là crient de joie.  Xi, sa belle soeur et son petit frère accourent pour disputer quelques caisses en bois ou en carton, mais une volée de pierres accompagnées des regards hai^neux et des poings levés vers eux les font reculer sans tarder.  Leurs jurons et leurs insultes ne font rien à ceux qui s’ estiment frustrés depuis trop longtemps dans leur droit de vivre.  Sur les camions, des soldats étrangers regardent le spectacle avec des sourires amusés.  Et ces fourmis humaines de ramener patiemment leur prise au foyer.

Chaque matin désormais lorsque je vais satisfaire mes besoins dans la forêt d’ hévéas je vois une petite foule d’ adultes et d’ enfants s’ accroupir au nord de la route dans l’ attente des camions américains qui viennent déverser les mannes quotidiennes.  Les visages de ces ramasseurs d’ immondices de tout âge me semblent animés par la joie et l’ espoir, eux qui étaient si triste auparavant.  Je revois les enfants, moins sales, moins emaciés et exsan-

gues qu’ auparavant.  Cette fille de dix-sept ans qui avait ravi sans pitié un morceau de chocolat à son petit frère se tient maintenant sous un hévéa, habillée plus décemment, en train de sourire à un garcon de son âge.

Tiết est relâché au bout de quelques semaines.  Depuis qu’ il est rendu à sa femme et sa famille il s’ enferme dans un silence absolu et ne fait plus le fier avec les voisins.  L’ oncle Chánh auusi se tait, et fume beaucoup de tabac.  Je comprends qu’ il réfléchit à un pro-

blème très difficile mais ne veut pas me le dire.  Je finis par apprendre que des créanciers

 l’ assaillent de toutes parts.  Son fis ai^né doit s’ en aller vivre auprès des parents qui font des commerce quelque part dans une province au sud de la capitale.  Le reste de la famille composé de trois personnes, l’ oncle, son fils cadet et moi survivons dans le strict néces-

aire. Le riz rouge est trouvé au jour le jour et pour tout aliment nous consommons des poissons salés et séchés.  Dans les pires moments de l’ indigestion, le moindre hoquet fait remonter en moi l’ image d’ un poisson !

Un beau jour l’ oncle Chánh prend lui-même la décision de quitter de banlieue pour émigrer à Dalat où il espère mieux gagner sa vie.

Pour ma part, je me sens dans l’ obligation de rester à Saigon pour ne pas être une charge de plus pour lui dans ces moments difficiles.

Nos adieux sont briefs et émouvantes.  Je serre la main du père, caresse les cheveux du fils cadet:

” Je ne vous dis pas que je vous remercie.  Vous m’ avez hébergé dans des conditions si difficiles et je n’ ai pu rien faire pour vous.  Votre humanité me remplit de confu sion. Je n’ ai rien à vous dire, mias j’ espère que nous reverrons quand l’ avenir sera un peu meilleur …”

Le père et le fils montent dans l’ autobus, accompagnés de leur chien Loulou.  Je prends la direction inverse flanqué de ma chienne Lili.  À part d’ un petit paquet de bagage et une somme d’ argent juste assez pour payer une course de cyclo pour nous deux, ma chienne et moi, je n’ ai plus rien, rien que mes trente ans et mes deux mains vides.

  THE PHONG

 (Traduit par Lê văn Hảo)

(  p. 71- 88  LE CRÉPUSCULE DE LA VIOLENCE / Ed. Trình bày, Saigon.)

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 13:26     Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011 IMMONDICES DE BANLIEUE / THEPHONG

Lời dẫn:

 … – tân truyện   viết  trước 1963, đầu tiên in rô-nê-ô trong tập truyện ngắn CON CHÓ LIÊM SỈ / Thế Phong / Đại Nam văn hiến Saigon 1963 .   Nhà xuất bản Trình Bầy  tái  bản, in ty pô, phát hành  1966 -lược bỏ hai truyện , lấy  tên một  truyện  khác làm  tựa sách   Khu rác  ngoại thành (  trả bản quyền 3000 Vnđ / 1000 cuốn ).

… sau 1975   ở Huê Kỳ  tái bản sách  theo bản in  Nxb Trình Bầy,  bán 5usd / cuốn  – nhà văn T.T. Hoàng  mua  ”  son”  – chỉ mất  3 tiền Mỹ ở một hiệu sách  tại  San Jose.   –  cũng như  Nhà văn tiền chiến 1930- 1945, nhà sách Tự Lực ở Bolsa hạ gía một nửa bán 7usd / cuốn (  theo  Google  search ) .  Lái    sách  . bọn cướp mệnh danh  piracy – Copyright infringement bán giá nào cũng lời ( vừa  COPY lại không trả bản quyền,  rồi trực tiếp bán không mất hoa hồng  ).

-.. cũng  sau 1975,  Nxb Thanh niên  ( Việt Nam ) tái bản  –   anh + việt – in đầy đủ 5 truyện  mang tựa  KHU RÁC NGOẠI THÀNH / THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY, translated by Đàm Xuân Cận / 250 Vnđ / cuốn   –  sách  bán giá rẻ mạt –  hơn 1 usd / cuốn –   có được sách  để  tái bản  – nhờ  tay  sưu tập sách cũ  có hạng,  kiêm  dịch giả tầm cỡ – ông bạn  Vũ Anh Tuấn  –    đã chuyển dịch  Connaisance du Vietnam / M. Durand + Huard sang anh ngữ – “…  khi nào nó mặc quần  tây trắng, áo sơ mi  bỏ thùng, nước hoa thơm phức,  ngồi xích lô gác chân lên nhau ,  tóc chải láng kiểu   Duyên Anh  –   ấy là nó đang bước tới khúc bi lụy ái tình –   hơi hám đàn bà vây bủa.. .!”(  lời chủ báo Văn học trước 75 :  Phan Kim Thịnh  (đừng lầm với  Vũ Anh Tuấn  , thư ký tòa soạn bán nguyệt san  Giáo dục phổ thông   trước 1975 ở Saigon   . ( chủ nhiệm  : Phạm Quang Lộc) .

 -….tuy   bè  bạn  –    chỉ gặp đôi ba lần –  vẫn  không thể không ghi  lời cảm ơn    bạn Vũ Anh Tuấn –  cư ngụ tại … đường  Trần Huy Liệu / quận Phú Nhuận – nơi tôi tới  thăm, rồi được  tặng THE RUBBISH TIP OUTSIDE THE CITY  free . 

-….trở lại  chuyện ai dịch  đầu tiên   tân   truyện sang tiếng phú lãng sa  – đó là HUỲNH VĂN PHÂM , một chính trị gia đảng Z.Z.,   nhà báo việt tầm cỡ quốc tế , thường xuyên  cung cấp tin tức thời sự  cho phóng viên quốc tế có mặt tại Saigon – dịch giả   Khu rác ngoại thành – dưới tựa   Lettre de Biên Hòa /  Les immondices de la banlieue –   trao  tay  đặc phái viên   báo  Le Monde ,  Jean-Claude  Pomonti đem về Paris đăng  trên báo Le Monde Diplomatique  ( tháng 12/1970) – rồi  đầu năm  sau  nhắn  tới gặp  , trao tay 200 quan pháp ( nặng) cùng chuyển lời  cảm ơn của   Jean-Claude Pomonti đến Thế   Phong.   (    dịch giả :  khuyết danh –  thực ra chàng dịch giả  tai quái   ém  đấy  ?! ).

… lại cũng   trước đó, Thế Nguyên  gặp  tôi trong  một bữa ăn tổ chức hàng tháng, đâu đó  ở góc Lý Thái Tổ và  Minh Mạng – có mặt linh mục Nguyễn Ngọc  Lan  (   áo dòng  Chúa Cứu thế – sau 75 lấy vợ) – hẳn Đức Giáo hoàng –   tác giả   Thơ viết lén  khi trẻ   ở quê  Ba Lan –  cứ tưởng tượng đi –   thi sĩ K. Wojtyla  (  5 /1920 –  4/2005) đang  nấp trong  vạt áo Đức Thánh Cha   giơ bàn tay trái ban phép lành tuyệt diệu  :   Nguyễn Ngọc Lan ơi ! tôi tớ ta ở Việtnam, miền Viễn đông xa xôi  ấy miên viễn hạnh phúc nhé  !  .

-… còn  chú rể  Nguyễn  Ngọc Lan ( 1930-      ) hý hửng ,  xúng xính  vai chú rể  sánh đôi  cùng cô dâu – nhà báo Huỳnh Thanh Vân – vái lậy Bề Trên trước bàn  tại thánh đường Phan Xi Cô  trên đường  Tú Xương, quận 3  –  Bí thư thành ủy  tp.HCM.,  ông  Mai Chí Thọ  chủ hôn .(nhà  văn K.Q.  Hồ Phong –  đồng tác giả thi tập  Cỏ cháy ( với Thanh Chương )   sau 30/ 4/ 75 ngồi  bán thuốc  lá  lẻ trước cổng cung cấp tin này  ) . 

.-….. cặp  đôi này bắt đầu  hòa nhập   trần gian bụi bặm – rồi  cô gái bé bỏng chào đời mang tên Nguyễn-Ngọc Lan Chi .  Ngôi nhà  mang  số lẻ…. trên đường  Tân Phước, ( p.6. Q.10) rộn tiếng cười vui mẹ vợ cùng đứa cháu  giúp việc.  

 -….thêm đôi  hàng lý lịch   trích ngang về  nhà báo nữ  Nguyễn-NgọcLan Chi –  đầu đời  học sinh   Mẫu giáo- Tiểu học Minh Đạo ( Q.5)-  viết văn  khá sớm – tôi còn giữ một tạp văn  Lan Chi  gửi  bố Lan – 2 trang A4 – phải nói là   văn  hay, gõ  chuẩn –  sau này   được  Père Hồ Đỉnh giang tay làm  cha bảo hộ hai  cô bé sang  Paris du học .  ( cô bé kia – con gái nhà văn  Nguyễn Nhật Ánh  và phu nhân –   cặp  cựu Thanh niên Xung phong  đợt  đầu tiên lập gia đình sau 1975  ).

– 27 /2/2007 tác giả Nguyễn  Ngọc Lan   ( 1930-2007)  qua đời ít lâu –   Nguyễn-Ngọc Lan Chi   trở về Saigon  – hiện nay trong  vai nữ nhà báo (  Thanh Niên ) – tại tp. H.C.M.

Trở lại   Le Crépuscule de la violence  –  giọng điệu  phản chiến – không sai tí nào dưới mắt nhà cầm quyền Mỹ + Việt  -vì  Diễm Châu  lột  toạc móng heo hồ sơ Pentagone  công bố   Mỹ hiếu chiến nhìn từ phía nhà báo Mỹ phản chiến – gây sôi nổi, song hành với tạp chí Trình bầy  , nhật báo Làm dân  – đóng góp  có ngày 30/4/1975 tại miền Nam .

Còn   linh mụcNguyễn Ngọc Lan  và tiến sĩ dân tộc học Lê văn Hảo  chịu trách nhiệm    version francaise  hoàn hảo ( bàn phím không có dấu   c cédille ) –  tây  đọc khó chê    mít dịch – hai  tay này đều tốt nghiệp ở Pháp, lại  có tâm hồn văn thơ  –  riêng tiến sĩ thần học linh mục Lan   thi sĩ đôi bài  – khoác thêm  áo choàng   tiến sĩ triết Sorbonne  !  

Bản dịch Huỳnh văn Phẩm, tôi còn giữ  , đã qua  gần 50 năm,  chỗ còn, chỗ mất  , tôi  đành  dùng  bản dịch của Lê văn Hảo  đã in  trong  Le Crépuscule de la violence vậy !

[]

Thếphong

( 10 / 28 / 2011 )

Thê Phong

                                                                                                       Traduit par Lê Hao.

                                                        Immondices de banlieue

Cette zone de terrain se trouve à environ 7 km de la ville.   D’un côté ce sont les plantations d’hévéas , de l’autre les  rizières et quelques usines de tissage.   Le terrain est servi au milieu, large d’à peu près 6000 m2. La partie antérieure du terrain, empiétant quelque peu les plantations est préposée aux immondices apportées de la ville par des véhicules de toutes catégories spécialement reservées à cette besogne.   Depuis l’arrivée des Américans leurs véhicules s’ajoutent à ceux  des Vietnamiens.   Ils emploient  soit des G.M.C. soit des Jeep tous plus grands et modernes que toutes les voitures que nous recevons d’eux à titre d’aide.   La partie  postérieure de terrain  renferme une rangée de  cinq maisonnettes marquées A, B, C, D, E.   La maisonnette A est située à l’orée des plantations d’hévéas au milieu d’un terrain large de 800 m2.   Lea autres sont des bâtisses sommaires au toit de tôle, aux murs de planches et  sans palissade.

Le propriétaire de ces maisonnettes est un soldat parachutiste dont la compagnie cantone de l’autre côté de la grande route, devant les tas d’immondices.   Il est maintenant démobilisé.  Le tearrain comme la plantation attenante appartiennent de droit au curé de la paroisse, mais le parachutiste a priorité de son prestige militaire pour procéder à l’occupation illégale.   Il n’habite pas les maisonnettes qu’il a construites, mais les loue et vit assez aisément au loyer percu.   Jusquà maintenant la location s’effectue sans histoire.

Puis un beau jour le locataire des maisonnettes A et B lui cherche noise et lui joue un bien mauvais tour.  A la différence de Trân le propriétaire, l’occupant de A et B nommé Dang est un parachutiste  en service et pour le surplus possesseur d’une fabrique de briques, de tuyaux d’égou^t et autres accessoires de construction commandés par les entrepreneurs des bâtiments .   Au début il n’a visé que le terrain qui s’étend autour des maisonnettes et sur lequel il projette de bâtir une nouvelle fabrique, mais mis au courant de l’occupation illégale, Dang nourrit  le dessein de déposséder le propriétaire. S’ étant  enquis des gou^ts et préférences du cure, il commence par lui offrir un boa, puis une vingtaine de pigeons, et d’autres présents très appréciés.  Il lui propose ensuite de louer le terrain.   Le curé  trouve la chose fort raisonnable.   Trân   le propriétaire est appel ainsi à comparai^tre devant le tribunal pour répondre du délit d’occupation illégale d’un terrain qui fait l’objet d’une location réglementaire.  Trân a beau demander à son avocat de la défendre, il perd son procès parce qu’il ne peut y mettre le prix qu ‘il faut  –  chose qui arrive à toute société humaine actuelle – il se voit  imposer un délai se demonter ses maisonnettes.   En attendant l’expiration de ce délai qui dure quelques mois encore, Trân loue provisoirement la maisonnette B à un autre parachutiste et la maisonnette A  à l’oncle Chanh, qui est mon hôte et bienfaiteur .   Le dernier, quoique très pauvre, a  bien voulu m’héberger depuis que mon métier d’écrivain me reduit à l’état de chômage.     C’est ainsi que je viens habiter cette zone de banlieue reservée aux immondices.

Au début les habitants de A et de B se montrent d’une parfaite gentillesse mutuelle.  Les marques de bonté même n’ont pas manqué.   Tiêt le parachutiste habite avec sa femme, sa fillette qui apprend à marcher et ses deux jeunes frères.  Il part chaque jour pour son travail, et laisse a sa femme la tâche de récupérer les choses utilisables que les Américans deservent dans le tas d’immondices.  Elle est aidée dans ce travail par M. Thuoc, un refugié nord-Americans vietnamien d’un certain  âge qui habite dans le quartier ouvrier situé à l’autre côté de la plantation d’hévéa.   Ce coin de forêt d’hévéaculture est pour ainsi dire un vaste cabinet d’aisance public pour la soixante de familles de travailleurs qui logent dans ces parages.

Tous les jours, un convoi de plusieurs dizaines de camions vient de vider leur cargaison de rebut.   Immondice serait peu-être impropre puisqu’on ramasse dans ces tas de planches, des caisses en bois ou en carton, des malles contenant des uniformes usés, des boi^tes de conserve, les cartouches vides de roquettes, etc… en un mot tous les déchets possibles de la guerre.

Chaque fois que les camions arrivent devant nos maisonnettes, les habitants de B se mettent à offrir aux conducteurs étrangers de verres de coca-cola, de bière, de limonade.   A la vue de ces déchets que les revendeurs ne mésestiment point, je ne peux m’empêcher de faire des évaluations mentales : une caisse en bois vide vaut de 80 à 150 pisatres, une en carton 60 piastres, deux douilles de roquette 10 piastres : les honoraires d’un haut fonctionnaire de la classe A ne représentent que la moitié que ce que le ménage de B à ce travail de récupération pensé-je.   Chose humiliante pour mon métier d’écrivain, le cou^t d’un livre ne dépasse guère le prix d’une dizaume de douilles de roquette.   La famille de l’oncle Chanh dépense chaque jour pour l;e marché 12 piastres soit deux fois et demi le prix d’une douille.

Malgré ces calculs l’oncle Chanh et ses enfants ainsi que moi-même ne sommes point obsédés par le démon de l’envie.   Nous  supportons tous les soirs la fumée des immondices bru^lées qui nous fait larmoyer.

Pendant les premiers jours de notre instalation, Tiêt le parachutiste se montre assez serviable et une fois même a proposé à l’ai^né de l’oncle Chanh de se servir des planchettes de bois recupérées comme combustible au lieu de les acheter au marché.   L’oncle Chanh loue Tiêt auprès de moi pour sa correction et sa gentillesse.   Je hoche la tête en signe d’assentiment sans rien ajouter.   Un homme comme  Tiêt, au maintien posé, au sourire facile, un brin d’artiste ( il gratte un peu la guitare ) et débrouillard avec son anglais suffisant pour se faire comprendre des Américains, un homme qui ne cherche presque  et ses sorties, voilà pour moi un homme correct.   Qu’il soit cultivé ou non, ca n’a pas la moindre importance pour le voisin conciliant que je suis, nullement curieux en ce qui concerne la vie privée des autres.

Par contre Trân, le propriétaire drs maisonnettes me raconte bien de mauvais choses à propos de mon voisin parachutiste.  Il parai^t que Tiêt  était bien pauvre à son arrivée.   Maintenant grâce à son anglais petit-nègre il sait se débrouiller auprès des Américains déchargeurs d’immondices, se fait leur complice pour certaines choses.   Des cargaisons  pleines de planches neuves, des vêtements militaires encore portables, ils les amènent pour donner ou vendre à bas prix  à  Tiêt.   Celui-ci, commencait à faire fortune, a l’air trop hautain envers Trân parait-il.   J’écoute ce dernier sans essayer de le faire parler davantage.   Ses propos me semblent être dictés par la jalousie, et il cherche sans doute à attirer l’oncle Chanh et moi à ses côtés.

Un soir, au retour d’une promenade, je vois Tiêt torse nu, assis devant sa maisonnette, flanqué d”un poste de radio Philips cou^teux.   Il sourit à ma vue et se met à me confier:

: Ce gaillard Trân essaie de me  nuire vous savez ! Parce que les Américains ont la sympathie envers moi et m’ont une fois donné un camion plein de planches neuves, alors il m’envie.   Vous savez qu’on m’a volé un certain nombre de planches.  Après enquête, c’est lui-même le voleur à ce que j’ai appris !”

Come d’habitude, je n’ajoute ni ne retranche rien à ce genre de propos.   Tiêt ajoute:

” Je ne lui en veux pas jusqu’à la haine; mais puisqu’il les a prises, il devrait le reconnai^tre c’est tout”   .Puis Tiêt passe à un autre sujet: ” Dans quelques temps je partirai faire des études aux États- Unis.   Quelques amis américains ont fait des démarches pour moi.   Une fois arrivé là bas je n’aurai aucun soucis mais c’est à l’ avenir de ma femme et de mes enfants que je pense .”

Les confidences de Tiêt me rappellent les soirs òu des Américains viennent lui rendre visite.   Sa femme dit à son jeune frère de payer le taxi qui arrive croyant faire là un geste de savoir-vivre et d’hospitalité.   Elle raconte aux voisins comment s’est passée chacune de ces visites qui lui semblent un grand honneur et entretiennent sa fierté.

Les cinq maisonnettes ont une cuisine et une salle de bain en commun du côté arrière.   Paperasses et ordures sont éparses sur le sol.   Personne n’a cure de la propreté commune.   Un jour, quand je ramasse quelques feuilles de papier par terre pour faire du feu, le hasard m’a fait apercevoir une lettre écrite en anglais que je me mis à lire, par curiosité:

Mon cher ami M., 

Vous n’avez pas à acheter  des cadeaux pour ma femme.   Je vous demanderai seulement d’acheter pour moi 50 tubes de cigarettes Pall-Mall, Lucky ou Salem et 20 boi^tes du tabacs à pipe 79.   A Noel prochain je vous amènerai dans un endroit épartant. La fille viêtnamienne est très belle.  Ce soir je vous attente chez moi.

                                                                                                                      Bien à vous ,

                                                                                                                           TIÊT

Je ne me souviens plus très bien de l’original en anglais mais une seule phrase a frappé mon attention c’est l’avant-dernière, avec ses mots : ” The Vietnamese girl is very beautiful “.  Cela m’a fait rire .

Depuis que ses affaires d’immondices rapportant, Tiêt s’habille avec un luxe un peu recherché, à la manìère d’un fils de famille parvenue.   Chaque dimanche matin, il porte toujours un complet même s’il fait chaud.   Les jours de fête, il va au restaurant tout à côté sans oublier de parfumer ses vêtements.   La mise est toujours élégante comme celle d’un fonctionnaire célibataire de la catégorie A.   Il ne fume que du Lucky ou du 79.   Le savon avec lequel il se lave est d’un parfum pénétrant et tenace comme j’ai pu constater une fois quand il l’a oublié dans la salle de bain commune attenante à nos maisonnettes.   La famille de Tiêt peut se procurer tous les aliments cou^teux que les Americains consomment au Vietnam : fruits, viandes en conserve, bonbons, crème, café, chocolat.   Il m’est arrivé, dans les jours de gêne extrême, de pouvoir me passer de cigarettes grâce au parfum de mixature des bouffées de 79 qui parvient jusqu’à moi.

Jour après jour les camions américains viennent vider leur cargaison de leurs luxueuses ” immondices” de préférence dans la cour de la maisonnette de Tiêt ce qui ne fait qu’avivre l’animosité que Trân nourrit contre lui.   Surtout à partir du mois dernier Tiêt refuse de payer le loyer à son propriétaire sous prétexte que celui-ci lui a volé des planches de bois.   Le loyer n’est que de 300 piastres, le 1/10 de ce que Tiêt gagne par jour dans son commerce avec les conducteurs de camions américains.   L’inimitié risque de durer et de faire tache d’huile car à l’autre bout  du terrain près de soixantaine de familles vivent  aussi grâce à la besogne de fouiller les tas d’immondices.   Elles ne désirent qu’une chose : qu’un certain nombre de camions ne s’arrêtent pas devant la cour de chez Tiêt mais parviennent jusqu’à l’orée de la plantation et y vident leur charge  pour qu’elles puissent avoir leur part de produits de récupération.

En realité, quelques camions dédaignent  de s’arrêter devant la maisonnette B parce que leurs chauffeurs n’aiment pas à être flattés par la famille de Tiêt et sont insensibles au marques de sympathie désintéresées prodiguées par celli-ci.   Malheureusement, ces camions transportent des vrais déchets quasi-irrécupérables et sales qui méritent bin eux le nom d’immondices !

 Un beu jour, Tiêt commence à s’en prendre à l’oncle Chanh parce que ce dernier, alléguant le prétexte d’une fête de famille tant soit peu solennelle lui   demande de dégager la cour de tous les tas de planches de bois qui l’encombrent devant les maisonnettes.   Tiêt n’a pas protesté et a déplacé toutes les planches qui gênent l’entrée commune .

La fête s’est passée  dans une atmosphère de liesse, on note la présence de quelques personnages d’importance : un avocat, un magistrat, un commissaire de police, les uns étant mes amis, les autres ceux de l’oncle Chanh.

 Peu après ce dernier apprend que son voisin de B a signalé aux autorités une ” importante réunion” dans la maison de A pour ourdir on ne sait pas quoi.   L’oncle Chanh commence alors à se tenir sur la défensive tout en attendant l’occasion de la revanche.

Entre les deux adversaires, je garde une attitude silencieuse et tiens tout  cela pour une mesquine querelle d’intérêts.

En fait la guerre froide a éclaté entre les familles A et B et entre d’emblée dans une phase décisive.   Du côté A, en plus de l’oncle Chanh il y a Trân le propríétaire et cinquante autres familles qui vivant du métier de chiffonniers au bord de la plantation.

Parlant de ces familles, je ne peux m’empêcher de revoir l’image d’une petite foule de Viêtnamiens d’origine Khmère misérables, déguenillés, des femmes malpropres aux seins étirés, presque à découvert, portant leurs bébés de quelques mois attachés sur le dos, courbant l’échine pour fouiller dans les immondices avec une pelle.   Le lourd relent qui s’y exhale suffit à me donner des maux de tête insupportables après cinq minutes; pourtant ces gens s’y vautrent à longueur de journée.   Ils récupèrent patiemment des bouts de corde, des morceaux de ferrailles, des bouteilles vides qui y sont enfouis.

Les enfants se bagarrent parfois jusqu’qu sang pour disputer les uns aux autres un pantalon miliatire encore utiliasble.

 L’oncle Chanh continue de me tenir des propos malveillants sur la famille B : la femme de Tiêt, d’origine chinoise, a été fille publique avant de se ranger grâce aux profits tirés des immondices, elle fait maintenent la fière avec les voisins, etc…

Les camions américains continuent de vider leur cargaison de douilles de roquette, de caisses en bois… fort appréciées.   Les Chinois de Cholon achètent les douilles pour récupérer le cuivre.

Un jour l’oncle Chanh prend la décision de porter plainte contre Tiêt à mon insu : il met en avant le manque d’hygiène causé par la fumée des ordures bru^lées : Trân le porprétaire lui aussi ne demeure pas oisif, il accuse Tiêt auprès des autorités militaires américains de colluder avec les chauffeurs des camions d’immondices pour faire du marché noir contre pots-de-vin et entremise galante.

La vie continue son train misérable dans les parages des tas d’ordure.   Les enfants sont chaques jour plus hirsutes, plus maculés; une fois il m’est arrivé de voir une fille de dix- sept ans  à la mise négligeante, déguenillée, de tenir près de immondices en train de lécher sa main tachetée de chocolat.   Elle ressemble à une vieille, tant elle est maigre et ratatinée, courbée sous le poids de l’extrême indigence.   À ses côtés sa petite soeur pleure et l’injurie pour lui avoir ravi de morceau de chocolat déniché dans le tas.   Je me détourne, saisi d’un haut le-cour irrésistible.   Cette fille de dix-sept ans famélique, je l’ai apercue quelquefois se donner à des clients d’occasion dans l’ ombre nocturne de la forêt d’hévéas.  Sans cela elle serait morte de faim depuis longtemps.   D’autres couples prennent le même chemin sous l’égide de la même misère obscure.

A ces images viennent se mêler celles qui me sont offertes par la famille de Tiêt qui recoit souvent la visite des étrangers lui apportent cigarettes, whisky, boi^tes de conserve, sans compter les produits de récupération  bénéfiques.   Je ne me sens aucune pitié pour Tiêt d’un récent vol qui a cou^te sa radio Philips, sa garde-robe et toutes ses économies.

Un soir j’entends la voix haletante de l’oncle Chanh qui fait  semblant d’appeler les voisins à sa rescousse:

“Au secours ! A moi ! Le ” cow-boy” veut me battre!”

En sortant de la maison je vois Xi le jeune frère de Tiêt le visage furieux et agressif:

” Espèce de vieux c… ! Qu’est- ce qui te prend de me guetter?”

Ce langage d’un jeune de vingt ans me surprend par sa grossièté immodérée.    Je me souviens que Xi est le cammarde de fils ai^né de l’omcle Chanh, et je  devine que Tiêt tramant quelque coup contre le vieillard se sert de son frère comme ballon d’essai.

” Au secours, ce” cowboy” veut m’attaquer.   Il m’a provoqué, vous en êtes tous témoins.   Ce salopard me cherche des histoires.   Je te crois la figure si tu sors de ta maison !”

Les voisins accourent de tous les   côtés.   Mon  hôte recommence à crier bruyamment:

 ” Hum, où est -tu, va chercher un agent.   Ce vaurien veut  porter la main sur ton père.”

Xi s’en va vers sa maison.   Ses jeunes sont d’une violence égale à ceux de l’oncle Chanh.   Celui ci brandit son bâton et fait mine d’avancer.   Xi, les mains sur les hanches, continue de lancer juron sur juron.   Deux agents de police s’amènent enfin.

“J’en appelle à tous mes voisins comme témoins, il a voulu me frapper ; j’ai appelé au secours .”

Tiêt sort de sa maison, vêtu de son uniforme de treillis.   Cette tenue de combat sans galons ne permet pas de distinguer si l’on est soldat ou officier.   Les agents de police d’ordinaire ont beaucoup de considération pour les parachutistes, vu leur complexion impétueuse.   L’un des agents, conciliant, dit à Tiêt:

” Nous sommes venus parce que qu’on nous appelés.   Nous ne savons pas encore ce qui s’est passé.”

L’oncle Chanh se met à énumérer ses griefs.   Finalement il est invité à suivre les agents au commissariat accompagnés par le parachutiste et son frère” cow boy”.

Le soir on voir rentrer non pas le trio mais seulement les deux personnes belligérantes.   Tiêt a  été retenu pour complément d’information sur quelques affaires de marché noir et de trafic auxquelles il s’est trouvé mêlé.

Deux policiers militaires américains sont venus à leur tour pour enquêter sur les activités extra-professionnelles des déchargeurs d’immondices.   La femme et le jeune frère de Tiêt se montrent désormais humbles et effacés devant les voisins.   Plus l’absence de Tiêt se prolonge, plus sa famille s’achemine vers le ge6ne.   Au bout de quelques semaines la situation devient vraiment critique pour la femme qui a à nourrir plusieurs bouches sans tirer plus aucun profit du métier de chiffonnier puisque les camions américains ne s’arrêtent plus chez elle comme c’était l’ habitude.

Cette femme est surprise par dessus le marché en train de ” se promener” avec des étrangers dans les recoins  de la plantation d’hévéas qu’on surnomme la forêt d’amour.    Tout le quartier se donne dès lors libre cour aux médisances là dessus.   On  savait déjà son passé équivoque.   Quelle éclatante confirmation ! Les protestations de la femme faiblissent de jour en jour.    Finalement elle reconnai^t son fait sans fausse honte dans une avalanche de jurons et injures qui enterrent toute la littérature des mauvais langues du lieu.

L’oncle Chanh victorieux de la récente dispute apparai^t comme le bienfaiteur des familles besogneuses qui vivent au bord de la plantation.   A sa vue, on l’acclame :

” Grâce à vous, nous pouvons mieux vivre maintenant “.

Les camions américains en effet ne s’arrêtent plus les maisonnettes A, B, C, D, E.  Une rangée de barbelés les sépare maintenant de la route.   Une fois, un G.M.C. s’arrête de l’autre côté des barbelés, son chauffeur apercoit la femme de Tiêt lui faisant signe de faire un détour pour venir devant la cour de chez elle.   L’aspect fort peu carrossable du chemin decoit le chauffeur, qui s’en va tout droit jeter sa cargaison plus loin, pèes de plantation.   Les enfants des familles pauvres qui habitent là crient de joie.   Xi, sa belle soeur et son petir frère accourent pour disputer quelques caisses en bois ou en carton, mais une volée de pierres accompagnées des regards haineux et des poings levés vers eux les font reculer sans tarder.   Leurs jurons et leurs insultes ne font rien à ceux qui s’;estiment frustrés depuis trop lontemps dans leur droit de vivre.   Sur les camions, des soldats étrangers regardent le spectacle avec des sourires amusés.   Et ces fourmis humaines de ramener patiemment leur prise au foyer.

 Chaque matin désormais     je vais satisfaire mes besoins dans la forêt d’hévéas  je vois une foule d’adultes et d’enfants s’accroupir au bord de la route dans l’attente des  camions américains qui viennent déverser les mannes quotidiennes.  Les visages de ces ramasseurs d’immondices de tout âge me semblent animés par la joie et l’espoir, eux qui étaient si tristes auparavant.   Je revois les enfants, moins sales, moins émaciés et exsangues qu’auparavant.   Cette fille de dix-sept ans qui avait ravi sans pitié un morceau de chocolat à son petit frère se tient maintenant sous un hévéa, habille plus décemment, en train de sourire à un garcon de son âge.

Tiêt est relâché au bout de quelques semaines.   Depuis qu’il est rendu à sa femme et à sa famille il s’enferme dans un silence absolu et ne fait plus le fier avec les voisins.  L’oncle Chanh aussi se tait, et fume beaucoup de tabac.   Je comprends qu’il réfléchit à un problème très  difficille mais ne veut pas me  le dire .   Je finis par apprendre que  des créanciers l’asasaillent de toutes  parts.   Son fils ai^né doit s’en aller vivre auprès des parents qui font du commerce quelque part dans une province au sud de la  capitale.   Le reste de la famille composé de trois personnes, l’omcle, son fils cadet et moi survivons dans le strict nécessaire.  Le riz rouge est trouvé au jour le jour et pour tout aliment nous consommons des poissons salés et séchés.   Dans les  pires moments de l’indigestion, le moindre hoquet fait remonter en moi l’image d’un poisson !

 Un beau jour l’oncle Chanh prend lui-même la décision de quitter ce quartier de banlieue pour émigrer à Dalat òu il  espère mieux gagner sa vie.

Pour ma part, je me sens dans l’obligation de rentrer à Saigon pour ne  pas être une charge de plus pour lui dans ses moments difficilles.

Nos adieux sont brefs et émouvants.   Je serre la main du père, caresse les cheveux du fils cadet:

” Je ne vous dis pas que je vous remercie.   Vous m’ avez hébergé dans des conditions si difficiles et je n’ai  pu rien faire pour vous.   Votre humanité me remplit de confusion .   Je n’ai rien à vous dire, mais j’espère que nous reverrons quand l’avenir sera un peu meilleur…”

Le père et le fils montent dans l’autobus, accompagnés de leur chien Loulou.   Je prends la direction inverse flanqué de ma chienne Lili.   A part d’un petit paquet de bagage et une somme d’argent juste assez pour payer une course de cyclo pour nous deux, ma chienne et moi, je n’ai plus rien, rien que mes trente ans et mes deux mains vides.

[]

THEPHONG.

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 13:28     Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

Trung cộng nổi điên vì bị cấm nhập hoa quả vào Mỹ

Mỹ đổi tên đường, Trung Cộng nổi điên Trung cộng nổi điên vì bị cấm nhập hoa quả vào Mỹ

Con đường này là nơi Trung Cộng đặt tòa đại sứ. Như vậy, tòa đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ đặt tai 3505 International Place, sẽ có tên mới 1 Liu Xiaobo Plaza.

Cali Today News – Trung Cộng phản ứng mạnh mẽ khi Thượng Viện Hoa Kỳ đồng loạt thông qua việc đổi tên đường từ International Place ở Hoa Thịnh Đốn thành đường mang tên Lưu Hiểu Ba, một nhà văn bị bắt sau vụ thảm sát Thiên An Môn, một nhà đối kháng lừng danh của Trung Cộng từ vụ Thiên An Môn đến nay, một khôi nguyên Nobel Hòa Bình (2010) bị nhốt tù từ năm 2008 đến nay qua bản án 11 năm tù vì tội soạn thảo tuyên ngôn 08 nhằm bảo vệ cải tổ chính trị hòa bình tại Trung Quốc.

Con đường này là nơi Trung Cộng đặt tòa đại sứ. Như vậy, tòa đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ đặt tai 3505 International Place, sẽ có tên mới 1 Liu Xiaobo Plaza.

Như vậy, mọi thư tín và công văn của tòa đại sứ Trung Cộng tại Mỹ sẽ phải ghi tên nhà đối kháng Lưu Hiểu Ba.

Báo chí Trung Cộng tấn công sự thay đổi này, xem là một hành động chơi dơ, trước đà vươn lên của Trung Cộng.

Luật đổi tên đường nói trên do thượng nghị sĩ Ted Cruz đề ra, và được thượng nghị sĩ Marco Rubio, cũng như thượng nghị sĩ Pat Toomey đồng bảo trợ.