xem phim hài 18+

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016 sài gòn tết bính thân: đi thăm văn sĩ văn quang + nhiếp ảnh gia nguyễn mạnh đan / bài viết: thế phong

                                      s ài  gò n t ết  bí nh  th ân :                   đ i t hă m v ăn  sĩ  vă n q ua ng                    +  n hi ếp  ản h g ia  ng uy ễn  mạ nh  đa n                                                                           thế phong

                                                         văn quang  [ i.e. nguyễn quang tuyến 1933-    ]                                                                                       ( Tp  chụp tại nhà VQ- 3 tết Bính thân/ 2016)                                                              

                                                    văn quang  (tấm thứ 2 chụp ở nhà văn quang)                                                                     (ảnh: Tp )

                                                             Lòng  vòng, hỏi thăm mãi mới đến lô C chung cư Nguyễn thiện Thuật  — bèn gửi xe gắn máy ở chân cầu thang, leo lên tầng 1, rẽ tay phải đền căn nhà C 10… ,  nơi trú ngụ văn sĩ Văn  Quang. Nhìn qua cửa sổ, chàng đang ngồi trước máy vi tính.

” Văn Quang, tao đến thăm mày đây!  ” Mặc bộ  pyjama   khá huê dạng, chàng đứng lên, ra mở cửa, xiết tay chặt, ”  Thế Phong đấy hả, vào đây, tao đang viết bài cho báo của Trần dạ Từ. Ở  Cali bây giờ, có 2 tờ báo  phát hành số lượng lớn, tờ thứ nhất là báo ‘Trẻ’  ; rồi đến ‘Việt báo’  .  Mày chờ tao 5 phút, tao  send  đã,  nhé.”  Đã rất lâu rồi, chúng tôi không gặp nhau, có lẽ khoảng trên mươi năm; từ ngày Trần thị Bông Giấy ở Mỹ về, mời ăn sáng ở một quán trung tâm thành phố. Thân hình chàng văn sĩ Văn Quang  gầy như  xác ve;  tuy vậy, dáng đi nhanh nhẹn,  Chàng mời tôi ngồi ghế, đưa ra đủ thứ bánh kẹo,  “mày thích ‘đớp’  cái gì, tùy ý ” . chỉ vào chỗ tôi ngồi, ”  đúng chỗ  mày ngồi, thằng Ngọc Toét ở Mỹ về, vứt đồ đạc, đòi ngủ lại, nhất định không thuê khách sạn . Mày biết nó chứ ?”  ”  Nghe tiếng thôi, chưa biết mặt, Ngọc Toét, cao bồi có hạng, ở Chả cá Hà nội, 1950 —  băng nhóm Nguyễn cao Kỳ thời xa xưa. ” ”  Nó cùng khóa 4 Võ bị Thù đức với tao;  kể cả Bùi thế Lân, Ngô quang Trưởng v.v. –. khóa tao rất nhiều thằng lên tướng, thằng Lân rất nhã nhặn, lên tướng rồi, gặp vẫn   ‘ mày, tao’  như hổi trước. Nó chết trong cầu tiêu, vì cả nhà đi vắng hết, nó bị đột qụỵ.  Thằng Ngọc Toét cũng  ‘ra đi ‘ sau khi ở Sài gòn về, tao điện thoại cho nó, gia đình cho hay nó qua đời đã mấy tháng rồi.”  trong lúc nghe chàng nói chuyện, tôi ngước mắt lên tường.  bên phải tôi, trên tường treo độc nhất một bức tranh Đằng  Giao; bên trải là ảnh bà Ngân , đương kim phu nhân của Văn Quang. tôi hỏi ,  ” bà ấy không có nhà ? ”

“bà ấy lên chùa Vĩnh nghiêm dự đám tang. Bây giờ, bà là người lo cơm nước, chăm sóc tao; không cho tao  sờ mó vào việc gì khác, ngoài  viết lách. Tao lấy bà này là lâu nhất; trong số các bà vợ của tao, đã 16 năm rồi. Đời tao 4, 5 đời vợ, bà cuối cùng trước  30-4; là bà Hiền, có 3 đứa con, Nhưng tao chỉ làm giá thú duy nhất 1 lần, với bà  Dung mà thôi. Như mày biết, sau khi ly dị chính thức, tao cặp với Ngọc Anh, Thu Hương… nhưng tao sống với bà Hiền, các bà khác chỉ là  ‘già nhân nghĩ, non vợ chồng’ .   Sau biến cố 30/ 4/ 75, nhà tao ở cư xá Chu mạnh Trinh bị xiết, bà Hiền vượt biên đem theo 3 con;  trong khi tao đi học tập.  Bà ấy bảo sẽ chờ tao 10 năm .  Đi học tập về, lý do tao không sang Mỹ, theo diện H.O; bởi bà Hiền gửi giấy bảo lãnh tao, thế mới chết. Tao sang đấy, bà ấy đã có chồng khác, vậy là tao không đi nữa. Thà  bà ấy không bảo lãnh, thì sang Mỹ, tao mới được hưởng trợ cấp; còn có người  bảo lãnh, thì ‘ huề cả làng, chú Sam ‘no pay ‘ .  

                                                     ” … đời tao 4, 5 đời vợ .. nhưng tao chỉ làm hôn thú                                                                           duy nhất với bà Dung mà thôi … ”  – lời  Văn Quang.  ”  hình như mày là tên sĩ quan cao cấp  duy nhất của quân lực VNCH không đi diện H.O.” —  tôi hỏi.   — ” ai bảo mày thế, vô khối phi công VNCH cấp tá ở lại ; có cậu làm ‘xe Honda ôm’ ;cậu có vợ buôn bán  khấm khá, xây nhà lầu; thì sang Mỹ làm cái mẹ gì cho nó khổ đời?”  (  tôi chợt nhớ tới trung tá phi công Lê bá Định, cựu không đoàn trưởng  sư đoàn 6 Kq. ở lại, tiếp tục nghề dạy anh văn — mà trước kia; ở Pleiku, ngoài giờ bay khu trục, chàng vẫn dạy anh văn cho các trường tư.  Một thiếu tá phi công khác mà tôi biết, anh chạy Honda ôm  ‘ bền bền ‘ ờ  bên Gia định, đủ nuôi sống gia đình. )  Văn Quang tiếp tục, ”  mày có nhớ thằng Nguyễn Ái Lữ không? Nó và thằng Huy Sơn vừa  góp tiền mời tao sang Mỹ chơi một chuyến. Nhưng tao yếu quá , không thể đi máy bay  an toàn được rồi”. 

– – ”  tao nghe đâu có thể thuê người  take- care  kia mà ” –  tôi nói. ”  — đúng, nhưng sang Mỹ rồi, tao    ‘tịch một cái, lăn đùng ra’   ; có phải là mang hoạ cho chúng nó không?  Nên tao từ chối thắng Nhâm   ( tác giả Nguyễn Ái Lữ)   + và, thằng Dương Thuận mời tao sang Mỹ.  [ Dương Thuận: văn sĩ  Huy Sơn,  tác giả  cuốn truyện ‘Trường ca’. )    Cái tuổi như tao với mày , chúng nó ‘ tịch’  hết cả rồi, Thế Phong ạ.  À,  mày còn nhớ Nguyễn thịThụy Vũ không? cô nàng vừa bị té ở Lộc Ninh, phải đưa về Sài gòn mổ, bây giờ khỏe rồi. Bà ấy là nhà văn nữ, tác giả  ‘Mèo đêm’ , con nhà cách mạng, mỗi khi ra lời; thì xa xả rủa xả; kể cà cậu em văn sĩ Hồ Trường An cũng vậy.”  Tôi chợt nhớ, có lần Văn Quang viết nhiều bài báo về  một đứa con trai,  con của Thụy Vũ với 1 sĩ quan VNCH, bị bệnh  ‘đao’  (?) cần được sự giúp đỡ của giới văn nghệ hải ngoại. Kết quả rất khả quan, Thụy Vủ nhận được một số tiền lớn từ hải ngoại.  Tôi còn được nghe kể một  version  khác về  lai lịch đứa con kia, không phải con một sĩ quan VNCH, mà là con một anh …,ở phe thù nghịch . Tiện dịp, tôi hỏi Văn Quang, chàng bác bỏ ngay cái   ‘version quái gở’  này. tôi nói với Văn Quang, ” tao muốn có một tấm hình mới nhất của mày; vì, tao đang gõ bài mày viết về Mai Trung Tĩnh, từ năm 2001, trước 1 năm MTT qua đời.  Trong bài, mày nhắc chuyện MTT xin được giải ngũ theo quyết định của quân đội, những nhà giáo như MTT hết hạn động viên được rời khỏi quân ngũ. Nhưng tìm được người thay thế MTT là ai, mày không nói tên . ” ” À Dương ngọc Hoán đó, “- Văn Quang đáp. ” Tao biết Dương ngọc Hoán từ Hà nội, nhà ở cuối phố Huế,  cửa hàng bán bánh, kẹo.  Sau, DNH là chồng thứ 1của nữ ca sĩ tài danh Quỳnh Giao; bà ca sĩ này còn là tác giả  ‘Tạp ghi Quỳnh Giao ‘  . (sach dày đâu đó 400 trang, do Người Việt xuất bản);  được hải ngoại đánh giá cao.  ” tôi nói.  ”  Quỳnh Giao về Sài gòn, có ghé thăm tao cùng  người chồng sau cùng , luật sư Nghĩa, từng là thứ trưởng bộ Tài chính VNCH. đấy!” —   lời Văn Quang Văn Quang lấy chiếc máy ảnh nhỏ ra, bấm liền 2  ‘pô ‘ ;   review  cho tôi xem, sau đó tôi bấm  ‘ vài pô’  chàng văn sĩ tài hoa của Sài gòn trước 1975,  Phim trình chiếu ăn khách   ‘Chân trời tím’   được biên kịch theo tiểu thuyết   nổi tiếng ‘ Chân trời tím’ của Văn Quang từ trước 75. Văn Quang là văn sĩ có nhiều truyện được biên kịch đưa lên phim ảnh. tôi ngỏ lời,  xin kiếu từ, để tới thăm nhiếp ảnh gia Nguyễn mạnh Đan, một trong 2 người bạn văn của Sài gòn cũ. xiết tay tôi, Văn Quang nói , ” thật vui được mày tới thăm, tao sẽ gửi ngay mấy tấm ảnh mới chụp”  —   tay kia  cầm nửa điếu thuốc lá  Sài gòn đỏ  , đưa lên môi ngậm, không châm lửa.  []

                                                          thế phong  [ i.e. đỗ mạnh tường 1932-   ]                                                    ”  đây là hình mày chụp tại nhà tao  [Văn Quang] ngày 3 tết Bính thân.                                                Mày đến thăm tao, rất vui ; gặp lại thằng bạn tâm tình ngày xưa.  ” – – lời  Văn Quang .                                                                                                           (ảnh : VQ )                                                                                                    

                                                                                      thế phong                                                         (tấm thứ 2  chụp tại nhà  Văn Quang — ảnh VQ )                                                                                                    Chạy  thằng đường Điện biên phủ, gần tới Bệnh viện Bình dân, tạt sang tay trái; là nhà Mạnh Đan.  Gặp cô vợ nhiếp ảnh gia Mạnh Sinh  (dâu thứ nam Nguyễn mạnh Đan)   tóc lơ thơ bạc, tôi nói ngay,  ” cháu sinh 1957, tóc đã lốm đốm bạc sao?”  –”  cháu bị ung  hư hạch, chú nhớ cầu nguyện cho cháu nhé !”   —  nói xong , cô vợ Mạnh Sinh dẫn tôi lên lầu 1, phòng khách rộng thênh thang của Nguyễn mạnh  Đan. vậy là đã trên 5 năm,  gặp anh ra mắt sách ảnh ở hội Nhiếp ảnh tp.  HCM.  bề ngoài nhìn, tráng kiện; anh chỉ vào chân, chân đi lại khó khăn nhiều, 92 tuổi  rồi.  (1925, anh tính tuổi theo âm lịch).  Căn gác  được quét sơn mới, cảnh trí bày khác nhiều. Tấm tranh của họa sĩ Thái Tuấn  anh mua từ thập niên 80,  lúc tình trạng kinh tế khó khăn,  tranh nghệ thuật  Thái Tuấn rất có giá,  ( mua giá cao,  để giúp đỡ bạn bè khó khăn)  —  nay; anh đã tặng lại cho Kỳ, chủ quán cà phê bà Lê Chân Tân định,  thứ nam Thái Tuấn.  thế vào chỗ  tấm tranh Thái Tuấn treo trên vách xưa kia ; nay là  tấm chân dung ảnh rất lớn nghệ sĩ Mạnh Đan, bên cạnh phía trái, ảnh nhỏ hơn, là phu nhân đã quá cố . phòng khách vẫn bày bộ sa lông gỗ quý,  nơi tôi và nhà gia phả Dã Lan- Nguyễn đức Dụ +  cựu nhà báo Giang Kim- Nguyễn thế Bình cùng ngồi trò chuyện với anh, gần 2 chục năm trước. bỗng anh hỏi tôi ,” có nhớ Dã Lan, Giang Kim không?”    — chỗ kia họ ngồi đấy; bây giờ  ‘ đã chết hết rồi, à Toan Ánh còn sống không?” —  Toan Ánh qua đời rồi,  sau Dã Lan + Giang Kim, vài năm.” — tôi  đáp.

                                             trái qua :  đã lan-nguyễn đức dụ  [1919- 2001] + thế phong  [ 1932-   ]                                                                                tại phòng khách nhả nguyễn mạnh đan. (1990)                                                                           nguyễn mạnh đan  (bên phải )   đang ký sách tặng 2 người bạn.                                                                                      (ảnh:  con dâu thứ nam   nguyễn mạnh đan)   — ”   Thế là bạn quen chết gần hết cả rồi, nào là Trần cao Lĩnh, Nguyễn cao Đàm,  Thế Phong nữa .. ( à quên ,Như Phong Lê văn Tiến ; chứ  TP còn  đang ngồi cạnh tôi đây’.    anh lại bắt sang chuyện thời cuộc, tôi nghe, thì tai nọ chuyền sang tai kia — như lần nào, nhà làm phim Mỹ, Lawrence Johnson phỏng vấn một câu, có dính líu đến chính trị, tôi trả lời dứt khoát,    ” chính chị  bao giờ cũng già hơn chính  em ;   riêng tôi không thich nhìn về hướng chính   chị  (trị).  ”  anh mở bao thuốc lá  Con mèo , châm lửa hút. Tay này nghiện nặng thuốc lá, không từ bỏ, dầu biết ,hút thuốc lá có thể bị ung thư.  Nhớ lại thời 1963, ở miền Nam, một tay đại úy chống chế độ Ngô đình Diệm, bị đưa vào quân lao. Tiêu chuẩn ăn một ngày là 5 đồng .( 1 đồng quà sáng + 2 đồng bữa trưa+ 2 đồng bữa tối. ) . Viên đại úy tù nhân xin tự nguyện nhịn bữa trưa; để được nhận 2 đồng, có tiền rồi, chàng ta gửi mua được 3 điếu thuốc lá   Ruby , vừa hút vừa huỵch toẹt,   ” con người khác con vật là biết hút thuốc lá ” . chàng tù nhân này sau lên cấp tướng, tên Phan trọng Chinh. Còn tín hữu đạo Tin lành bị cấm;  không được hút thuốc là có một tín hữu ghiền thuốc lá, hỏi mục sư,  ” chỗ nào trong  Kinh thánh chỉ ra điều Chúa cấm hút thuốc lá, xin mục sư chỉ  ra cho .” — ” tuy không có chỗ nào ghi cấm, nhưng cái gì dường như làm hai đến thân thể con cái Ngài,thì nên tránh” —   chủ tọa hội thánh Báp tít Ân điển trả lời tôi; khi mục sư đến dạy kinh thánh cho tôi tại nhà, trước khi được làm  báp- têm .  và có tới , 3, 4 lần bỏ thuốc;  lại ghiền trở lại — lần sau cùng, tôi bỏ được thuốc lá đã trên 15 năm, nhưng trước đó mấy năm liền; không buồn ngủ nhưng vẫn ngáp vặt; ấy là thiếu hơi thuốc lá . lại nhớ tới văn sĩ Thanh Thương Hoàng, nguyên chủ tịch Nghiệp đoàn Ký giả Việt nam  (VNCH)  bỏ ghiền thuốc lá được rồi; cứ nhìn thấy báo thuốc 3 số 5,  anh ta lăm lăm đưa tay rút một điều, đưa lên mũi ngửi;     “không được ngửi mùi ấy, làm sao tao viết nổi ‘A lonely American?'”  Riêng tôi , nay rất kỵ khói thuốc lá, vào quán xá gặp người hút thuốc, di chuyển chỗ ngồi xa hơn.   Và, tuy rất quý bạn vong niên Nguyễn mạnh Đan, nhưng tôi vẫn xin phép ra về; khi nhìn ánh lửa bập bùng trên môi tay nhiếp ảnh tài danh này.  []

 THẾPHONG  10 THÁNG 2, 2016/ 3 TẾT BÍNH THÂN

   nguyễn mạnh đan     [ 1925-     ]

    (ảnh:   Internet)
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Từ chuyện viết mới tiếng Việt đến nhà văn Nguiễn Ngu Í

Phan Chính  

            Chưa bao giờ câu chuyện chữ nghĩa lại có sự bùng nổ khá rôm rả và gần như nghiêng về thái độ phê phán, bài bác đối với công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền nguyên Phó hiệu trưởng ĐHSP ngoại ngữ Hà Nội công bố trong hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam -Hội nhập và phát triển”. Theo đó, báo chí và các trang mạng xã hội đã không ngừng chỉ trích và lo lắng cho công trình này sẽ được áp dụng, coi đó là nguy cơ làm xáo trộn, dẫn đến hệ lụy cho xã hội nhiều mặt. Có tính dung hòa hơn, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ- nguyên thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng “ có nhiều điểm không hợp lý và khó khả thi”, bởi thực tế chữ quốc ngữ đã sử dụng rất lâu, tạo thành thói quen , trở thành chuẩn mực chính tả phổ thông nếu thay đổi sẽ trở thành rắc rối… Cứ tưởng đơn giản khi giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31, bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái và bổ sung thêm một số chữ Latin F, J, W, Z… theo PGS. Bùi Hiền và khi ứng dụng thành văn bản thì phức tạp đến dường nào, chỉ một đoạn giữa hiện hành và cải tiến sau đây:

         Luật Giáo Dục

         Điều 7- Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số…

         Luật Záo Zục

         Diều 7- Qôn qữ zùq cop wà cườq và kơ sở záo zụk xak, zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số…

        Cũng có chuyên gia ngôn ngữ học coi cách thể hiện chữ viết như vậy không khác gì tiếng “lóng” chỉ phù hợp với một số ít giới trẻ X9 trên facebook mà thôi. Không thể nào coi đó là sự sáng tạo, là đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, giấy mực, giảm công sức được.

         Qua câu chuyện này, liên hệ lại trường hợp nhà văn, nhà báo Nguiễn Ngu Í cùng với số tư liệu, tác phẩm của ông, cho thấy có sự trùng hợp khá lý thú về việc sửa đổi cách viết trong tiếng Việt dù với khoảng cách nhau gần 60 năm. Nguiễn Ngu Í tên thật là Nguyễn Hữu Ngư (1921-1979)  tại làng Tam Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Thân sinh của ông là Nguyễn Hữu Hoàn (Giáo Hoàn) quê Hà Tĩnh vào Hàm Tân ẩn dật và là người đứng ra cứu vớt 6 người tù Côn Đảo trôi dạt vào bờ, trong đó có nhà cách mạng Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên), bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam kỳ, rồi phải bị mang bản án tù đày lên Lao Bảo. Nguiễn Ngu Í còn có bút danh Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiệb… Ông được gia đình cho vào Sài Gòn học và đậu bằng Thành chung (Diplôme) và hai bằng Brevet cùng với người bạn học là nhạc sư Trần Văn Khê. Ông sớm thành danh trong lĩnh vực báo chí, văn chương nhưng cuộc đời của Ngu Í cũng lắm thăng trầm dẫn đến tình trạng phân thân giữa điên và tỉnh. Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét “…anh nhiều lý tưởng, nuôi nhiều mộng cao đẹp mà gặp toàn những điều bất như ý, cứ phải cố nén xuống và sức nén càng mạnh thì sức bùng lại càng dữ…” (1967). Ngu Í đã ghi tên tuổi mình qua một số tác phẩm được người đọc yêu thích, đó là Việt sử, Hồ Thơm Nguyễn Huệ, Hồ Quí Li, Suối Bùn Reo, Khi người chết có mặt, Khi người điên trở về, Thái Bình điên quấc, Có những bài thơ và loạt bài phỏng vấn mới lạ “Sống và Viết với…” với các học giả, nhà văn, nhà báo nổi tiếng ở Sài Gòn trên tạp chí Bách Khoa khoảng những năm 69-70. Trong giới báo chí, văn nghệ ở Sài Gòn thời ấy có nhiều giai thoại về Ngu Í vừa vui vừa xót xa cho một nhân tài mang nhiều ước vọng. Nhưng việc Ngu Í được nhắc đến nhiều qua cách viết trong các tác phẩm, bài báo của mình dựa trên âm ngữ, âm sắc, âm vị để thay đổi cách viết xưa nay thì khá đặc biệt, hiếm có. Như Qu thay Q (quê = qê, qần chúng), K thay C (kinh= cinh, đao kiếm= đao ciếm), Gi thay J (La Gi= La Ji, giả từ= jả từ ), Kh thay K (khen= ken, không= kông), Ph thay F (phải= f ải, phê bình= fê bình), Ngh thay Ng (khắc nghiệt= kăc ngiệt, chính nghĩa= chính ngĩa) … và chữ Y thay I, chữ cuối P thay B (tội ngiệb, lịch thiệb, theb)… Trừ chữ Y/I nếu đặt sau cùng một từ có khi không phù hợp như: Thâm thúy phải đọc thâm thúi, cổ xúy thành cổ xúi, rất hay là rất hai…nhưng trên những vần tự chúng đã có thanh sắc với những vần tận cùng bằng p, c, t, ch. (đap, chiêc, hêt, chêt, đât, thach…) thì không cần ghi dấu sắc. Với phụ âm C đọc Cơ ráp với nguyên âm ca, ce, ci, cu … thay vì ke, ki, kê… hay phụ âm G đọc Gơ ráp với các nguyên âm ga, ge, gê, gi, go, gu…. thay vì ghe, ghê, ghi…hay như J thay gi đọc giơ, Q đọc quơ thay cho qu…

 

           Sự trùng hợp giữa PGS.TS Bùi Hiền với Nguiễn Ngu Í ở các chữ Ph=f, D=z, K=c, Y=i, Gi= z, Gh=g… Nhưng cùng dạng chữ phải thay theo PGS Bùi Hiền như Giữ gìn sang Zữ zìn, Khác thành Xák, Tổ chức sang Tổ cứk, Quốc tế là Kuốk tế, Ngoại ngữ sửa Qoại qữ, Liên tục thành Liên tụk … dù nhiều chữ cùng âm sắc, âm vị nhưng Ngu Í thì không dùng đến. Trong tập Thơ Điên ấn hành năm 1970 gồm Ngu Í, Bùi Giáng và một vài bạn đồng tâm bệnh do bác sĩ Tô Dương Hiệp -nhà thương điên Biên Hòa, con trai của nhà văn Bình Nguyên Lộc bảo trợ, mỗi bài thơ đều có 2 cách viết (cách viết hiện hành và cách viết của Ngu Í)… Nằm trên giường bệnh, Ngu Í bị ám ảnh cái màu trắng của bức tường vôi hoang lạnh, ông viết: “Ngó fía nào đây trắng cũng theo/ Trắng fủ vây tôi, tôi sợ qá/ Làm sao trốn trắng, hởi người ơi!” hay mấy dòng thơ mang tâm sự một nữ bệnh nhân cùng viện: “Em lạnh qá nên em thành đểu jả/ Em kổ nhiều nên dối trá qanh năm/ Em ngèo gê nên gặb thì cầm/ Qên hẳn của mình hay của ai ai đó…”. Với các bài viết trên báo chí, tuyển tập văn học mang bút hiệu của Ngu Í đều giữ nguyên cách viết của tác giả mà các biện pháp kiểm duyệt không hề đá động đến, còn nhà xuất bản thì tôn trọng, không can thiệp vào tác phẩm và từ đó tạo thành một hiện tượng khá đặc biệt trên diễn đàn văn học Miền Nam lúc bấy giờ. Có điều lạ là cách đổi thay chữ viết, Ngu Í chỉ nặng về âm sắc của từ ngữ phổ biến theo ý thức sáng tạo cá nhân, thêm một tính cách nghệ sĩ bốc đồng và hoàn toàn không dựa dẫm vào danh nghĩa, mục đích nào khác. Do đó với cách sử dụng chữ viết mới của Ngu Í không gặp phải sự phản bác của xã hội vì qua cách đọc, ngữ nghĩa không có gì sai lệch mà có thể chấp nhận được. Cùng thời gian này, nhiều tạp chí văn học có sáng kiến thể nghiệm cách viết mới như những danh từ kép viết có gạch nối và có khi viết dính liền nhau (nhân- loại, nhânloại…kỷ-nguyên-mới, kỷnguyênmới…), hoặc chữ đầu dòng không viết hoa và cả trang văn không có chấm xuống hàng… 

          Sự biến động trong chữ viết ghi chép vẫn từng có diễn ra do nhu cầu cho hoạt động, khá phổ biến là sử dụng tốc ký đối với ký giả trong tác nghiệp phỏng vấn bằng ký tự riêng. Đó là cách viết theo hệ thống cho 52 vần ghép và một số phụ âm kép hoặc ngành bưu điện từ đầu thế kỷ 20 đã dùng cách ghi chép telex bộ gõ tiếng Việt cho thư tín, công văn…Những nhà nghiên cứu về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ trên nền tảng ký tự Latinh đã phát triển trên cơ sở nghiên cứu của Hội đồng cải lương học chính Đông Dương từ năm 1906 và đến năm 1930 chữ quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt. Quá trình ứng dụng vẫn thấy ra một số bất cập tồn tại, có nhiều phát kiến sửa đổi như nhiều nước khác cũng gặp phải nhưng đều không mang tính khả thi. Nếu coi vấn đề cải tiến để đạt được yêu cầu giản lược, tiết kiệm thời gian liệu chăng có giải quyết được gì một khi cách viết, cách hiểu chữ quốc ngữ hiện nay mang giá trị biểu cảm trong tâm hồn người Việt. Do đó với những văn bản hành chánh, sách giáo khoa, lịch sử, chứng thư hộ tịch…dù trong thể chế nào cũng vẫn duy trì, bảo tồn bản sắc chính thống của quốc ngữ cho đến nay. Như vậy với cái gọi là công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết trong tiếng Việt mới đây không phải là sự kiện mới mẻ mà trong quá trình hình thành lịch sử chữ quốc ngữ đã có những chuyển động, phát sinh như một sự tất yếu bình thường. 

 

 

        

 

Phan Chính
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

phỏng vấn

nhà báo, nhà thơ

VƯƠNG TÂN

thực hiện: Lê Thị Huệ

kỳ 2

kỳ 1 , kỳ 2 ,

Vương Tân  là nhà báo, nhà thơ  đặc biệt có gốc gác, giềng mối quen biết và thân cận với một số thành phần cầm bút, thành phần quân đội, thành phần chính trị quan trọng của chế độ Sài Gòn Miền Nam Quốc Gia 1954 – 1975

gio-o.com hân hạnh giới thiệu bạn đọc cuộc phỏng vấn thú vị với nhà thơ nhà báo Vương Tân (lth)

Lê Thị Huệ:  Được biết Vương Tân đã có hơn nửa thế kỷ hoạt động sáng tác và làm báo,  tác phẩm và giai đoạn nào làm ông ưng ý nhất từ 1954 đến nay.

Vương Tân:   Vương Tân tâm đắc nhất là  là tập khảo luận Vượt Mác  viết năm 1955.  Trong đó trình bầy những nghiên cứu của Vương Tân cho thấy Các Mác đã ảo tưởng khi đưa ra học thuyết cộng sản.  Nhất là vấn đề đấu tranh giai cấp và thuyết thặng dư giá trị đấu ntranh giai cấp chỉ tạo ra một xã hội đầy máu và nươc mắt phát sinh ra gai cấp mới là giai cấp cán bộ đăc quyền đăc lợi còn thuyết thặng dư giá trị thì ảo tưởng và hoàn toàn sai vì Việt Nam ta có câu phương ngôn  “Một người lo bằng kho người làm”.   Và công nghệ là cốt lõi của sản xuất.  Cái sức sản xuất của công nhân chẳng là cái đinh gì cả so với công nghệ và tài tổ chức của giới chủ.  Đã thế thời đai đã có chủ trương thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội thì đấu tranh giai cấp,đấu tố lập công xã chỉ bần cùng hóa nhân dân và không đi đến đâu.

Về thơ Vương Tân có một trường ca rất thú vị mà phần đầu cho công bố trên số báo Xuân tạp chí Văn Nghệ năm 1962 do Đoàn Tường Lý Hoàng Phong làm chủ nhiệm,  Dương Nghiễm Mậu làm thư ký tòa soạn.  Tác phẩm này có được giáo sư Nguyễn Thiên Thụ nhắc tới trong cuốn sách History of Vietnamese Literature  xuất bản ở Canada

Tập trường ca này dài hai mươi nghìn câu và gồm nhiều thể loại thơ nó là tập đại thành  của sự nghiệp thi ca của Vương Tân.

Ngoài ra Vương Tân cũng viết trương giang tiểu thuyết Sống Chết,  đã công bố một phần ở trong nước và hải ngoại được nữ sĩ Phương Hằng Việt kiều Mỹ chuyển ngữ qua tiếng Anh một nhà xuất bản ở Mỹ đã thương lượng in bản dich này sau khi nó được công bố một phần trên báo.

Cũng thời gian này Vương Tân viết bộ chân dung văn học nghệ thuật dày 2500 trang mang tựa đề 100 Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ   gồm 5 tập đã xuất bản hai tập gây nhiều tiếng vang trong và ngoài nước.

Phải nói rằng giai đoạn từ 1954 tới 1975 là giai đọan Vương Tân viết sung sức nhất.  Nhưng so với giai đoạn từ 1975 tới  nay thì giai đoan sau này Vương Tân viết hứng khởi hơn sâu sắc hơn, và dấn thân hơn

Lê Thị Huệ:   Một số nhân vật được ông nhắc đến trong câu trả lời trước, gây tò mò vì những huyền thoại ở chung quanh họ.  Ví dụ Nguyễn Đức Quỳnh.  Nguyễn Đức Quỳnh đươc nhiều người truyền tụng là một nhà lý luận về chính trị, triết học, văn học.  Nhưng ông ta không để lại vết tích, trước tác cụ thể bao nhiêu. Ông có thể cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật Nguyễn Đức Quỳnh.

Vương Tân:    Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh là một huyền thoại.  Ông tự nhận là hậu duệ của Nguyễn Thiện Thuật, người anh hùng Bãi Sậy quê ông.  Nguyễn Đức Quỳnh sinh năm 1909 tại Trà Bồng , Hưng Yên-Bắc Việt.  Con nhà khá giả học trường Tây bạn học với Cousseau, sau này làm chánh mật thám Đông Dương, một người Pháp, có nhiều ảnh hưởng chánh trị tại Đông Dương.  Chính nhờ là bạn Cousseau mà Trương Tửu chủ nhà xuất bản Hàn Thuyên phải mời Nguyễn Đức Quỳnh làm giám đốc chánh trị nhà xuất bản Hàn Thuyên cùng chủ bút tạp chí Văn Mới của nhà xuất bản Hàn Thuyên để Nguyễn Đưc Quỳnh lo kiểm duyệt sách và báo của nhà xuất bản Hàn Thuyên không gặp trở ngại.

Nguyễn Đức Quỳnh học trường Tây rồi đi lính Lê Dương, một sắc lính quốc tế của quân đội Pháp.  Được sang Pháp học, Nguyễn Đức Quỳnh học đậu kỹ sư điện ở Pháp nhưng về nước lại đi viết báo và dạy học tư.  Chứ không làm quan. Tờ báo đầu tiên Nguyễn Đức Quỳnh cộng tác là báo Khoa Học  của nhà khoa học Nguyễn Công Tiễu cháu ba đời Nguyễn Công Trứ và là anh vợ nhà văn nhà giáo Trương Tửu.

Nguyễn Đức Quỳnh khởi sự viết nghiên cứu về dân tộc ít người ở Tây Nguyên sau mới viết tiểu thuyết.  Những tiểu thuyêt Thằng Kinh ,Thằng Cu So  (viết về Cousseau), Thằng Phượng  của Nguyễn Đức Quỳnh được nhà văn Vũ Ngọc Phan khen ngợi hết lời trong bộ Nhà văn Hiện Đại Việt Nam .  Nhưng tác phẩm độc đáo nhất của ông, Nguyễn Đức Quỳnh lại ký bút danh Hà Việt Phương có tựa đề Làm Lại Cuộc Đời  đăng toàn bộ trên báo Đời Mới.  V à tác phẩm Ai Có Qua Cầu ký  bút danh Hoài Đồng Vọng nhà xuất bản Quan Điểm in và phát hành lại được người đọc chú ý hơn

Nguyễn Đức Quỳnh là nhân vật thích làm quân sư cho thiên hạ.  Hết làm quân sư cho Cousseau lại làm quân sư cho tướng Nguyễn Sơn được tướng Nguyễn Sơn cho về Hà nội móc nối với Cousseau. Vụ này nhà xuất bản Công an ở Hà nội có cho in cả một cuốn tiểu thuyết với tựa đề Câu Lạc Bộ Chính Khách  do nhà văn đai tá công an Việt Cộng Lê Tri Kỷ  viết  bôi bác Nguyễn Đức Quỳnh và nói rõ vụ án Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng bị bắt ở khu tư về vụ chiến khu Phục Việt.  Rồi Nguyễn Đức Quỳnh làm cố vấn chánh trị cho trung tướng Nguyễn văn Hinh nổi loạn chống thủ tướng Ngô Đình Diệm. Và Nguyễn Đức Quỳnh làm cố vấn chính trị cho bộ trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu.  Cố vấn chánh trị cho bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân Hồng.  Nói về chuyện tại sao mình hay làm quân sư quạt mo Nguyễn Đức Quỳnh thường tâm sự với Vương Tân rằng biết thì phải nói.  Thiên hạ xin ý kiến thì phải cho. Trả lời thắc mắc của Vương Tân rằng tại sao ông làm cố vấn cho tới hai vị tướng đều là lưỡng quôc tướng quân là Nguyễn Sơn và Nguyễn Văn Hinh.  Ông nói cả hai đều là tướng tài nên Pháp và Trung Quốc đều phong tướng. Trả lời câu hỏi tại sao ông làm cố vấn cho bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu nhân vật thứ ba trong chế độ Ngô Đình Diệm mà lại bị mật vụ Dương Văn Hiếu bắt, ông Nguyễn Đức Quỳnh nói ông bị bắt là do lệnh của ông Ngô Đình Nhu.

Theo nhà quân sư Nguyễn Đức Quỳnh thì người chịu nghe lới ông nhất là bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân Hồng của thủ tướng Nguyễn Khánh nhưng cơ sự không đi đến đâu là vỉ tướng Khánh tuy phục luật sư Nghiêm xuân Hồng nhưng lại ưng nghe lời người anh em cột chèo Phạm Quang Tước một ông cò cảnh sát nắm ngành mật vụ hơn là nghe lời bộ trưởng Nghiêm Xuân Hồng.

Câu hỏi mà nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh thường trả lời Vương Tân loanh quanh là ông có làm tham mưu cho bạn Cousseau của ông không.  Ông nói Cousseau là ngươi Pháp giỏi và biết điều,  nhưng ông ta ít nghe lời Nguyễn Đưc Quỳnh.  Nếu ông nghe lời Nguyễn Đức Quỳnh thì không xẩy ra vũ nổ tầu Amyot D ‘inville và Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng không  bị đi tù Lý Bá Sơ.

Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh để lại  nhiều sách và một bộ hồi ký chưa in.  Quan trọng là ông có truyền nhân là nhà báo Lý Đai Nguyên.  Ông Nguyễn Đức Quỳnh có hai dòng con.  Dòng lớn có Nguyển Đức Kim  là nhà doanh nghiệp lớn ở Hà nội giầu cỡ tỷ tỷ phú, và ba con trai dòng nhỏ là nhà văn Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi,  nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ (nhân vật lớn trong võ phái Vo vinam, nhà báo Nguyễn Đức Kình

Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh qua đời ngày 6 tháng 6 năm 1974 vì ung thư bảo tử dù đươc người học trò cưng Trần Ngọc Ninh hết sức chạy chữa.  Nhưng bị di căn vẫn không qua khỏi tay tử thần.  Hiện nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ còn giữ đươc một số di cảo của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, nhất là tập nhật ký của ông.

Cái di sản đáng nhờ của Nguyễn Đưc Quỳnh để lại cho anh em là việc ông lập Đàm Trường Văn Nghệ Viễn Kiến tại nhà ông cạnh chùa Từ Quang của Hòa Thượng Thich Tâm Châu một diễn đàn mở để anh em văn nghệ sĩ trẻ già tha hồ phát biểu ý kiến đưa ra những tác phẩm mới cùng nhau trao đổi.  Theo một số nhà văn thì sở dĩ năm 1963 ông Ngô Đình Nhu phải ra lệnh cho mật vụ bắt Nguyễn Đức Quỳnh và truyền nhân của ông là nhà báo Lý Đai Nguyên vì cho rằng Đàm Trường Văn Nghệ Viễn Kiến là cái ngòi nổ sẽ làm sập chế độ độc tài.  Nếu Vương Tân không nhanh chân trong vụ này cũng bị mật vụ tóm.

Lê Thị Huệ:   Còn nhân vật  Hồ Hán Sơn.  Ông đã gặp Hồ Hán Sơn trong những trường hợp nào. Ông biết gì về vai trò của Hồ Hán Sơn trong việc truất phế Bảo Đại và suy tôn Ngô Đình Diệm cùng với các ông Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang.

Vương Tân:     Tôi gặp Hồ Hán Sơn tại khu 4 lúc đó ông thường cặp kè với Hồ Tùng Mậu và tướng Nguyễn Sơn.  Thiên hạ nói ông từng học quân sự ở trường Hoàng Phố và từng đi Vạn Lý Trường Chinh với Nguyễn Sơn.  Hồ Hán Sơn thời kỳ này mang tên Hồ Mậu Đề.  Ở  trong bộ tham mưu của tướng Nguyễn Sơn và làm nghề chính là dạy chiến lược ở trường võ bị Trần Quốc Tuấn phân hiệu khu 4.  Tại khu 4 lúc đó những người cộng sản từ Tầu về có hai phe:  Phe Hoàng Văn Hoan và phe Hồ Tùng Mậu.  Hồ Hán Sơn theo phe Hồ Tùng Mậu người cùng quê Hà Tĩnh với ông.  Mặc dầu Hồ Tùng Mậu trong nghi án lich sử bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp.   Thiên hạ nói rằng Hồ Tùng Mậu  có dính với Hồ Chí Minh nhưng ở khu Tư Hồ Tùng Mậu thường công kích Hồ chí Minh là kẻ nhiều mặt.  Hết làm việc cho KGB lại làm việc cho OSS (tiền thân của CIA),  và đố kỵ người tài.  Tại sao lại phong Nguyễn Bình một nhân vật VNQDĐ làm trung tướng trong khi chỉ phong Nguyễn Sơn làm thiếu tướng.  Và phong một con nuôi mật thám Pháp Marty là Võ Nguyên Giáp làm đại tướng khi ông Giáp chưa hề học một trường quân sự nào.  Có lẽ vì những phát ngôn nặng lời với Hồ chí Minh mà ông Hồ Tùng Mậu đã bị Hồ Chí Minh cho người chỉ điểm tầu bay Pháp oanh tạc giết chế Hồ Tùng Mậu.

Sau khi Hồ Tùng Mậu bị phi cơ Pháp oanh tạc chết ở nông giang Thanh Hóa thì Hồ Mậu Đề biến khỏi khu Tư về Hà Nội.

Hồ Mậu Đề “dinh tê” về Hà nội đổi tên là Hồ Hán Sơn liên lạc với bác sĩ Đặng Văn Sung một lãnh tụ Đai Việt.  Đặng Văn Sung người Nghệ Tĩnh.   Bác sĩ Đặng Văn Sung giới thiệu Hồ Hán Sơn với đồng chí là thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí.   Nguyễn Hữu Trí nói với chức danh của ông thì ông chỉ có thể ký quyết định đồng hóa Hồ Hán Sơn là đai úy đồng hóa Bảo Chính Đoàn một loại quân đia phương của lãnh thổ Băc Việt.  Lãnh lương đai úy Bảo chính đoàn phụ trách quân huấn,  Hồ Hán Sơn cho xuất bản tác phẩm Nghệ Thuật Chỉ Đạo Chiến Tranh  ca ngợi chiến lược chiến tranh toàn diện , chiến tranh tổng lực.  Kịp đến khi ông Bửu Lộc được quốc trưởng Bảo Đại trao cho quyết định triệu tập Đai Hội Quốc Dân đã nhờ sử gia Trần Trọng Kim làm đầu tầu triệu tập Đại Hội Quốc Dân, Hồ Hán Sơn được bác sĩ ĐăngVăn Sung  cử tham gia đoàn đai biểu Bắc Việt dự Đai Hội Quốc Dân.  Tại đai hội này Hồ Hán Sơn gặp lại nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh lúc đó đang làm tham mưu cho Cousseau cố vấn chánh trị của Cao ủy Pháp, và chủ bút báo Đời Mới.  Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh mời Hồ Hán Sơn tham gia bộ biên tập tuần báo Đời Mới dịp này Hồ Hán Sơn vớ đươc bộ Tự điển Bách Khoa   đồ sộ bản mới nhất của Pháp ở thư viện của báo Đời Mới và ông đã đọc ngấu nghiến ngày đêm rồi nghĩ ra mục hỏi đáp để phổ biến những tư tưởng bách khoa đã đọc được với bút danh Hồng Nam.

Tại Đại Hội Quôc Dân Hồ Hán Sơn với cái giọng Nghệ Tĩnh đã cùng Nguyễn Đức Quỳnh  khuấy đảo không khí chính trị với tinh thần phải có độc lập dân tộc tức khắc khiến cho sử gia Trần Trọng Kim người cầm chịch Đại Hội Quốc Dân phải đi tới nghị quyết Việt Nam  phải  được độc lập không ở trong Khối Liên Hiệp Pháp như hiện tại. Chính cái nghị quyết này đã khiến quốc trưởng Bảo Đai đưa hoàng thân Bửu Lộc lên làm thủ tướng chính phủ  thay thủ tướng Nguyễn Văn Tâm một nhân vật thân Pháp và cái chết khó hiểu của sử gia Trần Trọng Kim sau đó ở Đà lạt.

Chính nhờ Đại Hội Quốc Dân mà Hồ Hán Sơn nổi đình đám lọt vào mắt xanh của Đức Hộ Pháp Đại Đao Tam Kỳ Phổ Độ Phạm Công Tắc được ngài mời tham gia quân đội của giáo phái này và ban thánh lệnh phong quân hàm đai tá phụ trách chánh trị quân đôiCao Đài.

Nhờ ngốn hết bộ Tự Điển Bách Khoa   cộng với những điều học được từ Trung Quốc Hồ Hán Sơn bước vào chính trường với bản lĩnh văn hóa Đông Tây khá vững nên khi sang Nam Dương Quần Đảo dư hội nghị Á Phi lần thứ nhất Hồ Hán Sơn chỉ là một nhà báo theo chân phái đoàn miền Nam VN,nhưng lại được thành viên có ảnh hương nhất trong phái đoàn là thiếu tướng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế người vừa được thủ tướng Ngô Đình Diệm qua cố vấn là tướngtình báo CIA của Mỹ.  Ông Lansdal chiêu mộ đem quân kháng chiến về với chánh phủ,mời làm cố vấn.

Chính tại cái hội nghị Á Phi lần thứ nhất ở Nam Dương Quần Đảo,  tướng Trình Minh Thế đã đưa ra tiếng nói của lưc lượng quôc gia kháng chiến theo ý của Hồ Hán Sơn được dư luận quốc tế chú ý,  Hồ Hán Sơn thành cánh tay mặt của tướng Trình Minh Thế.

Khi tướng Thế và Hồ Hán Sơn về nước thì đúng dịp tranh chấp giửa quốc trưởng Bảo Đai vả thủ tướng Ngô Đình Diệm vào cao trào,tướng Lansdal cho tướng Thế biết,người Mỹ muốn lật quốc trưởng Bảo Đai đưa thủ tướng Ngô ĐìnhDiệm lên nhưng cần người kềm ông Diệm nên muốn tướng Thế làm công việc này.Tướng Thế đem chuyện này hỏi ý kiến Hồ Hán Sơn,Hồ Hán Sơn nói muốn lật Bảo Đai cần có sự tham gia của Nguyễn Bảo Toàn,nhân vật từng cùng Huỳnh giáo chủ lập Dân xã đảng ông này đang là cố vấn chánh trị của tướng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ và ông lên kế hoach lập một Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng truất phế Bảo Đai

Tướng Trình Minh Thế đem kế hoạch lập Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng truất phế Bảo Đại của Hồ Hán Sơn trao cho tướng Lansdal duyệt ông này đã đồng ý khi trung tướng Nguyễn Văn Vỹ cùng đai tá Nguyễn Tuyên đem Ngư Lâm quân từ Đà lạt về ép thủ tướng Ngô Đình Diệm qua Pháp trình diện quốc trưởng Bảo Đại thì nhà văn Nhị Lang theo lệnh của tướng Trình Minh Thế rút sùng ra tuyên bố nhân danh Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng bắt tướng Nguyễn Văn Vỹ, và chỉ thả khi tướng Vỹ chịu ra lệnh cho đại tá Nguyễn Tuyên cùng Ngư Lâm Quân rút ra khỏi khu vực dinh Độc Lập 3 cây số để quân Cao Đài Liên Minh và quân Cao Đài của tướng Nguyễn Thanh Phương vào thay thế. 

Sợ bị giết tướng Nguyễn Văn Vỹ đã làm theo yêu cầu của nhà văn Nhị Lang con rể nhà văn Nhất Linh , và cuộc truất phế  quốc trưởng Bảo Đai đã diễn ra khá suôn sẻ.

Sau khi làm công việc truất phế Bảo Đai,  Hồ Hán Sơn thành phó chủ tịch thứ nhất Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng và được tướng Trình Minh Thế rất tin tưởng.  Trình Minh Thế hứa với Hồ Hán Sơn ông lên làm thủ tướng thì sẽ đưa Hồ Hán Sơn làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng . Lúc này Hồ Hán Sơn thương lái chiếc xe Citroen 15 mã lực rủ Vương Tân đi ăn cơm Tây và nói muốn Vương Tân tham chính cùng Hồ Hán Sơn.  Tôi trả lời Vương Tân thích làm văn nghệ hơn làm chính trị.  Cụ tham Sinh bố Đinh Sinh Pài từng làm văn hóa vụ trưởng cho bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành ngồi cùng xe với Vương Tân tủm tỉm cười.

Thình lình tướng Trình Minh Thế chết.  Đại úy Tạ Thành Long vệ sĩ của tướng Thế nói ông Trình Minh Thế bị bắn ở dinh Đôc Lập nhưng bị đưa lên xe jeep chở qua cầu Tân Thuận nói  bị quân Bình Xuyên bắn.  Vợ con tướng Trình Minh Thế cũng hô hoán lên như vậy.  Nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm làm quốc tang vinh thăng trung tướng và đặt tên đường và nhất định là tướng Trình Minh Thế bị quân Bình Xuyên từ dưới kinh Tầu Hũ bắn lên giết chết tướng Trình Minh Thế.

Cái chết đột ngột của tướng Trình Minh Thế làm cho Hồ Hán Sơn chới với giữa lúc đó Hồ Hán Sơn gặp em nhà cách mạng TrươngTừ Anh và “kết” cô này quyết định sẽ làm đám cưới với cô gái họ Trương quê Phú Yên.

Cũng trong thời gian này một người từng quen Hồ Hán Sơn trong thời kỳ Hồ Hán Sơn tên Hồ Mậu Đề đó là luật sư Trần Chánh Thành, cánh tay mặt của ông Ngô Đình Nhu lúc đó đang là chủ tich Phong Trào Cach Mạng Quôc Gia kiêm bộ trưởng bộ Thông Tin gặp lại Hồ Hán Sơn mời đi ăn cơm Tây, bàn chuyện lãnh đao báo chí.  Hồ Hán Sơn đã nhận lời đi ăn cơm Tây với bộ trưởng Thành

Chính vì bữa cơm Tây này mà tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương nghe lới báo cáo của ông anh là đai tá Nguyễn Thành Danh phụ trách tình báo của quân đội Cao Đài là Hồ Hán Sơn đã phản Cao Đài đi theo Trần Chánh Thành phục vụ nhà Ngô nên sai đại úy Nguyễn Sỹ Hưng bắt cóc Hồ Hán Sơn mang về trại Bến Kéo ở Tây Ninh giam giữ rồi trong khi tướng Văn Thành Cao dẫn quân Nùng lên tấn công tòa Thánh Tây Ninh khiến Đưc Hộ Pháp Phạm Công Tăc phải lưu vong sang Nam Vang.  Chân tay của tướng Nguyễn Thành Phương đã thủ tiêu Hồ Hán Sơn đem sác vứt xuống một cái giếng ở trại Bến Kéo.

Về cái chết của Hồ Hán Sơn nhạc sĩ Phạm Duy đã viết khá chi tiết trong hồi ký xuất bản ở Mỹ.                                                                

Lê Thị Huệ:   Trong đoạn trước ông có nhắc đến tướng Nguyễn Sơn.  Ông đã nghe nói về  tướng Nguyễn Sơn như thế nào. Về sự liên hệ giữa tướng Nguyễn Sơn và các phong trào cách mạng chính trị của Trung Hoa. Ông có biết gì về cái chết của tướng Nguyễn Sơn

Vương Tân:     Ớ  Khu 4 Vương Tân đã gặp tướng Nguyễn Sơn một nhân vật giống như nhân vật Từ Hải của thi hào Nguyễn Du.  Cao lớn râu quai nón cưỡi ngựa đeo súng lục sệ bên hông, ăn  nói bặm trợn nhưng đâu ra đó.  Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thì tướng Nguyễn Sơn tên khai sinh là Vũ Nguyên Bác.  Ông là con cụ Vũ Trương Xương một nhà đai tư sản ở Hà nội,.  Tướng Nguyễn Sơn sinh ngày 1 tháng 10 năm 1908 ở làng Kiêu Kỵ Gia Lâm Hà nội, 5 tuổi học trường Tây do mấy ông cố đao mở gọi là trường nhà Dòng, 14 tuổi đậu vô trường  Sư Phạm Hà nội.  Học Sư Phạm nhưng Nguyễn Sơn chuyên cầm đầu sinh viên đi đánh nhau với Tây, nên  khi ông 17 tuổi gia đình bắt phải lấy vợ. Vợ ông tên Nguyễn Thị Giệm, hơn ông 4 tuổi sinh cho ông một cô con gái đặt tên là Vũ Thanh Các khi con gái ông ra đời sáu tháng tuổi, ông được Nguyễn Ái Quốc từ bên Tầu cho người về móc nối đưa sang Quảng Châu và được Nguyễn Ái Quốc lúc đó bí danh Lý Thuy đặt tên là Lý Anh Tự trong khi Phạm Văn Đồng được Hồ Chí Minh đặt tên là Lý Tống.  Nguyễn Sơn được Nguyễn Ái Quốc đưa vào học trương quân sự Hoàng Phố cùng khóa với Lê Hồng Phong, ra trường ông gia nhập Quốc Dân Đảng Trung Quốc.

Tháng 4 năm năm 1927 Tưởng Giới Thạch làm binh biến ở Quảng Châu,  Nguyễn Sơn bỏ Quôc Dân Đảng Trung Quốc gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Ngày 2 tháng 8 năm 1927 Nguyễn Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu  ra nhập Phương Diện Quân số 2 của Diệp Kiếm Anh.  Cuộc khời nghĩa thất bại Nguyễn Sơn đào thoát qua Thái Lan.  Năm 1928 Nguyễn Sơn trở về lại Trung Quốc tham gia Hồng quânTrung Hoa dưới bí danh Hồng Thủy.

Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc đó năm bè bẩy mối rất phức tạp. Trong khi Nguyễn Sơn lại là ngươi mê tư tưởng Trosky và Ti To nên gặp khá nhiều rắc rối.  Tới ba lần bị khai trừ Đảng. Tuy nhiên Nguyễn Sơn là ngươi kiên trì và rất đươc Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai tin tưởng nên đã cho tham gia cuộc Vạn lý Trường Chinh năm 1934 và đi suốt cuộc trường chinh này.

Tháng 12 năm 1935 Nguyễn Sơn đươc tham gia khóa đầu tiên của Đai Học Hồng Quân Trung Hoa do đích thân Mao Trạch Đông Chu Ân Lai giảng dây.  Tháng 7 năm 1937 Nguyễn Sơn cùng Chu Đức và Bát lộ quân  vượt  Hoàng Hà đến Sơn Tây lập căn cứ chống Nhật ở Ngũ Đài Sơn và năm 1938 Nguyễn Sơn lập gia đình với nữ chiến sĩ Trần Kiêm Qủa có hai con trai.Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh ở Trung Quốc có lúc Nguyễn Sơn được vô trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhiều phen bị án oan suýt mất mạng. Tháng 11 năm 1945 Nguyễn Sơn về nước được Hồ Chí Minh cử làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam.  Chính dịp đi Nam tiến này ông đã gặp thi sĩ Hữu Loan và là nguồn cảm hứng khiến thi sĩ Hữu Loan sáng tác bài thơ Đèo Cả  lừng danh.

Năm 1946 toàn quốc kháng chiến,  Uỷ Ban Kháng Chiến Miền Nam giải thể, Nguyễn Sơn đươc cử làm Tư Lệnh kiêm Chính Ủy Liên Khu 4,dịp này Nguyễn Sơn mở lớp đào tạo văn nghệ sĩ kháng chiến và kết quả của lớp này  là sự ra đời của văn thi sĩ Phùng Quán văn thi sĩ Minh Đưc Hoài Trinh.  Theo nhà thơ Hữu Loan thì Nguyễn Sơn là người nói về truyện Kiều tuyệt vời tới nỗi nhà văn nhà nghiên cứu Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa phải bái phục.  Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thì vì mê Trosky và Tito nên Nguyễn Sơn đã muốn làm một cuộc quốc gia kháng chiến nên cho Hoàng Đạo về thành liên lạc với thiếu tá tình báo Pháp Du Pra và anh em Đại Việt để họ lập chiến khu Phục Việt ở Thanh Hóa.

Vụ này khiến Hồ chí Minh sai Nguyễn Tạo tức Nguyễn Phủ Doãn về Thanh Hóa phá án và trả Nguyễn Sơn về Đảng Cộng Sản Trung Quôc gây ra vụ án gọi là vụ nổ chiến hạm Amyot D’Inville.  Sang lại Tàu,  Nguyễn Sơn trở lại theo phe Hồng Quân Trung Hoa và khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra Nguyễn Sơn được Bành Đức Hoài cử làm trợ lý khi ông đươc phong làm Tư Lệnh Quân Tình Nguyện Trung Quốc chi viện chiến trường Triều Tiên năm 1953.  Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên ngày 27 tháng 9 năm 1955, trong đợt phong quân hàm đầu tiên của quân đội nhân dân Trung Hoa Nguyễn Sơn được phong thiếu tướng .  Đầu năm 1956 Nguyễn Sơn  phát hiện  bi ung thư phổi ông đã xin về Việt Nam trị bệnh và sau đó qua đời tại Hà nội ngày 21 tháng 10 năm 1956. Cái chết của Nguyễn Sơn đã khiến nhà thơ Hữu Loan làm một bài thơ dài với những câu bất hủ.

Nguyễn Sơn như con tàu biển khổng lồ

mang giông tố đại dương đi đến đâu

            không 

               cho 

                  sóng 

                     ngủ

Nguyễn Sơn như núi lửa mọc ở đâu

là gây những đám cháy 

               vòng quanh …  

(thơ Hữu Loan)

Nguyễn Sơn danh tướng huyền thoại là như thế.  Một thiên tài quân sự.  Một đầu óc văn  nghệ phóng khoáng.  Ông có ảnh hưởng lớn trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc và là một người Mác xít sớm thấy sai lầm của chủ nghĩa muốn sửa sai muốn đổi mới như Trosky như Ti To,  nhưng cuối cùng lưc bất tòng tâm nhắm mắt xuôi tay.

(còn tiếp)

© gio-o.com 2015
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

Bạn lâu năm một doanh nhân rất thành đạt

Bạn lâu năm một doanh nhân rất thành đạt, nhiều lần rủ tôi làm ăn từ nhiều năm trước nhưng tôi hiểu mình nên từ chối. Tôi chỉ là kẻ mơ mộng trong cuộc đời, không sống với những tính toán, con số, chiến lược được. Làm với bạn, không khéo lại là gánh nặng cho bạn. Lâu ngày gặp lại, bạn bảo sao giờ này ông vẫn say mê đấm đá với chữ nghĩa, những thứ ấy hay đấy nhưng vợ con không được nhờ. Tôi hiểu là bạn nhìn bằng con mắt của người kinh doanh nên chỉ cười bảo: “Tính tôi lẩm cẩm là vậy, chấp nhận đi!”
Thực ra thì cuộc sống có nhiều giá trị khác nhau. Tôi cũng ước mình có nhiều tiền, có tiền mình sẽ giúp đỡ, tặng cho những người mình yêu quý, những mảnh đời cần sự giúp đỡ. Tiền đối với tôi chỉ có ý nghĩa khi được dùng làm công cụ để thể hiện tình cảm.
Tôi chỉ hơi chạnh lòng vì bạn lẫn lộn những giá trị khác nhau. Bạn không thể đòi hỏi một người mơ mộng, theo đuổi những giá trị tinh thần lại có thể cũng giỏi giang trong việc kiếm tiền được.
Cái gì cũng một giá trị hữu hạn, con người nào cũng có một giới hạn, tôi cũng chạnh lòng khi thấy mình không có nhiều tiền để giúp người này, người kia nhưng việc dùng góc nhìn, giá trị của mình để đánh giá giá trị của người khác của bạn khiến tôi buồn và có thể khiến tôi sẽ xa bạn.

Tôi tin rằng nạn nhân về XHTD ở Việt Nam rất nhiều

Tôi tin rằng nạn nhân về XHTD ở Việt Nam rất nhiều, chỉ có điều chúng ta không được nghe nói tới mà thôi. Sự chia sẻ của các bạn sẽ giúp mọi người cảnh giác, nâng cao nhận thức và ngăn chặn việc này xảy ra. Cảm ơn sự chia sẻ của bạn.
“E xin chia sẻ với a về ký ức, k chỉ 1 mà những ký ức đó hiện hữu mãi trong đầu e, mãi k quên, k xóa được
Lúc đó quá nhỏ, quá non nớt để gọi là xâm hại tình dục trẻ em,
Nếu a đọc những lời này, a cho e biết rằng a đang lắng nghe rồi e chia sẻ tiếp. Chứ e k muốn chia sẻ để rồi nó lạc vào hư không.
Cảm ơn a đã lắng nghe e. Những chuyện này e chưa bao giờ nói với ai.
Ngày xưa, gia đình ở quê còn nghèo, ba mẹ e thường xuyên đi làm, để mấy a chị e ở nhà tự chăm sóc nhau, tự chơi với nhau. Khi e học mẫu giáo hoặc cấp 1 gì đó, e k nhớ chính xác nhưng nhớ là hồi e rất bé. E qua nhà hàng xóm chơi, nhà đó có 5 a e trai. E đồng tuổi với người e kế út. Lúc đó chơi trò chơi trốn tìm. A trai cả ở nhà đó mới rủ e vô trốn trong phòng của ba mẹ a ta. A ta đè e lên giường, rờ mó, sờ soạn e, kéo quần e xuống, nằm đè lên ng e.
A ta làm j nữa, a ta đạt dc j e k nhớ. Nhưng đến giờ e k thể quên hình ảnh đó. Nó ám ảnh e. E cứ cho rằng mình tưởng tượng ra mà thôi. Nhưng nếu tưởng tượng thì sao nó có thể rõ ràng đến thế, chân thực đến thế. Hồi đó e k định nghĩa dc hành động đó của a ta là j, cứ im lặng chấp nhận.
E có người a họ con bác, a ta lớn hơn e rất nhiều tuổi. Mỗi khi a ta qua nhà e chơi, a ta có 1 thú vui là tuột quần e ra, hoặc bóp mông e. Lúc đó e rất ghét trò đó của a ta. Nên khi a ta qua là e tránh. Mà trẻ con ham chơi, e lơ là k để ý là a ta tới kéo quần e xuống. Rất nhiều lần như thế. Nhà e thường vắng ba mẹ, k biết người lớn có biết a ta hay làm thế với e k. Nhưng Chưa bao giờ e nghe ai la rầy, cấm đoán a ta. Nên e chỉ biết tự bảo vệ mình là tránh mặt a ta mà thôi.
E lại có 1 người a họ con cô, a ta bị tâm thần do hôn nhân cận huyết. A ta hay lên nhà e chơi. Mỗi khi a ta tới, thứ mà chị e e hay mất nhất chính là quần lót. Ba mẹ a ta, ba mẹ e đều biết a ta hay lấy, nhưng chỉ la rầy đôi chút, cấm đoán đôi chút rồi thôi. Vì cứ nghĩ a ta tâm thần nên k làm j a ta cả. Nhưng cái ám ảnh e nhất khi a ta tới nhà là khi đêm xuống. Phòng ngủ của chị em e có cửa, có chốt khóa, nhưng bên ngoài có thể thò tay vô mở rất dễ dàng. Buổi tối, khi tụi e đã ngủ say, a ta mở chốt cửa, lẻn vào, rồi rờ mó trong quần e. Còn bé e của e thì e k biết nó có bị như e k, hay cũng bị mà im lặng như e. Khi e bị khó chịu rồi thức dậy thì a ta nhanh chân trốn vào góc tối. E cảm nhận dc có ng trong phòng, e đoán a ta ở góc tối đó, nhưng chỉ dám nằm trùm mền cảnh giác. E k đủ can đảm để vùng dậy bật đèn lên, hay la lên cho ng lớn biết. E chỉ biết nằm đó và nhìn vào góc tối. Cứ thế, bao nhiêu năm trôi qua. Khi lớn hơn chút, e k nói chuyện gì xảy ra nhưng e k cho a ta ngủ lại nhà buổi tối. Mặc cho ba mẹ e nói gì.Khi không dc ngủ trong nhà thì a ta lại tìm cách khác. Phòng e có cửa sổ bằng những thanh gỗ, tối e hay khép lại để thoáng chứ k đóng chốt. A ta đã cưa, cắt 2 thanh gỗ để có thể chui vào. A ta rình mò căn phòng e bao lâu, để khi nào e sơ hở không khóa cửa thì lại lẻn vào. Đến khi e vào đại học, e k ở nhà nữa. Nhưng căn phòng của e vẫn chốt cửa đó, vẫn cái cửa sổ bị cắt thanh chắn đó, a ta có rình mò để vào vì có e gái e k? Câu hỏi đó e vẫn chưa dám hỏi e gái mình.
Tất cả những điều đó vẫn hiện hữu trong đầu e, đến giờ e vẫn còn thói quen, khi tối ngủ mà thức dậy thì sẽ căng mắt nhìn vào góc tối, k biết có ai ở đó hay k?
Cả tuổi thơ e k yên tĩnh vì những con ng đó, k có ng lớn nào đứng ra bảo vệ. Chỉ biết tự bảo vệ bản thân.
E biết có nhiều bé đã bị như e. Nên e nói với a, để a có thể chia sẻ, để các bé, cũng như cha mẹ các bé biết mà đè phòng, cảnh giác. E chỉ muốn góp 1 chút j đó để k còn tình trạng xâm hại tình dục trẻ e, lạm dụng tình dục trẻ e.”

” Vương Tân ‘tự trào:” Thế là thằng cu NGƯ 85 tuổi ” + “Tưởng Niệm HÔ NAM- VƯƠNG TÂN [ i.e. Lê Nguyên Ngư 1930- 15/ 12/ 2015 Mỹ Tho/ Nam Bộ — www.gio-o.com xem phim hài 18+

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

vương tân ‘ tự trào’ : ‘thế là thằng cu NGƯ 85 tuổi’/ thơ vương tân (ww.gio-o.com>

tự trào/  thơ vương tân

                                                                t  ự  t  r à  o

                                                           thơ  vương tân

                                      hồ nam   (vương tân)    [ i.e. lê nguyên ngư  1930 – 12/2015)

                                                                                          (photo:  courtesy of  nguyễn việt)

                     Thế  là  thằng cu Ngư tám mươi lăm tuổi 

                     Tản cư hồi cư di cư đủ cả

                      Đi lính đi tù trại lớn nhỏ từng trải qua 

                      Những Cổng trời Xuân Phước toàn nơi

                      án chết

                      Tên trong sách danh nhân tự điển, văn học sử

                      có vài ba cuốn

                      Học hành chữ nghĩa nước ngoài đủ đọc sách

                      chơi và làm tự điển

                      Con cháu lũ khũ chắt nội chắt ngoại bốn biển

                      năm châu

                      Quốc gia cộng sản chán mớ đời

                      Chỉ muốn làm một người chân thật

                      Được nói thẳng nói thật với nhau

                      Rằng đừng có lếu láo

                      Đòi lãnh đạo nhau

                      Thơ phú lăng nhăng còn lại mấy đứa

                      Gặp nhau cười khùng khục

                      Lịch sử sắp lại sang trang nữa

                      Tấn bi kịch liên hồi bao giờ mới dứt đây

                      Sấm Trạng Trình bàn đi bàn lại

                      Nói toàn chuyện vá trời lấp biển

                      Nhìn con cháu lắc đầu

                      Chúng mày đứng giống ông cha phét lác

                      Tất cả đều láo toét

                      Hãy nhìn thẳng vào cuộc đời

                      Toàn một lũ nói láo

                       Đứa nào cũng lớn giọng

                       Hãy nhìn ông đây

                       Thằng cu Ngư 85 tuổi

                       Già mà còn thích bao đồng

                       Cứ tưởng mình ngon

                       Có ngày chết không kịp ngáp

                       Đời người có là bao

                       Hãy sống cho đàng hoàng

                       Cửa chết ai chẳng phải qua

                       Cứ thản nhiên đi tới

                       Một mai thành cát bụi

                       Không có gì phải ngậm ngùi

                       Tình đầu tình cuối

                       Tình nào cõi chết mang theo

                        Ôi người trong mộng cõi chết không rời

                        Già vẫn lạng quạng

                        Yêu đương thật lắm chuyện

                        Nhưng đời không tình yêu

                        Khác gì sa mạc không lạc đà

                        Dù lạc đà phải có bướu

                        Tình yêu thật phức tạp

                        Nhưng thằng cu Ngư 85 tuổi vẫn đèo bòng

                        Đúng già mà ham trái cấm.

                          Vương Tân

                        07. 2015

                                                     

   

hàng sau, trái qua:

doãn quốc sỹ  —  hoàng vũ đông sơn  (chêt)  —  nguyễn hải phương (chết)

hàng giữa : :

hoàng hải thủy   —  hồ nam- vương tân  (chết)

hàng trước:

văn quang  — thế phong

(ảnh: lữ quốc văn    chụp   năm  1997, ở nhà Thanh Thương Hoàn g,  khu Làng Báo chí. .( nay quận 2, tp.HCM)

   l ời bàn:

 ‘Nhưng thằng cu Ngư 85 tuổi vẫn đèo bòng/ Đúng già mà ham trái cấm ‘. 

2 câu thơ cuối bài tự trào của Lê nguyên Ngư —  chỉ ra năm sinh thật là 1930 — không như cáo phó tang gia, ghi 1935.

hệt Mai Thảo, tiểu sử ghi Nguyễn đăng Quý sinh 1927; chỉ một lần trả lời  nữ phóng viên ngoại quốc, mới khai thật, sinh 1930. 

còn tôi, năm sinh thật 1932,  giấy tờ tùy thân,1936.

cuối tháng 10/ 2015, phường Tân Định  (quận 1 / tp. HCM )  tổ chức phát giấy khen cho một số gia đình văn hóa đạt danh hiệu + kể cả một số tổ trưởng gương mẫu — anh Châu tổ trưởng tổ 46, nói với tôi,  

 ‘ … giá bác không khai rút 4 tuổi;  bác đã được phường khóm đãi ngộ nhiều thứ , từ 4 năm trước; thôi thì, sang năm sắp tới rồi …’

 trở lại với tự trào’ /  vương tân —  bài thơ khiến tôi cảm động khá lâu !

  TP .

                                               mai thảo    [ nguyễn đăng quý  1930 –   usa 1998]

                                                                                             ( ảnh: internet)

                                                         giấy khen  ‘ gia đình ông đỗ mạnh tường ‘ [ sinh  1936  –   ]

                                                                       của phường tân định. quận 1/ tp. HCM)

                                             thế phong   [ i.e. đỗ mạnh tường  1932 –      ]

                                                                                    ( ảnh :   lữ quốc văn )

    

                        

  

  

      

  

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 23:09   Không có nhận xét nào: 

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

tưởng niệm hồ nam- vương tân [ lê nguyên ngư 1930- 12/ 2015] (gio-o.com )

tưởng niệm hồ nam- vương tân

               t ư ở n g  ni ệ m  h ồ  n a m – v ư ơ n g t â n (* )

                                     lê thị huệ – trang chủ  www gio-o.com   

                                  nguyễn thùy song thanh +  hồ nam  ( giữa)  + lê thị huệ

                                                                 (photo: courtesy of  www. gio-o.com ) 

                     (…)

  

    ”   Vương Tân-  Hồ Nam: ‘ danh trấn báo chí Nam Kỳ- Sài gòn, kẻ cầm cự quyền tự do viết báo cho đến ngày tắt thở ‘,  Lê thị Huệ viết:

“… Nhớ thời nhà văn Mai Thảo làm tờ ‘Văn’ Ở Bolsa  (Santa Ana/ California) ; tôi mới bắt đầu đọc thơ của Vương Tân.  Nghia là: mở tờ ‘ Văn’  ra, thấy thơ Vương Tân; thì tôi mới đọc.  Có lần tôi hỏi Mai Thảo,”Vương Tân là ai mà bác có vẻ trân trọng thơ ông ấy.” Ông Mai Thảo nói một cách hòa nhã ,” bạn tôi đấy; thơ 5 chữ của Vương Tân đọc được ”  … 

Có một chi tiết khá thú vị; là, không hiểu viết làm sao, ai cũng nghĩ là ông định cư ở ngoại quốc báo nhiêu năm nay.  Ngay chính tôi!

 Cuối tháng 10 năm nay (2015); tôi phải đi Á châu, dự hội thảo cho trường, tôi ghé về Sài gòn; và hẹn gặp nhà thơ Nguyễn thùy Song Thanh, chỉ được 2 tiếng đồng hồ.  Khi chị nói :

 ” …nhà thơ Vương Tân nghe tin em về, cũng muốn đến gặp em; nhưng chúng mình phải hẹn làm sao, để ông ấy [còn] kịp chuyến xe cuối về Mỹ tho.” 

 Tôi nghĩ bụng; chắc chị ấy giỡn.  Chứ là ông Vương Tân đang ở Mỹ; và, ghẹo gặp một lần với Nguyễn Thùy Song Thanh + Lê thị Huệ ở Sài gòn, nên đã ‘phịa’  ra là phải kịp chuyến xe chiều về Mỹ … tho; thì có.

  Nhưng sau đó, tôi được chị thi sĩ  xác nhận:”Vương Tân đang ở Mỹ tho thật, em ạ”  Tôi chưng hửng không ngờ!  Có lẽ vì tinh thần’ tự do ngôn luận ‘ phơi phới trong bài ông viết; khiến người ta tưởng ông đang sinh sống ở một xứ sở không bị công an kềm kẹp, mới có thể viết được như thế.

Ngọn đuốc ‘quyền tự do ngọn luận’  mà ông đã giương cao, thật đáng chiêm ngưỡng, như trong bài điếu văn của Trương hùng Thái …  — qua bài điếu văn ấy, tôi mới biết ông … đã bị tù mấy lượt; vì, dám làm báo,dám phát biểu ý kiến, dám bảo vệ’ quyền tự do ngôn luận’.   …

Với tôi, Vương Tân- Hồ Nam xứng đáng với tấm’ mề-đay’ ” danh trấn báo chí Nam kỳ- Sài gòn’ một thời.   ”         – LÊ THỊ HUỆ –

                                         ***

 Khi   Lê thị Huệ  phỏng vấn nhà báo nhà thơ Vương Tân đang hào hứng; thì, bị cắt ngang tại đây, vì sự ra đi đột ngột của ông vào sáng 15- 12- 2015, nơi nhà riêng của ông ở Mỹ Tho . [ Nam bộ]

 Tường thuật của con trai Lê nguyên Anh Nhã về cái chết của ba, nhà báo nhà thơ Vương Tân–Hồ Nam:

” Ngày thứ hai (14 tháng 12)  ba em có một chiều vui hơn thường lệ với mẹ và em; còn chạy xe gắn máy, để bắt 2 em ‘cún cưng ‘ chạy ra khỏi hàng rào, đi rượt mèo nhà hàng xóm.  Buổi tối; thì, ngồi đánh máy ‘computer ‘ một lát, rồi xem ti-vi, nằm đưa võng xem sách.

Khi em dạy học xong; thì, ba em nói thèm ăn quả trứng chiên; em chiên cho quả trứng ốp-la.  Ba ăn với rau xà-lách, ăn ngon lành được một chén; rối lát sau vô phòng nghỉ. Đến 11 giờ 30 tối thì kêu mệt, em đo huyết áp, thấy cũng không có vấn đề; chỉ là nhịp tim hơi nhanh.  Ba em kêu mẹ cạo gió; rồi kêu 2 mẹ [con] em đi ngủ. Em nằm thiếp đi; đến 3 giờ sáng, thì ba em khó thở.  Hai mẹ con em vội vàng cùng hàng xóm đưa đến bệnh viện; nhưng, đến nơi thì trút hơi thở cuối cùng trong cơn nhồi máu cơ tim.  Đột ngột quá chị ơi; vì, em nghĩ , ba em sẽ ít nhất ở với em [ tới]  90 tuổi.

Ba em có bệnh tiểu đường cũng 10 năm nay, uống thuốc đều đặn; tuy nhiên, cũng không tránh khỏi biến chứng qua tim, làm thiểu năng mạch vành.  Mặc dù vậy, sáng nào ba em cũng thích bổ củi; để tự tay nấu nước pha trà.  Ở tuổi 80, ba em vẫn chạy xe gắn máy chở mẹ  đi chợ.  Mọi thứ diễn qua quá nhanh.  Giờ này mà em vẫn còn phảng phất; như. nhìn thấy dáng ba lui cui châm nước pha ấm trà, nhìn bình thủy trống,em chạnh lòng nhớ bá nói lúc chiều, ” nước nóng mới đun đấy”.   – LÊ NGUYÊN ANH NHÃ –

*   gồm những bài:  Trương hùng Thái  (cựu tù nhân)  —  thơ  Nguyễn Thùy Song Thanh — Lê thị Huệ:  ‘Vương Tân- Hồ Nam  ”  danh trấn báo chí Nam kỳ-Sài gòn, kẻ cầm cự quyền tự do viết báo cho đến ngày tắt thở”  — Đặng phùng Quân — Huyền Sương  (nhà báo, nhà thơ   Lê minh Quốc   .( báo  Phụ nữ tp. HCM)   v.v. …  (Bt)

                                                VƯƠNG TÂN

                                            k in h t ìn h y êu

                                         Mỗi ngày tôi tự nhủ  

                                         Càng sống càng thèm yêu 

                                         mỗi ngày tôi tự nhủ  

                                         Tình yêu như cánh diều 

                                         tháng ngày những bay bổng

                                         tháng ngày những mông lung 

                                         Trời càng thêm lộng gió 

                                         Điều càng thích bay cao 

                                         tôi càng thêm đuối sức 

                                         Tôi đi làm lịch sử 

                                          trở thành kẻ lỡ thời

                                          Để yêu em tình cuối

                                          với ly đời hớp chót

                                          đêm đêm tôi nằm mơ

                                          em chập chờn đâu đó 

                                          giấc mơ nào cũng vậy 

                                          tỉnh dậy thấy bâng khuâng

                                          em là như thế đó

                                          luôn luôn chập chờn hư ảo

                                          tình ơi tình chót vót

                                          như đỉnh núi chơi vơi 

                                          trong mộng mị tít tắp

                                          tôi tới ngọn đỉnh trời

                                          Ta sẽ làm gì đây

                                          em trong vòng tay ấm 

                                          giấc mộng bừng tỉnh thức

                                          ta bâng khuâng cả đời 

                                          giấc mộng thành sự thật 

                                          có khi ta lại buồn 

                                          đời chỉ vậy thôi sao 

                                          còn gì để tiếc nuối  

                                          ôi con diều đứt dây  

                                          bay mịt mùng tít tắp .( * )

   

                                           vương tân

                                                                     [1935- 12/ 2015]

                                           3.2015

                                                                      —

                                                                       *    ” một trà một rượu một đàn bà, 3 cái lăng nhăng nó quấy ta”

                                                                      (Tam nguyên Yên Đổ  (?) chỉ ra bọn làm văn chương, khó bỏ

                                                                       được nàng Eva , trong văn chương,và ngoài cuộc sống. 

                                                                       vậy thì, tôi xin kể một chuyện tình ‘lu bu’  của:  

                                                                                           –  Thanh Bình   (Nguyễn ngọc Minh)

                                                                                       + Hồ Nam- Vương Tân  [Lê nguyên Ngư]  

                                                                                                    +  người đẹp, cô NG … ,

                                                                                    công chức bộ Thông tin VNCH,  thập niên 50, 60.

                                                                                      ( nhà cô NG. khi ấy ở cuối đường Phan đình Phùng

                                                                                        (Saigon 3)   –  nay, Nguyễn đình Chiểu,  quận 3),

                                                                       Thanh Bình : ” – mày tưởng NG.  mê mày thật sao? cô ấy từng là người tình

                                                                       chăn gối  của tao, đọc truyện ‘Giáo dập mưa vùi, ‘từ khi còn ờ Hà nội.

                                                                       Cu bé là con tao đấy ! “- -k hi ấy, mày mới tập tễnh viết lách,

                                                                                                        ký Hồ Nam- Bích Hữu  —

                                                                                                  thì tao đã có 2 cuốn tiểu thuyết;

                                                     nhà xuất bản danh tiếng Tia sáng  của chủ nhiệm nhật báo Tia sáng, Ngô Vân 

                                                                                       in ấn, phát hành ờ Hànội, bán chạy như tôm tươi”.

                                                   Hồ Nam : “… mày tưởng viết được mấy cuốn tiểu thuyết ba xu + bài nhạc rẻ 

                                                               tiền ‘ Những nẻo đường Việt nam , là cô NG . cho mày ngủ chung; rồi sinh ra

                                             bé trai ấy ư, bé trai ấy là  con tao —   không tin thì mày hỏi mẹ nó’ là biết ngay thôi.”

                                                                      

                                                                                             – văn sĩ kiêm nhạc sĩ Thanh Bình đã qua đời

                                                                                                        trong cảnh  nghèo túng ở Sài gòn.

                                                                                                              (1, 2 năm trước đây)  rồi.

                                                                                            – bây giờ là  Hồ Nam  mới qua đời ở Mỹ tho, 

                                                                                                      chàng này từng mang sước danh:

                                                                                            ‘ cái gì cũng biết ,  biết cả ‘ cái không biế t  +  nhận vơ

                                                                                       ( tự khai trên www. gio-o.com   là tác giả sách  ” Vượt Mác’ )

                                                – thực ra, chỉ có một loạt bài đăng báo trên tạp chí Đời mới  (chưa in thành sách)

                                            của Hà việt Phương  (1909- 1974) — bút danh khác của Nguyễn đức Quỳnh ,

                                                                                                                  mới

                                                                          có tư cách   +  đủ khả năng phê phán +  phân tích ‘ vượt Mác  ra sao?  

                                                                                           nhưng’  tay đệ tử ưa bốc phét, coi trời bằng vung’ 

                                                                                                         Vương Tân- Hồ Nam

                                                                                                     cũng    biết khá nhiều chuyện ,

                                                                                                          từ trong ra ngoài nước, 

                                                                                                                 từ Đông sang Tây;  

                                                                                        background  trong giới chính trị,   văn nghệ, báo chí,

                                                                                                          kể cả ‘cao nhân ‘ lẫn ‘ tiện dân ‘  … —

                                                                                                                   có lần  (xin lỗi ) ,

                                                                                                                       chót đùa,

                                                                                                                tôi đã ví  chàng ta ‘giống

                                                                                                       ‘y chang’   thi sĩ Nguyễn Vỹ  tiền chiến 

                                                                                                                   luôn khoa trương quá lố ;

                                                                                                                         khiến

                                                                                                 Vũ ngọc Phan    viết, thành chữ hẳn hoi,

                                                                                                                  ‘tài hèn chí mọn .” 

                                                                                                                  (Nhà văn hiện đại).

                                                                                                             vậy,  tin vào những gì chàng

                                                                                              ‘ Hồ Nam- Bích Hữu , Vương Tân , Lê Tây Sơn ,

                                                                                                          Bùi Viết Tân , Viết Tân  … viết,

                                                                                                                           thì;

                                                                                      nhiều hay ít,    không phải do người viết;   mà là người đọc.

                                                                                                                            (TP)

                                                        ————————————–

                                                                     

                   

                                                         V ương    T ân

                                                        Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Vương Tân còn có bút hiệu khác là 

                                           Hồ Nam.  Tên thật là Lê nguyên Ngư, sinh năm 1930 tại Sơn tây

                                            [Bắc bộ] , qua đời tại Mỹ tho.  [Nam bộ]

                                           Khởi sự viết từ 1950.

                                             tiểu sử theo  vantholacviet.org

                                            1952- 1954:  chủ bút tuần báo Quê hương

                                           1955: biên tập viên tuần báo Đời mới

                                           1956: thư ký tòa soạn tuần báo Việt chính– và, chủ trương tủ sách

                                            Lạc việt, cùng Phan lạc Tuyên+ Mạc ly Châu)

                                           1957: tham gia nhóm Sáng tạo, làm thư lý tòa soạn, với bút hiệu

                                            Vương Tân

                                           1958: chủ trương tuần báo Cải tiến cùng Giản Chi + Đông Xuyên

                                           1970:  thư lý tòa soạn nhật báo Hòa bình

                                           1975: đi tù ‘ Cải tạo’ 3 lần cả thảy, sau khi ra tù viết báo ‘chui’  ở

                                           Việtnam cho đến ngày qua đời.  (15 tháng 12, 2015)

                                            có tên trong khảo luận ‘Thi ca Việtnam/ Uyên Thao; ‘Thi ca Việtnam’

                                           / Trần tuấn Kiệt +’Nhà văn Việtnam hiện đại/ Nguyễn đình Tuyến

                                           sách đã xuất bản :

                                           -‘Tìm hiểu thơ tự do’ ,  viết chung với  Phan lạc Tuyên + Mạc Ly Châu+ 

                                             Kiêm Đạt (1956)

                                           -‘  Những sương phụ của thời đại’  ( truyện dài, Sống mới xb.)

                                           -‘ Một trăm khuôn mặt văn nghệ sĩ’  (  viết chung với   Vũ Uyên Giang)

                                            tiểu sử theo  nhà văn  Thế Phon g

                                           Hồ Nam- Vương Tân khởi sự viết văn từ Hànội, bài đầu tiên ‘Sữa’

                                             (truyện phỏng dịch)  đăng trên báo nổi tiếng nhất Hà nội,

                                           thập niên 50.  (chủ nhiệm: Ngô Vân)

                                           cộng tác với nguyệt san văn chương Quê hương  (chủ nhiệm: Bùi đức

                                                        Thịnh — chủ bút : Hà bỉnh Trung)

                                           vào Nam khoảng tháng 8/1954, cộng tác với nhiều báo chí tại miền

                                           Nam: tạp chí Đời mới  (chủ nhiệm: Trần văn Ân) , biên tập viên tuần

                                           báo Việt chính   (chủ nhiệm: Trần hồng Nam [Hồ hán Sơn],  nhật báo 

                                           Thời đại  (chủ nhiệm: Nguyễn thành Danh) , tạp chí Sáng tạo  [chủ nhiệm

                                                         Mai Thảo,  Sống  ( chủ nhiệm: Ngô trọng Hiếu) , nhật báo Quyết tiến

                                             (chủ nhiệm: Hồ văn Đồng) , nhật báo Hòa bình  (chủ nhiệm: linh mục  Trần Du ),

                                             v.v …

                                            nhà báo, nhà văn, nhà thơ Lê nguyên Ngư có họ hàng gần với cựu tướng

                                            Lê nguyên Khang  (VNCH) ; từng là sĩ quan quân đội Cao Đài ( cựu tướng

                                            Nguyễn thành Phương); hạ sĩ quan báo chí  (VNCH) ; con rể tỷ phú Nguyễn

                                            đình Quát — đã vào tù, ra khám, tôi vượt biên; phát hành tạp chí Viễn

                                            tượng  (tp. HCM)  sau 1975.

                                                                              (trich từ     

                                          —————————————————————————————————–                                        

                                                               tr ích từ http://www.gio-o.com /    để tưởng niệm  thi sĩ, văn nhân

                                      HỒ NAM- VƯƠNG TÂN [i.e. Lê Nguyên Ngư 1930- 15/ 12/ 2015 Mỹ Tho/ Nam Bộ]

                                                                             qua đời vừa tròn 2 năm. 

                                         ——————————————————————————————————–

                                          

                                          

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 17:19   Không có nhận xét nào: 

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

Trai đẹp, gái phong trần, tóm lại là một stt hết sức lan man

Trai đẹp, gái phong trần, tóm lại là một stt hết sức lan man
Có những phụ nữ phải bươn chải một mình trong cuộc đời. Có người bạn nữ tâm sự bảo bạn ấy không thích là người mạnh mẽ, ấy vậy vẫn cứ phải mạnh mẽ. Phụ nữ thực ra ai cũng muốn có một chỗ dựa, để họ cảm thấy ấm lòng, thấy mình không phải đơn độc chèo chống giữa phong ba bão táp cuộc đời.
Dù họ có là superwomen thì đêm đến, khi sóng gió ngoài khơi đã lắng xuống, về đến tổ ấm của mình, họ vẫn cần một sự cảm thông, chia sẻ, sự động viên, một sự nạp năng lượng để mai tiếp tục trong bể đời bon chen. Mà suy rộng ra thì đàn ông cũng vậy thôi. Chỉ có điều khác là phụ nữ mảnh mai về cơ thể, và họ cũng muốn giữ vẻ đẹp của mình, bởi vẻ đẹp hình thể đối với họ là rất quan trọng. Sương gió hiếm khi trang điểm cho vẻ đẹp phụ nữ. Trong khi ấy, sự từng trải, phong trần lại làm lên vẻ đẹp đích thực của đàn ông.
Chính vì vậy mà tôi hiếm khi thích đàn ông chải chuốt cầu kì quá đáng. Điều ấy không sao nếu đấy là một quý ông lịch lãm, có tấm lòng với cuộc đời, còn nếu bên trọng sự bóng bẩy công đực chỉ là một tâm hồn ích kỉ, ẻo lả thì thật là chán.
Tôi biết, phụ nữ cũng thích trai đẹp, nhưng hãy lắng nghe họ nói, và quan trọng hơn là quan sát việc họ làm.
Tôi là người ít phân biệt nam nữ, nhưng quả thực có lẽ cũng cần phải có sự nhìn nhận khác biệt giữa vẻ đẹp của hai giới. Tôi muốn người nào trong cuộc đời cũng có đôi lứa để không có những người phụ nữ mạnh mẽ một cách bất đắc dĩ nữa và những người đàn ông đẹp thực sự ở bên trọng, tức là có một sự mạnh mẽ có thể là thô ráp để giúp người phụ nữ của mình chèo chống trong dòng sông cuộc đời.
Ảnh tôi chụp ở làng nổi gần Thanh Trì, quên mất tên rồi, cần phải tìm lại.