xem phim hài 18+

Trò chuyện cùng nhà văn Thế Phong.

Ban Mai Lần đầu tiên tôi biết nhà văn Thế Phong cách đây hơn 6 năm khi đọc truyện ngắn “Thủy và T6 ” đăng trên tạp chí Hợp Lưu số  82, năm 2005. Với giọng văn miên man, tình tiết lôi cuốn, truyện ngắn vẽ lại xã hội  Sài Gòn những năm trước 1975, tôi đọc một mạch không dứt, cuối truyện tác giả bỏ lửng khi đang hồi gay cấn, với lời ghi chú (…tạm ngưng nơi đây…) . Tò mò đoạn kết, tôi liên hệ tạp chí Hợp Lưu  phần tiếp theo và được trả lời, chỉ thấy có văn bản này từ chồng sách cũ, tạp chí không liên hệ được tác giả, nên không biết Thế Phong đang sống ở đâu… và rồi theo thời gian tôi quên ông.

Tình cờ, tác giả Trần Hoài Anh gửi tặng tôi cuốn “Lý luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam 1954-1975 ”  xuất bản năm 2009, cuốn sách viết lại từ luận án tiến sĩ của anh. Tôi thật  vui vì  biết rằng Văn học Miền Nam  “đã không chết” trong các trường học. Hiện nay, đề tài văn học Miền Nam  đang là “thời thượng” mà giới nghiên cứu sinh, cao học trong nước ra sức tìm kiếm, thay thế những đề tài quá cũ và sáo mòn. Anh kể tôi nghe quá trình đi tìm tài liệu Văn học Miền Nam  để viết luận án, anh

được nhà văn Thế Phong cung cấp nhiều tài liệu trước năm 1975. Tôi ngạc nhiên, nhà văn Thế Phong trong “Thủy và T6 ” còn sống sao? Thế là tôi có địa chỉ của Thế Phong và liên lạc với ông… Sau đó, tôi nhận được truyện ngắn của ông gửi qua đường bưu điện, nhưng cuối cùng tôi mới biết thì ra đoạn cuối ( …tạm ngưng nơi đây …) như vậy là hết…tác giả bỏ lửng không viết tiếp làm người đọc ngộ nhận cứ dài cổ đợi chờ.

Tìm lại một nhà văn Miền Nam cũ, có nhiều hiểu biết về giới văn chương Việt Nam trước 1975, với một người “hậu sinh” như tôi là niềm hạnh phúc. Nhà văn Thế Phong rất hào phóng và ưu ái gửi tặng tôi 12 cuốn sách cũ trong tủ sách gia đình ông.

Thế Phong tên thật Đỗ Mạnh Tường, sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái. Năm 1952 ông in Truyện ngắn đầu tiên “Đời học sinh ” với bút hiệu Tương Huyền đăng trên nhật báo Tia sáng ở Hà Nội. Truyện dài đầu tiên “Tình sơn nữ ”, in ở Sài Gòn năm 1954, ngay khi vừa đặt chân vào Nam . Trước đó, ông là cộng tác viên với các Nhật báo ở Hà Nội như: Tia sáng, Giang Sơn, Thân Dân, Dân Chủ, Mạch Sống. Sau 1954 ông cộng tác với các tờ báo ở Sài Gòn: Đời Mới, Nguồn sống mới, Văn nghệ tập san, Văn hóa Á châu, Tân Dân, Tạp chí Sống, Sinh Lực, Tuần báo Đời, Trình bầy, Tiền tuyến, Sóng thần, Lý tưởng.v.v…Đăng truyện ngắn Les Immondices dans la banlieue  trên báo Le Monde Diplomatique  (Paris 12-1970). Đăng thơ trên tạp chí Tenggara, Kula Lumpur-Malaysia  (từ 1968-1972).

Thế Phong là nhà văn viết đủ thế loại. Đến nay, ông đã sáng tác trên 50 tác phẩm: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, dịch thuật. Bàn về thơ Thế Phong, nhà thơ Bùi Giáng từng viết:  “Thế Phong hùng hậu, ngang tàng, bướng bỉnh, khó tính. Bài thơ đi ào ào, lúc chan hòa tâm sự, lúc cộc lốc phiêu nhiên. Thơ cảm động vô cùng mà cũng lắm phen khiến người ta cười bật thành tiếng. Thơ của ông Thế Phong là chỗ kết tụ của một tâm hồn tế nhị khôn hàn và nỗi gàn bướng khó tả. Ông làm giàu cho thi ca hiện đại không phải là ít ”. (NXB Ca Dao, Sài Gòn 1969).

Thơ Thế Phong mang chất bất cần đời, đôi lúc sỗ sàng, tàn nhẫn, văn ông ngược lại phóng khoáng, mượt mà, những nhận định về con người trong các tiểu luận đầy chất chiêm nghiệm, có lúc rất độc mang tính võ đoán nhưng thẳng thắn. Ông là một trong những nhà văn Miền Nam  kỳ cựu hiện còn sống tại Sài Gòn. Để hiểu rỏ sinh hoạt văn chương Miền Nam  và tình hình giới văn nghệ trước và sau năm 1975, tôi mời ông trò chuyện.

Ban Mai:  Thưa nhà vănThế Phong, được biết ông là một trong những nhà văn Miền Nam hiện còn sống ở Sài gòn và có những khảo cứu công phu về Văn học Việt Nam như những cuốn: Lược sử Văn Nghệ Việt Nam, Tổng luận sáu mươi năm Văn Nghệ Việt Nam 1900-1956, Hiện tình Văn nghệ Miền Nam 1957 – 1962; vậy ông có thể cho biết sinh hoạt văn chương miền Nam trước năm 1975 ra sao? Từ các khuynh hướng nghệ thuật chính, đời sống văn nghệ đến kiểm duyệt  ?

Thế Phong : – …Cô Ban Mai  ơi , ( cứ cho tôi xưng hô thân mật  cùng  đọc giả, lần đầu gọi điện thoại, hỏi truyện ngắn” Thủy và T6 “, đăng trên” Hợp Lưu ” ( Hoa Kỳ) hiện còn sống ở Sài Gòn, thật sao?!) …mới nghe xong, sao nó ngậm ngùi vậy?! Quả tôi đã già thật ,78 tuổi rồi – chứ không còn  tự biện bạch” ta chưa già nhưng đà lớn tuổi ” (nói theo tác giả” Chết Non”)  đặt câu hỏi vậy- buộc  tôi phải giải thích những cuốn sách trên- thực ra chỉ là bốn tập trong bộ” Lược sử văn nghệ Việtnam  “: a)  Nhà văn tiền chiến: 1930-1 945, b)  Nhà văn kháng chiến chủ lực : 1950-1945 + Nhà văn miền Nam : 1945-1950,  c)  Nhà văn hậu chiến : 1950 -1956

  ( Quốc gia V.N & miền Nam  + Việt Nam Cọng Hòa), d)  Tổng luận 60 năm văn nghệ Viêtnam: 1900-1956 “.   Riệng tập ” Hiện tình văn nghệ miền Nam: 1957-1962  ” ( Đại nam văn hiến, Saigon 1962)  được coi như PHỤ LỤC – khi  Newvietart.com ( Pháp)  đăng tải lại – được ghép vào, để  soi sáng nền văn học miền Nam  5 năm tiếp theo  thời Đệ I Cộng Hòa /Việt Nam Cộng Hòa ( Miền Nam).

Và” Tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam ..” -được chuyển anh ngữ” A Brief Glimpse at the

Vietnamese literary scene , 1900-1956 ” ( Dai Nam Văn Hien Books, Saigon 1974)- hiện được nhiều mạng toàn cầu đưa lên mạng, dạng “ebook” : như  Amazon.com, Theis, Booknear, Open Library beta , get CITED, vv..:

-Amazon.com : Vietnamese Literature: Books – A Brief Glimpse at the Vietnamese (  Oral)  Literature: Mythology, Tales, Folklore by Loc… Vietnamese Literature: A Brief (  Survey ) – by Nguyen Dinh Hoa(  Paperback- 1994)

http://www.amazon.com  / s ?ie UTF8 books & field – keywords Vietnamese % 20 Literture & page- 1-

160k- Cached Similar pages.

-C ần nói rõ thêm, giáo sư NĐH ( soạn giả  “Vietnamese -English Dictionary,” Charles E. Tuttle CO. : Publishers, Tokyo , Japan  1969-  bản tôi có ,ghi: Eleventh printing, 1969/  Copyright in Japan , 1966 by Charles Tuttle Company, Inc.)  Giáo sư này  đã  cặp nách   ” A Brief Glimpse at…. ”  đi  thuyết giảng tại  các đại học Huê Kỳ, trong năm 1994 , rồi  tự in ấn, phát hành bất hợp pháp. Rồi,  Thư viện Úc đã mua  được 1 tập:

 – N guồn” :   A brief Glimpse  at the Vietnamese literary scene, 1900-1956 / The…

Available in the National Library of Australia  Collection. Author ThePhong, 1932. Format, 42p.;

27cm.

 -Tôi gửi thư  nhờ dịch giả Đàm Xuân Cận (hiện ở  Cabramatta , Australia ), đặt mua một tập , thì  được trả lời: “…. Dear Dam Xuan Can / Thank you for your letter  to the Director of the National of Australia dated 7 April 2009, enquiring about obtaining a photocopy of the book ” A Brief Glimpse at the Vietnamese Literary Scene”  from the Nationall Library. According to Australia  Copyright Law, we are not permitted to provide you  with a  photocopy of the book because the book is still in copyright …” ( Letter dated 15 April, 2009- from Anna Xu/ National Library of Australia  / Canberra  ACT 2600 / Email:  axu@nla.gov.au  ) 

– Tuy vậy, họ cũng gửi một bản tới thư viện ở Cabramatta cho  dịch giả- và  anh Đàm Xuân Cận  mượn về  đọc, rồi  tự  copy một bản gửi cho tác giả .

 

–  Câu hỏi tiếp theo”  …có thể cho biết sinh hoạt văn chương miền Nam trước 1975 ra sao?  Từ các khuynh hướng nghệ thuật chính, đời sống văn nghệ đến kiểm duyệt  ?

–   Rất tình cờ  câu hỏi được đặt ra- ” hay thì thật là hay..” , nhưng , tôi đã viết hết trong” Hiện tình văn nghệ miền Nam: 1957-1962″ rồi.  Ai” khứng ” theo dõi, xin mời vào : ,,. Riêng tôi, hẳn không thể  làm thêm” việc bắt voi bỏ giọ” một lần nữa.  Chỉ nhớ một chi tiết ” vấn đề kiểm duyệt” thời Việt nam Cộng hòa- tôi  đã là một”  lớn đầu bậc nhất  tội đồ ” của Sở Phối Hợp Nghệ Thuật ( tức Sở kiềm duyệt)  của Bộ Thông Tin VNCH.

Ban Mai:  Vậy cuộc sống của các nhà văn Miền Nam như thế nào trước tình hình chiến sự ngày 30 tháng 4 năm 1975, những ngày sau cùng, và rồi sau tuyên bố đầu hàng của Dương văn Minh, họ có lo lắng và suy nghĩ gì?

Thế Phong:  Tôi chỉ nói riêng về gia đình chúng tôi .  Từ Khu Gia binh Không quân ở Tân Sơn Nhất ra ở nhờ chị họ, tại 13 Trần Khắc Chân, Tân Định một tuần; sau chuyển sang căn nhà ở 118/ 12  Trần Khắc Chân Tân Định- Nhà có gác lửng bỏ không , anh Đàm Xuân Cận cho ở nhờ. Bắt đầu, kiếm miếng sống độ nhật –  sắm một tủ kiếng nhỏ,  mua bánh bông lan  về  bán lẻ-  đầu tiên ngồi trước ngõ 27 Trần Khắc Chân,  bán ế,  chuyển ra trước chợ Tân Định. Một thời gian sau, tôi đi làm” lơ”  xe thực thụ, tuyến xe buýt Thủ Đức-Saigon- còn  vợ con bán nón, ngồi trước cửa Trường Bà Sơ Thiên Phước (chị nuôi-  ca sĩ cổ nhạc Lệ Liễu,  trưởng ban cổ nhạc Đài Saigon  mua buôn mũ, nón- bỏ mối , bán trước, trả tiền sau theo lối trả ” gối đầu”.  Rồi tôi trở thành công nhân viên chức Công ty Xe Khách Thành,  từng” kinh qua” phụ xe, nhân viên an toàn giao thông, bảo vệ điều độ- năm 1992 tôi xin” hưu non” , lãnh tiền một lần.

– Mời đọc  trích đoạn ” Hồi ký ngoài văn chương”  / Thế Phong  ( Nxb Văn Nghệ- California , USA  xb

năm 1995)  phản ảnh ” cuộc sống nhà văn miền Nam ” khi ấy.

Ban Mai:  Ông có thể cho biết, sau tháng 4 năm 1975 khi chấm dứt chiến tranh, với chính sách sai lầm “đốt sạch tàn dư chế độ Mỹ-Ngụy”  các nhà văn Miền Nam đã có những năm tháng như thế nào? Chuyện gì đã xảy ra đối với ông, bạn bè ông?

Thế Phong :  Đầu tiên, Nhà sách Khai Trí  lớn bậc nhất của  Saigon , bị  đốt sách, sau  nhà bị  Quân Quản tịch thâu. Chủ nhà sách  Khai Trí, theo tôi biết, có tới 3 , 4 căn nhà lớn – 2 ở đường Lê Lợi, kho sách  ở  gần rạp Cathay, một ở trên đường Pasteur vv.. Ông nằm  chung danh  sách” đi  học tập cải tạo” , khi được thả về, ông  được con bảo lãnh sang Mỹ, lại quay trở về  Saigon,  đem theo một số sách , báo ( khoảng  2000 cuốn)-  lại bị tịch thu. Ông in  một loại sách vô thưởng vô phạt, thơ tình xưa và nay, vv.. rồi chết tại  quê nhà.  Tôi cảm phục nhất-  ông sống đời sống một người bình thường- không vì tiền của, nhà cửa  bị mất mà phát” điên”!

Cô Ban Mai này, cô còn nhớ chuyện Tần Thủy Hoàng đốt sách không –  rất   quy mô,  bạc đãi trí thức  có sách vở – rồi cũng chẳng đi tới đâu-  đâu cũng vào đấy cả thôi. ” Như cô đặt vấn đề” đốt sách tàn dư chế độ Mỹ Ngụy” –  nhờ vậy , giúp cho” sách vàng” ,” nhạc vàng”  sau này  được bán ở các tiệm sách cũ, giá ngọt” lưỡi lam”. Tôi biết một anh bán sách cũ làm giầu  – anh Đức- chủ tiệm” Kỳ Thư”- chỉ bán một bộ tạp chí ” Bách Khoa”  khoảng trên 168 (? )số ( chủ nhiệm Lê Ngộ Châu) , cho một nhà sưu tầm  Nhật bản, trả đô la, anh kiếm” bộn”. Anh có rất nhiều sách cũ, ai hỏi,  lập tức đến ngay chỗ đó, đưa ra. trí nhớ anh này  thật siêu phàm!  Một lần, tôi đi ngang qua Võ Văn Tần ( khúc đường tàu xe lửa),  có  ai “ới “gọi-  nhìn lại là anh Đức, nhờ  anh , tôi mua được 20 cuốn sách ronéo do Đại nam Văn Hiến xuất bản, sách  ký tặng còn nguyên. Anh lấy giá” hữu nghị “( gần  100 usd) – mua xong, tôi dến 160  Nguyễn Đình Chiểu Q.3, leo  lên gác 1, xin gặp  ” chủ nhiệm  Bách Khoa”- không phải trách, mà  nhờ anh  Châu,  tôi mới có một số sách làm tư liệu, sau này tái bản. 

– Tới vụ cải tạo tư sản 1978, có nhà  giầu quá, đã đúc vàng thành  sợi ” lòi tói”  để khóa ngoài cổng , cũng bị khám phá ra. Có người giấu diếm ” vàng, đá quý”  trong những cục gạch ở  tường- chủ  vượt biên, hoặc đi” kinh tế mới”, nhà bán hoặc sang tên cho” cán bộ”- cán bộ phá nhà xây lại-thợ  xây bỗng trở thành chủ giàu sụ. Chính hậu quả’ cải tạo tư sản”  nảy sinh cảnh vượt biên lớn chưa từng có trong lịch sử ”  một nuôi má, hai cá ăn”!

– Một số bạn văn chương  được đi” cải tạo dài hạn”  ( một , hoặc hơn một ), tội vượt biên, tội” biệt kích cấm bút”- điều tôi biết-,  Nguyễn Thụy Long ( 1938-2009) – người viết được nhiều  đoản thiên, tiểu  thuyết về đề tài này:  “Con chó lu bu ” ( truyện thật đặc sắc, theo tôi –  đã đăng báo, ở hải ngoại  chưa in ra), và nhiều tác phẩm đã xuất bản ở hải ngoại:  “Gác bút”, “Giữa đêm trường  “vv….

Ban Mai:  Được biết ông là một nhà văn xuất thân trong quân chủng Không Quân VNCH, với nhiều bút ký, với tác phẩm nổi tiếng “Nửa đường đi xuống”, vậy ông có nhận xét thế nào về tác phẩm của các nhà văn quân đội Miền Bắc như Bảo Ninh, Chu Lai…?

Thế Phong : …Tôi rất” dị ứng” với “mác” “nhà văn quân đội.”Với tôi, chỉ có’ nhà văn” , anh có thể  làm” lính nghề”,” lính quân dịch” ( bây giờ: nghĩa vụ). Anh sống trong quân ngũ, được cảm động, anh viết nhân vật   sống  quân ngũ. Với Bảo Ninh là ” Nỗi buồn chiến tranh “, tôi đã  đọc, và viết  cảm nhận trong” Hà Nội 40 năm xa ” ( sđd.), tác giả viết rất thực về ”  cuộc chiến xào sáo” . Phải nói đó là cuốn tiểu thuyết” đáng được coi  là tiểu thuyết hay”.  Đã từng được dịch sang ngoại ngữ, phổ biến nhất, là sách anh ngữ, qua tài  ” tai thông, mũi thính ngoại nhân ” ! Sau, tôi đọc” Chuyện kể năm 2000 “( nhờ anh Đắc Sơn về Hà Nội năm 2005, mua  trọn bộ hai tập .  xem vội “,” mua chui” ở  đường Thanh Niên ( Hồ Tây) ” 300 ngàn đồng” ( nhà thơ Đoàn Lam Luyến giàu to!)- tôi thích hơn, đánh giá cao hơn, so ” Nỗi buồn chiến tranh ” đọc  từ mấy năm trước.  Tác giả kể lại,  viết bản thảo xong, cứ gửi “bừa” tới Nxb Thanh Niên ở Hà Nội, và sau  được in ra thật . ( thời kỳ giám đốc Bùi Văn Ngợi và  nhà thơ Đoàn Lam Luyến” bao thầu” in ấn, phát hành).  Một bộ tiểu thuyết” thật hay”! sau này, ở hải ngoại một, hai nxb đã in ra, không biết tác giả có nhận được “đồng xu, bạc cắc ” bản quyền nào không- so với Tô Hoài- nhà văn” cội” , gốc Hà Nội”, ẵm bộn” tác quyền sách in ra từ hải ngoại!

Tôi không  hề đọc  tác phẩm Chu Lai- xin miễn trả lời.

Ban Mai:  Ngày nay, nước nhà đã đổi mới, cuộc sống của ông ra sao, ông có được xuất bản sách trở lại không? Những năm gần đây ông có tiếp tục viết?

Thế Phong : – Cuốn  sách đầu tiên  được in ra,  phải nhờ” bóng, vía” , nhà thơ Trần Nhật Thu- hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ( TW)  sống , làm báo ở tp HCM.  Năm 1994, tôi  và anh Thu ( còn được mệnh danh” giám đốc cấp  giấy  phép của giám đốc”. Lúc nào trong cặp , anh cũng sẵn ” vài ” giấy phép” khống”. Anh bảo tôi” anh viết xong, tôi  điền tên tác phẩm vào, đưa nhà in in ngay”  Thế là” T.T.Kh ., Nàng là ai?”  ra đời ( ký Thế Nhật- vì anh Thu viết  2 mẩu ngắn trong sách). In tại nhà in Công ty Văn hóa Quận 11, nơi này phát hành luôn. Chỉ một tuần sách in xong, 10000 ngàn cuốn, đề ở “trang Lưu chiếu” 2000 ” thôi.   Sách bán chạy quá, cô N.guyệt ,  phụ trách các quầy, sạp báo,  hai cậu em vợ anh  Thu làm cho  Nhà phát hành Fahasa, sáng sáng” kìn kìn”  chở hết bó này sang bó khác đến Nhà sách Nguyễn Huệ, Nhà sách Saigon, nhà sách Tân Định vv…(…)

Kết quả, 70 bài báo, từ TW ( viết tắt : trung ương) đến địa phương” , cả hải ngoại phản pháo” tác phẩm” đánh lừa bạn đọc” ( Tuổi trẻ) vv. và vv.. nhiều bài viết nhất,  là báo Thanh Niên-  hình như 2 phóng viên  văn hóa tranh luận cãi nhau về  cách viết bài” ủng hộ”, ” đả kích”  NÀNG T.T.KH , suýt  choảng nhau, chỉ tội” vỡ “ấm trà thì vỡ , chén thì bể “! (…)

Đến nay, tôi đã có  trên dưới 10 tác phẩm tái bản (  nguyên tắc thỏa thuận với  người biên tập” các anh có quyền gạch xóa, nhưng không có quyền thêm chữ , dầu là đôi ba.”   Những  cuốn mới viết xuất  bản  tại Việtnam:” Hà Nội 40 năm xa ” ( bút ký, nxb Thanh niên 1999, 2006), ”   Cuộc đời làm văn, viết báo:  Tam Lang-Tôi kéo xe “( nxb Văn hóa , Hà Nội,1996- nxb Đồng Nai, 2004), ” Chiêu niệm 4 nhà văn Saigon : Vũ Hoàng Chương/ Đinh Hùng/ Tam Lang-Vũ Đình Chí / Mai Lâm-Nguyễn Đắc Lộc ” ( nxb Đồng Nai 1999), và 2 cuốn xb ở hải ngoại” Hồi ký ngoài văn chương ” ( Đồng văn xb& Nhà sách văn nghệ, Cali, USA phát hành, năm 1995),” Thư viết ở Sài Gòn “( Văn Uyển xb, San Jose,Cali, USA 2000).

Bây giờ  đã 78- ” thời gian nghỉ ngơi” , sau 58 năm “thời gian  viết lách”- nay chỉ viết bài ngắn, cho đăng lai rai  duy nhất trên  web: Newvietart.com của  anh Từ Vũ  chủ biên ở Pháp mà thôi.

Ban Mai: Theo ông, Hội nhà văn Việt Nam  và văn nghệ sĩ miền Bắc có gì giống và khác so với Hội nhà văn Miền Nam  và văn nghệ sĩ Miền Nam  trước đây. Nhân cách con người, kiến thức chuyên môn,  tầm ảnh hưởng của họ đối với xã hội?

Thế Phong : – Câu hỏi này  “interesting “:và cũng” hắc búa” không kém. Theo tôi, Hội hè của  ” nhược tiểu dân tộc”  đang vươn lên , dầu,  có đang trở thành CON RỒNG chăng nữa –  vẫn bị lệ thuộc vào đồng tiền văn hóa ” bảo hộ”.  Ngay một  nhà văn  Pháp có lần kêu đồng tiền” le fétéchisme de l’argent ”  hoặc  Lê Văn  Trương  viết cả một  pho tiểu thuyết ”   Đồng tiền xiết m áu “. Đồng tiền gồm hai mặt , biết sử dụng: ‘ tên đầy tớ tốt”; ngược lại, ‘ nó’ là ” tên chủ xấu  CỦA  kẻ mang ” ngân ảnh”.  Bao nhiêu  tạp chí  ở miền Nam, từ ” Hội Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á châu”( có tờ tạp chí” Văn hóa Á châu”- chỉ sống được, khi ” ngân ảnh” từ Asia Foundation( Mỹ) rót vào- tờ” Hiện Đại” của Nguyên Sa. được viên Chánh sở ( người từng dịch sách)  Sở Nghiên cứu Xã hội) gọi nôm na ” Mật vụ  thời TT. Ngô Đình Diệm)  cấp” ngân ảnh Tổng  thống Diệm”, thì’ sống”  được trên 10 số. Chánh sở Mật Vụ Trần Kim Tuyến bị lật đổ theo  Đệ I Cộng hòa, Nguyên Sa thẳng lưng nói thật” Mật vụ không cung cấp tiền nữa, báo đành” ngủm” thôi!”.. Rồi” Sáng tạo” của Mai Thảo, lúc đầu được William Tucker cấp” ngân ảnh”,( gài quản lý Đặng  Lê Kim  làm nội ứng báo cáo ) , hết” cấp” ngân ảnh , thì  báo ” sập tiệm”. Và nhiều tờ nữa…   Trở ngược về thời tiền chiến,  hỏi” chủ nhiệm Phạm Quỳnh” với” Nam Phong”-  chủ nhiệm đã  ghi  tên chánh sở  mật thám Marty trên báo,  hoặc các bậc tiền bối , như Nguyễn văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, vv  vẫn cần ” ngân ảnh bà đầm xòe” phân phát để làm văn hóa đấy thôi!

Hội đoàn văn hóa, văn nghệ miền Bắc- tôi không biết, cả  ” nhân cách, con người kiến thức, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của họ đối với xã h ội ..” –  tôi lại càng không biết gì hơn –   vậy thì –  không thể trả lời ” bừa” điều tôi mù tịt.

Tôi là một quân nhân Không quân trong Quân đội VNCH, nhưng tôi nhất định  không  ghi danh  gia nhập  Hội Nhà văn Quân Đội ( VNCH). Và  tôi tâm đắc với  ” chân dung nhà văn Thế Phong “được” nữ thiếu tá  quân nhân  Quân Lực VNCH , còn là một nhà thơ -” bóc” trần trụi , qua ngòi bút Cao Mỵ Nhân (…)

Ban Mai:  Ông có theo dõi văn chương của cộng đồng người Việt ở hải ngoại? ông nghĩ gì về họ?

Nhà văn Thế Phong : – … mới đây thôi trả lời phóng viên Calitoday.com , tôi đùa: ” văn chương Việt nam nối  dài ư ?- vậy thì điều  này, tôi nói thật lòng,” không có  ngày 30/4/1975,  sẽ không có một số người trở thành nhà văn  hải ngoại được”. (…) – một số nhà văn trẻ ( nam có, nữ có)  sáng  tác bằng anh ngữ, tôi không  có ý kiến, vì chưa đọc.

Ban Mai:  Với tinh thần giao lưu, hội nhập với thế giới mà Nhà nước đang chủ trương, ông có tin ngày càng có nhiều nhà văn người Việt ở hải ngoại về nước xuất bản sách hay không?

Nhà văn Thế Phong : – Có rồi, thí dụ  Trần Thiện Hiệp chẳng hạn.  Hồ Trường An có nhận xét này:”… Qua ba thi tập “Cây Lá Phận Người,” ”  Mặt Trới Lưu Vong,”” Đỉnh Mây Qua, “chúng ta thấy một điều: Trần Thiện Hiệp dù đã từng trải những thảm nạn tai ương trên quê hương , đã từng trải qua bao mệnh nước nổi trôi (…)  anh còn giữ được một( ….) trái tim nhạy cảm để dựng lên một cõi thơ đẹp muôn vẻ…” (“Tác phẩm đẹp của bạn”/ Hồ Trường An – viết về Vi Khuê, Trần Thiện Hiệp, Cao Mỵ Nhân,,, vv, Cỏ Thơm xb, USA 2000   ) 

                                                                      

Và ngay cả Võ Phiến” …(…)… mới đây trả lới báo chí’  lá  ( phải) rụng về cội”  cơ mà! Vậy  là Nghị

quyết 34  đã đi vào” hiện thực” từ lâu rồi, cô Ban Mai ạ!

Ban Mai:  Cảm ơn nhà văn Thế Phong đã có cuộc trao đổi thẳng thắn như vậy. Mặc dù, vẫn biết “ văn trường là chiến trường”, thời nào cũng có những “ân oán giang hồ” của giới cầm bút. Bài viết này đã giúp thế hệ chúng tôi hiểu hơn về một thời đã qua. Tuy nhiên, thế hệ  tôi muốn vượt thoát những tị hiềm cá nhân, những quan điểm chính trị, để hướng đến một nền văn chương Việt Nam  lành mạnh hơn. Trong dòng lịch sử VHVN hiện đại, tôi tin rằng sẽ đến lúc trong giáo trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phần Văn học Miền Nam Việt Nam trước 1975 và Văn học Việt Nam Hải ngoại từ 1975 đến nay sẽ được nghiên cứu nghiêm túc trong các bài viết về Tiến trình phát triển lịch sử Văn học Việt Nam trong thế kỷ XX. Cảm ơn ông về cuộc nói chuyện cởi mở này, chúc ông sức khỏe./.

Việt Nam

Ngày 07/5/2010

(Ghi chú : Bài viết này thiên về văn chương nên những thông tin mang tính chất cá nhân mà nhà văn Thế Phong trao đổi, Ban Mai xin phép không đưa vào và đã được sự đồng ý của Thế Phong. Đây là văn bản duy nhất.)

Ban Mai Số lần đọc: 1846
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thủy và T6

12 Tháng Tư 2014 12:00 SA (Xem: 10515)

THẾ PHONG

LTS: Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.

Chín giờ tối, tôi vẫn băn khoăn, do dự nhiều, để sửa soạn đi làm.  Với tôi, đi làm là từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng. Bốn tiếng đồng hồ, có gì là lâu đâu! Tôi không quên N, cai gà nhắc tôi câu nói đó. Chiều hôm qua, khi chị đến thăm tôi, vì biết rằng tôi đã sinh cháu nhỏ ngoài ba tháng. Lại nữa, chị N kể chuyện rằng trong những kẻ đến mua vui, ở những tiệm khiêu vũ như Tự Do, Moulin Rouge, Olympia, đều là khách phong lưu, mã thượng; không ai là không nhắc đến tôi. Một vì sao sáng của dĩ vãng, nói theo kiểu trong nghề; nay đã hoàn lương.

Tôi lập gia đình rồi, thì không đi làm nữa. Vẫn chị N kể chuyện về con Nguyệt “Bây giờ chắc Thủy không biết nó, nhưng nó biết tiếng Thủy. Nó là một con gà được nhiều khách hào hoa mời bàn nhiều nhất. Nó hỏi chị, có phải trước kia chị Thủy là hoa khôi của những vũ trường không? Chị gât đầu”. Trước khi ra về, N còn tặng tôi cái phong bì, mà trong đó tôi biết chắc rằng chị tặng gì vì thấu hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của chúng tôi bây giờ.

Tôi tiễn chị ra ngoài đầu ngõ, trước khi lên taxi, tiếng chào hỏi thiêt tha vọng lại, gởi cho tôi nỗi buồn đau. Đã mười năm, tôi sống với nghề này, thử thách nhiều đêm mặn nồng tình ái, thấu rõ tâm lý đàn ông của nhiều lứa tuổi. Nói rõ hơn là thuộc như thuộc tâm tình con cháu trong nhà, chúng muốn và thích những gì, thì tôi đã đi guốc trong bụng từng đứa một trong những đứa chúng nó.

Dĩ vãng của tôi như mỗi người bạn thân thiết bủa vây. Như Đà Lạt của những ngày tôi gần hai mươi tuổi. Quán cà phê Huyền và những đứa con trai. Để rồi viên thị trưởng đã ra lệnh trục xuất chúng tôi. Những tấm ảnh vào thời son trẻ của tôi, mà vài tiệm chụp hình còn trưng bày. Theo như một anh bạn nhà văn của vợ chồng tôi kể lại, “nào họ có chịu bỏ đi, vẫn nhớ một ngôi sao sáng vụt đến vụt đi, rồi đi tận phương trời xa”. Hình hài tôi vẫn còn như hiện diện trong thành phố mù sương. Cả những khung cảnh gần gũi, như Suối Vàng, thác Pongour, Gougah, Rừng Thông. Mớ tóc dài như nước của Thủy. Vẻ ngây thơ xưa kia, bây giờ thay vào đấy, là chán và buồn về cuộc sống.

Bạn bè chồng tôi thật nhiều và đủ loại. T1 là luật sư. T2 là giáo sư đại học.  T3 là văn sĩ. T4 là thẩm phán. T5 là kỹ sư và T6. Còn tôi là T ngoại hạng. Bảy, tám chúng tôi họp thành một nhóm, tiếng dội của cuộc đời và cũng là âm thanh vang vọng của cuộc đời. Nhiều vui và nhiều ray rứt. Từ ba mươi, nhìn lại thấy cuộc đời không quá vui và không quá buồn. Chồng tôi là T6. Bây giờ, tôi không muốn bỏ dĩ vãng. Tôi sẽ khó quên được những ngày ấy, trước khi lấy nhau. Thời kỳ 63 chưa đảo chánh, chồng tôi bị tù đày. Bao nhiêu là hình ảnh, bao nhiêu là nước mắt và tiếng cười chát chúa. Xa lộ vào những buổi chiều hàng ngày, hàng tuần. Với chiêc xe Hillman loại Minx của T4. Với cách tiêu tiền không biết tiếc tay, cũng vẫn của T4. Nói thao thao bất tuyệt và đầy lý sự của T1. Với cái nghèo, nhưng bất cần đời của T3, văn sĩ. Với nét lầm lì, nhiều suy tư của T5, kỹ sư. Còn là em của giáo sư đại học T2. Và dáng hào hoa, trí thức của T6, chồng tôi bây giờ, lại hay chơi trội. Anh ta còn là giáo sư Anh văn, dạy ở các trường Tư thục.

Những T kia đang xiết chặt lấy tôi, thì đứa cháu lên gác gọi, hỏi xem dì nó đã sửa soạn xong chưa? Mẹ nó giục tôi đi làm vì chị N tới đón.

Bao vây trong cảnh túng quẫn, vì từ lâu, chồng tôi không còn làm gì, sau ngày ở tù ra. Vì trước đó, anh tham gia vào phong trào vận động sinh viên, trí thức chống chính phủ Diệm. Anh ôm lấy tì vết cuộc đời lao tù, nên đau và ốm, thấm đòn, đành nằm khàn. Chúng tôi sinh ra cãi nhau, một phần vì đồng tiền eo hẹp và tính độc quyền quyết định của anh đối với gia đình tôi. Lại giữa vào thời kỳ sinh nở, bao nhiêu thứ tiền cần phải chi dùng. Đồng tiền thu vào thì ít tiêu ra phải nhiều, anh em bạn không sao giúp đỡ nổi nữa. Tôi còn biết làm gì, để bảo vệ hạnh phúc của chúng tôi bây giờ. Giữa lúc ấy, N đến với tôi, như một ân nhân mà cũng là một người gieo tai họa. Cứu vớt đường sinh kế, nhưng hạnh phúc mỏng manh đi. Tôi định từ chối không đi làm nữa. Cái nghề này tuy kiếm ra tiền dễ thật, nhưng tôi chán nó. Song đến lúc con trai kháu khỉnh của tôi thức giấc, nó khóc, tôi với tay kéo giây đưa võng, rồi lặng đi để ngắm nó. Vẳng vẳng dội lại từ đâu đây, một lời nói của ai đó, có thể là tôi, chồng tôi, chúng tôi và chúng tôi đành chịu khổ. Nhưng đứa con kìa, con chúng tôi, tại sao nó lại bị khổ? Má hồng hồng thơm thơm của nó, đôi môi mọng kia thơm như hương trầm luân mà đầy thánh thiện, nó đã làm gì cho đời hắt hủi, bắt nó chịu số phận hẩm hiu.

Tôi nghĩ vậy nên bấm bụng, đi ra phía bàn gương chải tóc. Tôi vẫn còn đẹp, cái đẹp buồn và trầm xuống, như một nghệ sĩ thẩm định, là căn cứ vào tâm hồn và đào sâu sau lớp da mày phấn sáp. Vóc dáng tôi, ở bề ngoài ư, còn toát ra nhiều vẻ khêu gợi và quyến rũ. Tôi không có vẻ đẹp tỉa tách từng chi tiết buông rời. Một T3 bày tỏ ý kiến của anh về tôi, hình như tôi nhớ mang máng thế.

Tôi xuống gác rồi ra phố cùng với chị N. Những lời an ủi của một người bạn tuổi chị, vốn là người miền Bắc, nên tài hoa, lịch lãm, dễ khơi cho tôi niềm xúc động chân tình. Song tôi vẫn buồn nhiều hơn, vì là đêm khởi sự đi làm, qua nhiều năm bỏ. Đêm nay tôi lại phải làm đẹp lòng khách, bằng những câu nói thiết tha mà chắc gì tha thiết, hoặc phải dùng lời vũ phu cảnh cáo những thú tính lợi dụng của một số khách hàng. Một vòng tay ôm sát, một cái thúc bằng khuỷu tay, một cái véo đùi… Tôi thì đã chán ngấy sự giả dối, càng hơn nữa, là khi tiếp xúc với nhóm bạn bè của chồng tôi.

Tôi nhớ đến hôm nào T3 hỏi tôi “Rồi ra Thủy sẽ trở thành nữ sĩ, vì Thủy chân tình và có tâm hồn”. Từ lâu, tôi không thấy T3 lại nhà chơi, tôi nhắc đến T3, thì chồng tôi lại ghen bóng ghen gió. Tôi chắc chắn là giữa T3 và T6 có chuyện xích mích chăng? Thấy tôi ít nói, chị N khuyên nhủ:

– Rồi ra nó lại quen đi Thủy ạ. Ai mà chẳng vậy. Em biết chứ, trước ngày cách mạng, chị có ngờ đâu rằng lại còn được sống lại với nghề này. Mà em có nhớ con C chứ, dạo này nó còn chán chường hơn em nữa cơ.

Tôi nhớ đên C. Một dạo, nó tưởng chừng đã xây dựng hạnh phúc với một chàng văn sĩ mặt ngựa, thiếu xương sống, lại sống kiểu hiện sinh nửa vời. Để cho vợ đi làm, còn mình ở nhà. Như là anh ta sống đời sống ký sinh trùng. Nhưng ba bảy hai mươi mốt ngày, C phải bỏ nó. Anh chàng bất lực.  Con C sống thác loạn. Cũng chẳng đi tới đâu, chị N kể.

Nghe xong truyện, tôi dửng dưng. Và riêng tôi, tôi định dấu chị N về truyện gia đình tôi.  Giữa tôi và T6. Nhưng chắc rằng chị N cũng biết rõ một phần nào rồi. Như vậy, tại sao tôi lại còn biện bạch, chẳng hoá vậy là trơ trẽn quá sao? Nên giữ im lặng mà nghe là đắc sách nhất. Tới tiệm làm, tôi ngồi vào bàn. Nhưng tôi vẫn thấy mình như là khách, chứ không phải là vũ nữ. Vẫn còn gặp lại một số quen thuộc, nhưng vô cùng ít ỏi. Thêm một số khách mới, phần đông lạ mặt. Và bọn con nít mới lớn lên, là con nhà giàu, học đòi ăn chơi và tìm cảm giác lạ. Một bạn trẻ vào loại ấy đi qua nhìn thấy tôi, gọi giật lại:

 – Thủy, em sang ngồi bàn với anh đi.

Trong lòng tôi, thầm nghĩ thôi, nó vào trạc tuổi thằng X, phăng  của tôi hay lại nhà, trước khi tôi lấy T6. Nó hơi hỗn đấy nhé, nhưng nó là khách, còn tôi vũ nữ đi làm, nên chẳng cần tỏ phản ứng làm gì! Tôi lại càng nhớ đến T3, thời gian gần anh, tôi bất chấp cuộc đời xã hội, tôi sống cho cuộc đời của tôi, thích nói thì nói, chán thì nói là chán, không úp mở và che dấu sự bộc lộ tình cảm của mình một cách khác đi. Hẳn rằng, bây giờ thì trái lại với đời sống có lối úp mở của tôi hôm qua. Thằng con nít mới lớn, làm sao nó biết tôi. Nghĩ là nghĩ vậy thôi. Tôi vẫn phải ra sàn nhảy với nó. Nó hành tôi, kể ra cũng ghê ghớm, đáng đồng tiền bát gạo mà cha, ông, nó kiêm ra. Rồi cha ông nó dành cho nó phung phá. Luật thừa trừ có nghĩa từ đấy.

Nó hỏi tôi:

 – Anh nghe danh tiếng em từ ngày anh lớn. Bây giờ được hân hạnh nhảy cùng em một bài blue . Em nhảy tuyệt, nhưng sao em ít nói thế. Hay là em mang tâm sự buồn?

Tôi trả lời bằng tiếng cười. Tiếng cười của tôi, theo như T3, thì khó mà biết tôi nghĩ gì và tôi sao lại cười. Có một đêm tôi còn nhớ rõ lắm. Đêm ấy hạt mưa nho nhỏ đủ làm ướt mặt đường. T4 lái xe, T1 ngồi ngoài, T3 ngồi giữa, cùng một băng đầu. Cả ba tên đi tìm tôi và T6. Khi đi qua rạp xi-nê gần nhà tôi bây giờ, họ thoáng nhìn thấy tôi và T6 ngồi ở quán phở. Chẳng ngần ngại gì, họ vòng xe lại, đậu lên lề. Tôi chạy ra đón họ, còn T6 ngồi trong hiệu. Chưa bao giờ chúng tôi vui như vậy. Ngồi chung một bàn, chúng tôi nô đùa như sắp sửa coi hiệu ăn là nhà mình vậy. T4, người mảnh khảnh, khuôn mặt dắn dỏi, quắc thước; hẳn lúc xử án mà anh chàng nhăn mặt, nhiều tội nhân sợ khiếp đảm. Chỉ riêng với tôi thôi, anh chàng hơi thấp nhưng tính tình lại rất vui, nói đúng hơn là dại gái, theo kiểu nhà tu xuất trở về đời. Chàng ta là một trong hai tên say mê tôi nhất vào thời gian đó. Sự chạy đua giữa T4 và T6, thì T6 trông thấy thua ra mặt. Tôi biết điều này, nếu trong một bọn đàn ông, hễ có thêm một người đàn bà, mà một kẻ trong đó si mê người đàn bà kia, là cả bọn bắt đầu nhảy vào vòng chiến. T1 phụ hoạ, nhưng phụ hoạ cho T4; song lại thật thân với T6 từ xưa, khiến T3 đứng giữa, với anh chàng này, tôi phục anh ta hơn hết thảy. Có lẽ chàng chưa mê tôi và chẳng có cái gì giống mọi kẻ trong bọn. Hoặc là hay hoặc là dở thì chưa biết. Có lần T4 kể truyện lại, vì T3 không ưa đi chơi chung với chúng tôi, thì T4 nói rất sỗ sàng:

– Tôi vừa bảo T3 như thế này, nếu anh không cùng đi chơi với bọn này, anh sẽ không thành người được.

Nói xong T4 cười. Và quay sang phía tôi, như để dẫn giải:

– Thủy biết sao không? T3 tức, anh ấy tức quá mà chẳng làm gì được. Anh ta bèn dẫn tôi đi qua một con đường có cái cầu khỉ, dẫn từ Nguyễn Thông sang Trương Minh Giảng, qua nẻo trại di cư Bùi Phát. Còn ai ở đây, mà không biết cái cầu ấy, dưới kia là rác rưới, phân lềnh bềnh trôi, trên là hai cây tre chông chênh. Đi không khéo là được dẫn xuống cầu lịch sử đó. Rồi anh ấy chỉ xuống dòng nước vàng vàng kia, trả đũa tôi, là “nếu tôi không dẫn anh T4 qua cầu này, làm sao mà anh thành người được, chứ chưa nói đến làm chánh án xử những việc mà chỉ sai tóc tơ là đầu người ta mất thăng bằng”.

T4 cười ròn vang, sau câu nói kia. Rồi tôi kể lại cho T3 nghe về T4 đã nói như vậy, anh nhận là đúng. Anh chàng này đã có bản lĩnh, vì trước mặt tôi mà dám nhận với bạn một câu nói khá tàn nhẫn, cay đắng, mà không chối đi, để cho người đẹp thấy rằng mình có giá trị, không phải chỉ giá trị khi nhận điều nào tốt đẹp và chối bỏ cái không đẹp. Trở lại đêm gặp gỡ trước quán phở kia, chúng tôi đặt một nguyên tắc, chấp nhận những ai nói hay và phạt những ai nói chuyện vô duyên, nhạt nhẽo, chọc cười quê. Người nói hay thưởng một đồng. Thủ quỹ là tôi. T4 bị phạt, T1 ít hơn, T3 được thưởng.

 Giữa lúc ấy T3 ngoắc hai người bạn quen đi qua đấy. Hai người ngồi vào chỗ, rồi giới thiệu lẫn nhau. Người dỏng cao, gầy, là hoạ sĩ Tuýt. Người nói giọng miền Nam, tóc dài là thi sĩ Tô Tô. Có mái tóc lòa xòa như tu dòng Hòa Hảo, hay gần hơn là mái tóc vô chính phủ của Nguyễn An Ninh xưa kia.

Tôi rất ghét những tên đàn ông đa tình, lộ liễu, cứ trông thấy gái đẹp là mê cuống lên. Như anh chàng Tuýt chẳng hạn. Gặp tôi, chàng ta mở lời ngay:

 – Em đẹp lắm, hôm nào anh phải vẽ cho em Thủy một bức họa mới được.

Tôi đáp ngay:

 – Vẽ như thế nào mới được chứ ?

Rồi tôi cười, tiếng cười của tôi lúc ấy mang thật nhiều ý nghĩa. Mà tôi thấy T3 tủm tỉm, tôi biết ngay là anh đã nhận được nụ cười kia mang ý nghĩa nào rồi. Rồi anh em cười toang lên như nắc nẻ theo sau.

Làm cho Tuýt luống cuống. Tuýt lại đề nghị tiếp:

 – Vẽ một bức họa chứ vẽ thế nào nữa. Em tưởng rằng được một họa sĩ cỡ anh đề nghị vẽ là một truyện dễ hay sao ?

T3 thấy có sự gay gắt ở phía Tuýt, họa sĩ bị chạm tự ái rồi, T3 tiếp:

 – Ngôn ngữ của cậu chưa hợp với bọn này. Thôi để ngày khác lại chơi, rượt lại ít ngôn ngữ đã.

Tôi tiếp theo:

 – Phạt một đồng nữa.

Đáng thương cho họa sĩ, chẳng hiểu đầu đuôi gì, chỉ còn cách há hốc miệng nhìn. Thi sĩ Tô Tô ra cái điều ta đây lắm. Tôi ít đọc thơ văn anh ta, nhưng qua dáng điệu và xử sự, anh ta cũng cừ lắm. Bây giờ Tô Tô lên tiếng:

 – Này T3, mày có quyển gì viết về ông Quỳnh đó, tao muốn đọc mà kiếm không ra. Đi đến đâu cũng thấy anh em xì xào về cuốn đó. Tao xin một cuốn, được không?

T3 trả lời rằng cuốn kia đã hết. Tôi bèn ra cái điều bảo họ:

 – Ở nhà Thủy có, hôm nào lại đây tôi cho mượn.

Thi sĩ gật gù. Nhưng chàng ta có vẽ bực, chắc nghĩ rằng, một đứa con gái như tôi mà lại có sách của T3 mà Tô Tô lại không có để đọc. Song thực ra, tôi nói là nói vậy thôi, cũng chỉ là ra cái điều, chứ tôi không có cuốn đó.

Tô Tô quay sang hỏi bạn:

 –  Về chứ Tuýt, hôm nào tôi tới thăm cô (quay sang phía tôi) và luôn thể mượn cô cuốn kia. Chúng mình hôm nay rượt một màn kịch vui quá tay!

Tôi nói đùa ngay:

 –  Tại vì các anh đóng dở quá. Chưa ăn tiền được, còn bị phạt nhiều.

Hai bạn đi ra ngoài. Tự dưng tôi thương hại, ấy là tôi chưa phải dùng đến, cái bùa, cứ mỗi lần nghe bạn kể truyện xong, mệt nhọc lắm, tưởng câu truyện của mình làm mọi người chú ý lắm, thì tôi đáp gỏn lọn hai tiếng “thế à”. Tức thì, kẻ nói chuyện với tôi đâm ra luống cuống và hết hứng kể. Chúng tôi còn nhiều ngôn từ lạ, trò chơi đặc biệt, ngay ở trong nhóm với nhau, chỉ cần đôi ba lần không đi chơi chung, cứ như là hội viên mới gia nhập hội vậy. Anh em nói chuyện, mình cứ ngẩn người ra, chẳng hiểu đầu đuôi ra sao cả.

Bỗng tôi trở về với công việc đang làm. Phòng trà khiêu vũ. Tiếng nhạc. Và tiếng người khách hỏi tôi:

 – Sao em ít nói thế ?

Tôi cười. Quá ngấy. Với thằng con nít này, lợi dụng ghê ghớm.  Trên da thịt tôi.  Tôi cau mặt. Nhưng không hiểu sao là chẳng cần phản ứng thêm. Nhảy với nó hai bài, tôi sang bàn khác đang chờ. Một bạn quen từ xưa. Thế là tôi bỏ thằng bé ngồi một mình. Nó lại ngoắc cai gà. Cũng khen cho nít nhiều bạc. Chị N bảo tôi:

 – Thủy không biết sao, đó là văn sĩ H. Nổi tiếng lắm. Tôi bèn hỏi lại văn sĩ sao ? Báo nào ? Chị N bảoĐiện Ảnh . Tôi à một tiếng.

Khách mời tôi sang bàn trạc ngoài bốn mươi. Dáng người cao và nét sắc sảo của một người có học. Trắng trẻo ở màu da, loại người có tiền. Tư cách ở chỗ ít nói loạng quạng. Không lợi dụng da thịt. Kể ra là khá. Nhảy từng bài chọn lựa.  Blue  và Slow . Tôi không nhớ rõ chàng lắm, quen ở đâu, bao giờ, thì xin chịu. Hẳn là chàng biết rõ về tôi, với tôi thì có quen sơ sơ. Nhưng tôi quên chàng nhiều hơn. Khi nhảy xong, chàng dìu tôi về chỗ ngồi. Bây giờ, chàng gợi chuyện:

 – Tôi là bạn của anh ấy (T6). Cùng trong tù với nhau, thời chính phủ Diệm, các anh đứng dậy hô hào chống chế độ cũ rồi bị bắt. Tôi biết cả luật sư X, thẩm phán L (là T4) và anh bạn văn sĩ R (là T3) và cả Thủy.

 – Vâng, thưa anh có lẽ vậy.

 – Tôi biết tiếng Thủy từ khi Thủy còn mở cà-phê Huyền ở Đà Lạt. Và gốc tích của Thủy là người miền Nam, nhưng nói giọng Bắc thật tài. Ngay với chính người sinh trưởng ở Hà Nội cũng khó mà phân biệt được. Bây giờ anh ấy (tức T6) ở đâu Thủy?

  – Nhà tôi đi Đà Lạt ít hôm anh ạ.

Một cái ngoắc tay, gọi bồi. Gọi chị N cho khách. Qua câu nói chuyện với chị N, khách muốn mời tôi sang Moulin Rouge. Cho khách tính tiền luôn thể. Chị N bảo với khách, là tính sáu, nhưng với khách quen tính năm. Quay sang phía tôi, chàng xin lỗi trong ít phút, để chàng đi tìm người bạn. Tôi gật đầu.

Trước đó, anh bồi đưa lại cho tôi một gói Salem. Thầm nghĩ, anh chàng này hào hoa lắm, tại sao chàng biết tôi hút Salem. Tôi ngồi vào ghế cuối phòng. Gác lửng, ở tận cuối. Chẳng muốn thò mặt ra. Tôi bảo chị N rằng, không tiếp ai nữa, vì hôm đầu đi làm mệt. Nhân dịp này, tôi muốn nhắc lại với chính tôi, một vài truyện gần nhất.  Sống với T6. Một dịp may hiêm có và cũng là một tai họa hiếm có. Nhờ chàng bốn mươi vô danh bặt thiệp, tự nhiên chị N thấy sự đi mời tôi làm lại là chị có con mắt tinh đời. Bây giờ tôi đã thấy mình thua sút xưa. Về sức khoẻ. Xưa kia, rong chơi suốt sáng không biết gì là mệt…

Trước hết tôi quen T1 trong nhóm. Sỡ dĩ tôi chỉ kể ra đây có T6 vì chính những người ấy, với tôi là những nhân vật chính. Ngoài ra, còn nhiều t nhỏ, như Tối Văn Sáng, cựu trung úy tình báo, rất giỏi về nghề điều tra tiểu sử đàn bà con gái Sài Gòn. Rồi có lẽ chỉ vì vậy, mà bị sa thải trong nghề chăng? Nhiều khi muốn tỏ ra là tay ăn chơi, hắn biết cả những tiểu sử không biết về mọi người con gái đẹp đi qua quán La Pagode. Thêm một tên t nhỏ nữa là Thùng, cử nhân hai. Một lần T3 bảo Thùng (tức t nhỏ) rằng:

 – Thời đại nào thì mày cũng vẫn chỉ là thằng môi giới con gái. Nhưng mày hơn đời là trí thức, vì có kiến thức chứng chỉ hai cử nhân.

Sau khi quen t nhỏ Tối Văn Sáng rồi, tôi quen T4. Vì t Tối tối ngày ở La Pagode với tôi, rồi tán tụng T4 có nhiều tính nết giống tôi. Như T4 thích cảnh ngồi đây uống cà phê vào chiều, màu tím hoàng hôn buông thả thật thơ mộng trên cành lá ở vườn cây, công viên. Ít lâu sau, gặp T2 rồi T5. Và cuối cùng là T3. Anh này rất ít khi đi chơi với anh em và không đứng về phe nào, cũng chẳng góp ý kiến gì, về sự tranh chấp tôi, giữa T4 và T6, vì chàng có dáng của một đàn ông hơn T4. Và tôi phục T6 ở điểm dám chửi chính phủ Diệm thật bạo miệng. Tôi thú vì đó một phần: Còn về tiền T4 chắc chắn có số lương thẩm phán. Nhưng tôi không ưa dáng người tủn mủn và lối nói truyện của chàng, nếu cần phải lựa chọn một người chồng, có đủ yếu tố giữ thăng bằng cho gia đình thì tôi chọn chàng. Xong với tình yêu và hợpgout  tôi không thích cái vẻ lễ phép của T4 mà chọn T6. Nhưng nếu không có T6, chắc chắn là tôi lấy T4. Đàn ông độc thân là một điều thua thiệt. Một lần, t Tối tới mời tôi đi chơi rồi nhân đó anh nói chuyện với tôi về T3 nhiếc T6:

 – Mày đừng tưởng mày làm cách mạng là hay đâu. Thứ cách mạng của mày không có tao trong đó. Lúc nào cũng bô bô cái miệng. Tao cần dẫn giải câu ngạn ngữ này cho mày dễ hiểu. Con hoãng không cắn chết ai vì nó to miệng. Con rắn nọc độc cắn chết người lại lầm lủi nằm bên vệ đường, rồi phun nọc vào mày, ít phút sau mày thấy hiệu nghiệm ngay.

Tôi hỏi t Tối tại sao lại có vụ lộn xộn kia. t Tối đáp:

 – Một buổi tối, tôi gặp T6 và T3 ngồi uống cà-phê. Một trong hai chúng nó ngồi gác chân lên thành ghế.

Cái lối ngồi của T3 làm phiền mọi người và điệu bộ coi đời như cọng rác làm T6 nóng mặt. T6 bảo nó :

 –  Tao không hiểu sao anh em thằng T2 và T5 chịu khó đọc sách của mày. Và hết lời tán tụng.

T3 trả đũa:

 – Tao cũng cần nói thêm cho mày nghe, mày còn là một thứ vô liêm sỉ, anh hùng vỏ của bao Salem. Mày có cần hiểu rằng tao không ưa lối phê phán về tao theo kiểu mày không? Vì mày làm gì có tư cách của mày mà mày phê phán tư cách tao. Khi mày không có một đồng, xin bè bạn được rồi, lại tiêu như con nhà trọc phú, thử hỏi mỗi đêm không có bao Salem tặng em thì mày có còn dọa làm cách mạng nữa không?

Khi tôi nghe t Tối kể đến đây tôi chợt hiểu rằng T6 yêu tôi chân tình và tha thiết. Chính điểm này khiến tôi cảm động, vì anh biết tôi thích hút Salem. Bao giờ anh cũng chờ tôi tới khuya, hồi ấy các vũ trường chỉ được dùng vũ nữ làm chiêu đãi viên thôi.

Không được phép khiêu vũ, theo lệnh của bà Ngô Đình Nhu, với T6 một kẻ không tiền bạc, không nghề nghiệp yêu mình, tôi thấy chân tình hơn hết. Nên tôi quyết định lấy T6 làm chồng. Hai chúng tôi vẫn sống với nhau trên căn gác thuê hiện tại. Anh chạy xoay sở tiền nong, có khi bí quá, bán cả chiếc Solex, đồ dùng, để có tiền chi tiêu trong gia đình. Nhưng từ ngày anh rể làm ăn thất bại, gia tài khánh tận, T6 bị rơi vào vực thẳm. Rồi hai ông bà thân sinh ra T6 tiếp nhau qua đời, T6 buồn và cô đơn hơn ai hết, anh là người theo đạo Thiên chúa, nhưng không bao giờ đi nhà thờ và tham gia phong trào chống chính phủ Diệm, tiếp tay cho Phật giáo. Như vậy tôi sung sướng rồi còn gì nữa! Còn tinh thần, cũng như sự lo lắng về đời sống vật chất cũng tàm tạm đầy đủ. Tôi sống cho tôi và tình yêu vừa hé rạng. Khi tôi mang thai con so, bây giờ là cháu trai tôi, một mình đơn lẻ. Anh ấy bị cầm tù. Tờ nhật báo xuất bản vào khoảng tháng tám năm đảo chính, đăng hình anh và những hoạt động. Sau cách mạng rồi, hẳn đời sống của chúng tôi sẽ khá lên. Có thể một trong băng của anh ấy sẽ là Tổng, Bộ trưởng và khi ấy như tôi đã đóng góp vào danh dự đường mây của anh đã đạt được khi người ta có lý tưởng để theo, thì chấp nhận mọi khổ ải.

Vào những đêm nằm một mình trên ghế xích đu, từ trên cao sân thượng nhìn xuống, tôi hút Bastos xanh, để giải nỗi buồn, thở khói vút lên không trung cao thẳm. Nhưng lòng tôi sung sướng, ít ra cái ngõ này đã nhìn tôi bằng con mắt khác xưa. Khi chồng tôi bị bắt và ít lâu sau báo chí đăng tải hình ảnh, bài vở, thì lúc ấy tôi thương và quý anh, như chưa từng dành cho một người đàn ông nào biết tới được hưởng. Anh bị hành hạ, tôi càng yêu mến anh nhiều vì anh tranh đấu cho chính nghĩa. Tôi hãnh diện có người chồng như vậy. T1 thì trốn chạy. T4 ở ngoài. Một lần t Tối lại báo tin cho tôi biết T6 mời T3 tham gia phong trào nhưng chàng văn sĩ từ chối. Tôi khinh T3 ra mặt, người mà xưa kia tôi cho là khá. Chỉ khi nào nguy hiểm, người ta mới rõ lòng người. Cổ nhân dạy không mấy sai lầm. Nhưng một hôm chàng văn sĩ tới nhà tôi. Qua câu truyện tôi biết anh không tham gia với băng của chồng tôi vì lẽ anh coi thường băng kia và không muốn thí thân vào lý do cách mạng. Anh ta vẫn bị chánh phủ theo dõi.

Tôi có một người bạn phụ trách về an ninh, một hôm anh kia hỏi thăm về T3, và cho biết anh ta đang bị ruồng bắt. Tôi định đi tìm T3, báo tin này cho anh hay, nhưng không biết là anh ở đâu. Tôi cứ thắp thỏm lo cho anh, có thể là anh đã bị tóm rồi. Sau này gặp lại anh, tôi biết anh lánh ở cao nguyên Đà Lạt.

Ngày đảo chính thành công, nhà tôi được trả tự do. T1 và t Tối trốn ở nhà T4. T3 bảo anh em:

 – Thằng T4 cũng không đến nỗi gì như tao tưởng, nghĩa là nó không hèn đâu. Vì nó còn dám chứa hai thằng bạn tranh đấu…

Từ chồng tôi ở tù ra, tôi thấy anh có phần thay đổi ít nói bông lông và suy nghĩ chín chắn. Anh thú thật với tôi, ở giai đoạn về sau này, anh cũng chưa có thể làm gì cho gia đình khá được. Chúng tôi vẫn sống chật vật như ngày xưa và T1 cung cấp cho chúng tôi, nhưng chẳng là bao. Cho rằng bạn bè có giúp tiền, chỉ là qua cơn túng ngặt, chứ không thể dùng nó vào viêc lâu dài hàng tháng được. Nhà tôi nói lại với tôi về câu T3 nói với anh, có lý:

 – Tao mừng cho chúng mày, Thằng T3 nó nói với anh vậy , là không mục thân trong nhà đá. Sẽ vẫn chẳng có gì thay đổi đâu. Nhưng có lợi về kinh nghiệm cho mỗi bản thân. Khi thấy cần tranh đấu, dấn thân vào. Nhưng đừng mong rằng mọi việc có thể thay đổi dễ dàng và chóng vánh. Muôn năm bất công vẫn còn đấy. Chỉ có một điều là thay đổi, đó là cái bất công sẽ biến dạng nhiều hình thức. Chẳng hạn thằng t nhỏ Cử nhân hai vẫn đóng tuồng tích cũ của nó. Thằng t Tối vẫn lếu láo, nói dóc cả điều mà tự nó đổ cho, và thuộc tiểu sử tất cả cô gái Sài Gòn qua lượn La Pagode. Có nhiều tiểu sử mà nó huyênh hoang là biết ấy chính là biết cả điều không biết. Nhưng với T6 tao khuyên mày một điều. Sức khoẻ. Mày đã chạy được tiền nằm nhà thương chưa? Những trận đòn của chánh phủ có hiệu lực làm cho mày hao mòn trong nhiều tháng dưỡng sức.

Gia đình chúng tôi, từ sáu tháng nay vẫn eo óc. Hai đứa thôi, có thể nhịn được, sự kham khổ có gì là câu nệ. Nhưng con của chúng tôi, thì không thể không có tiền nuôi nó. Nó cần sữa, cần thuốc tây khi ốm và cần quần áo thay đổi hàng ngày. Những thứ đó phải có tiền. Mà chồng tôi vẫn chưa có việc làm xứng đáng với công lao xưa mà anh tham gia chống chánh phủ Diệm. Nên tôi quyết đi làm vũ nữ lại. Tôi biết điều này sẽ làm chồng tôi đau đớn, nếu anh có ý thức làm chồng. Còn gì khổ hơn, mỗi lần anh thấy có người đàn ông khác đưa đón tôi về, tiếng em, tôi buộc phải xưng hô với họ. Dầu là sau mặt chồng tôi. Nhưng con tôi cần tôi có tiền nuôi nấng. Tôi trình bày sự khó khăn muôn mặt đó với một con bạn đồng nghiệp. Từ đó mới có sự móc nối với N. Và chị N đã buộc tôi phải đi làm.

Tôi nhìn đồng hồ tay. Sao lâu vậy, tôi đợi khách đã trả năm tích kê bảo tôi đi nhảy nơi khác. Vẫn chưa thấy chàng trở lại. Tôi chưa gặp loại khách như vậy bao giờ. Hơi là lạ, có phải vậy không? Tôi nhớ lại rồi, chàng ta quen gần hết cả băng T. Chàng thuộc vào loại khách biết điệu và sành giữa lúc này. Chị N đưa một đồng nghiệp của tôi vận com lê đen tới. Và nó khá xinh, nhưng theo tôi, hơi nhà quê. Chị N giới thiệu tôi với nó. Thì ra nó tên là Nguyệt. Tôi nói với Nguyệt:

 – Tôi có nghe chị N nói về Nguyệt nhiều.

Chị N tiếp:

 – Nguyệt nó vẫn nhắc đến Thủy luôn… Nguyệt kể rằng khách thường hỏi thăm về Thủy luôn.

Nguyệt nói với tôi:

 – Hèn nào mà khách sang không hỏi thăm chị. Chị nhận em làm em của chị nghe, chị Hai ?

 – Có gì đâu mà Nguyệt khen tôi. Chị em cả mà.

Nguyệt nhìn tôi từ đầu tới chân. Sau khi ngắm nghía chán rồi, Nguyệt kể chuyện về loại khách tới đây. Trong số đó có một văn sĩ, thường đi với khách ngồi bàn với tôi lúc nãy. Nguyệt không biết tên văn sĩ ấy.

Nhưng Nguyệt bảo chàng ta lạ kỳ lắm. Tôi đoán chàng là T3, nhưng T3 vốn ghét không khí trà đình tửu quán, sao anh có mặt ở đây được. Nguyệt tả lại cho tôi nghe vóc dáng chàng văn sĩ ấy. Đúng là T3 và Nguyệt có cảm tình với con người ấy rồi đây, tôi nghĩ vậy.

Khách của tôi đợi đã trở lại. Chàng xin lỗi tôi, vì đi tìm bạn. Chàng ta ở quá xa, chàng lại không có nhà, nên trở lại trễ. Chàng mời tôi sang Moulin Rouge. Và nói nhỏ đủ nghe:

 – Tôi muốn dành cho em một ngạc nhiên. Tôi đi tìm văn sĩ R (T3) nhưng chàng không có nhà.

Sau hai tiếng đồng hồ ngồi bàn với chàng, những giờ vui gần chấm dứt. Chàng đưa tôi về nhà. Tôi không từ chối. Vì đợi tắc-xi còn lâu và lại không an toàn. Ít ra là như thế. Khi gần tới ngõ nhà tôi, chàng hỏi:

 – Ngõ vào nhà em có sâu lắm không?

Tôi tinh ý hiểu ngay là chàng muốn biết nhà riêng của tôi. Tôi gật đầu và chàng dìu tôi đi. Trước khi giã từ, chàng đưa tôi một gói giấy, tôi đoán chắc là thuốc lá Salem. Rồi chàng nói câu giã từ:

 – Tôi rất phục em. Vì hạnh phúc mà em hy sinh rất nhiều. Như xưa, em thường hút Salem, mà bây giờ đổi sang Bastos xanh. Người cho tôi biết điều này, chính là văn sĩ R.

Mà lúc nãy, để em ngồi chờ lâu, cũng chỉ vì tôi đi tìm R.

…….

Tôi cảm ơn chàng. Và đi lên gác. Chồng tôi nằm ở đó. Anh không nói với tôi một câu nào. Tôi không dò hỏi vì tôi biết lý do rồi. Người khách đưa tôi chắc ra tới ngoài lộ. Chồng tôi nhìn sang phía tôi. Và nhìn thấy trên tay tôi gói thuốc Salem. Anh hướng về bao thuốc đó. Từ lâu không có. Tôi đi lại võng nựng đứa con, dù nó đang ngủ. Chồng tôi trở dậy, tay cầm bao thuốc định xé, vò lại. Tôi xua tay và bảo:

 – Để con ngủ. Anh hãy cho Thủy nói câu này. Thủy không muốn anh hút một điếu của bao thuốc đó. Vì gout của anh là Lucky Thủy đã mua cho anh đây này.

Tôi mở ví lấy bao Lucky. Chồng tôi im lặng cầm, không lời cám ơn tế nhị. Anh bóc ra ngay, châm một điếu lên giường nằm lại. Tôi vào nhà trong thay quần áo ngủ. Chúng tôi nhìn nhau như không cùng một hướng. Tôi vào giường nằm. Chồng tôi nằm trong, tôi nằm ngoài. Hai đứa xây lưng lại nhau. Tôi đang nghĩ đến màu xanh lá cây của bao Salem trên bàn ngủ, dưới ánh đèn ngủ lờ mờ. Cũng màu xanh, cũng vẫn là Salem. Nhưng bao Salem hôm nay không phải là bao Salem của đêm nào, chồng tôi đưa lại. Có thể bao Salem này tiễn đưa hạnh phúc chúng tôi?

Tôi ngủ thiếp đi và tin rằng chồng tôi không hiểu vậy. 

……

THẾ PHONG

Sài Gòn, 1964
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

thủy và t6 – thế phong

                                               ————————————–

                                                                thế phong

                                                     

                                                             thủy & t6

                                                                   tập truyện ngắn

                                                      THỦY VÀ T6   / Thế Phong — (hình trên)

                                                     nxb  thanh niên  hà nội cấp phép 2007, chi nhánh tại tp hcm

                                                    giao cho một doanh nghiệp tư nhân  liên kết in ấn, chưa phát hành.

                                                    ———————————–

                                                      THỦY VÀ T6

                                                                    cho T. và chiếc sân nhỏ

                                                 từ đó T. trải mình sầu vút

                                                 lên tận trời cao tăm tối 

                                                 không ánh sao

                                                             THẾ PHONG

                                  

Chín giờ tối, toi vân băn khoăn, do dự nhiều; để sửa soạn đi làm.  Với tôi, tất nhiên là 9 giờ tối. Từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.  Bốn tiếng  đồng hồ có gì là lâu đâu!  Tôi không quên N., cai gà nhắc tôi câu nói đó.   Chiều hôm qua, khi chị đến thăm tôi, vì biết rằng tôi đã sinh cháu nhỏ ngoài 3 tháng.  Lại nữa, chị N, kể chuyện rằng, trong những kẻ đến mua vui, ở những tiệm, khiêu vũ, như Tự do, Moulin Rouge, Olympia , đều là khách phong lưu mã thượng; không ai là không nhắc đến tôi.  Một vì sao sáng của dĩ vãng, nói theo kiểu ở trong nghề, nay đã hoàn lương.

Tôi lập gia đình rồi, thì không đi làm nữa.  Vẫn chị N. kể chuyện về con Nguyệt.  Bây giờ chắc Thủy không biết nó, nhưng nó biết tiếng Thủy.  Nó là một gà được nhiều khách hào hoa mời bàn nhiều nhất.  Nó hỏi chị , có phải trước kia chị Thủy là hoa khôi của những vũ trường không ?. Chị gật đầu.   Trước khi ra về. N, còn tặng tôi cái phong bì,  trong đó, tôi biết chắc rằng chi tặng gì và thấu hiểu rõ hoàn cảnh của chúng tôi bấy giờ.

Tôi tiển chị ra ngoài đầu ngõ, trước khi lên tắc-xi, tiếng chào hỏi thiết tha vọng lại, gợi cho tôi nỗi buồn đau. Đã mười năm, tôi sống với nghề này, thử thách nhiều đêm mặn nồng tình ái, thấu rõ tâm lý đàn ông của nhiều lứa tuổi.  Nói rõ hơn, như thuộc tâm tình con cháu trong nhà, chúng muốn  và thích những gì,. thì,  tôi đã đi guốc trong bụng từng một trong những đứa chúng nó.  Dĩ vãng của tôi, như mỗi người bạn thân thiết bủa vây.

 Như Đà lạt của những ngày tháng tôi gần 20 tuổi.  Quán cà phê Huyền và những đứa con trai.  Để rồi, viên thị trưởng đã ra lệnh trục xuất chúng tôi.  Những tấm ảnh vào thời son trẻ của tôi , mà vài tiệm chụp hình còn trưng bày.  Theo như một anh bạn nhà văn của vợ chồng tôi kể lại.  Nào họ có bỏ đi, vì, vẫn nhớ một ngôi sao vụt đến, vụt đi, rồi đi đến tận phương trời xa .  Hình hài tôi vẫn còn như hiện diện trong thành phố mù sương.  Cả những khung cảnh gần gũi như Suối Vàng, thác Pongour, rừng Thông, sân Cù.   Mớ tóc dài  như nước của Thủy. Vẻ ngây thơ xưa kia, bây giờ thay vào đấy,  chán và buồn về cuộc sống.  Bạn bè chồng tôi thật nhiều và đủ hạng. T1 là luật sư, T2 là giáo sư đại học, T3 văn sĩ, T4 thẩm phán, T5 kỹ sư, và T6, chồng tôi bây giờ.  Còn tôi là T ngoại hạng..   Bảy, tám chúng tôi họp thành một nhóm tiếng dội của cuộc đời, và, cũng là âm thanh vang vọng của cuộc đời.  Nhiều vui và nhiều day dứt..  Từ 30 tuổi  , nhìn lại thấy cuộc đời không quá vui và không qúa buồn.  Bây giờ, tôi không muốn bỏ nhớ dĩ vãng.  Tôi sẽ khó quên được  những ngày ấy, trước khi lấy nhau.  Thời kỷ 1963 chưa đảo chính, chồng tôi bị tù đày.  Bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu nước mắt, và, bao nhiêu tiếng cười chát chúa.  Với chiếc xe hơi  Hillman  , loại Minx,  của T4.  Với cách tiêu tiền không biết tiếc tay, cũng vẫn của T4.  Nói thao thao bất tuyệt và, đầy lý sự của T1.  Với cái nghèo, nhưng, vất cần đời của T3, văn sĩ.  Với nét lầm lì, nhiều suy tư của T5, kỹ sư.  Còn là em của giáo sư đại học T2.  Và dáng hào hoa, trí thức của T6, chồng tôi bây giờ, anh  hay chơi trội.

Anh là  giáo sư anh văn, dạy ở các trường tự thục.  Những T kia đang siết chặt lấy tôi, thì, đứa cháu lên gác, gọi, hỏi xem dì nó đã sửa soạn xong chưa ?  Mẹ nó giục tôi đi làm, chồng tôi không còn làm việc gì, sau ngày ở tù ra.  Vì, trước đó, anh tham gia vào phong trào vận động sinh viên, trí thức chống chính phủ Diệm.  Anh ôm tì vết cuộc đời từ trong lao tù; nên bây giờ, hậu quả là đau và ốm, thấm đòn, đành nằm khàn.  Chúng tôi sinh ra cãi nhau, một phần , đồng tiền eo hẹp, thường hay nảy sinh tính độc đoán  quyết định của anh với gia đình. Lại gần vào thời kỳ sinh nở, bao nhiêu thứ tiền cần phải chi dùng.  Đồng tiền thu vào ít, tiêu ra nhiều; anh em bạn không sao giúp đỡ nổi nữa!  Tôi còn biết làm gì, để bảo vệ hạnh phúc chúng tôi bây giờ.

Giữa lúc ấy, N. đến với tôi, vừa như một ân nhân, cũng là người gieo tai họa.  Cứu vớt đường sinh kế, còn hạnh phúc mỏng manh đi.  Tôi định từ chối không đi làm nữa.  Cái nghề này tuy kiếm ra tiền dễ thật, nay tôi chán nó.  Song đến lúc con trai kháu khỉnh thức giấc, nó khóc, tôi  với tay kéo dây đưa võng, rồi, lặng người đi để ngắm nó.  Văng vẳng dội  lại từ đâu đây, một lời nói của ai đó, có thể là tôi, chồng tôi; đích thực chỉ  riêng  chúng tôi  chịu khổ.  Những đứa con kia, con chúng tôi, tại sao lại bị khổ ?  Má hồng hồng, thơm thơm, đôi môi mọng kia, thơm như hương trầm luân đầy thánh thiện, nó đã làm gì cho đời hắt hủi, bắt chịu số phận hẩm hiu.  Tôi nghĩ vậy, nên bấm bụng , ra phiá bàn gương chải tóc.  Tôi vẫn còn đẹp,  vẻ đẹp trầm  lắng; như một nghệ  sĩ thẩm định, căn cứ vào tâm hồn, được đào sâu  dưới lớp da, mày, phấn sáp. Vóc dáng tôi ở bề ngoài ư, còn toát ra nhiều vẻ đẹp khêu gợi quyến rũ.  Tôi không có vẻ đẹp tỉa tót, từng chi tiết buông rời.  Một T3 bày tỏ ý kiến của anh về tôi; hinh như tôi nhớ mang máng thế.  Tôi xuống gác, rồi cùng ra phố với chị N.   Những lời an ủi của người bạn  tuổi chị, vốn người miền bắc tài hoa, lịch lãm, dễ khơi cho tôi niềm xúc động chân tình.  Song, tôi vẫn buồn nhiều hơn,  đêm đầu tiên khởi dự đi làm, qua nhiều năm bỏ bê.

  Đêm nay, tôi lại phải làm đẹp lòng khách, bằng những câu nói thiết tha, mà chắc gì tha thiết, hoặc, phải ùng lời tục tằn cảnh cáo thú tính ưa lợi dụng của một số khách.  Một vòng tay ôm sát, một cái thúc qua khủy tay, một cái véo đùi. Tôi thì đã chán ngấy sự giả dối, càng hơn nữa, sau khi tiếp xúc với nhóm bạn bẻ cuả

 chồng tôi đầy chân tình.  Tôi nhớ hôm nào, T3 hỏi tôi… rồi ra Thủy sẽ trở thành nữ văn sĩ, vì Thủy chân tình và có tâm hồn…  Từ lâu, tôi không thấy T3 lại nhà chơi, tôi nhắc đến T3, thì, chồng tôi lại như ghen bóng , ghen gió. Tôi chắc chắn giữa T3 và T6 có chuyện xích mích chăng ?  Thấy tôi ít nói, chị N khuyên nhủ :’ Rồi ra nó lại quen đi, Thủy ạ. Ai mà chẳng vậy.  Em biết chứ, trước ngày đảo chính, chị  có ngờ đâu rằng lại còn được sống lại với nghề này.  Mà em còn nhớ con C. chứ?  Dạo này, nó còn chán chường hơn em nữa, cơ ? ‘

Tôi nhớ đến C. Một dạo, tưởng chứng nó đã xây dựng hạnh phúc với một chàng văn sĩ  Mặt Ngựa, lưng khòm, như thiếu xương sống, sống theo kiểu hiện sinh nửa vời.   Để vợ đi làm còn mình ở nhà ăn bám ?  Như anh ta đang sống đới sống ký sinh trùng, rồi thì, ba, bẩy, 21 ngày, C, phải bỏ  thằng chồng văn sĩ Mặt Ngựa.   Cái của nó quí nhất, như C, kể, nó chỉ dùng để đi tiểu thôi, vì, đã bất lực rồi !  Mà, nó lại còn quá sức

 ghen tuông ! Ăn nhờ vợ thì thôi, chứ lại còn đòi ghen nữa kia à ?   Của quí đã không  còn xài được, mà, còn giữ để làm gì ?  Nếu còn ghen, thì đừng để vợ đi làm. Chị N, kể qua loa  như vậy .

  Con C. chán chường.  Con C. đã học đòi hiện sinh của thằng chồng , cởi truồng giữa đám bạn bè chồng, uống rượu, đánh xì phé.  Cũng chẳng đem  lại sinh khí mới nào cho cuộc sống.  Nó chán cả văn sĩ lẫn ông già lắm tiền. Bây giờ nó đi tìm nhân tình  mới, thanh niên tóc tém, đời gọi là cao bồi, cao qué, thì, ít ra bọn này còn nhiều sinh khí , nhiều nhiệt tình. Của quí của nó còn dùng được nhiều việc, chứ không chỉ riêng dùng đi tiểu …’

Nghe xong chuyện, tôi dửng dưng.  Riêng tôi, là có ý định giấu chị N. về chuyện riêng gia đình tơi.  Giữa tôi và T6. Nhưng chắc rằng, chị N. cũng biết rõ một phần nào rồi.  Như vậy, tãi sao tôi lại còn biện bạch, chẳng hóa vậy la trơ trẽn quá sao ?  Nên, giữ im lặng nghe thôi, là, đắc sách nhất.

Tới tiệm làm, ngồi vào bàn riêng, tôi vẫn thấy mình như là khách, chứ không phải vũ nữ.  Vẫn còn gặp lại một số quen thuộc, nhưng, vô cùng ít ỏi.  Thêm một số khách mới, phần đông lạ mặt.  Và, bọn con nít mới lớn lên, con nhà giàu; học đòi ăn chơi để tìm cảm giác lạ.  Một bạn trẻ vào loại ấy, đi qua, nhìn thấy tôi, gọi giật lại: ‘ Thủy, em sang ngồi với anh đi ‘.

Trong lòng, thầm nghĩ thôi, nó vào trạc tuổi thằng X…, phăng  của tôi hay lại nhà chơi, trước khi tôi lấy T6.  Nó hơi hỗn đấy nhé, nhưng nó là khách, còn tôi, là vũ  nữ đi làm, nên dại gì tỏ phản ứng ?  Tôi lại càng nhớ đến T3, thời gian gần anh, tôi  học được cách bất chấp cuộc đời xã hội bên ngoài, mà, sống cho cuộc đời riêng, thích nói thì nói,  chán nói chán; không úp mở, không che giấu sự bộc lộ tình cảm của mình một cách khác đi.  Còn bây giờ trái lại,  tôi như có lối sống úp mở, khác với hôm qua.  Thằng con nít mới lớn lên, làm sao nó biết tôi nhỉ ?  Nghĩ là nghĩ vậy thôi, vẫn phải ra sàn nhảy với nó. . Nó hành  tôi, kể ra cũng ghê hớm thật , đáng đ8ồng tiền, bát gạo, của cha ông nó kiếm được.  Rồi, cha ông nó dành cho nó phung phí.  Luật bù,t rừ có nghĩa từ đấy.  Nó hỏi tôi, ‘ Anh nghe danh tiếng em , từ ngay mới lớn. Bây giờ đây, được nhảy cùng em nột vài bài ‘blue’ , em nhảy tuyệt thật, nhưng này, sao em nói ít thế ?  hay là, em mang tâm sự buồn ?’

Tôi trả lời bằng tiếng cười.  Tiếng cười của tôi, theo như T3, thì khó mà biết, nghĩ gì và tại sao lại cười ?  Có một lần, tôi nhớ rõ lắm, đêm ấy , hạt mưa nho nhỏ đủ làm ướt mặt đường.  T4 lái xe, T1 ngồi ngoài, T3 ngồi giữa trên băng đầu.  Cả ba tên đi tìm tôi và T6.  Khi qua rạp xi-nê  gần nhà tôi bây giờ, họ thoáng nhìn thấy tôi ngồi ở quán phở Tiến Lợi.  Chẳng ngần ngại, họ vòng xe, đậu lại bên lề.  Tôi chạy ra đón họ, còn T6 ngồi lại trong quán.  Chưa bao giờ chúng tôi vui như vậy.  Ngồi chung bàn, nô đùa , nói, cười, coi hiệu ăn như là nhà mình.  T4, người mảnh khảnh, khuôn mắt rắn rỏi, quắc thước; hẳn lúc xử án, anh chàng nhăn mặt,  bị cáo sợ khiếp đảm.   Chỉ riêng với tôi thôi, anh chàng hơi thấp, và,  lại rất vui, nói đúng hơn chàng thẩm phán  rất ‘dại gái ‘ , chẳng khác ke u xuất mới trở về đời. Chàng  là một, trong 2 tên, say mê tôi nhất vào thời kỳ này.

  Sự chạy đua giữa T4 và T6; T6 thua ra mặt.  Tôi biết điều này, trong một bọn đàn ông, hễ có thêm một người đàn bà; mà, một kẻ trong đó si mê người đàn bà kia, là cả bọn bắt đầu nhảy vào vòng chiến.  T1 phụ họa, lại phụ họa cho T4, còn T3 đứng giữa, không về phe T4, dầu rất thân.  Với anh chàng  này, tôi phục anh ta, hơn hết thảy.  Có lẽ chàng ta chưa mê tôi, và, chẳng có cái gì giống mọi kẻ trong bọn.  Hoặc là hay, hoặc dở hơn , thì chưa biết.  Có lần T4 kể chuyện lại, T3 không ưa đi chơi chung với chúng tôi, nên, T4 nói rất sỡ sàng,  ‘ Tôi vừa bảo T3 như thế này ; nếu anh không cùng đi chơi với bọn này,  anh sẽ không thành người được ?’

Nói xong T4 cười, quay sang phía tôi, như để dẫn giải, ‘ Thủy biết sao không?  T4 tiếp, anh ta tức tôi mà chẳng làm gì được.  Anh ta bèn dẫn tôi đi qua một con đường, có cái cầu khỉ, từ đường Nguyễn Thông sang Trương minh Giảng; qua nẻo trại di cư Bùi Phát.  Còn ai ở đây không biết cái cầu ấy; dưới kia là rác rưởi, phân lềnh bềnh trôi, trên là 2 cây tre chông chênh bắc làm lối đi.  Đi không khéo,  sẽ bị ngã tòm, được dẫn xuống cầu lịch sử đó ngay.  Rồi anh ta lấy tay chỉ xuống dòng nước vàng vàng kia, trả đũa tôi, nếu tôi không dẫn anh T4 qua cầu này, làm sao anh thành người được, chứ chưa nói đến  ngồi chễm chệ trên ghế chánh án xử những việc, mà, chỉ sai  tóc , tơ, thì, đầu  người ta mất thăng bằng ngay ‘.

T4 cười ròn, vang, sau câu nói.  Rồi, tôi kể lại cho T3 nghe, về T4 đã nói như vậy, anh nhận là  đúng.  Anh chàng này có bản lĩnh, trước mặt tôi, dám nhận với bạn, một câu  chuyện kể khá tàn nhẫn , cay đắng – sao không chối đi, để cho người đẹp thấy rằng mình có giá trị, không phải chỉ giá trị, khi nhận điều nào tốt đẹp, chới bỏ cái không đẹp.

Trở lại, đêm gặp gỡ trước quán phở Tiến Lợi –  chấp nhận ai nói hay và phạt ai nói câu vô duyên, nhạt nhẽo. Người nói hay được thưởng 1 điểm. Thư ký ghi điểm là tôi, T4 bị phạt, T1 ít hơn, T3 được thưởng.

Giữa lúc ấy, T3 ngoắc 2 người bạn quen đi qua đây. Hai người ngồi vào chỗ, rồi, tự giới thiệu.  Người dong dỏng cao là họa sĩ Tuýt.  Người nói giọng miền Nam , tóc dài búi tó, là thi sĩ Tô- Tô.  Có mái tóc lòa xòa như đi tu, theo dòng Hòa hảo, thực tế hơn, giống mái tóc vô chính phủ  Nguyễn an Ninh . Tôi rất ghét đàn ông đa tình lộ liễu, cứ trông thấy gái đẹp là mê cuống lên.  Như chàng họa sĩ Tuýt báo Chính luận  chẳng  hạn.. Gặp tôi, chàng ta mở lời tán tỉnh ngay , ‘ Em đẹp lắm, hôm nào anh phải vẽ cho em Thủy một bức họ chân dung mới được !’.

Tôi đáp ngay, ‘ Vẽ như thế nào mới được gọi là đẹp chứ ? ‘.

Rồi cười, tiếng cười  lúc ấy mang thật nhiều ý nghĩa.  Tôi thấy T3 cười tủm tỉm, tôi biết ngay anh đã nhận được nụ cười của tôi mang ý nghĩa nào rồi.  Sau, anh em cười toáng lên,  làm cho họa sĩ báo Chính luận  luống cuống.  Tuýt lại đề nghị tiếp, ‘  Vẽ một bức họachân dung đẹp cho em, chứ vẽ thế nào nữa ? Em tưởng rằng  được một họa sĩ cỡ anh đề nghị vẽ, là chuyện dễ hay sao ?’ .  T3 thấy có sự gay gắt ở phía  Tuýt, họa sĩ bị chạm tự ái rồi, T3 tiếp, ‘ Ngôn từ của cậu chưa thích hợp với bọn này.  Thôi, để ngày khác lại trò chuyện hợp rơ, vì , các các cậu phải rượt lại ít ngôn từ đã.’.   Tôi tiếp lời, ‘ Phạt một điểm rồi !’ 

Đáng thương cho chàng họa sĩ Tuýt, chẳng hiểu đầu đuôi gì, chỉ còn cách há hốc miệng nhìn.   Còn thi sĩ Tô-Tô ra cái điều ta đây lắm.  Tôi ít đọc thơ. văn anh ta, bây giờ qua dáng điệu, xử sự, anh ta củng cừ lắm. Tô-Tô lên tiếng,  ‘ Này T4, mày có quyển gì viết về ‘ông Quỳnh’ *  đó, tao muốn đọc, mà không kiếm ra.  Đi đến đâu cũng thấy anh em xì xào về cuốn đó. tao xin một cuốn, được không ?’ .

—–

*  Thế Phong / Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh 

 ( Sài Gòn 1962, 1964).  

T3 trả lời , cuốn kia đã hết.  Tôi bèn ra cái điều, bảo họ, ‘ Ở nhà Thủy có, hôm nào lại đây, cho mượn ‘.

Thi sĩ gật gù, và, chàng ta có vẻ bực, chắc nghĩ rằng :  một đứa  con gái như tôi lại có sách của T3, mà , Tô- Tô lại không có để đọc ?   Song thực ra, tôi nói là nói vây thôi, cũng chỉ là ra cái điều, chứ không có cuốn đó. Tô-Tô quay sang, hỏi ý bạn, ‘ Về chứ Tuýt , hôm nào tôi lại thăm cô  – quay sang phía tôi – và luôn thể, mượn cô cuốn kia. Chúng mình hôm nay rượt màn kịch, vui quá tay ! ‘ . Tôi nói đùa, ‘ tại vì các anh đóng kịch dở quá ! chưa thể ăn tiền được, còn bi phạt nhiều !’ .  Hai bạn đi ra ngoài.  Tự dưng tôi thương hại, ấy là tôi chưa phải dùng đến cái bùa , cứ mỗi lần nghe một bạn nào kể chuyện xong, mệt nhọc lắm; tưởng câu chuyện của mình làm mọi người chú ý lắm, thì, tôi đáp gọn lỏn, ‘thế à’!  . Tức thì, kẻ đối diện với tôi,  đâm ra luống cuống, hết còn hứng kể chuyện tiếp.  Chúng tôi còn nhiều ngôn từ lạ, trò chơi đặc biệt, ngay trong nhóm với nhau, chỉ cần đôi ba lần không đi chơi chung, cứ như ngẩn người ra, chẳng hiểu đầu đuôi ra sao cả.

Bỗng, tôi trở về với công việc đang làm ở phòng trà khiêu vũ.  Tiếng nhạc ồn ào. Có tiếng một người khách lạ nói với tôi , ‘ Sao em nói ít thế ! ‘ .  Tôi cười. Quá ngấy..  Với thằng con nít lợi dụng ghê gớm trên da thịt tôi.  Tôi cau mặt, không hiểu sao chẳng cần phản ứng thêm.  Nhảy với nó 2 bài, tôi sang bàn khách khác đang chờ. Một bạn quen từ xưa, thế là tôi bỏ thằng bé ngồi lại một mình.  Nó lại ngoắc cai gà, cũng khen cho con nít có nhiều bạc.  Chị N. bảo tôi, ‘ Thủy không biết sao, đó là  văn sĩ  Tuấn H. nổi tiếng lắm ‘ .  Tôi bèn hỏi lại, ‘ Văn sĩ sao ? viết báo nào ?  ‘. Chị N. đáp, ‘ Điện ảnh’ . Tôi ‘à’  một tiếng.

Khách mời tôi sang bàn, trạc ngoài  40.  Dáng người cao, có nét sắc sảo của người có ăn học.  Trắng trẻo ở màu da, loại người có tiền, tư cách ở chỗ, ít nói loạng quạng,  bàn tay không lợi dụng da thịt.   Kể ra là khá !  Nhảy từng bài chọn lựa,blue  và slow.   Tôi không nhớ chàng lắm, quen ở đâu, bao giờ, thì xin chịu.  Còn chàng lại biết tôi rõ về tôi, còn tôi thì mường tượng, chỉ là quen sơ sơ, gặp gỡ ở đâu đó.  Nhưng thật ra, tôi quên chàng thì đúng hơn.  Khi nhảy xong, chàng dìu tôi về chỗ ngồi, bây giờ mới gợi chuyện.

‘ Tôi là bạn của anh ấy đấy .  ( ám chỉ chồng tôi).  Cùng trong tù với nhau thời chính phủ Diệm đàn áp Phật giáo, các anh đứng dậy hô hào chống chế độ cũ, rồi bị bắt.  Tôi biết cả luật sư X…  ( ám chỉ T1), thẩm phán L.  ( ám chỉ T4) và cả anh bạn văn sĩ R.  ( T3) , và, bây giờ được quen cả Thủy.’   Tôi biết tiếng Thủy từ  khi Thủy mở cà phê Huyền ở Đà lạt. Và, gốc tích Thủy, tuy người miền Nam, lại nói giọng bắc , ngay vời  chính người sinh trưởng ở Hà nội, cũng khó mà phân biệt được.   Bây giờ anh ấy  ( T6, chồng Thủy)  ở đâu nhỉ ?.’    –   ‘ Nhà tôi đi  Đà lạt ít hôm , anh ạ !’.

Một cái ngoắc tay, gọi bồi, hỏi.  Gọi ngay cai gà, chị N, cho khách. Qua câu chuyện  với chị N., khách muốn mời tôi sang Moulin Rouge , cho khách  trả ‘tích-kê’   luôn thể. . Chị N . trả lời, khách lạ thì tính 6 , với khách quen tính 5 .  Quay sang phía tôi , chàng xin lỗi trong ít phút, để chàng đi tìm người bạn. Tôi gật đầu.

Trước đó, anh bồi đưa lại cho tôi gói  thuốc lá Salem.   Thầm nghĩ, anh chàng này hào hoa đây, sao biết tôi thích hút Salem ?   Tôi ngồi vào ghế ở cuối phòng.  Gác lửng, ở tận cuối.  Chẳng muốn thò mặt ra nữa.  Tiện dịp , tôi muốn nhắc lại với chính bản thân, sống với T6 là dịp may hiếm có, và, cũng là một tai họa không nhỏ.   Nhờ chàng khách vô danh bặt thiệp , tự nhiên chị N, thấy sự mời tôi đi làm lại, quả chị N, có  mắt tinh đời.  Bây giờ, tôi  đã thấy mình thua sút về sức khỏe.  Xưa kia, rong chơi suốt sáng không biết mệt.

         ( một đoạn rất dài nói về  T3 và Thủy bị mất quãng, thay vào đó ,nhiều dấu chấm ( ……. )

Đầu tiên,  tôi quen T1 trong nhóm. Sở dĩ tôi chỉ kể ra đây có T3, vì, chính những người ấy + tôi, nhân vật chính.  Ngoài ra, còn nhiều t nhỏ , như Tối văn  Sáng , cựu trung úy tình báo, rất giỏi về điều tra tiểu sử đàn bà, con gái Sài Gòn . Có thể, chỉ vì vậy, mà bị sa thải trong nghề chăng ?  Nhiều khi muốn tỏ ra mình thuộc loại ăn chơi, biết cả tiểu sử không biết  về một người  con gái đẹp thường đi qua quán La Pagode,  chẳng h ạn thế.  Lại thêm một tên t nhỏ   nữa, là Thùng, cử nhân  Luật, năm thứ 2.  Một lần T3 bào  t nhỏ  Thùng , ‘… thời đại nào, thì mày cũng vẫn chỉ là thằng làm môi giới con gái cho người . Nhưng, mày hơn đời, tạm gọi là  trí thức đi, vì có  tấm chứng chỉ cử nhân 2,  trường Luật…’.

Sau khi quen t nhỏ  Tối văn Sáng, thì, tôi quen T4.  T4 tối ngày ở La  Pagode  với tôi, nên, Tối văn Sáng    tán tụng T4 có  nhiều tính nết giống tôi.  Như T4 thích cảnh ngồi ở đây, uồng cà phê vào chiều tối, để ngắm màu tím hoàng hôn buông thả thật  thơ mộng, trên cành lá vườn cây công viên .  Ít lâu sau, gặp T2, rồi T5.  Và, cuối cùng là T3.  Anh này rất ít khi  cùng đi chơi với anh em, không đứng về phe nào, cũng chẳng góp ý gì, về sự tranh chấp giữa tôi, T4 và T6..  Song, tôi chú ý tới sự im lặng của T3.  Tôi lấy T6, vì chàng có dáng dấp một đàn ông hơn  T4.  Và tôi phục T6, ở điểm, dám chửi công khai  chính phủ Diệm thật bạo miệng  . Tôi thú vì chuyện  đó,  một phần.   Còn về tiền bạc, thì, T4 có lương thẩm phán chắc  chắn, điều tơi không ưa, là dáng người tủn mủn , lối nói chuyện  rụt rè, thiếu dáng vẻ đàn ông.  Nếu cần phải chọn một người chồng, có đủ yếu tố giữ thăng bằng tài chính cho gia đình, thì, tôi chọn chàng T4 làm chồng. Với tình yêu hợp ‘gu’ , tôi không thích cái vẻ lễ pháp của T4, mà, chọn T6.  Giả thiết, không có T6, thì chắc chắn tôi lấy T4.  Đàn ông sống độc thân, theo tôi, đó  là một điều thua thiệt.

Một lần T4 mời tôi đi chơi, nhân đó, nói chuyện  với tôi về T3  giễu cợt T6,  ‘ Mày đừng tưởng mày làm cách mạng là hay đâu ? Thứ cách mạng của mày không có tao trong số đó. Lúc nào cũng bô bô cái miệng, tao cần phải dẫn giải , con hoãng rống lớn tiếng có  làm chết ai đâu, so với rắn  đầy  nọc độc lầm lũi nằm bên vệ đường, phun nọc vào mày  chỉ ít phút sau mày sẽ  tiêu tùng !’

Tôi hỏi Tối văn Sáng, chàng t nhỏ , sao có  vụ lộn xộn kia?, Tối văn Sáng, đáp, ‘ một buổi tối tôi gặp T6 và T3 uống  cà phê – thì – một tròng chúng nó ngồi gác chân lên thành ghế.  Cái  kiểu ngồi của T3 làm phiền mọi người, điệu bộ coi đới như cọng rác, khiến T6 nóng mặt.  T6 bảo T3, ‘ Tao không hiểu sa anh em thằng T2, và T5 lại chịu khó đọc sách của mày,  hết lời tán tụng ?’.  T3 trả đủa, ‘ Tao cũng cần nói thêm cho mày  nghe, mày còn là một thứ anh hùng’ rơm’  vô liêm sỉ. Mày có cần hiểu rằng, tao không ưa lối phê phán về tao, theo kiểu mày phán, không ?  Mày làm gì có tư cách, để mày phê phán tư cách tao ?  Khi mày không có một xu teng, xin bè bạn được rồi ,lại tiêu như con nhà trọc phú,. Thử hỏi,  mỗi đêm không có tiền đủ để  mua bao ‘Salem’ tặng người mày yêu, thì mày có thể  to miệng ‘vung xích chó’, đòi làm cách mạng …’. 

Khi tôi nghe t nhỏ  Tối văn Sáng kể đến đây, tôi chợt hiểu rằng T6 yêu tôi chân tình, tha thiết.  Chính điểm này khiến tôi cảm động, vì, anh biết tôi thích hút Salem .  Bao giờ anh cũng chờ tôi tới khuya, hồi ấy các vũ trường chỉ được dùng vũ nữ làm chiêu đãi viên, ngồi nói chuyện thôi, luật lệ nghiêm khắc, không được phép khiêu vũ, theo lệnh  bà dân biểu Trần lệ Xuân .  Với T6, một kẻ không tiền bạc , không nghề nghiệp, yêu mình, tôi thấy chân tình hơn hết.  Nên, tôi quyết định lấy T6 làm chồng.

  Hai chúng tôi vẫn sống với nhau, trên căn gác thuê bây giờ.  Anh chàng xoay sở tiền nong, có khi bí quá, bán cả chiếc xe  đạp máy VéloSolex , cả đồ dùng, để có tiền chi tiêu trong gia đình.  Nhưng, từ ngày anh rể làm ăn thất bại, gia tài khánh tận, T6 bị rơi xuống vực thẳm về tiền bạc.   Rồi ông bà thân sinh ra T6 theo nhau qua đời, T6 buồn và cô đơn hơn ai hết.  Anh là người theo đạo Thiên chúa, ít khi đi nhà thờ Công giáo – mà lại tham gia phong trào chống chính phủ Diệm, tiếp tay cho Phật giáo.  Như vậy, tôi thật sung sướng rồi, còn gì nữa ! Còn đời sống tinh thần, cũng như đời sống vật chất, bây giờ cũng tàm tạm đủ.  Tôi sống cho tôi, cho tình yêu vừa hé rạng.  Khi mang thai con so, bây giờ là cháu trai, tôi một mình đơn lẻ. Anh ấy bị cầm tù. Tờ nhật báo xuất bản vào khoảng tháng 8 năm đảo chính (1963), đăng ảnh anh, kèm những chứng cớ chống chính phủ Diệm.  Sau ngàydảo  chính thành công, hẳn là đời sống của chúng tôi đã đóng góp vào danh dự đường mây  của anh đạt được.  Khi người ta có lý tưởng để theo, thì dễ chấp nhận mọi khổ ải.

Vào những đêm nằm một mình trên ghế xích-đu, từ trên cao sân thượng nhìn xuống, tôi  đốt thuốc lá Bastos  xanh, để, giải nỗi buồn phiền, khói vút bay lên không trung cao thẳm.  Nhưng, lòng tôi sung dướng thầm,  ít ra ở cái ngõ này, nay đã nhìn tôi với con mắt khác xưa.   Khi chồng tôi bị bắt, ít lâu sau, báo chí đăng tải hình ảnh, bài vở; lúc ấy tội thương quí anh, chư chưa tùng dành cho một người đàn ông nào được hưởng.  Anh bị hành hạ, tôi càng yêu mến anh nhiều, vì,  anh tranh đấu cho chính nghĩa.  Tôi hãnh diện có người chồng như vậy. Trong khi ấy, các bạn bè của anh, thì T1 trốn chạy, T4 ở ngoài vòng.  Một lần t nhỏ  Tối văn Sáng báo tin cho tôi biết, T6 mời T3 tham gia phong  trào, thì chàng văn sỉ này từ chối.  Tôi khinh T3 ra mặt, người mà xưa kia tôi cho là khá.  Chỉ khi nào nguy hiểm, người ta mới rõ lòng người.  Cổ nhân dạy không  mấy sai !

  Nhưng một hôm, chàng văn sĩ tới nhà tôi.   Qua câu chuyện, tôi biết anh không tham gia với băng  của chồng tôi, vì lẽ anh coi thường băng  kia, và, không muốn thí thân vào nhóm họ.  Hiện nay, anh ta vẫn bị mật vụ của chính phủ theo dõi.

Tôi có người bạn phụ trách về an ninh, một hôm, anh ta hỏi thăm về T3, cho biết T3 đang bị ruồng bắt. Tôi định tìm T3, báo tin này cho anh hay, nhưng không biết anh ở đâu ?  Tôi cứ thấp thỏm lo cho anh, có thể anh đã bị tóm rồi.  Sau này, gặp lại, tôi biết anh lánh mặt ở trên Cao nguyên Đà lạt.

Ngày đảo  hính thành công, nhà tôi được trả tự do.  T1 và t nhỏ  Tối văn Sáng trốn ở nhà thẩm phán T4 ở Mỹ tho.  T3 bảo anh em , ‘ Thằng T4 cũng không đến nỗi gì, như tao đã tưởng ,  nó không hèn đâu ? Vì, nó còn dám chứa 2 thằng bạn tranh đấu vào những ngày dầu sôi, lửa bỏng. 

Từ khi chồng tôi ở tù ra, tôi thấy anh có phần thay đổi, ít nói bông lông, suy nghỉ chín chắn hơn .  Anh thú thật vơi tôi: giai đạon về sau này, anh cũng chưa có thể làm gì cho gia đình khá hơn.  Chúng tôi vẫn sống chật vật chẳng hơn xưa là bao ! . Cho  rằng bạn bè giúp tiền, chỉ là qua cơn túng ngặt, chứ không thể đủ dùng hàng tháng được.  Nhà tôi nhắc lại với tôi về câu T3 nói với anh,  có lý đấy , ‘ tao mong cho chúng mày,   không  rục thân trong nhà đá là may mắn rồi ! Sẽ vẫn chẳng có gì thay đổi đâu ?  Nhưng, có lợi về kinh nghiệm cho mỗi bản thân.  Khi thấy cần tranh đấu,  dấn thân vào. Nhưng đừng mong rằng mọi việc có thể thay đổi dễ dàng, chóng vánh, bởi, muôn năm bất công vẫn còn đấy ! Chỉ có một điều thay đổi, đó là cái bất công kia sẽ biến dạng nhiều dạng . Chẳng hạn, thằng ‘ t nhỏ cử nhân 2  trường Luật’  vẫn đóng tuồng tích cũ của nó.  Thằng ‘ t nhỏ Tới văn Sáng ‘  vẫn lếu láo, nói dóc cả điều tự nó bịa ra, như thuộc làu tiểu sử các cô gái Sài Gòn, lượn qua ‘La Pagode’ chẳng hạn, để tỏ rằng mình là dân chơi sành điệu.   Có nhiều tiểu sử huênh hoang biết ấy, nên , đôi khi, chính nó biết cả điều không biết.  Còn T6, tao khuyên mày một điều , giữ gìn sức khỏe.  Mày đã chạy được tiền nằm nhà thương chưa ?  những trận đòn  của mật vụ còn hiệu lực làm cho mày hao mòn trong nhiều tháng dưỡng sức đấy !.

Gia đình chúng tôi từ 6 tháng nay vẫn eo óc. Hai đứa thôi, có thể nhịn được, sự kham khổ có gì đáng phải câu nệ nhiều. Còn con của chúng tôi, thì không thể không có tiền , nó cần sữa, cần thuốc tây khi ốm, cần quần áo thay đổi hàng ngày, những thứ đó phải cần tiền.  Chồng tôi vẫn chưa có việc làm xứng đáng với công lao xưa, mà anh tham gia chống chính phủ độc tài Ngô đình Diệm. Nên tôi quyết định  trở lại nghề vũ nữ . Tôi biết điều này sẽ làm chồng tôi đau đớn, nếu anh có ý thức làm chồng đúng nghĩa.  Còn gì khổ hơn; mỗi lần anh thấy có người đàn ông khác đưa đón tôi đi về, tiếng  em   tôi buộc phải xưng hô với họ, dầu là sau mặt chồng  đi nữa.   Vì con tôi cần có tiền nuôi nấng chúng lớn khôn.  Tôi trình bày sự khó khăn muôn mặt đó, với  một con bạn đồng nghiệp.  Từ đó, mới có sự móc nối với chị N,. cai gà- và – chị N. đã buộc tôi phải đi làm trở lại.

Tôi nhìn đồng hồ tay.  Sao lâu vậy, tôi đợi khách đã trả 5 tích-kê , bảo tôi cùng đi  khiêu vũ ở một nơi khác.  Vẫn chưa thấy chàng trở  lại. Tôi chưa gặp một loại khách như vậy bao giờ. Hơi là lạ, có phải vậy không ? Tôi nhớ lại rồi, chàng ta hình như quen gần hết băng bạn mang chữ T.   Chàng thuộc vào loại khách.sành điệu.  Giữa lúc này, thì chị N.  đưa một đồng nghiệp tới, vận com-lê đen   tới chỗ  tôi.  Cô bé khá xinh đẹp, liếc nhìn dáng điệu, tôi thấy em hơi quê quê. Chi N, giới thiệu Nguyệt với tôi, và  tôi nói với  Nguyệt,  ‘ chị có nghe chị. N nói về Nguyệt nhiều  !’.   Chị N. tiếp, ‘ Nguyệt  nó vẫn nhắc  đến tên Thủ luôn, Nguyệt kể lại rằng, khách thường hỏi thăm về Thủy’.  

Nguyệt quay sang tôi , ‘… hèn nào mà khách  sang không thể không hỏi thăm chị.  Chị cho em làm ’em’ nghe chị Hai ?’ -‘ Có gì đâu mà Nguyệt khen tôi nhiều thế ? Chị em cả mà , em ! ‘ 

Nguyệt ngắm tôi từ đầu đến chân.  Sau khi ngắm nghía chán rồi, Nguyệt kể chuyện về loại khách tới đây. Trong số đó, có một văn sĩ, thường đi với ông khách  ngồi bàn với tôi lúc nãy.  Nguyệt không biết tên ông khách là văn sĩ ấy. Tôi đoán thầm, hay là chàng T3 – mà – chàng T3 vốn ghét không khí trà đình, tửu quán, nhẩy nhót, sao anh ta lại có mặt ở đây được ?  Nguyệt tả lại cho nghe, vóc dáng chàng ta, thì đúng văn sĩ T3- hình như cô bé Nguyệt này có chút cảm tình rồi chăng – tôi nghỉ vậy.

Khách của tôi  đợi, đã trở lại.  Chàng xin lỗi, vì đi tìm bạn, chàng ta ở quá xa, lại không có nhà, nên trở lại trễ.  Chàng mời tôi sang Moulin Rouge   nằm trên đường Lê Lợi.   Và, nói nhỏ đủ nghe, ‘ tôi muốn dành cho em một ngạc nhiên, nhưng đành chịu thua, bởi chàng văn sĩ tên R. không có nhà ‘.

     ( R là văn sĩ T3) 

Sau 2 tiếng đồng hồ ngồi bàn với chàng, giờ vui qua mau sắp chấm dứt. Chàng đưa tôi về nhà, tất nhiên tôi không thể từ chối. Một phần, đêm nay tắc- xi hiếm,  lại không mấy an toàn.  Xe qua cầu Trương minh Giàng,  qua chợ, gần tới ngõ nhà tôi, chàng hỏi, ‘ ngõ vào nhà em có sâu lắm không ?’ .  Tôi tinh ý, hiểu ngay, chàng muốn biết nhà  riêng .  Gật đầu, chàng dìu tôi đi. Trước khi giã từ, chàng đưa tôi một gói giấy, tôi đán chắc là thuốc lá.  Và, chàng nói câu giã từ, ‘  tôi rất phục em Thủy ạ, vì hạnh phúc , em hy sinh rất nhiều. Xưa kia,  em thường hút  Salem, bây giờ chuyển sang  Bát-tô xanh. Người cho biết điều này, chính là văn sĩ R., mà lúc nãy, anh để em chờ lâu, chỉ vỉ  đi tìm R. lại không gặp được.’

Tôi cảm ơn chàng. Và đi lên gác., Chồng tôi nằm ở đó. Anh không nói với tôi một câu, không hỏi, vì tôi biết tại sao ?  Ngưới khách đưa tôi chắc bây giờ đã ra ngoài lộ và sửa soạn lên xe hơi.   Bỗng, chồng tôi xoay người,  mở mắt nhìn tôi, lại nhìn thấy trên tay tôi gói thuốc lá Salem , tia mắt  nhìn đổ hướng vào phía ấy.  Và đã từ lâu, tôi chưa mua được một gói thuốc đắt tiền để chàng hút. Đi lại phía võng, nựng đứa con, nó đang ngủ , trông thật thánh thiện.  Chồng tôi  trở dậy, tay cầm bao thuốc lá , định xé, tôi xua tay, ‘  khẽ thôi,  để con ngủ, anh hãy cho Thủy nói câu này, Thủy không muốn anh hút điếu nào của bao thuốc đó. Vỉ  gu’ của anh là ‘Lucky’, Thủ đã mua cho anh đây này…’ 

Tôi   mở ví lấy bao Lucky.   Chồng tôi im lặng, cầm bao thuốc,  không một lời cảm ơn tế nhị.  Anh bóc ra ngay, châm một điếu, lên giường nằm lại. Tôi vào nhà trong, thay quần áo ngủ.  Chúng tôi nhìn nhau, dường như không cùng một hướng.  Vào giường nằm cạnh chồng, anh nằm phía trong, tôi , phía ngoài.  Hai đứa nằm  xây lưng . Tôi đang nghĩ đến màu xanh của bao thuốc lá Salem  đặt trên bàn ngủ, dưới ánh đèn ngủ lờ mờ. Cũng màu xanh, của bao thuốc lá Salem , nhưng , bao Salem  hôm nay, không phải là bao Salem  của đêm nào chồng tôi mua tặng.   Hay là, bao thuốc lá Salem  màu xanh  bữa nay ,  mở màn tiễn đưa hạnh phúc chúng tôi, chăng ?,

Tôi ngủ thiếp đi, và, mong chồng tôi không nghĩ  như vậy !

    thế phong

                                                               (  kỳ tới:  người đàn bà nữ sĩ  Đà lạt)

( Sđd –  tập truyện  ngắn này đã được Chi nhánh nxb Thanh niên, tại tp. HCM cấp phép , năm 2008. Nhà phát hành X… chưa in ấn, phát hành, cùng với những cuốn khác của TP:  Nhà văn tiền chiến 1930-1945- Truyện hoa đào năm ngoái – Hỡi linh hồn tôi  – Friedrich Nietzsche & chủ nghĩa đi lên con người  –   5000 kilômét xuyên  Việt ‘.   ( khoảng gần 2000 trang in).

  

   Nguyên chi nhánh trưởng, ông  T.T.L,  trả lời tác giả,

 ‘…  thỉnh thoảng anh ghé qua đấy , xem đã in chưa – 3 cuốn trước của anh đã in, có vè như bán không chạy lắm ,thì phải ? ‘

(  Việt Nam bi thảm Đông dương – Khu rác ngoại thành / The Rubbish Tip outside the City and other sories –   Hà nội 40 

năm xa ‘ . 

     (BT chú thích). 

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 15:52    

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013 nếu anh có em là vợ / thế phong / nxb văn học, hànội tái bản 1996

 nếu anh có em là vợ / thơ thế phong

 nxb văn học, hànội tái bản 1996.

                          trong thi tập  NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ  

                          thơ  THẾ PHONG

                    có một bài thơ tặng  ĐÀO MINH LƯỢNG 

                                                               

           Lời dẫn. –   Chiều nay mở  mail, nhận được tin , bạn Nguyễn mạnh Cường  ở  Bolsa  báo :  

 1.-          ” … xin báo vói các  bạn , anh Đào minh Lượng  đã trút hơi thở cuối cùng, lúc 7 giờ sáng thứ hai, 08 April, 2013, San Diego,  Cali., USA.   CôThuận , em gái LS Triệu Bá Thiệp  mới cho biết.  Ở San Diego hình như chỉ có cô Thư , em gái –  đang chờ Băng Tâm  về chịu tang và quyết định ngày, giờ, nghi thức đám tang.  Nhờ tìm chú  Tuệ,  em trai Đào minh Lượng   và  2 con trai anh Lượng .  Hình như cậu nhỏ ở gần , còn cậu lớn ở Washington D.C.   Tuần trước, anh Lượng  có điện thoại cho vợ chồng tôi, nói, nhớ Anh, Em, Bạn  bè lắm.   Bọn này cũng định lên thăm, không ngờ, không kịp rồi.  Buồn ghê, bạn bè đi dần dần gần hết  cả  ! ”   /   CƯỜNG+ THỦY  .

   

2.-                                     THE CASE

                                         a short story by 

                                         LUONG MINH DAO

        –  sang  Huê Kỳ định cư sau 30- 4- 1975,  ĐÀO MINH LƯỢNG  ( 1936 –      ) , tác giả tập  thơ  VÔ CÙNG  ( Sùng chính viện, Saigon 1960 ).   Nguyên thẩm phán, chánh án tòa Tòa án Saigon, người từng chủ tọa xử án một phiên tòa mà  cựu tổng thống Nguyễn văn Thiệu là  bị cáo.   (  nhật báo Sóng Thần có bài  tường thuật nơi trang nhất  , vào khoảng cuối tháng 3 / 1975 .)

    – hiện nay  tác giả ở San Diego (  Hoa Kỳ  ) .  Vợ của Đào Minh Lượng là nữ ca sĩ   Băng Tâm , con gái ông  Hoàng cao Tăng , nguyên giám đốc Đài phát thanh Pháp-Á  Saigon, thập niên 50.

    – cách đây dăm năm, anh  Nguyễn mạnh Cường  ( 1934 –     ) phu quân một nữ nhân vật tiểu  thuyết  THỦY & T6    /   THẾPHONG  ( Đại Nam văn hiến tái bản, Saigon 1967 )  – gửi tập truyện ngắn viết bằng anh ngữ   (  American – English )  với đôi lời nhắn : ”  tùy nghi sử dụng “. 

    – điều làm tôi ngạc nhiên, tập truyện ngắn này  không có tên người dịch – vậy là tác giả  LUONG MINH DAO  tự viết.

     -không thể quên mỗi lần anh ghé qua  Thư viện Quốc gia  ( 34 Gia Long, Saigon 1    – nay Lý Tự Trọng ) – thời kỳ  trước 1963 –  chưa xây dựng thư viện mới trên nền Khám Lớn – anh cung cấp tiền ăn trưa để tôi ngồi lì suốt  buổi chiều ở thư viện,

 với ”  cơm tay cầm ” (  bánh mì thịt  )  trong vòng 3, 4 năm ròng.   Lời cảm ơn này tuy thừa, nhưng, nhớ đến, hẳn tôi không thể không nói lời cảm ơn.

    – thật mà nói, tiếng pháp + anh ngữ   ĐÀO MINH LƯỢNG   khi ấy, chỉ ” đọc chạy chữ thì được  ”  – còn hiểu được hoặc đủ khả năng dịch thì chưa thề –  nay, anh viết tập truyện ngắn thẳng bằng anh – mỹ ngữ  (  riêng tôi,  rất khâm phục  ) – gồm 6 truyện :  THE CASE  làm tựa sách ,   The Armband, From Troyes, Fever, Escape  và  A Street  Name .

     – trước đây, tôi đã gửi ít  bài tới web   Newvietart.com  (  France ) – anh  Từ Vũ  đã  cho POST ngay, đâu đó 1, 2 truyện, thì phải ?    Và nay,   cơ hội thuận tiện , tôi  cho phổ biến toàn tập , tập truyện ngắn   THE CASE / LUONG MINH DAO  trên web  THEPHONG’S POEMS. 

     THẾPHONG 

   Saigon, 2012.

3. –    chia buồn cùng chị  BĂNG TÂM  + tang quyến .  Cầu chúc linh hồn  anh  ĐÀO MINH LƯỢNG   siêu thoát.

  THẾPHONG

 Saigon, 09 April, 2013.  

                                                  đ e n 

                                                    thơ thế phong

                            

                                                         gửi ĐÀO MINH LƯỢNG

                    Người con gái áo đen nhà nghèo 

                    nghỉ học hàng chiều đến quán làm  caissière

                    chưa bao giờ nàng cưới hay mặc áo mầu

                    nhà nàng nghèo, qua nhiều ngã tư thành phố  

                    nàng đếm nhiều ngã năm cho khách lầm đường 

                    chiều cuối tháng, mi gục, nước mắt thầm tuôn

                    mụ chủ  bar phát tiền  làm nhục nhân phẩm 

                   chiều thứ bẩy, mưa, khách ngồi làm nhân chứng

                  Một chàng thi sĩ ngây thơ vào đời chưa sóng gió

                  bao đêm làm thơ siêu hình 

                  lần đầu biết khóc đời, mắt cay hờn căm 

                  khói thuốc, cà phê đắng chưa nguôi hận lòng

                  thương, yêu, khóc thân phận cô  caissière  áo đen 

     

                  Anh nhớ em và đã bao lần đi xe buýt 

                  em cũng mặc áo đen, nhà em không nghèo

                  cha em không là mụ chủ bar, nhưng tham giàu sang 

                  đuổi anh đến thăm em khi trời mưa gió

                  Hai người đàn ông gục đầu xuống sàn quán nhạc 

                  đếm ô vuông hoen bẩn 

                  người làm bồi bàn so lại nỡ lau ô vuông 

                  vết chân nhơ bẩn tạo thành bọn phàm nhân 

                   làm người giàu có, trưởng giả  

                   mặt mụ chủ  bar trát, bôi son tô  goasse  

                   phát lương cho nàng áo đen cộng thêm phỉ nhổ

                   Vì nàng  caissière bỏ giờ không làm đêm 

                   vì mụ đo độ vắng khách đến tiệm  café 

                   uống sắc đẹp của nàng 

                   và anh còn nhìn theo chiếc xe buýt màu đen

                   và cũng chưa bao giờ, anh gặp em .

                      thế phong 

         ( Nếu anh có em là vợ / Thế Phong, Đai Nam văn hiến Saigon 1959- 

              Nxb văn học, Hànội tái bản   1996 . – tr. 90- 91 ) 
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

‘WHAT A SIGHT! 550,000 GI’ s IN VIETNAM + Chapitre 5: “The Phong by The Phong: The Writer, The Work & The Life — autobiography / https://thephongspoems.blogspot.com/ xem phim hài 18+

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

WHAT A SIGHT! 550, 000 GI’ s IN VIETNAM by THE PHONG ( wepromise one another/ poems from an asian war — published by the indochina mobile educatin project / washington d.c.1971)

we promise one another/ poems from an asian war

 pusblihed by the indochina mobile education project/

washington, d.c., 1971

                                w h a t  a  s i g h t  !  5 50 ,00 0 gi ‘ s  in  vi et na m

                                                                by  The Phong

                                                                      TRANSLATED BY DAM XUAN CAN

Thế Phong is an airman working with the press office of the Vietnamese Air Force. He spent two years working for the Americans military in Vietnam and was a lecturer in politics at the Vũng tàu training center which produced cadres for the Government of the Republic of Vietnam’s pacification program.  Working closely with the American military in South Vietnam, he has had an opportunity to observe the effect the presence of GI’s had had on Vietnamese society.  Many of his poems contain lurid details of the actions of Americans in Vietnam.  Included here are excerpt from a longer poem.

                                                                               p. 33    We promise one another  

               Well  well,

               Our friends 

                           The Americans have arrived in our country

              They have manpower,

              They have money,

              They have munitions

                             (the recipes of the tragic formula,)

               And there are 550,000 of them,

               Deserted places  

                              Becomes military bases.

               Petrified,

                              Stupefied,

               We Vietnamese see Americans establishments mushrooming:

               Cam Ranh Bay, Cam Ranh Air Base, Cam Ranh City,

               Quy nhon, Chu lai, Tân sơn nhứt, Biên hoa …

               How many have died?

                              We don’t know.

               The dead never asked to be counted

                             Or even to be remembered,

               We can only be sure of one thing:

                              We will never suffer over population.

                For the survivors

                              Each grain of rice we eat

                              Is imported from vast fields in California.

               Germany and Korea are divided countries too,

                              But  they are doing all right —

                While we suffer in the most cruel and obscene way,

                                                                        What an irony!

                I’ve been walking the roads of my beloved land;

                             One afternoon when I stopped, terribly hungry,

                What have I to tell you?

                What have I to tell you?

                Where can I ask

                                          For a clean breathing space?

                In thousands of bars from muddy Pleiku,

                                          Kontum burled in the mud

                                          To dusty Nha trang, Đà nẵng,

                Our girls brazenly ply their trade to sex starved GI’ s  …

                                Coloreds,

                                 Whites,

                                 Reds,

                                 Blacks,

                                 Democracy protector!

                                 Freedom fighters!

                I’ve seen them all!

                Anyplace they set foot on

                                They are followed by our women and girls,

                                           The fun-makers par excellence,

                As for you,

                                 You must produce passes

                                           When you come down to any these places.

                Don’ t you see signboards

                                  Reading “Locals, Keep Out”?

                Without respite

                                Day and night

                                Our country exposes itself to rockets and bombs,

                Hundred of raids are being carried out daily,

                In an office there was a Vietnamese woman

                                          Whose officer husband  was away;

                He had a cute son,

                                          He could mumble a few words,

                He wept and screamed,

                                 Scared of his mother’s American visitors;

                Unlike her,

                                  He was not a bit impressed by dollars,

                 Shaking his head

                                  Shouting louder,

                                           Broken into tears,

                                                     He called his father’s name.

                 His father had long been denied a leave,

                                  He was leading his troops

                                  Against the enemy in the highland.

                The woman worked for the Americans

                                  To get money,

                 And what would be that —

                                                           She thought,

                The American officer who employed her

                                   thought differently,

                 He said: ” I will help you

                                 Your husband is an army officer,

                                  He is my best friend

                 Not long after that

                                  He felt madly in love with her.

                 One rainy evening

                                 He proposed to drive her home

                                         It rained

                                            It rained,

                 The car didn’ t overt urn

                                   But she was trapped.

                 Holding her tight

                                   In his two hairy arms

                                          He kissed her savagely,

                             Then rapped her in the back sear.

                 He gave her all the MPC’s *  he had,

                               A lot of money.

            

               

                              HUMILIATION

                                                                                                                        By a Sudent

                                                                                               (   p. 37   WE PROMISE ONE ANOTHER)

                 That night

                                       Her child went to bed early

                         Unaware the officer had taken the place of his father

                  In the bed of his parents

                          The next morning

                                    He got up

                                              Amazed to see so many MPC’ s *

                   He did not like them

                           And tore them to pieces

                                               Calling to his mother.

                 Startled

                             She rushed to him

                                              Handed him a parcel of candies

                 Telling him it was from his father in the war zone.

                 Jubilant

                              He held tight his present,

                                              Mumbling his father’ s name …

                 I have a question

                                 To ask good Americans like Bernard Fall,

                 Who wrote’ The Two Vietnams’, discussing problems in both

                                               The North and the South,

                 Who died on Vietnamese soil

                                  In a field trip with the US Marines in Quảng trị.

                 I want to ask good Americans

                                                 Like the US missionary

                 Who tried to learn about us

                                  And to do good things in the names of Christ

                 You are people of wisdom,

                                                         People of strength

                                                              But you are honest enough

                 To admit the silly mistakes your fellow country men committed

                                                         in the names of friendship!

                  I for one cannot entertain

                              The prospect of your girls becoming prostitutes

                                                         And boy pimps.

                 This land of ours counts on you

                 Men who re not Communists,

                 Men who are not servants,

                 Men who have dignity,

                 Men who do not allow wives to work  for Americans,

                 Men who bring  salvation.

                 I know you will feel humiliated,

                 I tell you

                              You must learn American

                 If you want to know

                               What the hell is going on …

                  THE PHONG

                

                 —

                  *   Military Payment Certificates (MPC)are issued to service-men

                as currency  for military-operated facilities and services provided

                in Vietnam.  They are used in lieu of the green dollar.

                 (WE PROMISE ONE ANOTHER/ poems from an Asian war– 

                 selected, published by Don Luce  and … ( Washington, D.C. 1971).

    lời bàn:

 ” … chỉ vì cuốn WE PROMISE ONE ANOTHER ( in kiểu mimeographed xuất bản ở Washington, D.C., 1971) — do Don Luce + John C. Schafer + Jacquelyn Chagnon; tuyển chọn,sưu tập,in ấn,phát hành. .(tôi biết: Don Luce rất giỏi tiếng việt, thạo ngũ âm’sắc,huyền,hỏi,ngã,nặng). Bộ ba này sưu tập văn thơ, nhạc chống đối cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ can thiệp vào Việt nam; từ việc Mỹ đổ quân lần đấu vào Đà nẵng, năm 1965.

Phần đầu tuyển tập này;Don Luce +… cho đăng thơ các bậc tiền bối

(ancien master/chữ Don Luce)- Bt ) như : Nguyễn Du; Nguyễn đình Chiểu; Phan châu Trinh …; tiếp, văn thơ miền Bắc[VNDCCH]: Hồ chí Minh; Tố Hữu; Xuân Thủy; Lưu trọng Lư; Tế Hanh … ; tới Mặt trận giải phóng miền Nam: Giang Nam; Thu Bồn; Cửu Long … — sau cùng đến Việtnam Cộng hòa(VNCH): thơ  , văn phản đối chế độ độc tài Ngô đình Diệm; thơ của Nhất Chi Mai; [ lời] nhạc Trịnh công Sơn;[ lời]  nhạc Phạm thế Mỹ … 

 và, bài thơ dài nhất  (tuy đã lược bớt) trong tuyển tập ‘WHAT A SIGHT! 550,000 GI’s IN VIETNAM’, thơ Thế Phong. 

Thế rồi, International Writing Program, chairman là bác sĩ kiêm thi sĩ Paul Engle mời một thi sĩ duy nhất của VNCH theo học khóa học viết văn  (4 lần mời từ 1968- 1972).  Khi học xong khoá anh văn tại Staff Development Center, khoảng 6 tháng; tôi đến tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Saigon xin cấp  visa; thì bị từ chối thẳng thừng —  vị tham tán văn hóa, tên Linclon, chìa tập ‘We Promise One Another/ poems from an Asian war’; trong đó có bài thơ ‘What a sight! 550,000 GI’s in Vietnam’– ông ta cho là thơ phản chiến.  

biết vậy, tướng Minh,tư lệnh Không lực Việt nam Cộng hòa, phán,

” Mỹ không cho anh đi dự thảo văn chương; thì,tôi cho phép anh đi làm hạ sĩ quan Không quân liên lạc tại Hoa Kỳ; được không? Sang đó rồi, anh muốn đi dự hội thảo, hoặc đi đâu; tùy ý …”

                     trần văn minh , tác giả  tập truyện CHẾT NON

                                                                (nxb vàng son tai bản , saigon 1967)

                                                                    ( ảnh: internet)

đúng lúc trận chiến ‘dầu sôi lửa bỏng’của năm 1972; khi ấy tôi 1 vợ + 5 con; đứa nhỏ nhất mới sinh ra đời, sống ở khu gia binh Không

quân/ Tân sơn nhất.  Lương hạ sĩ quan không viết báo ngoài; làm sao có tiền thuê người làm — hơn nữa, bên ngoại ở Dalat — tôi đành cảm ơn lòng tốt của viên tư lệnh rất văn nghệ, tác giả tập truyện CHẾT NON.

sáng nay, ngày 30 tháng 4 năm 2015, đứa trai út được sinh vào’mùa hè  đỏ lửa 1972’mời vợ chồng tôi đi ăn phở gà Hương Giang/ Võ thị Sáu. Ăn xong, lại mời đến tiệm cà phê Highland Coffee, ở góc Nguyễn Du + Nam Kỳ khởi nghĩa. Vợ tôi nói với Đỗ Thông,

 ” … Con biết sao không, Mỹ không cho bố đi Hoa Kỳ dự hội thảo viết văn; từ chối cấp chiếu khán tơi 4 lần; thì, ông tướng tư lệnh Không quân gọi lên, hỏi:’có muốn đi làm hạ sĩ quan KQ liên lạc ở Mỹ’ không? Sang đó rồi, tự do đi tham dự hội thảo, học hành viết văn’. Khi ấy; nhà không thể có người giúp việc; mẹ thì một nách 5 con; con là đứa nhỏ nhất, mới vài tháng tuổi. Tối tối; bố bị cấm trại,sáng về nhà, giặt một thau lớn tã lót; ấy là lúc con  [chỉ sang phía ĐỗThông] mới vài tháng tuổi…”

THẰNG PHẢI GIÓ  

  saigon, 30/ 4/ 2015

                      “khi ấy tôi 1 vợ 5 con ; đứa nhỏ nhất mới sinh ra đời ,

                                                                       sống ở khu Gia bình KQ/ Tân sơn nhất …”  

                                                                  ( Đỗ Thông được bế trên tay vợ tôi )  ( ảnh lớn ợ giữa)

                                                                                         (tư liệu ảnh: TP)

               http://thang-phai. blogspot.com/2015_05_01_archive.html

  

                                                                               

    

     

                      

  

      

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 01:28   Không có nhận xét nào: 

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

thephong by thephong / autobiography / chapitre 5 — http://thephongspoems.blogspot.com/

t hephong by thephong / autobiography.  chapitre 5

http://thephongspoems.blogspot.com/ 

                                                     Thephong by Thephong: the writer, the work 

                                                                  the life    autobiography

                                                                  by The Phong   [i.e. Do Manh Tuong 1932 —   ]

                                        T he ph on g b y T he pho ng / autobiography

                                                                    thephong

                                                        TRANSLATED BY DAM XUAN CAN

                                                                                                 Chapitre 5

On  the cover of the book Myself for hire  are six angel like ants, my gracious guests in the first days of 1962.  While I boiled water to prepare coffee, they came to alight on my head and neck.  I had always love animals and insects especially when loneliness fell on me.  When I sar sipping coffee, I found a letter near the door.  Lifting it I guessed it was poet Diễm Châu alias Phạm văn Rao who threw it in.

 But the sender’s name was Sao Trên Rừng alias Nguyễn đức Sơn.   I opened the cover and found a request for my introduction to his collection of First Love Poems *  . He also asked me to publish it. I just could not make our why his youth knew for sure that I could come to see him at his house in Xóm Cỏ- Nguyễn bỉnh Khiêm St.  I had no intention of publishing books by those I did not know well.  I had had a difficult time with port Bùi khải Nguyên’s new Eugene Ionesco play translation already stenciled.  But when I ask him money, Bùi khải Nguyên answered that he did not want to have it published any more.  I surely did not know the caprices of this fellow.  I guessed that he was worried by my asking to pay the cost of printing and advertising.  Did he know that I had no money?

And poet Bùi khải Nguyên brought the stenciled matter home I burned two hundred covers of the play The Rhinoceros and felt extremely sad, acutely sensible to the grief of having lost a close friend.  And I thought I should find comfort in my new friend.  This way why I was willing to publish his book.  In my first visit I noticed that he lived very miserable in a hut.  Obviously pleased, he asked me my address for further contacts as I seldom came to Pham van Rao’s house. After reading the manuscripts I consented to print it, although there were problems to be solved about raising the necessary money.  Stencils would be obtained, I would borrow a typewriter, Miss Mỹ would be in charge of mimeographing.

*  Những bài tình đầu  (TR)

                                             sao trên rừng  [ i.e. nguyễn đức sơn 1937-   ]

                                                                    (photo: internet)

Some days later, he came to see me in the evening.  He complained that he had no means to support himself any longer and asked to stay in my house as there would be enough room for both us.  I agreed to receive a poor fellow like myself. Some time before, young writer Kiều Thệ Thủy came to pass the nights with me too. I brought my new friend to a shop to have dinner.  He suggested that we could cook rice at home for the sake of economy.  My house was wide and had a kitchen of its own.I tole the landlady that a cousin of mine came to live with me to get prepared for the coming Bacca-laureate examination.  So, we cooked rice at home. It was convenient for us as the rainy season would come very soon.

He asked me to hasten the writing of the preface.  Then, we came to a commercial school, I proposed to type on the spot.  Damn it! my request was turned down.  So I had bring the young poet to Mr Nguyễn đức Quỳnh’ s and asked him to let us us use his typewriter.  We  came there twice a day. The young poet read aloud the poems for me to type.  We spent hard times with a worn-out machine, I sometimes skipped a whole paragraph.  At last, we bought the stenciled matter home for Miss Mỹ.

A friendly printing-house offered to print the cover, and we had dome reams of paper left at Miss

Mỹ’ s.  The printing-cost was not too high for us ! Another good thing was that she liked to take part in literary activities.  The poet came from her hometown and was a close acquaintance of Chinh, her cousin.  One morning, when the books were already bound, he set out to distribute the copies to his friends.  I asked  journalist-poet Xuân Hiến to use his poems more frequently as this would give him additional money.  I also presented him to Đoàn Thêm as he could influence Bách khoa Magazine , editor Lê ngộ Châu.  I readily admitted Sao Trên Rừng was a good guy and live with me very difficult.  I was dictatorial to those around me, and I was already angry with all who were young,

especially my younger friends.  He was sometimes chagrined by that.  These times, he used to climb the trứng cá  treee, saying nothing, looking soft and sad.  One day, he asked me one hundred piasters, all I could do then  was to tell him to shift for himself.  When dispatched him to  Pr.- poet Lữ Hồ alias Nguyễn minh Hiền for money to print the book of poetry he took one hundred and spent it without telling me.  Once back home he bought for me two eggs and two bananas.  I scolded him for doing this, but I soon forget the whole thing.  Alas, I alone had to pay the rental, the printing of books, and the allowances for both us …  Through me, he became acquainted with Pr. Lê xuân Khoa, Nguyễn minh Hiền and some others.  Prior to book delivery he was old to return Xóm Cỏ- Nguyễn bỉnh khiêm St. because I had to be in Mỹ Tho province for some days.   I promised to see him later.  In fact, I was really broke and could not afford to publish his book, I tole myself.  I also had to face another urgent problem; I had to pay the landlord a little sum in the case I wish to stay on.  Nguyễn văn Ngơi’ s mother remained in my house all the day long to wait for me to pay back her money.  But I refrained from returning.  Later she decided to take a harsher measure — she threatened me to sue me.  I really couldn’t give myself away so soon as I was penniless than.  Two days later I paid journalist-poet Xuân Hiến a visit and he disclosed that SaoTrên Rừng had cast blame to borrow money from Đoàn Thêm.  Good Heavens! If this were true, it meant that my young friend had imposed upon my kindness.  Fortunately, Mr Đoàn Thêm wanted confirmation on my part.  I returned to Xóm Cỏ- Nguyễn bỉnh Khiêm St.   He looked at me in a kind of dread.  I told him to see me in the boarding house.  All this vexed me terribly.  When he met me in my house, I said, ” Why did you do  like that? Boy, I was hurt real bad today.  Why didn’t you let me know your worry as I did ?  Don’t you know it is so bad to borrow money in the name of another.”  He tried to hide the truth until I took the letter he wrote to Mr Đoàn Thêm out of drawer.  He remained silent then said that he would sue me if I refused to give him twenty copies of his books.  I asked whether he had received twenty copies or not, he nodded but he added there was no legal proof for it.   I was so angry I reached out and slapped him across the face and told him to get out of my sight.

I did not want to see a young man behaving like that.  Before fleeing he said, “Do remember you  have beaten me”.  I answered, ” Yes.  Be sure not to come back in five years.” .  I stood in the middle of the room, trying to imagine what had happened .

When poet Nhị Thu came and heard this, he proposed to punish this on of a bitch.  The following morning we set out to recuperate some hundred copies already distributed to the bookshop, tore the covers, and sold them to a bazaar.  Because I thought this young man had better not to write poetry, while he was so mean.  And I could not afford to be the publisher of his book even it had already been printed.  Later, journalist Nguiễn Ngu Í wrote in weekly Văn đàn  that I failed to appreciated poetry as a critic.  All I could do then was to promise to let him know the whole matter in the future.  Every time I saw poet Sao Trên Rừng in the street and his trying to avoid me I could not help laughing, thinking that my blow was sometimes quite necessary.

                                                                             ***

                                                        professor-poet  diễm châu

                                                           [i.e. phạm văn rao 1937- france 2006]

                                                                          (photo: internet)

The Têt  festival that year was extremely sad.  I recalled pasts Têt  festival in my house in  359/15 Trương minh Giảng St. when I ate boiled chicken drank Beaujolai s and talked ll nghht. When poet Diễm Châu alias Phạm văn Rao came to landlord disclosed I spoke French the whole evening, blaming President Ngô đình Diệm.  Phạm văn Rao stayed untill late in the night.  He came again on the first day of the year.  The day before, I sat watching the sunflowers and evening came unnoticed. Then there was a knock at the door.  It was artist painter Đinh Cường.  In the talk, Đinh Cường said that many Huế students and there was rumor of my arrestaion.

I invited him to pay a visit to Lăng Ông Pagoda  and that night he slept with me.  Đinh Cường knew me since the days in Lý thái Tổ St., he sat in the late night helping me to bind the copies of Post WarWriters  *  until he was too tired to continue.  Đinh Cường then brought Duy Năng to see me and asked me to preface the latter’s book of poetry entitled The Sleep on the Pass . **

*  Nhà văn tiền chiến 1930-1945      **  Giấc ngủ chân đèo   (TR)

Unfortunately, he addressed me as mate  in time I could allow only a friend of many years’ standing to do such a thing.  Duy năng as a contributor to’ s Hanoi Weekly Quê hương  like me. He sent aricles by mail from his hometown Nha Trang.  We knew the names of each other but never met.  So Duy năng’s telling to artist Đinh Cường that he knew me well vexed me terribly.

I did nothing about the manuscripts he handed.  One day, I meet Duy Năng and an officer I knew in the street.  He said, ‘Hello’  and was familiar terms with me just like our first encounter.  I stared at him in astonishment.  He thought again that I really liked him.  He blurted out triumphantly, ” Boy have you completed the introduction to my poems?”    My voice was calm and dry as I told him that I did not appreciate the way he spoke.  Lieutenant -poet Thế Hoài alias Trần hoài Châu tried his best to reconciliate us in order to avoid further painful development.

When artist painter Đinh Cường let me know Duy Năng was so depressed he decided not to publish his book and stop writing were altogether.  I felt very sorry.  After recreating his poems, I felt convinced he had own language ant it was a great pleasure to introduce him to the readers. But, worrying about the a matter of no importance, I had became disppointing to him.  I wrote to him a apologize.  I wrote twice and got no answer.

Probably, my fault was so great that it could not be forgive.

                                                                artist painter  đinh cường

                                                       [ i.e. đinh văn cường 1939-  usa 2016.]

                                                                  (photo: internet)

                                                                            ***

I could almost do nothing else than eat, sleep and stare at the red road in theCatholic Refugees’ Hamlet.   I wrote poetry and let mosquitos sing my bare face.  This was to me sign that I was still alive.  Here was the poem entitled Mid Afternoon:

                                 … I took so long siesta I forget the dinner

                                     Do you remember, my love, the red road to the 

                                                                                                     Catholic church

                                     Where there was on Easter Day a long procession

                                     Bearing flowers without fragrance on their heads.

                                     In mid-afternoon I already hung the mosquito-net

                                     While mosquitoes were singing happily around me

                                     It seemed they only liked to suck the blood of people like me

                                     Who could afford to have lunch only and then lie down

                                                                                                           for them to sting …

and another poem entitled The Century Old War : *

                                  … I remember when I was a little boy

                                      Every time I had a cough

                                      My mother told me to come to the doctor so that

                                                                                might live until my 100 th year

                                      But I want to die  when I am barely thirty one …

* Bức TƯỜNG  trăm tuổi

   TƯỜNG is the real name of the author.  Translated, it means ‘WALL’. (TR)

Fortunately I had rarely been sick since the day I left my mother I recall once I shot a high fever due to venereal disease, my temperature topped 104 degree and nobody gave me a drink.  I had to crawlto grab a cup of coffee left on the table some days before.  At the beginning of 1963, I incidentally made acquaintance with doctor-writer Nguyễn tuấn Phát.  He was so kind to me but I only came to him desperate situation.  I liked to go others.  Once, I went to Dr Nguyễn hữu Phiếm in Trương minh Giảng St.  The old doctor had written many editorials about social reform.  After a couple of visits I noticed one thing.  He gave me Dectancyl 0,05  in three days.  I bluntly told him this medecine had nothing to do with venereal diseases.  Only then the old man gave me another prescription.  And urged me to come again.   Every time he got $100 . I have never told this to anybody.   In case you happen to read this, do remember it was a patient about thirty named TƯỜNG, who used   to say,

“I have slept with a prostitute and I am unwell.  Doctor, I have one counsel to offer you.  Don’t bother to write any more!  Nobody likes your editorials in ‘Mai’ and ‘Bách khoa Magazines’, ‘Chính luận Daily’.  And stop your most dirty practice first!  But I congratulate you one thing, ” You are good at curing venereal diseases, when you really try”. 

As far as  my teeth were concerned, I had a friend named Doãn đình Thái.  He had firnished me artificial teeth.  I called him ‘my doctor chirugien dentiste’  * .  One day I came to see him, but he wasn’t home.

 I left a message.  His answer was a quatrain which I deemed worth recording here :

                                                   You are very good caligrapher

                                                    So, you should be a lady-killer

                                                    Do know this, my friend!

                                                    You’ll suffer all your life.

He was right.  Do you know, my ‘docteur chirugien-dentiste-poète’  * .  I have had only unhappy loves ?   []

————–             *  in French in the text  .(TR)

                     thephong

                                                                      thephong writer  / epaint by phan nguyen

                                                                                            

   http://thephongspoems.blogspot.com/2014/02/thephong-by-thephong-writer-work-like.html

                                                              =============

          
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

’20 năm văn học [VNCH] & nguyễn quốc thắng’ / nguyễn mạnh trinh (usa) — www.namuctuanbao.net/ xem phim hài 18+

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

20 năm văn học [VNCH] và Nguyễn Q. Thắng/ bài viết: Nguyễn mạnh Trinh — www. namuctuanbao.net/

tựa chính,’ 20  năm văn học miền Nam’ .. .

http://www.namuctuanbao.net/

                       2 0 n ăm  vă n h ọc   [ VN CH ]   &   n gu yễ n q . t hắ ng ‘

                                                   nguyễn mạnh trinh

                                             ‘…Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng, vì ông này đã đạo văn 2 bài

                                              ‘Phan văn Hùm + Nguyễn trung Nguyệt’ + ‘Ngục trung ký sự’/ Bảo Lương’ 

                                              trong  ‘Tản mạn văn chương’ của Thế Phong — để sử dụng nguyên con

                                              trong ‘Văn học miền Nam’  (tập 2)… Đã là gian thương ăn cắp, Nguyễn

                                              Q. Thắng lại có lời nói côn đồ đến vô sỉ:

                                            ” Anh  [nói với  phóng viên báo  Thể thao & Văn hóa’] chưa biết Thế Phong,

                                              ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm; nên tôi chẳng 

                                              sợ cái anh Thế Phong này.    Ông ấy thích kiện, thì cứ đi kiện  … ”

                                       Nguyễn Q. Thắng   [ 1940-     ]      (ảnh:  Thoại Hà —  in kèm bài   )

” Bộ sách  Văn học miền Nam  (Văn học Việt nam miền đất mới / tập II của tác giả Nguyễn Q. Thắng – nxb Văn hóa- Thông tin vừa phát hành, đã lập tức nhận được đơn khiếu nại của ông Đỗ mạnh Tường (bút danh Thế Phong). Ông Tường  chứng minh là tác giả của  các cuốn Lược sử văn nghệ Việt nam  (nxb Vàng son/ Saigon 1974) và  Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳn h ( nxb Đại Nam Văn Hiến/ Saigon 1974).  Đây là 2 trong 50 tác phẩm của tác giả Thế Phong, đã được Cục Bản quyền tác giả/ bộ VH-TT cấp Giấy chứng nhận bản quyền số 341/VH/BQ/ĐD ngày 15/8/ 1996. Trong sách của ông Nguyễn Q. Thắng, từ trang 872 đến 880; khi viết về Bảo Lương nữ sĩ (phần 1); từ trang 917 đến 924, viết về Nguyễn đức Quỳnh (phần 2); đã trích dẫn toàn bộ, từ cuốn  Lược sử văn nghệ Việt nam  của ông Thế Phong; mà, không hề xin phép , cũng như không trả nhuận bút– dù khi đưa vào sách của mình; thì, ông Nguyễn Q. Thắng có ghi rõ xuất xứ trích dẫn.  … Riêng phần Bảo Lương nữ sĩ nằm trong tập bản thảo  Tản mạn văn chương  ( viết từ 1952 đến 1975) chưa in — được ông Thế Phong đưa cho bạn, ông Lê ngộ Châu đọc  …  không hiểu tại sao lại xuất hiện trên Văn học miền Nam  ?.  (tập II)  … Việc tùy tiện trích dẫn mà không thông qua tác giả; cũng như ‘làm ngơ’ luôn cả khoản nhuận bút người khác; của ông Nguyễn Q. Thắng  & nxb Văn hoá- Thông tin, đã ‘góp’ thêm một vết đen vào ‘căn bệnh bát nháo’ của thị trường sách hiện nay . 

 (TRÍCH DẪN ‘MIỄN PHÍ’ KHÔNG CẦN XIN PHÉP/ÁI MỸ / báo Phụ nữ ( tp. HCM) ra ngày 21-4-2004.  

                                             

                                                     “… Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng; vì ông này đã  ‘đạo văn’ 2 bài

                                                      ‘Phan văn Hùm & Nguyễn trung Nguyệt’ +  ‘Ngục trung ký sự/ Bảo Lương’;

                                                     trong  ‘Tản mạn văn chương’ của Thế Phong; để sử dụng ‘nguyên con’ trong

                                                                                 ‘Văn học miền Nam’   …”   (tập II)    

                                                    ‘Ngục trung ký sự/Bảo Lương’  trong ‘Tản mạn văn chương’/  Thế Phong

                                                            bị Nguyễn Q. Thắng đưa vào sách ‘Văn học miền Nam’ (tập II)

                                                   xào sáo nội dung;  đổi tựa, ‘ BẢO LƯƠNG NỮ SĨ với vụ án đường Barbier’

Nguyễn Q. Thắng ghi chú ở trang sau:

” Theo Thế Phong’ Tản mạn văn chương/ Thế Phong (bản thảo ) ”

 — là ‘bản thảo ‘ ; sao tay này có để sử dụng; có lẽ bản tôi tặng Lê ngộ Châu

           đã được sang tay cho ‘đàn em N.Q. Thắng.’ 

Và,  Lê Ngộ Châu + Nguyễn Q. Thắng còn là 

  đại diện tác giả Nguyễn hiến Lê ; 

  được  Cục bản quyền tác giả cấp  ‘Giấy chứng nhận bản quyền’ .) 

(bìa sách+ chú thich của TP )

 Hiện nay  cả trong nước lẫn hải ngoại; hình như có phong trào nhìn lại 20 năm văn học miền Nam[VNCH].  Ở trong nước, có ‘Văn đòan Độc lập ‘ mới thành lập — đã viết thư kêu gọi sự hợp tác, để nghiên cứu, nhìn lại ‘ cái  mà họ gọi là’ văn chương trong đô thị trong thời kỳ 1954- 1975 ‘.  Va, cái tên là ‘văn chương đô thị ‘ sặc mùi kỳ thị …  *  

 Cõ lẽ [vậy], sự hợp tác chưa được hưởng ứng nhiều.  Ở hải ngoại, có 2 mạng văn học; ‘Tiền vệ ‘ & ‘Da màu’ —  vào tháng 12 này, cũng tổ chức hội thảo; nhằm nghiên cứu về ’20 năm văn học miền Nam’  — và, hiện nay đang trong giai đoạn tiến hành.

*  …   – tạm lược một số chữ.  (Bt)

                                       Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại nam 

                                                           Việtnam: 1954- 1975/  Trần trọng Đăng Đàn   [1936-     ]

                                                     (nxb thông tin + nxb long an, 1990– 853 trang, giá: 12.000 Vnđ )   

  

                                     ở bìa 4,  ghi rõ :     ”  …trong sách này: – nhận định tổng quát, nghiên cứu cụ thể về;

                             VĂN HÓA , VĂN NGHỆ Nam Việt nam 1954- 1975 — Phụ lục khoa học: sách in tại Nam Việt nam 

                              thời 1954- 1975:  -SÁCH NÀO? -TÁC GIẢ NÀO/- NHÀ XUẤT BẢN NÀO?  — ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH ? – 

                                                                  TẠM ĐƯỢC LƯU HÀNH / — CẤM LƯU HÀNH?”

                          + Lời giới thiệ u/ bộ Thông tin: ” … Mỗi thư viện, mỗi trường học, mỗi cơ quan thuộc các ngánh

               văn hóa, văn nghệ giáo dục, mỗi hàng  buôn bán sách + văn hoá phẩm, mỗi gia đình, mỗi người quan tâm đến

               đời sống văn hóa, văn nghệ … — nếu có tập sách này, sẽ dễ dàng hơn trong việc biết được thư viện mình, 

               cơ quan mình, tủ sách gia đình mình; có những sách gì là tốt, sách già là xấu, sách nào bị cấn, sách nào được

               lưu hành, sách nào, văn hóa phẩm nào; từ thời Mỹ-ngụy còn lại, cần được sử dụng theo phương hướng nào …”

                                                                          / BỘ THÔNG TIN ”    (tr. 7+8)

                                             

           “… Những nhà văn, tác phẩm văn học nghệ thuật; lúc bấy giờ có một năng lực đấu tranh chống đối,

      phản kháng vô cùng mãnh liệt với cộng sản chủ nghĩa.  Họ được huy động triệt để.  Những bậc đàn anh, như

         Nguyễn đức Quỳnh, Vũ khắc Khoan, Nghiêm xuân Hồng, Mặc Đỗ ( nhóm ‘Quan điểm’),  Nguyễn mạnh Côn, Uyên Thao, 

         Thế Phong, Hồ Nam, Vị Ý — và, nhất là nhóm ‘Văn hóa ngày nay’, từng có kinh nghiệm về Cộng sản Hà nội …. ”

                                                  một trang về tác giả vần T,  bị cấm toàn bộ tác phẩm: 

                                               Thanh Tâm Tuyền  — Thảo Trường  — Thế Phong  — Thế Viên  —  Thiết Tố 

                                                                              — Thiều Giang   v.v…

                                                                             ( chụp bìa sách + lời dẫn: TP )

                                             

Tính từ 1975 đến nay, đã có nhiều cuốn sách ở trong nước; viết về giai đoạn văn học sử này.  Tất cả đều là những nhận định sai lạc, cố tình bóp méo sự thực; để phục vụ những nhu cấu chính trị. 

 Thí dụ cuốn ‘Văn hoá văn học miền Nam: 1854- 1975’/  Trần trọng Đăng Đàn   [xem bìa sách + lời bình ở trên]  —  hay, ‘Văn học Việt nam nơi miền đất mới’ / Nguyễn Q. Thắng .

Có người đã phẫn nộ phát biểu: ‘Văn học sử lộn sòng’ ? –‘Nhà văn hóa dởm? .   

Bạn hãy đọc một bộ sách gồm 4 [tập], dày cả mấy ngàn trang; được in ở trong nước,’ Văn họcViệt nam nơi miền đất mới ‘ — để thấy cung cách nghiên cứu tệ hại của một soạn giả, tên Nguyễn Q. Thắng; không hiểu biết gì về phương pháp biên tập chính xác, với những sai lạc; nhiều khi cố tình, nhiều khi vô ý.

Nguyễn Q. Thắng là ai?

 Hãy đọc một tiểu sử ‘nổ ‘ hơn bom CBU; ở phần cuối sách:

” Nhà nghiên cứu văn học, sử học, cựu giảng sư đại học; tên thật là Phạm Tùng, Nguyễn quyết Thắng … Thuở nhỏ họ tiểu học ở quê nhà; vì chiến tranh, phải nghỉ học ở quê nhà; giữ trâu, làm ruộng nhà.  Từ năm 1958; bỏ làng, sống ở Huế, Sài gòn.  Đã học xong các chương trình tú tài  (1963), cử nhân văn chương  (1966), cao học văn chương Việt-Hán  (1969), tiến sĩ văn chương Việt-Hán  (1975) ; dạy học tại các trường Đồng Khánh  (Huế) , Đại học Vạn Hạnh  (Sàigòn), Đại học văn khoa Sư phạm Cần thơ  (trước năm 1975).  Sau năm 1975, tiếp tục gạy tại Đại học Cần thơ , Đại học Sư phạm Sài gòn.  (tp. HCM)      Những năm tuổi trẻ, từng đi ‘quân dịch’  (binh nhì quân dịch) ; bị gọi đi lớp sĩ quan trừ bị Thủ đức; ra trường bổ dụng dạy văn hóa tại trường Tham mưu Cao cấp ở Đà lạt; nhưng từ nhiệm.  Từng tham gia các tổ chức phản chiến; bị chế độ cũ truy nã, vì tội trốn quân dịch, bất phục tòng mấy lần.   Sau năm 1970, dạy tại Đại học Cần thơ; rồi chuyển về  trường Đại học Sư phạm Sài gòn, đến năm 1994 nghỉ dạy; vì lý do sức khỏe &  tình cảm … ”

Nguyễn Q. Thắng nói ‘học xong chương tình tiến sĩ chuyên khoa Việt-Hán năm 1975’  (?). 

 Có người học Văn khoa một thời gian dài, cho đến 1975; đã nói rằng ‘phải xét lại sự chính xác’ . 

 Bởi vì; có vài sinh viên đang trình luận án tiến sĩ Văn khoa vào năm 1975 — như Nguyễn văn Sâm, Đặng phùng Quân … [thì] không [thấy]có tên Nguyễn Q. Thắng hay Phạm Tùng —  tên thật cũng không, mà bút hiệu cũng không.

Rồi cái lý lịch quân dịch ấy; xem ra, có điều gì khuất lấp, mù mờ che giấu gian ý.  Nếu tốt nghiệp trường sĩ quan Thủ đức; thì, phải là sĩ quan, rồi được đi dạy ở quân trường — và đào nhiệm, thì phải [là] ‘lao công đào binh’; chứ mấy lần trốn lính mấy lần, bất phục tòng; mà, sao về dạy học yên được; từ năm 1970 đến 1975. (?)

Nhưng có một tiểu sử  ‘lấm lem’  khác, của một tên ‘ ăn cắp’.  (mà nhà văn Thế Phong đã chỉ thẳng vào mặt hắn, trước tòa án  [Sơ thẩm tp. HCM]; khi kiện Nguyễn Q. Thắng, về tội ‘đạo văn’. ) 

 Đây là cái lý lịch ‘đen bẩn’ ấy:

” Chàng sinh năm  1940; nổi danh tìm bản thảo ăn khách đang ‘nằm ụ’; mà, tác giả nhà văn trước 1975, rất khó được cấp phép xuất bản, lại không tiền.   Chàng ‘gạ gẫm’ chó ký tên chung; thì, sách sẽ được in ngay.  Trường hợp con nhện sa lưới đầu tiên, là Nguyễn bá Thế ở Cấn thơ.  Tiếp nữa; là  một cuốn ‘danh ngôn’ chi chi đó …của Thanh vân-Nguyễn duy Nhường, chàng xin  giấy phép in ấn, đưa đi phát hành. (in dôi ra 500 cuốn phát hành riêng, bị Trần nhật Thu phát hiện — chàng ‘làm mình làm mẩy’; rồi đâu cũng vào đó) .  Khi gi1m đốc FAHASA Nguyễn văn Minh bị ‘rớt đài (Trần nhật Thu là người thân cận [cho biết]): phó giám đốc Đỗ thị Phấn ‘đảo chính thầy’ lên thay; chàng vẫn có mối phát hành sách độc quyền với FAHASA; và, càng ngày càng phất lên (lọai sách ‘Học làm người’/ Nguyễn hiến Lê) chàng được Lê ngộ Châu nhận làm ’em tinh thần’, đứng chung tên, đại diện in ấn  sách Nguyễn hiến Lê — càng ngày chàng càng by cao như’diều gặp gió’ …”

Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng, vì ông này đã ‘đạo văn’ 2 bài ‘Phan văn Hùm + Nguyễn trung Nguyệt’ + ‘Ngục trung ký sự/ Bảo Lương’ trong’ Tản mạn văn chương của Thế Phong; để sử dụng ‘nguyên con’, trong ‘Văn học miền Nam  ‘(tập II).[sách dày  1475 tr., khổ sách 16x 24 cm] .

tản mạn văn chương/  thế phong  (tiểu luận (viết từ 1952 đến 1975)–

    bản thảo đánh máy, lưu hồ sơ tác già– cũng được gửi tặng một số bạn bẻ văn chương,

          báo chí, như: Lê ngộ Châu  (chủ trương tạp chí Bách khoa/ trước 1975)  …

        ở trang mục lục  có 2 bài:

 ‘Phan văn Hùm & Nguyễn trung Nguyệt’+’ Ngục trung ký sự của Bảo Lương- Nguyễn trung Nguyệt  (  thứ tự :bài số  9+ 10)

                       “…  Thế Phong đã kiện Nguyễn Q. Thắng, vì ông này đã ‘đạo văn’ 2 bài ‘Phan văn Hùm & Nguyễn trung Nguyệt’ 

                        + ‘Ngục trung ký sự/ Bảo Lương’ trong ‘Tản mạn văn  chương ‘của Thế Phong; để sử dụng ‘nguyên con’

 trong  ‘Văn học miền Nam’ (tập II)  … ”

( chụp từ ‘hồ sơ lưu’ của TP . )

Đã là gian thương ăn cắp, Nguyễn Q. Thắng lại có lời nói côn đồ, đến vô sỉ.  Theo báo ‘Thể thao& Văn hóa’ trong nước; anh ta đã mạt sát Thế Phong, với phóng viên báo này:

” … Anh  [Hoàng Hoài Sơn/ báo TT&VH] chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm; nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này.  Ông ấy thích kiện; thì, cứ đi kiện … Tôi là người lịch sự, nên tôi mới để tên ông ta. [xem chú thích ở trên : ‘Theo Thế Phong ‘Tản mạn văn chương’. (bản thảo) ].  Nếu như ông ta giống tên người khác, thi sao? ”

         (…)  – tạm lược một đoạn dài,  chỉ tóm tắt sơ lược ít câu; về cuốn ‘ Hoàng sa Trường Sa, lãnh thổ Việt nam; nhìn từ công pháp quốc tế” : ” Gần đây, năm 2008, Nguyễn Q. Thắng đã in …    Là một con buôn nên nắm được thời cơ, mang chiêu bài yêu nước bảo vệ lãnh thổ; hắn đã in cuốn sách này — dù không rành chữ Hán; mà dám sử dụng những văn bản Hán tự một cách bừa bãi sai lạc. ”  …

Một tác phẩm khác của Nguyển Q. Thắng ‘Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam’  cũng bị đánh giá tệ hại; vì, cách làm việc không đứng đắn+ vô nguyên tắc:

” Tính chính xác của một số dự kiện trong từ điển cần kiểm tra lại.  Ngôn ngữ sử dụng trong từ điển; đôi chỗ không đảm bảo được tính chính xác.  Dường như tác giả không xác lập được một qui tắc chung; để sắp xếp vào các mục từ  (tên các nhân vật lịch sử) theo một trật tự nhất quán?  Tóm lại, một công trình đồ sộ+ phức tạp như ‘ Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam’; do một cá nhân thực hiện; trong hoàn cảnh thiếu tư liệu kèm theo những lý do khách quan; khó mà chủ động khắc phục được, thì không thể nào tránh được sơ suất …”

Phương cách biên soạn như thế, giá trị các tác phẩm như thế; dám cả gan in cả một bộ sách 4 [tập], dày cả mấy ngàn trang; thì thật liều lĩnh.  Nếu có ai gọi ‘Văn học Việt nam miền đất mới ‘ là ‘văn học sử lộn sòng’  — và, Nguyễn Q. Thắng là ‘nhà nghiên cứu dởm’ —  cũng không phải là không có ý nghĩa.  Nguyên cái nhan đề sách, cũng đã gây ra những suy nghĩ phân vân.

 ‘Miền đất mới’? ; [vậy] bao nhiêu năm thì cũ? Hay là ‘cứ trẻ mãi không  già ‘; theo luận cứ của Nguyễn Q. Thắng.

Mang danh là trí thức, tự xưng là tiến sĩ Việt-Hán, là giáo sư đại học; bất cứ cuốn sách nào trong phần mở đầu, cũng rào trước đón sau; để mặc áo giáp che chắn cho những sai lầm, những sơ xuất của mình.  Với bộ sách này, Nguyễn Q. Thắng cũng giở món võ cũ :

” Là một công trình về tư liệu, giới thiệu khá nhiều tác giả, tác phẩm; dù là một tập thể nhiều người cùng biên soạn, cũng khó có thể hoàn thiện như mong muốn; tránh được hết các thiếu sót.  Một cá nhân làm ra tất cả tư liệu mới cũ; sưu tầm, đọc hiệu đính, dịch thuật, chú thích, chú giải, tuyển chọn hơn 5000 trang sách khổ lớn, như tác giả Nguyễn Q. Thắng; làm sao àm tránh khỏi khiếm khuyết, làm sao mà tránh khỏi dấu ấn cá nhân thói thường; hay, cực đoan của người làm khoa học.  Dám đi vào vùng đất mới, đã là một hành động dũng cảm; chấp nhận …”

và, bộ sách này,

” có cách sắp xếp của bộ sách; chủ yếu là theo biên niên , dựa vào sự ra đời của tác phẩm; không bình giảng, phân tích; chỉ chú giải nghĩa từ.  Mỗi tác giả được giới thiệu một số lượng tác phẩm nhất định; sơ bộ giới thiệu nội dung, có tiểu sử chi tiết+ danh mục tác phẩm của từng tác giả; ngay cuối trang sách .”

Nguyễn Q. Thắng đã có một phương cách kỳ quặc: chọn thứ tự theo biên niên của cuốn sách ra đời, quên đi những yếu tố khác quan trọng — như chỗ đứng của tác giả trong dòng văn học; hoặc, ảnh hưởng của tác phẩm trong sinh hoạt văn chương của quốc gia.  Điều ấy, khiến cho người đọc có cảm giác là: ‘sự thả hỏa mù, để tạo thành một nền văn học ‘lộn sòng’; không phân biệt được nguồn gốc. Lại nữa’ chủ trương là không bình giảng, phân tích; mà, chỉ chú giải nghĩa từ.’   

Viết văn học sử chỉ có như vậy, thôi sao? Rồi, ‘phương pháp làm việc ấy; mỗi tác giả được giới thiệu một số lượng tác phẩm nhất định, sơ bộ giới thiệu nội dung’?   Tại sao là giới thiệu ‘sơ bộ ‘; còn giới thiệu ‘chung cuộc ‘; thì sao? Có gì khác biệt nhau?  Chẳng lẽ, cứ vội vàng ‘vơ bèo gạt tép ‘ trích dẫn; rồi, nói là giới thiệu ‘sơ bộ ‘; thì, những trích dẫn ấy, có khác chi những đống nguyên liệu lộn xộn; không có ý nghĩa gì.  Đọc trong bột sách dày cộp này; quả là có một cảm giác: ‘lạc trong một đống nguyên liệu thứ cấp đầy sai sót + lộn xộn; chẳng có một thứ tự nào để làm rõ ràng hơn những thời kỳ văn học’ .

Sau năm 1975, chế  độ CS quyết tâm xóa bỏ tất cả nền văn hóa của Việtnam Cộng hòa.  Phần thư, để đốt hết tất cả những sách vở của 20 năm văn học miền Nam; để, thủ tiêu tất cả những chứng tích của một thời văn học, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hóa dân tộc.

 ( …)  – tạm lược khoảng mươi dòng. (Bt)

Cùng một mục đích ấy, …  Trà Linh với ‘Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ-Ngụy ‘ — hay, Trần trọng Đăng Đàn, với’Văn hóa văn nghệ phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới [Mỹ] tại Nam Việt nam’  — viết với chổ đứng kẻ chiến thắng — đấu tố phê bình thô bạo, với sự hãnh tiến chủ quan + luân lý áp đặt.  

Tác phẩm của Nguyễn Q. Thắng cũng có thâm ý; để, phục vụ cho mục đích chính trị ấy.  Đọc ‘Văn học miền  Nam nơi miền đất mới’  — [tập 3+ tập 4 về văn học miền Nam ] — mới thấy quá nhiều những sai lầm, nhiều khi người đọc phải tử hỏi ‘nghiên cứu gì mà những lỗi lầm sơ đẳng như thế — lại có trong một bộ sách, được gọi là ‘ghi chép lại văn học sử’.

Có những sai lầm là một sự cố ý; với dụng ý đen tối riêng, mà cũng có sai lầm; do thiếu kiến thức, cũng như cẩu thả trong việc sử dụng+ khai triển những tư liệu văn học — hoặc, những tài liệu liên quan đến chủ đề. Ví dụ: như [tập] 3;  đã viết về nhà văn Mai Thảo: ‘Nguyễn đăng Sinh với nhóm Sáng tạo’  . (tr. 1233) .  Không hiểu cái tên Mai Thảo có dị ứng gì với Nguyễn Q. Thắng không; mà sao cứ mập mờ, lúc Nguyện đăng Sinh, lúc Mai Thảo; trong phần này.  Tên Nguyễn đăng Sinh là tên từ trời rơi xuống; và, không có liên quan gì đến nhà văn Mai Thảo. (tên thực của ông là Nguyễn đăng Quý).

Sử dụng tên tuổi thật để làm bút hiệu ; cũng là một cách cố ý để: làm mờ nhạt đi những tác giả của 20 năm văn học miền Nam — mà Nguyễn Q. Thắng đã thực hiện. *  Nhã Ca được thay vào  “Thu Vân: nhà văn dùng tình dục để giải quyết vấn đề ” (tr. 639, tập 4).  Và; đọc trong bài trích dẫn; cái tên Nhã Ca cũng được kiêng cữ; không nhắc tới nhan đề bài thơ ‘Bài  … ca thứ nhất’ — trong khi nguyên tác là ‘Bài ca thứ nhất’ .

— 

*     Nguyễn Q, Thắng & Trần nhật Thu, 2 vị này đều có trong tay ‘ Giấy phép khống’/ nxb Văn hóa thông tin  (giám đốc Nguyễn quang Huy

[1937-    ] sử dụng; in xong, mới điền tên tựa sách + người biên tập vào sách. Thí dụ rõ nhất: ‘ TTKH, NÀNG LÀ AI?/THÊ NHẬT  (Thế Phong+ Trần nhật  Thu); TP viết xong; Trần nhật Thu đưa tới nhà in; tự điền tên biên tập là Phú Ninh + Thuận Thảo: bìa & trình bày sách.   (Bt)

Viết về nhà văn Lê vĩnh Hòa, với tiểu sử: 

” Lê vĩnh Hòa 1934- 1968] nhà văn, em ruột văn sĩ Đoàn thế Nhơn (1925 –   )– tên thật Đoàn thế Hối …”  ( Đoàn thế Nhơn là tên thật nhà văn Võ Phiến.

Và, dĩ nhiên những tên tuổi, như: Võ Phiến, như Mai Thảo, như Nhã Ca quen thuộc hơn những tên Đoàn thế Nhơn, Nguyễn đăng Sinh, Trần thị Thu Vân– [và] Nguyễn Q. Thắng cố tình sử dụng.  Thật là sai lầm kỳ lạ như thế. 

   (…)  – tạm lược 4 dòng. (B t)

Những nhà văn VNCH thường bị CS kết tội bằng 2 từ ngữ ‘phản động’+ ‘đồi trụy’ . 

Nguyễn Q. Thắng cũng nhắm vào mục đích đó; khi viết về những tác giả nữ.  

Như ‘Túy Hồng, nữ văn sĩ giàu tính nhục cảm ‘– ‘Trùng Dương, nhà văn hiện thực đến buông xả–  ‘Thu Vân (?)’ nhà văn dùng tình dục để giải quyết vấn đề …’.  Và, trong phần nhận định về những tác giả nữ này, là những ‘đấu tố’ ; với lý luận một chiều của nhận định sai lạc.  

Trong phần viết về nhà văn Duy Lam + người em, là nhà văn Thế Uyên; Nguyễn Q. Thắng cũng xếp vào những nhà văn’cynique’ , với một hàm ý phê phán.  (Trong ‘Duy Lam nhà văn của dòng họ’ +’Thế Uyên, nhà văn nhập cuộc) . 

Hai tác giả này còn có nhiều sắc thái khác hơn; và, gọi họ là những nhà văn ‘cynique’ ; có lẽ không chính xác lắm! 

Nguyễn Q. Thắng còn có những sơ xuất cố ý; khi cố tình lờ đi những tác phẩm, mà các tác giả viết ở hải ngoại, sau 1975.  Những tác giả hải ngoại có 2 phần bắt buộc; phải có đầy đủ trong 1 tiểu sử: ‘một trươc 1975, một sau 1975 ‘.  Nhưng; Nguyễn Q. Thắng lại lờ đi phần ở hải ngoại, hoặc có nhắc đến, thì cũng chiếu lệ + không khả tín.  

Thì du: trong tiểu sử nhà văn Lê tất Điều: ‘ Sau năm 1975, ông định cư ở Hoa Kỳ; và, nghe đâu cũng vẫn có tác phẩm in ở nước ngoài.’

Trong khi đó, những nhà văn thuộc ‘phe nằm vùng’; hoặc, phe CS; thì đầy đủ chi tiết hơn, khi đề cập thời kỳ sau 1975.  

(…)  – tạm lược 9 dòng . (Bt)

Còn rất nhiều lỗi lầm; còn rất nhiều thiếu sót; khiến viết về những điều ấy, cũng trở thành thừa thãi– với một người tự nhận là nghiên cứu + viết văn học sử ‘dởm’  như Nguyễn Q. Thắng.  Dối trá, bẻ cong sự thật, tâm địa hèn kém; tác phẩm ấy+ tác giả ấy ‘sẽ không đáng nói tới, cũng như những văn nô theo thời cơ; để thực hiện những mưu đồ đen tối’ …  .  Sẽ chẳng bao giờ ‘những cuốn sách tương tự như ‘Văn học Việt nam nơi miền đất mới’ tạo lầm lạc cho độc giả bây giờ ‘. 

(…)  – tạm lược 25 dòng . (Bt )

Bởi vậy; càng đánh phá, xuyên tạc, càng bẻ cong sự thật; [thì] ’20 năm văn học miền Nam vẫn là một  thực thể của lịch sử’.   []

   nguyễn mạnh trinh

   http://www.namuctuanbao.net/957/truyenNgan/truyenngan_1php

———————————

           bài đăng lại

———————————-

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 00:10    

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! 31/12/2017 11:34 GMT+7     ·     LAM ĐIỀN thực hiện

TTO – Nhìn lại năm 2017 và đón chào năm 2018, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dành cho Tuổi Trẻ Online cuộc trao đổi tâm tình về nghề nghiệp với sự bình tâm: Chuyện đọc văn không nên sốt ruột quá… Tháng 3 sách Trẻ và kịch từ truyện Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh, một nhà văn ‘giàu có’ Nguyễn Nhật Ánh ra mắt 170.000 bản Cây chuối non đi giày xanh

Nguyễn Nhật Ánh trong khu vườn của mình – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tôi viết sách từ sự ám ảnh tuổi thơ, bạn đọc tìm thấy hình ảnh của chính mình, của thầy cô bố mẹ ông bà mình trong đó, nên các em thích. Còn người đã qua rồi tuổi thơ có đọc thì bắt gặp lại những ký ức của mình, coi như được quay về tắm lại trong dòng sông tuổi thơ, nói một cách văn hóa là như vậy.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 

Trên khoảnh sân thượng nhỏ bốn bề đầy cây xanh của anh, câu chuyện tràn qua nhiều lĩnh vực…  

Nhà văn – đạo diễn canh tác trên hai thửa đất khác nhau  * Năm 2017 đã dần khép lại, nhìn qua thị trường sách và câu chuyện đọc sách trong năm, có điều gì gây cho anh chú ý?

– Ấn tượng trong năm vừa qua là nhiều nơi trong cả nước có đường sách, bắt đầu từ TP.HCM, bây giờ ở Hà Nội cũng có, Vũng Tàu cũng sắp sửa có đường sách, TP.HCM sắp tới lại làm thêm mấy đường sách nữa… 

Hiện tượng ấy ít ra cũng là thêm điều kiện, cơ hội để những người yêu thích sách có chỗ lui tới. Anh cầm cuốn sách lên, ngắm bìa, ngửi mùi mực thơm, rồi từ đó anh sẽ quen dần với chuyện mua sách và đọc sách. Đây là dấu hiệu tích cực.

Chuyện mình hay nói là tình trạng đọc sách xuống cấp, bão hòa, thì tôi cho rằng không nên sốt ruột lắm. Vì tình trạng này không chỉ riêng Việt Nam. 

Chẳng hạn lần tôi ra mắt sách ở Thái Lan, qua gặp báo chí bên đó người ta cứ tưởng trẻ em VN đọc sách nhiều, họ hỏi tôi có bí quyết nào để cho trẻ em Thái đọc nhiều sách như trẻ em Việt không, vì bên này trẻ em cũng mải chơi game, bị thu hút bởi công nghệ giải trí mà lơ đãng việc đọc sách. 

Điều đó cho ta thấy đây là vấn nạn không riêng VN. Từ từ mình sẽ có cách giải quyết, tất nhiên là cần giải pháp đồng bộ từ gia đình nhà trường và xã hội. Và thậm chí là từ Chính phủ nữa.

Video tạm dừng

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trả lời Tuổi Trẻ Online ngày cuối năm 2017 – Video: QUANG ĐỊNH

* Đến nay, sau bộ phim  Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, hẳn nhiều người còn ấn tượng với phim  Cô gái đến từ hôm qua  là hai phim chuyển thể từ tác phẩm của ông, ông có suy nghĩ gì về những “giá trị cộng thêm” khi từ một tác phẩm văn chương ra đến tác phẩm điện ảnh?

– Chỉ có giá trị cộng thêm xét theo khía cạnh quảng bá, ví dụ như có độc giả đã đọc truyện rồi, và khi thấy truyện này được chuyển thành phim, thì người ta cũng háo hức tò mò đi xem phim “thử thế nào”.

Cũng có những độc giả chưa đọc sách này nhưng sau khi xem phim, có thể họ háo hức tò mò đi tìm đọc sách để xem truyện và phim có gì giống nhau khác nhau hay không. Đây là sự tác động qua lại giữa văn chương và điện ảnh.

Cộng thêm về giá trị văn học thì không, vì nhà văn và đạo diễn canh tác trên hai thửa đất khác nhau, hai loại hình khác nhau, thành ra nhà văn chịu trách nhiệm về chất lượng văn học của tác phẩm văn chương của mình, còn đạo diễn chịu trách nhiệm điện ảnh của bộ phim của mình. Nếu bộ phim làm hay thì người ta khen đạo diễn, nếu phim không hay thì đạo diễn sẽ bị trách, chứ không ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp gì đến tác phẩm của nhà văn.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Hiếm có một nhà văn viết cho tuổi thơ mà sách bán được nhiều như Nguyễn Nhật Ánh – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tôi không có bí quyết gì khi viết văn  * Sau mấy chục năm viết văn, sách của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thuộc hàng best-seller chứng tỏ nhiều thế hệ bạn đọc nối tiếp nhau đều yêu thích văn của anh. Theo anh, điều gì đã khiến họ yêu thích như vậy?

– Viết sách thì theo tôi không có bí quyết gì đặc biệt hết. Vì văn chương là chuyện giấy trắng mực đen, mọi thứ phơi ra dưới ánh mặt trời, và mọi nhà văn đều sử dụng một loại nguyên vật liệu như nhau đó là 24 con chữ cái, và ráp lại theo cách nào đó nó cho ra tác phẩm này, theo cách nào đó nó cho ra tác phẩm khác. 

Tức là đọc tác phẩm nhà văn thì có thể thấy ai cũng có thể viết được, nó không có bí quyết gì phía sau. Thành ra bây giờ hỏi bí quyết gì thì tôi cũng chịu.

Trong các cuộc đi ký tặng sách, tôi bắt gặp nhiều cảnh bố mẹ dẫn con, ông bà dẫn cháu đến mua sách và xin chữ ký. Tôi nghĩ như vậy số độc giả được cộng hưởng từ nhiều thế hệ và số lượng tăng lên theo thời gian, cũng là một may mắn trong đời viết văn của mình. 

Đây là những gì tôi nghe được nên nói lại, chứ bản thân người viết văn mà hỏi tại sao anh viết sách được đông đảo bạn đọc đón nhận thì tôi cũng không trả lời được.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong một buổi ra mắt sách – Ảnh: LAM ĐIỀN

* Những thế hệ bạn đọc của ông đã lớn lên, những khẩu vị, thị hiếu đọc truyện của từng thế hệ cũng thay đổi, và liệu có thể hình dung ông cũng thay đổi theo kiểu “thay đổi để vừa với khẩu vị người đọc hôm nay, mà lại cũng không mất đi hương vị chất lượng của mình” không?

– Thật ra tôi có thay đổi gì đâu. Tôi viết theo tâm tính của mình, theo phong cách của mình, theo sở thích, mặt mạnh của mình. Trong ba mươi năm qua tôi chỉ viết theo những gì mình thích chứ không viết theo thị hiếu của bạn đọc. 

Tôi nghĩ một nhà văn chạy theo thị hiếu của bạn đọc là không thể được. Tại vì thị hiếu của bạn đọc thì quá nhiều thành phần, nhiều đối tượng, nhiều sở thích khác nhau, qua thời gian những thị hiếu cũng thay đổi. 

Mà nhà văn như bản thân tôi làm gì có tài năng đến mức bạn đọc đổi thị hiếu là mình có thể đổi theo được. Mà mình đổi theo được thì mình lại đánh mất chính mình, cái văn của mình không còn duyên dáng không còn đặc thù của văn mình nữa…

Nguyễn Nhật Ánh bảo ông chỉ viết cái gì mình thích – Ảnh: QUANG ĐỊNH

1s

Ads by Blueseed

Mình thay đổi để làm gì? Ngay từ đầu đi vào nghề viết văn là vì mình yêu thích nghề viết, yêu thích nghệ thuật sáng tạo thì viết thôi, chứ lúc đó mình viết đâu có nghĩ gì tới người mua hay tới khẩu vị của ai đâu. Tôi nghĩ chắc là nhà văn nào cũng vậy. Cho nên có sự đồng cảm tự nhiên với người đọc, người ta đọc văn mình và thích, đó là sự may mắn trong cuộc đời của mình.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 

Nghề này là nghề bất trắc! * Nhà văn không thể đồng thời làm cả hai: vừa thay đổi vừa giữ lại?

– Không thể được. Ví dụ như anh sản xuất nước chấm, người ta năm nay thích ăn mặn thì anh làm mặn, còn năm sau bạn đọc thích ăn ngọt thì anh sửa chữa công thức để nó ngọt. 

Chứ còn văn chương thì tôi nghĩ nó không thể lúc anh viết mặn lúc anh viết ngọt được. Nhà văn chỉ có viết theo sự ám ảnh của mình, viết theo tâm tính tính cách của mình. Chứ còn viết theo thị hiếu bạn đọc thì tôi nghĩ là không khả thi.

Nhưng nếu nhà văn được bạn đọc đón đọc nhiều thì đó là sự may mắn, may mắn có sự đồng cảm tự nhiên giữa tâm hồn nhà văn và tâm hồn người đọc. 

Mình viết một cuốn sách, viết một trang văn, mà mình thấy nó buồn cười thì bạn đọc cũng thấy buồn cười, mình viết một trang văn mà thấy rưng rưng thì bạn đọc cũng thấy cảm động thấy rưng rưng. Đó là sự đồng cảm tự nhiên. 

Nếu chiều theo khẩu vị bạn đọc thì nhà văn sẽ đánh mất chính mình. Bởi vì có những cái ám ảnh mình trong thời điểm đó, mình muốn viết trong thời điểm đó nhưng cứ sợ cuốn này ra rồi bạn đọc sẽ thất vọng, rằng bạn đọc vốn quen kiểu viết kia rồi, nếu viết khác đi bạn đọc sẽ không mua sách mình nữa… 

Nghĩ như vậy thì nhà văn sẽ không có cơ hội làm những điều mình thích. 

nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho tác phẩm Ngày xưa có một chuyện tình (NXB Trẻ) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng độc giả cuốn Ngày xưa có một chuyện tình – Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Bao nhiêu năm nhìn lại, vẫn thấy đội ngũ nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi, cho tuổi mới lớn còn thiếu, anh có nghĩ đến cái sự thiếu này là do đâu?

– Cái này là do cơ duyên thôi. Cái nghề mà không hề có tuyển sinh, không hề có đào tạo như anh nhà văn, thì đi tìm nguyên nhân đó hơi khó. 

Viết văn là việc tự nguyện, không ai bắt buộc ai ngồi vô bàn mỗi ngày viết 4-5 tiếng đồng hồ cả. Người khác nhìn vô thấy giống như việc cực hình, ngày nào cũng như ngày nào như lao động khổ sai. 

Người viết phải tìm thấy hứng thú trong công việc đó mới được, chứ đang ngồi viết mà đứa bạn này rủ đi nhậu, đứa bạn kia rủ đi xem phim, đứa bạn khác rủ đi du lịch… thì mình thấy những cái đó thú vị hơn là ngồi gõ con chữ chứ. Cho nên phải có đam mê.

Mà cái nghề này đam mê với nó, mất nhiều thời gian cho nó, mất nhiều tâm sức cho nó, nhưng chưa chắc đã thành công, cho nên nó là nghề rất bất trắc. 

Nên để theo đuổi thì anh phải mê lắm, phải thích, chứ anh cứ nghĩ đến thành bại được mất thì anh sẽ không chọn việc viết văn. Và nếu anh chọn, anh cũng không theo đuổi lâu dài được. Tôi nghĩ vì vậy mà nghề văn có ít người chọn, mà nghề viết văn cho thanh thiếu niên thì càng ít hơn nữa.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và nhà báo Lam Điền – Ảnh: NVCC
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

một bài thơ đáng nhớ NHƯ THƯƠNG:” Tháng Giêng gần kề “– T.Vấn & Bạn Hữu xem phim hài 18+

                                                 

   

                                          THÁNG GIÊNG GẦN KỀ

                                    thơ NHƯ THƯƠNG

                                    T iễn em — đôi mắt có đuôi

                                    Tiễn em tháng cũ trên đồi nghiêng nghiêng

                                    Tiễn anh lên núi tu Thiền

                                    Ai bàn tay vẫy ngoài hiên lạnh đầy

                                    Tiễn tình lẽo đẽo phương mây

                                     Xé tờ lịch đã đong đầy chiêm bao

                                    Ơi em, son đỏ ngọt ngào

                                    Lạ chưa — cái liếc lao đao tim mình

                                    Tiễn hàng cây đứng si tình

                                    Quên mùa qua vội, quên nghìn mây bay

                                    Nắng reo trong gió heo may

                                    Cám ơn tình một vòng tay — đã về

                                    Tháng Giêng tôi đã gần kề

                                     Sẽ một năm nữa đam mê với tình …

                                     NHƯ THƯƠNG

                                     (ngày cuối năm, tháng Chạp 2017.)

    

                                     Như Thương [ 1956-    ]         — ảnh;  saigonhradio.com/ 

                                               ————————-

                                                trích từ t-van.net/   

                                               ————————-
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com