‘Gập Đôi Cánh Sắt’/ truyện ngắn: Thế Phong ( Tâp Thơ Truyện Không Quân Thời Chiến/ Nxb Vàng Son, Saigon 1974.) xem phim hài 18+

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

gập đôi cánh sắt : truyện ngắn: thế phong (tập thơ truyện không quân thời chiến / vàng son xb, saigon 1974)

tập thơ truyện kq thời chiến

nxb vàng son – saigon, 1974

                                         g ập  đô i c án h sắ t

                                                           thế phong

                                               trang 265  

                                                                          TẬP THƠ TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN

    Tôi  buông tờ báo hàng ngày xuống, thản nhiên nhìn lên màn ảnh nhỏ truyền hình– đang có một cuốn phim cao bồi Huê Kỳ, nói về cuộc sống hảo hớn một thời xa xưa miền viễn Tây.  Tôi cũng chưa rõ người phi công nào đã ra đi; nhưng, tôi biết ngay rằng, đó là một phi công phản lực A 37 — thuộc 1 trong 2 phi đoàn khu trục, trú đóng tại Đà nẵng. 

      Ngoải đó, tôi có nhiều bạn bè phi công.  Có anh; xưa kia cùng học với tôi một lớp ở Hà nội– có anh là bạn mới quen đây — nhưng thân thiết ruột thịt.  Tội hơi bị sởn tóc gáy; thì, bỗng nghe thấy tiếng người gọi ở ngoài cửa. 

    Tiếng gọi như dự báo một tin gì quan trọng; chỉ đoán mò vậy thôi.  Giọng người bạn nào đó; ngắn, gọn, đanh, làm sao mà có tin vui buổi tối được!  Thầm nghĩ chứ tới nửa phút; tôi bắt gặp nét mặt của Bảng, với thông báo cụt ngủn:

     ” Tự rớt máy bay, chết rồi ! ”

    Tôi im lặng; đi vào nhà, mặc bộ quân phục; rồi cùng lên sở với Bảng.  Không nói được một lời nào; cả khi cùng nhau ra đi, tôi cũng không dặn ở nhà : tối nay giờ nào cóthể trở về  nhà ?  

    Những ngày tháng này; buổi tối không phải dành cho gia đình, vì đời sống quân ngũ gắn liền với tình hình chính trị, quân sự sôi động.  Điểm danh lúc 20 giờ; rồi tái điểm danh lúc 20 giờ 15.  Mười lăm phút sau; cổng trại đóng lại — trừ quân nhân không có tên trong trung đội ứng chiến.  

    Một thằng bạn trẻ lại ra đi; tối nay ở đây đội mũ sắt 2 lớp; súng đạn quanh người; quân phục dã chiến, sắp hàng hai trước sân cỏ.  Lại được nghe diễn văn của chỉ huy

trưởng khu chiến — tóc đã bạc, bác một cách lơ đễnh chưa đều — trong bộ vó khỏe mạnh.  Ông ta khoanh tay trước ngực, ban đêm còn đeo cặp kính râm;  dường như lính tráng, đứa nào cũng thuộc lòng:

     ” Tôi đã 55 tuổi rồi; không thể lên trung tá được nữa.  Tôi không muốn hành hạ anh em làm chi.  Nhưng  anh em đừng hành hạ tôi.  Anh em không thể ‘dọt ‘ về nhà ngủ; một khi chúng ta đã khoác vào người bộ quân phục. Giờ này đây; bạn bè các anh đang chiến đấu gian khổ khắp nơi : An lộc, Tân cảnh, Huế, Quảng trị — quả là tình hình thật sôi động.  Các anh thắc mắc ư, tại sao  một số bạn các anh vào giờ này lại ‘phây phây  ngủ ở nhà với vợ con — vì họ là con ông, cháu cha.  Họ không phải vào trung đội ứng chiến. Bây giờ đây, suốt những trận đánh tới tấp, ào ạt của địch; nặng nề như Mậu thân chẳng hơn; càng hơn là những ngày này, ở miền giới tuyến địa đầu.  Cũng như tôi thôi; bạn tôi vào giờ này lái xe vi vút chở vợ con đi du hí. Tôi, 55 tuổi rồi; không thể lên trung tá được nữa rồi; bởi chúng ta không thể thoát qua số mệnh an bài … ”

     Lính tráng nhao nhao, xì xào, ” Số mệnh gì hở Papa ? ” — ” …  số ăn mày, số ăn xin; thoát ăn xin lại thành ăn mày, thoát ăn mày rồi lại ăn xin.   Bởi lẽ, các anh không được phòng, sở coi là con cưng; nên bị gửi xuồng đây.  Nhìn kỹ ra; vẫn những khuôn mặt cũ mèm à … ”

   Ông trung tá già buồn bực; thì bắt lính tráng đứng hàng tiếng đồng hồ ở sân cờ; để ngắm trăng sao; nghe ông diễn thuyết. Thường ngày, tôi vẫn đùa , giá ông trung tá còn trẻ; thì, mục đích chúng tôi đứng mỏi chân nghe ông ‘nói ba láp’  cũng tốt thôi — vì, sẽ giúp ông được việc không chừng ?  Nôm na, chúng tôi là cò mồi, giúp ích trung tá thực tập nghề làm chính tri; có thể nay mai, ông sẽ thành  một ‘politicien’  danh tiếng, chẳng hạn vẫy.  Nói cho vui vậy thôi; bởi già còn làm ‘chính trị chính em’  gì được. Nghe ông diễn thuyết hay tuyệt vời; thì đúng lúc ấy, lá cờ quốc gia phủ đã lên thân xác rồi.  Uổng thật, giá mà ông ta còn trẻ. 

   Lính tráng đứng mỏi chân, nghe mỏi tai; nghiêm nghỉ nhiều mất sức– sau khi giải tán — có tiền, rủ nhau vào câu lạc bộ giải lao, tinh thần lẫn vật chất được thoải mái.  Có thằng chõ miệng nói lớn, ‘ à này, tại sao nước Nhật bổn lại dùng một vòng trỏ đỏ ối đặt nằm giữa khung vải trắng chữ nhật,  làm quốc kỳ.  Có thằng nào biết không? dễ ợt thôi mà ;  bởi công dân Thiên hoàng Nhật bổn; ai cũng có thể làm cờ được.  Rồi đến cờ tam tài chỉ cần 3 màu: trắng, xanh, đỏ gập lại thành quốc kỳ Pháp quốc. ‘

    Nhớ lại;  khi Pháp đem quân tái chiếm thủ đô Hà nội vào năm 1946; không có quốc kỳ — thấy 3 cô đầm trẻ mặc váy 3 mầu xanh,đỏ, trắng —   bắt xếp hàng theo đúng quy cách; ấy thế là có quốc kỳ  ‘sống ‘    vừa đẹp, vừa tươi rói…” — ” câm mõm, ăn nói huyên thuyên, dễ bị nằm khám ‘  bóc lịch’  đấy em ạ ”   –một thằng nói vậy.  Một lính không quân khác lại bô bô, ” … chúng mày có thấy mấy cô hầu bàn mặc quần đen lánh Mỹ- a không nào?  Mà sao các nước châu Phi không dùng’ mầu đen lánh ấy’  làm cờ như Giặc cờ đen í mà;  dân chúng vừa dễ thực hiện ; lại có tinh thần sản xuất hài nhi, sau này làm lính phục vụ đất  nước ”  –” lại có tới 2 thằng lính Không quân chán sống, không muốn mặc quần để vào sà- lim bóc lịch đấy.”  — thằng khác nữa xen lời bình.    ” Chán quá, nói chuyện tiếu lâm cho vui ; tù đày, chết chóc cái nỗi gì?  .” — nói xong — Bằng móc bóp trả tiền, quay sang tôi,

    ” … sao, bữa nay anh ít nói ‘dzậy’  ?  thương nhớ Tự rớt máy bay–  hoặc, cũng có thể ‘bị phê’ với lời diễn thuyết tay chỉ huy trưởng khu chiến 55 tuổi ? ”  –” cả 2 ”  ;- tôi đáp gọn lỏn.”  “– “… điểm danh lần chót xong, vể ‘tray-lơ ‘ ngủ; à mà còn đi kiếm tấm phim Trịnh đức Tự, rọi 1 tấm lớn gửi cho chị Mai + gia đình nó chứ…”   Bằng nói vậy.

      Tôi đứng dậy, ôm súng; theo sau Bằng đi ra sân cỏ.  Không còn nhìn thấy chỉ huy trưởng 55 tuổi — hẳn là  cũng thấy, bạn bè ông giờ này có vất vả như ông đâu; thấm thía với câu vừa nói trước hàng quân, ‘ già rồi không thể lên trung tá được nữa ; việc nhà binh làm cho lắm, đi tắm cũng cởi truồng’  thôi. 

      Lính tráng chúng tôi; thì vẫn phải tìm mấu chuyện tiếu lâm, khôi hài; tán gẫu với nhau cho vui — có vui mới quên được hết chuyện bực mình rất vô lý trong đời nhà binh.  Chẳng hiểu là Bằng; hay ai nữa  thường nói câu ấy. Tôi trả lời Bằng,’  Tự chết đi; thoát tục. Chỉ đau cho những thằng bạn yêu nó còn sống xót xa thân phận mình.’  

   Tự còn trẻ lắm. 33 tuổi đời, 15  năm trong nghề phi công thời chiến   Gia tài là một chiếc phản lực A.37 + một người yêu chờ ngày cưới.

   Thứ 4 tuần trước; tôi còn gặp nó trong câu lạc bộ Không quân bộ Tư lệnh; nơi tôi đang phục vụ .  Nó mặc chiếc áo bay mầu ô-liu, đeo bảng tên đàng hoàng; phù hiệu phi đoàn, Không đoàn tác chiến, Sư đoàn 1 Không quân.  Nhưng bảng tên thực ra không mang tên nó, như vậy cái áo bay mà nó đang mặc là đi mượn ?

   Lần đầu tôi gặp nó mặc ‘combinaison’   đúng quy cách, tôi cũng thấy lạ. Biến cố nào vừa qua; hay, sắp xảy ra, để nó làm vậy. Tất nhiên không phải sợ quân cảnh ‘ốp ‘ rồi. 

    Nhớ lại bữa trước; nó + 2 thằng bạn phi công cùng phi đoàn mặc thường phục ra phố ăn cơm chiều; trở về trại khuya khoắt. Trên đường Trưng nữ vương; nó gặp một phi công bị cảnh sát ‘ách’  lại kiểm tra giấy tờ.  Chẳng hiểu bạn nó quên giấy tờ; hoặc phạm luật giao thông; cảnh sát viên giữ bạn nó lại. 

   Tự vốn  có tính giang hồ hảo hớn, từ bộ râu quai nón rất tây phương, đẹp và hùng chẳng kém gì Ché Guevera  , cha dẻ du kích Cuba. 

    Nó dừng xe lại, đứng ta can thiệp. Chẳng hiểu vì sao;  tên cảnh sát đánh nó hay nó đánh trước; lát sau thấy viên cảnh sát giội nước lạnh vào mặt nó cho tỉnh táo, “… sao đại úy không cho tụi tôi hay ông là phi công Phi đoàn 516 Đà nẵng ?” 

      Nó bị ‘đòn hội đồng’;  máu me tùm lum trên mặt, lại bị ngất sỉu ; sau được trả giấy tờ; về phi đoàn.  Vế tới phi đoàn; nó mặc quân phục, lại trở lại đường Trưng nữ vương,cố ý đi tìm tổ cảnh sá vừa rồi.  Khi nó tìm được chỗ tổ cảnh sát viên; thì, vừa đúng lúc phi đoàn trưởng 516 có mặt, can thiệp.  Đành phải trở về  phi đoàn, nó vào bệnh xá nằm dưỡng sức ít ngày, theo lệnh ‘sếp’ .

      Mấy ngày sau; nó nhận được bó hoa la-dơn; tuy héo; còn lại tấm ‘nơ’   cài mang tên đại úy cảnh sát quốc gia, tên N.A.V. xin lỗi — vì nó bị toán cảnh sát tuần tra đêm nào ‘đòn hội đồng ‘ nó.  Cầm danh thiếp trên tay;  nó đã quên chuyện ấy rồi;  lúc đó đã như cái hũ chìm’ ; lái xe về phi đoàn, húc vào giây kẽm gai ‘concertina’  bị rách mặt.  Chẳng cần phải ai xin lỗi; kể cả tên cảnh sát đại úy Nguyễn an Vinh chi chi đó.

    Nó xin phép đi Cần thơ ngay sáng nay để làm thủ tục ‘đi hỏi vợ ‘; gặp bà mẹ vợ là ‘căng ‘ lắm đây; không biết bà có thuận cho cưới vào chủ nhật tuần này?  Nó bảo tôi và Bằng,nhớ chuẩn bị đi ăn cưới. Nó còn kể lại, cái áo bay mầu ô-liu mang bảng tên đúng quân cách; bởi nó  được cử đại diện Phi đoàn 516/ Sư đòan 1 Kq; trình diện vị tổng  trưởng ở Saigon ra đây; trao tiền thưởng giải quán quân : hạ xe tăng địch vô địch.

    Nó nhìn đồng hồ; ăn sáng vội vàng, quay lại nói với Bằng và tôi

  ” ông này đi học anh ngữ buổi chiều, phải không? Nhớ, tan học xong thì ông tới tôi khoảng 18 giờ trở đi, ông còn nhớ nhà ở hẻm đường Nguyễn khắc Nhu ? .  Riêng ông Bảng; nhớ đánh phấn sáp đàng hoàng cho kẻng;  đúng 19 giờ;  chúng ta cùng đi ăn cơm chiều. Xin đúng hẹn cho.” 

     Chúng tôi nhìn nó leo lên chiếc xe máy Suzuki ; ngồi sau — người chở, bạn đồng ngũ  chúng tôi .  Cả 2  biến rất nhanh khỏi sân bộ Tư lệnh Kq như bay, để ra phi đạo cho kịp chuyến bay về Cần thơ.

  

    Tôi nói với Bằng :  một thằng giang hồ, hảo hớn như nó, nhất định phen này cưới vợ là phải mang ‘ ý nghỉa trọng đại ‘.   Chắc nó chán chường nhân tình thế thái, muốn có tổ ấm gia đình dừng chân; sau những giờ bay nghiệt ngã hành quân trên bầu trời khói lửa.   Người vợ sắp cưới, nữ sinh viên Luật, lịch thiệp, khả ái,giao thiệp lịch lãm, từng du học Huê Kỳ. Thế là đẹp đôi rồi.  Nó tự do bay bổng, khi trở về có dây ‘ an toàn vợ’  nai nịt. Cũng chưa kịp tỏ lộ nỗi vui mừng chia sẻ với Tự; thì Bằng nói tiếp, ” Chỉ kẹt  là những ngày này, 2 thằng đều ‘bướm’ như’ bướm gặp trời bão’; nhưng gì gì thì phải có một chút quà cưới ý nghĩa tặng đôi sơn ca cưới nhau vào mùa thu này.”

    Mùa thu chinh chiến, nhưng Saigon  đang vào mùa mưa.  Tôi giã từ Bằng, hẹn gặp nhau tại nhà người vợ sắp cưới của Tự.  Giả thiết; nếu Bằng tới sớm; anh ta tìm tôi ở Staff Development Cente r, trung tâm học anh ngữ toà đại sứ Mỹ, trên đường Sương nguyệt Anh.  Bằng gật đầu, tôi rất tin tưởng, bởi anh này bao giờ cũng giữ lời hứa chắc nịch.

     Lúc này, đầu óc tôi suy nghĩ vẩn vơ về chuyện phi công Tự. Nhớ lần nghe kể, bạn thân  cùng phi đoàn gãy cánh — không phải trên bầu trời,  mà , trên giường bệnh.  Đó là chuyện phi công Trần duy Mỹ,  phi công khu trục, văn sĩ nhà binh mới vào nghề , có bút danh Trần viễn Phương. Văn sĩ phi công khai thác tự truyện, hình ảnh người nữ quen biết ở Hoa Kỳ, yêu chàng phi công Việt nam mặc áo bay mầu ô-liu.  

    Tôi đọc truyện ngắn Chú lính đất , nói về thân phận người phi công nhược tiểu quốc yêu nàng có tóc bạch kim . Nàng tặng chàng ‘một chú lính nặn bằng đất’,  đồ chơi trẻ em Mỹ; vào lần chàng ta mãn khóa bay, trở về Saigon.  Chàng phi công mân mê quà tặng của người yêu phương xa; lại nhớ thân phận, đã khóc thầm ở một phòng khách sạn ở Chợ lớn.  Cho tới khi Trần viễn Phương qua đời, bệnh do đàn bà chia sẻ; đã làm tốn nhiều ống trụ sinh mà không giết chết vi trùng; sau cùng giết chết đời chàng ta. 

    Nhờ có địa chỉ tác giả cho; tôi tính sẽ viết một thư cho cô gái tóc bạch kim ấy; báo tin phi công  My. T.D . đã qua đời — nhưng; Tự khuyên không cần thiết làm vậy.  Sau ngày Trần duy Mỹ qua đời, Tự bay về Saigon, đát theo vợ chưa cưới đi ăn với chúng tôi.  

    Buối ấy, Tự mặc áo bay đen, không đúng ‘size’ , rộng thùng thình; mang bảng tên bạn phi công vừa gãy cánh, như để tang cách buồn phiền. 

    Đây là lần đầu, tôi biết mặt vợ chưa cưới của Tự.

    Trong bữa ăn, Tự nói với vợ chưa cưới,

    “.. cô em xinh xinh ơi , anh thường nói với bạn bè; lấy vợ; thì vợ phải ‘đủ sắc đẹp để nuôi con’  ; em và 2 bạn ,có đồng ý không ?”     chẳng ai gật đầu:   ‘  đủ sắc đẹp vừa lòng tân lang’  còn hiểu được; chứ ‘ đủ sắc đẹp nuôi con’  là cái quái gì đây?       Nhìn sang vợ chưa cưới của Tự, cô nàng tủm tỉm cười; biết chúng tôi không hiểu  thành ngữ mới ‘ Tự vừa nói. Tự quay sang nói với Mai,

    ” … em hãy nói cho các anh ấy thưởng thức ‘văn chương mới’ của anh đi;  là anh muốn nói cái gì nhỉ?” 

    Mai cười nửa miệng,

    ” .. .anh chỉ nói dại thôi nào; anh ấy thường tâm tình với bạn đi bay, nghĩa sống hay chết mỏng tựa tơ trời– giả thiết có mệnh hệ nào; thì các chàng hiệp sĩ áo đen thủ thỉ với ‘ giai nhân’  ” em hãy dùng sắc đẹp, cầm thuyền khác để nuôi con . Em nói đùa, có ý tưởng lạ thế ;mà anh ấy không chịu viết văn như anh Trần viễn Phương. Thật uổng ! ”

     Tự nghiêng đầu, ghé sát bên tai, nói đủ một mình Mai nghe thôi,

     ”   … anh có viết văn đấy chứ; nhưng anh chưa đưa đăng đó thôi.  Có lần, anh đã hỏi anh đây ( quay sang tôi )  về  Hà nội của thời trước di cư 1954. Phố Trần quang Khải  có phải là con đường chạy dọc bờ sông Hồng Hà, từ Bảo tàng viện đến chân cầu Long biên không ?  Và con phố gi ấy nhỉ, có trường Nữ Trưng vương, trường chuyên khoa Hàn Thuyên, Nữ Saint Marie, trường nam Puginier– con phố ấy là Hai bà Trưng hay Gam betta?  Những con phố ấy vào mùa thu, lá vàng  bay rơi lả tả; để cho người đi  trên hè mơ mộng nhiều.  Bầu trời  trong nhưng hơi đùng đục, không gian lành lạnh; gió mùa thổi vừa đủ khiến khách đi đường phải châm mồi hút thuốc lá, kéo cổ áo măng-tô lên gáy; bước từng bước suy ngẫm ý nghĩ cuộc đời.  Em thấy lối hành văn của chồng em như vậy có được chăng?  Nhưng Hà nội bây giờ là  mùa thu đỏ.  Mùa thu của bầu trời ẩm đục đang bị lớp người mới hi hục ra công tìm kế ‘  chuốt lục tô hồng ‘. ”

                                                            ***

   

    Bây giờ Tự nhớ về; Hà nội đã trên 30 năm xa.  Bố Tự xưa là tri huyện vào thời Pháp; lúc di cư vào Nam; thì gia đình đã khánh kiệt. Bố chết trong khi nó đang theo học lái máy bay ở Huê Kỳ sau tết Mậu thân 68. 

    Anh Hai là công an, dù là ngành hành chính ; nó vẫn cứ ghét ghét cái nghề này làm sao ấy — dầu anh nó là một thứ công an trong công an –‘ công minh liêm chính’  mà nó thường đùa, vì thế anh Hai ‘  chính mình liếm cống ‘ đấy. 

     Bố nó xưa cũng vậy; làm quan huyện lại không chịu vơ vét, hối lộ, vậy lấy tiền đâu  lo lót quan Tây, mỗi khi cần.  Trước ngày bố chết, nó tự nhận là’ thằng sa-đích ‘ thích đủ thứ — ấy thế mà đọc thư của bố, nó đã thấy mắt có dòng nước chảy xuống gò má.

     ” Bố chết đi; không có gì để lại cho con.  Nhưng bố muốn; chính cuộc đời trầm bổng của bố+ với sự khánh kiệt gia sản hiện tại, là một thí dụ thật sống động, điển hình.  Nếu con thấy đó là đúng; thì hãy soi vào đó làm gương; bởi không chỉ ích cho con trong cuộc sống nhân sinh mà thôi — mà điều trải nghiệm kia còn đóng góp sự sinh tồn đất nước nhược tiểu  chúng ta.  Chính sự khuynh gia bại sản là một kính hiển vi, phản ánh rõ nhất giá trị con người, trước sự bất công quá đáng giữa đồng chủng và đồng chủng– chính điều này là cội rễ của sự đấu tranh giai cấp dẫn tới chiến tranh. ” 

   Gia đình từng có 9 người làm công. Họ chỉ vì nghèo khó; phải đi làm muôi miệng + gia đình. tại sao có người đi làm; đã phải cầm cuộn giấy vệ sinh đi cầu để chờ chực con gái chủ làm vệ sinh xong.  Khi ấy, chị của nó đã học ‘sixième ‘, tương đương lớp đệ thất bây giờ.  Phải đạp đổ sự bất công quá đáng đó; thì mới hy vọng bớt đi sự chênh lệch giữa con người và con người.   Bây giờ, nó đang học ở Huê Kỳ; một xứ văn minh tiên tiến; có nền dân chủ tiến bộ hàng đầu; rất sung túc — mà hình như rất ít gia đình nào mượn được người làm’ full-time’  , như gia đình nó ngày xưa đâu ?  Cũng chẳng có người làm công nào làm công việc cầm giấy vệ sinh chờ chị nó  xong để mà lau đâu ?

      Cũng từ ý nghĩ ấy ; khi trở về phi đoàn; nhất định phải áp dụng công bằng tối thiểu giữa bạn đồng ngũ.  Chính vì thế; khi ở phi đoàn, nó thường bị cấp trên nhìn, với con mắt ‘đem dân chủ tiện tiến Mỹ trên vai để áp dụng vào xã hội Việt nam, như thời 13 thuộc địa Hoa Kỳ tranh giành quyền lực, áp dụng nền dân chủ sơ khai’  .

                                                           ***                                      

       Cái mộ của phi công Trần duy Mỹ chưa có mấy bao xi-măng để xây– mà đánh bạc chi có thua– ý định được bạc dùng tiền mua mấy bao xi- măng; thì vô phương rồi.  Phải tìm cách khác,để có xi-măng xây mồ yên mả đẹp, thì mới yên lòng.  Dư luận xì xào vế cái chết phi công Trần duy Mỹ ; không được chôn cất đúng nghi lễ quân cách, dành cho một sĩ quan phi hành.           

      Tự cầm bái báo  trên báo Sống  ở Saigon, viết về cái chết phi công văn sĩ Trần viễn Phương, tới gặp viên trung tá trưởng khối CTCT (chiến tranh chính trị) ; yêu cầu được cấp 20 bao xi- măng. 

     Bài báo kia đã giúp cho nó được cấp 20 bao xi -măng  — và, trước đó ít ngày; vì thủ tục rườm rà sao đó; muốn được cấp xi măng, trước tiên phải được sự đồng ý của trưởng khối CTCT cử một nhân viên  kiến tạo ra Huế kiểm tra ; về rồi,  làm phúc trình xin duyệt; đợi đến lúc được cấp phát vật liệu xây cất; thì mộ của bạn nó phải đợi chờ ít nhất một mùa mưa.   Tự  cầm’ bông cấp xi măng’ ;  nhớ tới thái độ niềm nở của trưởng khối CTCT; khác hẳn những lần trước ra oai; ban phát như một ân huệ vậy.  

     Tự thuộc ngạn ngữ làu làu: ‘giàu nhà kho, no nhà bếp ‘ ; mày không  cấp xi măng cho ông; thì báo  tiếp tục soi mói. Chúng mày làm lớn,  nhiều tội to tày đình; không bới ra thì không sao, mó tới là tội nhiều như đá dăm vậy.’  — nó tự nhủ. 

    Chẳng phải bây giờ, trưởng phòng hành quân Phi đoàn 516 mới được mọi người nhìn nó, với con mắt sắc mắc;  chỉ tí ti đôi chút kính nể thôi.

   Đại tá sư đoàn trưởng, sếp sòng tàu bay ở giới tuyến địa đầu; cứ mỗi khi có chuyện gì xảy ra ở sư đoàn;  tư lệnh Khánh Khỉ  ( nickname của tư lệnh,  cầm tinh con Bú dù)  đều ‘ới ‘ nó lên   hỏi ý kiến .  Vừa như là ưu ái, vừa như dằn mặt vậy.  Anh em trong phi đoàn thừa nhân trưởng phòng hành quân không chỉ là phi công giội bom tái ba; còn là tay chỉ huy có mắt nhìn xa, biết thương anh em phi đoàn. 

   Một lần khác, tư lệnh sư đoàn không quân dẫn một ông tướng số 1 Kq,  từ Saigon ra miến hỏa tuyến để thanh tra.  Trên tường của phi đoàn 516, treo đủ các ảnh máy bay mà phi đoàn đã có — nhìn kỹ ra chỉ thiếu  T28, loại máy bay mà ông tướng số 1 Kq  xưa kia từng lái — sao máy bay này lại không thấy treo ở đây.   Tư lệnh sư đoàn Khánh Khỉ quay sang , ý muốn Tư trả lời, 

    “.. thưa Tướng tư lệnh Kq, cánh chim đầu đàn — chúng tôi đã rất cố gắng để sưu tập  đủ loại máy bay mà phi đoàn từng lái qua — duy nhất chỉ thiếu T 28. Không đâu có; trừ 1 tấm ảnh duy nhất có ở Đà nẵng này; ấy là đang được treo ở văn phòng tư lệnh sư đoàn Kq.”

     tướng số 1 Kq cười cười nhìn kỹ mặt nó; ông nhớ rồi, hình như ông đã gặp ở đâu ?

 ” Có phải xưa kia, đại úy từng ở Pleiku ? ”  —  ” Dạ, đúng vậy; trong số anh em  ‘pai-lôt’  mười mấy năm trước, chỉ còn một mình tôi hiện còn ở địa đầu giới tuyến này, thưa Đại Bàng.” 

    Tư lệnh sư đoàn Kq Khánh Khỉ đã biết từ lâu, phi công Trịnh đức Tự có giọng văn’ quốc âm 3 lối’  .  

    Tờ nhật báo’ Sống’  ở Saigon đăng một phóng sự nhỏ điều tra về cái chết  phi công Trần duy Mỹ không được chôn cất tử tế; thì ông biết nhà báo viết bài ấy là bạn của Tự, nên  đã mời nó lên văn phong hỏi cho ra lẽ.  Tự về kể lại cho anh em nghe:

 ” …chúng mình phải bênh vực ông KK thôi; tôi  đã trả lời  phóng viên báo Sống ở Saigon’  — tôi Trịnh đức Tự trưởng phòng  hành quân Phi đoàn 516, là chưa được tư lệnh KK cho gì; ngoài một vài điếu thuốc Lá Winston,gọi là giao hảo. Giả dụ, bây giờ ông KK có no đi nữa; chẳng lẽ ông ta lại để cho phi công thời chiến sư đoàn 1 Kq đói. Vả lại, ông KK là  người lãnh tạo có tư cách,  một đội chút hơi hướm có làm văn thơ; ngoại giao rộng, lãnh đạo chỉ huy tài hơn là vẻ mặt bề ngoài có tướng lính tráng.  Giai đoạn này, chúng ta cần những vị ấy; trong lúc đối đầu với kẻ thù nguy hiểm đang lăm le ăn tươi, nuốt sống miền Nam. ” 

    Một nhà báo Saigon nghe xong;  thầm nghĩ : cha lái máy bay khu trục này bênh sếp tài tình thật; nhưng xem ra cũng phải tin thôi, bởi lẽ, tay phi công trực tính, thẳng thắn. đành phải tin, nói đúng .  Cho rằng ông lãnh đạo Kq giới tuyến ‘hút mỗi ngày một bao thuốc lá Winston; thì ông ta đã hút giùm cho lính thiếu thốn; dầu ông ta no say ngày 3 bữa; thì có gì đâu; vì ông ta ăn giúp chúng tôi; trong lúc chúng tôi đang thi hành những phi vụ hiểm nghèo Ông ta thương chúng tôi; là chính ông ta thương những ngày trên vai  mang 3  cánh hoa mai lẻ loi, chưa có đế ( ý nói lon thiếu tá VNCH) . Cả những việc ông ta đã trải qua; mà ông at chưa thực hiện được khi có quyền thế– thì chúng tội đây sẽ lấy đó làm gương– sau này chúng tôi có cơ hội làm lớn thì sẽ thực hiện vậy.   Cảm ơn hành động cao thượng; nhưng còn phải cảm ơn cả hành động, thái độ đê mạt nữa. ‘

     Phi công Trịnh đức Tự lập luận theo lối nói triết gia siêu nhân Nietzsche  ; nghe xong, tay nhà báo Saigon cười xòa, bắt tay giã từ phi công Tự. 

                                                            ***      Tự bỗng nhớ lại chuyện từ mười mấy năm xưa; khi mới ra trường, phục vụ tại trấn ải đầu.  Sáng sớm ở sân bay Nha trang; trưa Dalat và buổi chiều lại ở Pleiku. Khi ấy, Tự còn ôm mộng hải hồ; gặp chuyện bất bình chẳng dễ tha; tự cải tạo bản thân, sẽ lấp bằng bất công xã hội. 

     Câu chuyện đi bay bổng đầu tiên trong đời phi công, với ‘Lan 19 ‘ ở phi đoàn quan sát hành hiệp giang hồ ở Nha trang. Ông chỉ huy trưởng Thái bá Đệ, mang cấp bậc đại úy; rất giỏi về máy móc — sửa được từ chiếc radio , ti- vi  —  thời ấy  ta chưa có ti-vi; nhưng học ở Huê Ky, ông rất thành thạo. và rất thích sửa máy thâu thanh cho hàng xóm ‘free’ , không nhận tiền công.  Mặc dầu khi ở Mỹ, ông đã bỏ khá nhiều đô-la để học sửa máy móc; nay sửa tốt, lại không lấy tiền — mà gia đình đôi lúc bị thiếu hụt; vợ than thở: giá mà chịu nhận chút đỉnh thôi, hẳn bữa cơm gia đình có thêm món mặn ngon rồi. 

    Sáng nào ông cũng ra đứng ở ngoài phi đạo, quan sát những chú lính mới bay bổng ra sao. 

    Nhìn thấy Tự độc phi trên ‘Lan 19’ ; với lối cất cánh  độc đáo. Chẳng hạn; bạn bè nó mỗi khi cất cánh, phải cho máy bay cất đầu lên phi đạo; nhưng Tự lại cho chúc đầu xuống trước, sau mới làm một ‘roll ‘ cất bổng vượt lên bầu trời.  Dầu chưa xảy ra tai nạn; thì đó vẫn phạm luật an phi bay. 

     Một lần khác, Tự dẫn một phi công ‘solo’  trong phi vụ bay đầu tiên tên Ý– tay trẻ tuổi này thường bị người nữ buộc chân bằng một sợi chỉ hồng.  Tự dẫn một chiếc, bay trước; rồi  Ý dẫn chiếc khác theo sau.  Máy bay  ‘leader ‘ thuận lợi hơn  tay  ‘wingman ‘ bay theo sau.

     Khi tới Cheo Reo; Tự cho máy bay vọt thật lẹ; tay ‘wingman’  quờ quạng , mất phương hướng bay theo.  Nhìn vào bản đồ cũng như không, chẳng  biết đâu mà tìm ‘ông thầy ‘.  Đồng hồ nào cũng là 360 độ, cái’ ông thầy’ mình,  nó đã bay đi đâu cà.  Gọi liên lạc ầm ỹ; chẳng ăn thua; mãi sau về tới phi trường, được ‘radar cận tiến’  dẫn đáp.  Câu đầu tiên, ‘wingman ‘  hỏi anh em ngoài phi đạo, ” … thế nào, thiếu úy Tự đã đáp rồi hả ?” “– Đúng vậy.” — ” ông ấy đáp lúc mấy giở; và ông ấy hiện ở đâu? ”  ” — … hình như có một giai nhân đã lái xe đón ông ấy đi rồi.”   

      ‘ Wingman’  chửi thế một chặp; giơ tay quệt mồ hôi toát ra. Sợ thật; vì lần đầu đã bị ‘ông thầy ‘ bỏ rơi, lạc phương hướng bay; sợ máy bay cạn xăng; sợ vỉ’ ông thầy’  có bị ‘gì gì’  không đây?  Bao nhiêu là ‘cái sợ ‘ đổ lên đầu ‘  wingman’  bay độc hành. 

    Phi công Ý hỏi  thêm, ”  … ông ấy có nói gì thêm không?   ” ” … có, bảo nếu thấy thiếu úy sẽ về đáp; chậm ít nhất 15 phút; mới  độc hành như thế là ‘chì’ lắm, dặn thiếu úy tới tìm ‘ổng’  ở quán Mai Lan, đường Phan bội Châu .”

                                                         ***     

      Lúc  mới đeo lon thiếu úy; Tự đã nổi tiếng là có máu ‘quái khách’  trong chốn giang hồ.  Một buổi, Tự được thông báo sang mai bay yểm trợ hành quân lúc 8 giờ sáng tại phi

trường.  Địa điểm, giờ bay, nơi quân bạn, đầy đủ từng chi tiết.  Nhưng; tối hôm trước, nó đi chơi gần sáng mới trở về phi đoàn.  Và, sáng hôm sau tới phi trường, bị trễ khoảng năm phút.   Nó tới nơi; thì quân bạn đã đi rồi.  Nó bay ngay lên đó; tự phạt bản thân bằng cách không về ngay, sau khi yểm trợ xong xuôi cuộc hành quân.   Cả trưa và chiều, ‘ gồng mình ‘ bay yểm trợ cho tới lúc kết thúc .  Dẫn cho khu trục trút bom đều trúng mục tiêu yêu cầu.  Kết quả cuộc hành quân; quân bạn thắng 100%.

     Vị đại tá chỉ huy cuộc hành quân dưới đất liên lạc trên tầng số; biết tện tuổi, cấp bậc, phi đoàn quan sát của nó.  Ông ta đề nghị tặng nó ‘ anh dũng bội tinh ngôi sao vàng’  . Nhưng; vị phu tá chỉ huy không trợ vùng; đã được báo cáo phi công quan sát Tự đến trễ; sao lại được tặng’ anh dũng bội tinh ngôi sao vàng ‘.  Ý của vị phụ tá kia muốn thay tên phi công quan sát Trịnh đức Tự cho một vị sếp của vị phụ tá không trợ.

    Một buổi, trung tá Vũ  Kq vào phòng hành quân chiến cuộc; gặp nó đang điện với vị đại úy phụ tá không trợ’

     ” Tôi thiếu úy Tự đầu dây, xin được thưa với giới chức câu c huyện  sau đây.  Chẳng là, vị đại tá chỉ huy bộ binh đã báo cho  biết; phi tuần yểm trợ hành quân vào ngày N. giờ X. rất hữu hiệu, ông ta để nghị tưởng thưởng cho đích danh thiếu úy Trịnh đức Tự anh dũng bội tinh với sao vàng chi chi đó.  Còn 3 anh dũng bội tinh ngôi sao đồng sẽ danh tặng 3 bạn tôi — và yêu cầu tôi cho biết tên tuổi, cấp bậc,  số quân, phi đoàn … Hôm nay, đại tá nhận đước báo cáo; xem lại, không thấy có tên tôi. Đại tá cho hay: nếu giới chức không thay tờ đề nghị tặng thưởng huy chương; đại tá sẽ không ký , duyệt, và chuyển giao.  Tôi, thiếu úy Trịnh đức Tự trả lời đại tá :  lính đánh giặc quan trọng hơn huy chương.  Cái huy chương kia, theo tôi, chỉ  là ghi  cái mốc hành động  + thời gian mà quân nhân đả đóng góp.  Riêng tôi; ai nhận được huy chương, chẳng sao; cụ thể cái huy chương mà đáng lẽ tôi được;  dành cho một ông là sếp của giới chức; thôi thì cứ bỏ qua cho xong chuyện.  Bởi lẽ, ‘ người ngồi mát ăn bát vàng’  kia, vẫn là quân nhân trong Quân chủng Kq chúng  tôi .”

     Đầu dây bên kia, Tự nghe được giới chức trả lối,

     ” .. tôi không nhắc tới ai được thưởng huy chương; chỉ muốn hỏi thiếu úy, hành

quân là quan trọng mà thiếu úy tới trễ.  Huy chương là quyền hạn của tôi; đề nghị ai là người xứng đáng. Đó là việc của tôi  và cấp chỉ huy của thiếu úy + vị đại tá chỉ huy bộ binh.  Thiếu úy có dám thừa nhận việc trể, có thể gây tai hại không nhỏ cho cuộc hành quân không?  Tôi không đề nghị phạt thiếu úy thì thôi; đây là lỗi lầm của phi công mới ra trường mắc phải– vậy thiếu úy còn dám nói tới huy chương để làm cái gì?” 

    Tự trả lời, giữ đúng tác phong quân đội đối với vị chỉ huy,

    ”  Giới chức không cần phải nhắc tới huy chương. Thực ra bữa ấy, tôi nhận lỗi có tới trễ ít phút. Bủ vào đấy; tôi đã ở lại trên chiến trường với quân bạn suốt trưa, qua chiều; tới lúc hành quân kết thúc mới bay về.  Bây giờ ông đại tá nọ buộc rằng: chỉ quân nhân hữu công mới được tưởng thưởng huy chương; vậy tôi xin đề nghị mấy huy chương kia nên dành cho anh em phi đạo, tái xế. Cũng lại xin thưa với giới chức: giả dụ không có tài xế đón tôi; làm sao tôi đến đúng giờ để cất cánh.  Tôi đề nghị thưởng huy chương cho anh em ở phi đạo; nếu anh em không hăng say làm việc; như sửa máy bay hỏng hóc đạt tình trạng tốt nhất; làm sao tôi yên tâm khi cho máy bay cất cánh an toàn , yểm tợ hành quân hữu hiệu. Còn việc tới trễ ít phút; có thể  thưa vơi đại úy; tôi đến đúng giờ, song lúc khởi động; tôi buồn ‘đái’ đành phải tắt máy, vào nhà vệ sinh.  Rồi sau mới lại nổ máy, cất cánh bay ; thì đại úy nghĩ sao ?”

      Trung tá Vũ  Kq ngồi ngay đấy; lắng tai nghe cuộc điện đàm. Là người biết điều, có tư cách chỉ huy;  biết phải quấy; ông ta bèn gọi  phi công Tự, và có lời nhắn nhủ. Đại để, ông ta rất lấy làm xấu hổ; khi biết rằng chính tấm huy chương kia dành cho ông ta, đúng ra phải là công lao phi công Trịnh đức Tự.  Không khi nào trong đời quân ngũ; ông ta lại học được bài học chỉ huy  lãnh đạo, thấm thía đến vậy.  Bài học dạy về nhân cách từ  một phi công trẻ tuổi của Không quân, không chỉ có phẩm cách, khả năng mà thôi , sau này sẽ là một sĩ quan chỉ huy dám làm, dám nói, không chỉ’ ngậm miệng ăn tiền’   thôi đâu. Trung tá Vũ  xin lỗi nó.  

     Nó cũng không quên, sau đó được trung tá Vũ đề nghị cho đi phép đặc biệt 4 ngày 

 t rực chỉ  Saigon, để thăm gia đình.   Lãnh tiền xong, nó không về nhà, cầm nắm tiền như vừa cướp được; hết trà đình tửu quán lại tới vũ trường.  Có một buổi đi khiêu vũ ‘lậu’ ; thời kỳ ‘ vũ trường không được nhảy đầm chỉ trà đàm’  ( thi hành lệnh nữ dân biểu Trần lệ Xuân) ; phi công Tự gặp một ’em nạ dòng’ — nhìn mặt rồi đâm mê ngay, tướng tá, điệu bộ dâm đãng cuốn hút.  Nhẩy ‘ lậu’   với nó  xong; em hỏi làm nghề gì?  Nó đáp ‘tắc- xi- bay ‘. Em ‘mết ‘ nó, lái xe hơi riêng đưa nó về ‘tổ’. Gật đầu không cần suy nghĩ,  sao lại có thể từ chối cho được.  Chỉ nghĩ đơn sơ, cô nàng chịu chơi, muốn tìm của lạ; nhất là nhìn sức vóc khỏe mạnh, hẳn rằng đêm nay chúng ta cùng chia sẻ một đêm tình ái.  Quả là em chiều chuộng  thật tận tình, phòng ngủ đẹp, rất tiện nghi.  Em dặn,”anh phải dậy sớm đấy nhé, ấy là giữ thể diện cho em, tránh điều dị nghị, OK?”  Nó gật đầu. Men nồng còn làm chuếnh choáng; nó vẫn còn muốn lên giường ngay.  Khi em đưa tay cởi khuy áo nó; trao  bộ quần áo ngủ; còn được lau mặt bằng khăn tẩm nước nóng ấm; nó có cảm giác khoan khoái được chiều chuộng .  Nhìn lên tường, một bức tranh đắt giá của họa sĩ nổi danh đương thời. Nhưng cạnh đó,t tấm ảnh chân dung một sĩ quan Kq, khiến nó giật mình. Bóp trán suy nghĩ, sao khuôn mặt trông rất quen–  đúng là một sĩ quan không quân. Hỏi, ” tay này là ai, chồng, người tình ?”  — em lắc đầu, cho biết đó là anh trai, hiện đồn trú tại Pleiku.  Bây giờ thì nó leo lên giường rồi; giụi điếu thuốc hút dở; đứng dậy, chụm chân, đưa tay phải lên chào kính bức chân dung ảnh khả kính kia;  mới leo lên giường nằm.  Em vừa năm xuống cạnh; nó lao về phía ấy, như vớ được mồi ngon trong cơn đói lả.  

    Anh sáng tắt dần vào hư vô mờ mịt.

                                                            ***

 Có một buổi sáng ở phi trường, nơi nó thường bay. Lần này, nó đã học lái xong Cessna ; nghĩa là có thể chở 3, 4 hành khách cùng bay với nó về Saigon. Bắt gặp vợ chồng  đi bên nhau âu yếm đang đi ra phía chiếc máy bay mà nó sẽ lái. Giơ tay chào vị đại úy kia; bây giờ nó nhận ra được rồi : ‘cái mụ phu nhân kia sao nhìn quen quen ‘. Giật mình; đã nhớ ra rồi; ‘ cái mụ phu nhận này ‘ chính là cô em vũ nữ nhẩy ‘lậu’vơi nó   đêm nào, đã mời nó’ quá giang ‘ một đêm tình ái . Và, chân dung ảnh vị sĩ quan không quân kia, đúng là người mà nó đã đứng chụm chân chào kính,  tối nọ.

    ‘Thôi cũng đành làm mặt lạ với nhau; chứ làm sao bây giờ?’ 

                                                            ***

   Lần chót; tôi gặp phi công Tự; ấy là lần nó mời tôi + Bằng đi ăn cơm. Như  kể ở trên ; đó là một buổi thứ 4 trong tuần, gặp nhau ở trong câu lạc bộ bộ Tư lệnh. Nói chuyện được vài câu, nó hẹn ngày giờ, nơi ăn uống; rồi phải đi Cần thơ ngay.

    Buổi chiều, từ đền  6 giờ; tôi học anh ngữ ở ‘Staff Devopment Center ‘. Tới 5 giờ chiều; tôi xin phép cô giáo nghỉ sớm 1 tiếng. Ra quán ngoài cà- phê ở lề đường Sương nguyệt Anh đợi Bằng. Nửa tiếng qua đi, vẫn chưa thấy Bắng tới.  Thật vô lý; xưa nay  Bằng rất đúng hẹn. Chỉ rất đội khi, anh ta mới sai hẹn; nhưng sau đó báo  ngay.  Nhìn đồng hồ đã trể gần 1 tiếng đồng hồ; và, quyết định tới nhà cô Mai.  Tới nơi, Tự đã ngồi chờ chúng tôi ở sa- lông. Quần áo chỉnh tề, giây rớ đàng hoàng ; xưa nay vốn lè phè trong việc ăn vận,  Dầu ăn mặc cầu thả tới đâu, dáng vẻ oai phong, bay bướm vẫn là Trịnh đức Tự rất đàn ông với bộ râu quai nón.  Tự hỏi sao có một mình tôi đến; còn  Bằng. Nó tặc  lưỡi,”  thằng này lại Vi-Xi nữa rồi !” .

    Ngôn từ ám chỉ thằng nào thất hẹn; chứ không dính dáng tí gì tới vấn đề ‘chính chị, chính em’ . Tôi để ý không thấy Mai; Tự nói trỏng hướng vào phía trong, ”  bữa nay anh đi ăn với anh Phong nhé!” .

    Hai đứa tôi chở nhau trên xe gắn máy Honda dame;  cặp sách để lại nhà cô Mai. 

    Tự nói với dáng vẻ thất vọng, ” Tính là chủ nhật này làm ‘đám cưới dã chiến’; ấy là, đã nhờ nhà báo  Nguyễn Tú báo Chính luận   gặp trước bà  mẹ vợ tương lai cho phép làm đám cưới.  Bà trả lới, ‘mùa này là mưa ngâu cần phải kiêng cữ chuyện Ngưu Lang, Chúc Nữ; và con bé Mai còn  phải sửa soạn thi tốt nghiệp cử nhân luật. ‘

    Tự buồn ra mặt, tôi đành im lặng, chẳng biết an ủi sao nữa.  Tự nhắc lại, có lần nó và Mai đã tới tìm tôi ở trường anh ngữ, 41 Sương nguyệt Anh; tiếc là không gặp.  Tự quyết định ở  Saigon vài ngày nữa để thu xếp xem sao ?  Như dự định, hàng  hóa đặt mua từ Okinawa về; nếu chưa bán được giá; hẳn phải bán chiếc xe hơi để có tiền làm đám cưới thôi.  Nghĩ trong bụng không nói ra, thằng này có xe hơi từ bao giờ. Cũng vì bà mẹ vợ tương lai bị giật hụi bạc triệu.  Theo nó, chính dịp khó khăn tài chính này làm đám cưới  sẽ tránh được dư luận xì xào’ chú rể sa  chĩnh gạo nếp ‘.  Nó muốn  được chính danh bước vào gia đình nhà vợ, không bị mặc cảm tự ty. Nghe rồi, chỉ biết vậy thôi; tôi chẳng hỏi cho ra ngọn ngành.  Nó vẫn thắc mắc, tại sao’ thằng Bằng rất đúng hẹn mà lần này  sai hẹn  được nhỉ.’   Trả lời bông phèng,  ”  bây giờ mùa gió chướng thổi mạnh làm áo sống tên  Bằng rách tơi tả; không tiến dằn túi, là không đi rong chơi với bạn bè đó thôi.”  

       Ăn xong, nó bảo tội lên Brodard  cà phê, cà pháo đã.  Nơi này, nó kể từng gặp nhiều vũ nữ,  từng nhiều đêm vơi đầy tâm sự; không quên một ‘nạ dòng đóng vai vũ nữ ‘ rủ nó làm tình suốt đêm; nhưng phải dậy sớm, sợ hàng xóm dị nghị.  Và Tự nhắc chuyện bay bổng ở phi đoàn;  xưa là thầy Thái bá Đệ; bây giờ, phi đoàn trưởng 516, Phạm bình An.

    Kể thêm chuyện sáng nay khi vào bộ Tư lệnh Kq, gặp trung tá đặc trách khu trục;  ngỏ ý muốn đưa nó ra Phan rang nắm một phi đoàn mơi.  Ý thật hay; nhưng Tự chưa vội nhận lời; hoặc, lắc đấu từ chối — lý do giản dị thôi, tay đàn anh đặc trách khu trục tỏ vẻ ban ân huệ hơn là sử dụng đúng khả năng .  Nó cho vậy không ‘fair play ‘ , trái với cách sống hàng ngày của nó.  Công việc là công việc; thấy xứng đáng thì cắt cử;  đừng tỏ thái độ trịch thượng, ban ân huệ kèm .  Chỉ mới nghĩ thôi; giá mà lấy vợ rồi; thì dầu sao Phan Rang cũng gần Saigon hơn Đà nẵng.  Từng trên dưới 10 năm phục vụ nơi địa đấu giới tuyến; chưa một lần được về gần Saigon.  Nhưng bây giờ, bà mẹ vợ tương lai chưa’ duyệt’  thì  Phan Rang hay là Đà Nẵng,có khác gì nhau . Tự còn nhắc chuyện hoa tiêu Nguyễn Du mất tích vào tháng 4 vừa qua ở mặt trận Mỹ Chánh. 

     Nguyễn Du, một hoa tiêu tài danh, 24 tuổi, huy chương xương máu tối ưu, cả Việt lẫn Mỹ quốc; bay yểm trợ hành quân bị bắn rơi. Nguyễn Du ra đi , chỉ sau ngày hoa tiêu Trần duy Mỹ , ít tháng. Tự hỏi tôi, ‘ có nhớ cái quán cháo gà cô Châu không?’ 

     Nhớ ngay thôi, đêm ấy Mỹ,  Bằng, tôi và Tự tới ăn cháo gà giấc khuya.  Gặp hoa tiêu Nguyễn Du cũng ngồi ăn cháo trong quán cháo gà ngon tuyệt vời, ở khu gia binh không quân.  Nghe tâm sự kể những chuyến bay hành quân, ý nghĩa cuộc sống vội vã, sống nay, chết mai; đưa nào có vợ; thì vợ trẻ khổ, đứa nào chưa vợ thì bố mẹ ưu phiền.

    Ra về quá nữa đêm, bàn chuyện huyên thuyên về cái chết của hoa tiêu Nguyễn Du.  Đáng lẽ, phải biết giữ Nguyễn Du ở quân trường  để truyền kinh nghiệm bay cho lớp đàn em đến sau. Nhân tài và biết giữ gìn mạng sống nhân tài là cần thiết.  Tự bình luận hệt như cố vấn Mỹ sang Việt Nam làm cố vấn quân sự.  

    Bây giờ; thì cái quán cháo gà cô Châu chẳng còn tồn tại .  Hình như cô phải lòng anh cơ phi nào đó,  điển trai, giỏi nghề sửa máy bay;  tán gái ngọt như mía lùi ;  cô đã gật đầu bằng lòng làm vợ anh ta rồi. 

     Hoa tiêu thiếu tá 23 tuổi Nguyễn Du cũng không còn sống nữa rồi ; bị trói vào cột, đấu tố tới chết- một cố vấn Mỹ cho biết thấy cảnh này in trên một tờ bao anh ngữ xuất bản ở Hong Kong. 

                                                              *** 

   

     Buổi Tự từ gĩa từ anh em; nó phải thực hiện một phi vụ thả bom ở mạn Quế sơn — trong khi nó đang đi mượn xe pick-up  , khuân ván ép làm trần phòng cưới.  Một hoa tiêu thấy vậy; đã cáp helmet  vào nách ra phi đạo bay thế– thì nó trở về.

    Tự không đi khuân ván ép nữa; một phần vỏ xe pick up  bị thủng; và, không để cho bạn bay thế,

  ” mày đợi nhé, sau 50 phút tao về rồi củng đi ăn, hiểu chưa?  Tao đã đặt cái bánh cưới to lắm ở tiệm Kim My rồi, những 7500 đồng đấy . Tao về, đi lấy bánh cưới luôn nhé.  Mày nhớ ; chiều nay vợ tao sẽ từ Saigon bay ra .  Tới nay tổ chức cưới tại phi đoàn;  nhớ gửi hết số thiệp cưới tới các vị khách đã ghi tên cả rồi.”  

    Một tiếng đồng hồ, phi đoàn được báo tin một chiếc A 37 đã bị bắn rớt tại Quế sơn .  Hoa tiêu là đại úy Trịnh đức Tự, Phi đoàn 516. []

     thế phong

   ( bài tu chỉnh/ tháng 10/2015)   

                                              thế phong   [i. e. đỗ mạnh tường 1932-    ]

                                                               (   tr. 288 TẬP THƠ TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN)

   

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 01:36    

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016 kịch tượng trưng + văn phi lý không lý do trong văn chương hôm nay / bài viết: thế phong (tản mạn văn chương / thế phong/ sưu tập bài viết từ 1952- 1975 )

tản mạn văn chương /  thếphong

(sưu tập bài viết từ 1952- 1975)

                         k ịc h  t ượ ng  tr ưn g  +   vă n  p hi  lý                         k hô ng  lý  do   tr on g v ăn  ch ươ ng  hô m n ay *

                                                               thế phong

                                                        mặc đỗ  [ i.e. đỗ quang bình 1920- 2015?)

                                                                                                          (ảnh thời trẻ: internet )

                                                nhà văn  kiêm  kịch tác gia  vũ khắc khoan  1917-1986)

                                                                                                          ( ảnh:  internet)

                                                           nghiêm xuân hồng    [1920- 2000 ]

                                                                                                                 (ảnh: internet)

Mặc Đỗ  cộng tác với thầy học cũ, chủ soái Hàn Thuyên,  Nguyễn đức Quỳnh, thành lập nhà xuất bản Quan điểm  (loại mới);  với thành phần: Vũ khắc Khoan, Nghiêm xuân Hồng, Tạ văn Nho, Vương văn Quảng, Trần Văn . (không có 2 người cũ trong Quan điểm;  nhà văn  Chấn Phong +  luật sư  Nguyễn hữu Thống. ( bút danh Nhuệ Hồng).

Tạ văn Nho, Vương văn Quảng, Trần Văn, Nghiêm xuân Hồng đều là kỹ sư canh nông (trừ luật sư Nghiêm xuân Hồng)  — chỉ một Vũ khắc Khoan là nhà văn + nhà viết kịch, tác giả ‘Thằng Cuội’ , ‘Giao thừa’  … từng đạo diễn vở kịch, diễn bởi Sông Hồng kịch xã  ở  Hànội trước 1954. 

 nhưng khả năng viết kịch, nói chung ; bố cục vở kịch lỏng lẻo, chưa phát huy được hết khả năng diễn; tác giả chỉ là kịch sĩ có máu me; chưa dễ gì tạo được một phong trào kịch diễn xôm tụ.   Rốt cuộc, bình diện kịch, nói chung; thì vẫn chỉ là con số không to tướng của những ngày Pháp chiếm đóng Hànội; từ những năm 1954 về trước, cho tới nay kéo dài ở miền Nam; cũng không khác hơn.

Tất cả những vở kịch đã đăng báo; hầu hết được gọi là ‘kịch tượng trưng’, ( tôi bỏ qua một số vở kịch đặt hàng, tuyên truyền hạ cấp) ; thì kịch tương trưng ấy chỉ có tên gọi cho ‘oai’ ; không có thực chất.  Đã gọi là kịch; tức hành động, thái độ, tình cảm con người phải được diễn sống động như đời thường. (ít nhất cũng phải vậy) .  Người đi xem kịch muốn được thông cảm với sân-khấu- đời , qua kịch đang diễn trên sân khấu — ấy thế mà; kịch tượng trưng diễn, chẳng có mẫu người diễn tả hành động, khiến người xem kịch như đang phải đọc sách tư tưởng, luận thuyết  (mà là thứ luận thuyết ba vạ, chắp vá tư tưởng vụn vặt)  — hẳn là chỉ tạo cho người xem kịch chán nản, mệt óc gấp đôi.  

Sự xuất hiện kịch tượng trưng là biểu hiện sự đi xuống của sự hạn chế tư tưởng phát huy; ngăn chặn tự do sáng tạo.  Tâm trạng người sáng tác bị lâm vào tình trạng bế tắc, đành phải kiếm đủ mọi cách để lồng tư tưởng vào kịch tượng trưng . ( xem thế này mà hiểu được cách khác.)  

Trong văn chương còn có một loại tiểu thuyết vị lai ; ấy là, Anatole France viết ‘Thế giới vị lai’  xảy ra vào năm 2270.  Tôi được đọc vở kịch này, qua bản dịch nhà văn Dương Tử Giang.

  ( xuất bản ở Saigon, không thấy ghi ngày, tháng, năm xuất bản sách.)  

 Vở kịch ‘ Thế giới vị  lai’/ Anatole France đưa ra, có bối cảnh như tiểu thuyết dã sử, nói về thế giới cũ xưa; nhưng, nội dung lại thấy rõ là sự việc đang diễn ra ở hiện tại.  Cũng tương tự như  Liêu trai/  Bồ Tùng Linh; tác giả viết khoảng 400 chuyện liêu trai khác nhau; đưa hoạt cảnh thế giới xưa cũ vào sách —  việc trước tác không phải ‘chuyện nói chơi, tào lao, phiêu lưu, mờ mờ nhân ảnh’  — tác giả đưa ra cho người đọc thấy được cảnh chán ghét xã hội bất công, đạo lạc, thối nát, ê chề; quan chẳng ra quan, vua chẳng là vua.  Nói mỉa mai như Tú Xương,  ” sao được cho ra cái giống người…”  . Cảnh hiếp đáp, ăn trên ngồi chốc kia; khiến Bồ Tùng Linh lui về ẩn nấp; tập trung sáng tác chuyện liêu trai thần kỳ; dễ mê hoặc lòng người; được lồng trong một khung cảnh chính trị thối nát của vua, quan Trung hoa; gọi là  ‘phúng thích chính trị’ .  Mục đích chuyện liêu trai của Bồ Tùng Linh để răn đời; từ thư sinh, đàn bà, con gái, chồng vợ, quan quyền, vua, chúa, bậc vương giả, cả trọc phú đê tiện, biết cách sống ‘sao được cho ra cái giống người’!

Trở lại với kịch tượng trưng; thực chất đúng, là phải đưa ra được đề tài hẳn hoi; để thức tỉnh độc giả ; thì, ‘Thằng Cuội’ , ‘Giao thừa ‘, ‘Thành Cát Tư Hãn’  của Vũ khắc Khoan; chưa làm được.  Vở kịch sau đã đăng tải trên tạp chí Kịch ảnh ( chủ nhiệm Quốc Phong/ Nguyễn văn Hanh);  phải nói thật là’ chưa  thành công’ ; nếu không muốn nói ‘thât bại toàn tập’.   Theo sự nhận định của tôi; tác giả mắc vào 2 khuyết điểm chính:

một là:   tác giả thiếu nhận xét nội tâm nhân vật kịch, hiện đang sống trong hòan cảnh xã hội có tính cách khuyên răn, đả phá, hướng dẫn …  Vở kịch trình bày chưa thích ứng với rung cảm, suy tưởng của nhân vật, được gọi là kịch đưa lên sân khấu; cũng chưa thành công trong một vở kịch được gọi là thành công, có thể hấp dẫn người xem.  Nói vậy; ông chỉ trút được phần nào ẩn ức lặt vặt riêng tư cá nhân– rồi tự mãn cho là ghê gớm, là điển hình , là sâu sắc, là nhân sĩ của xã hội để chống lại sự độc tài kiểu ‘Thành Cát Tư Hãn’?

hai là : không chi thất bại, tác giả còn bị coi như thua sút về khả năng sáng tác kịch– hình như Vũ khắc Khoan chưa thể là nhà biên kịch biết viết kịch tượng trưng để có thễ diễn được trện sân khấu — dầu ông vẫn tự nhận là kịch sĩ đầu đàn của miền Nam.

Nói vậy, tôi muốn nhắc đến kịch tác gia Hoàng như Mai, với vở kịch Tiếng trống Hà hồi  (TTHH) ,  được chính ông làm đạo diễn trình làng vở kịch ấy ở Hà nội. ( trước 1954) .  Vậy, tại sao Tiếng  trống Hà hồ i là vở kịch tượng trưng thành công ?

bởi lẽ, trung tâm bối cảnh vở kịch TTHH; là, khi Pháp đang thống trị một số tỉnh thành, trong đó có Hà nội– ở đây, nghệ thuật kịch là viết theo dạng ôn cố tri tân; gợi cho người xem nhớ lại giai đoạn tướng Tàu Tôn sĩ Nghị đem quân tái chiếm thành Thăng Long. (Hànội trước) .  Hai động tác chính yếu của xưa  và nay , được Hoàng như Mai lồng vào trong Tiếng trống Hà hồ i– cho người xem có đủ tình tiết so sánh vối việc Tôn sĩ Nghị đem quân chiếm Thăng Long, giống hệt quân Pháp hiện tại. Ngưởi xem, người đọc nhận được ngay dã tâm cướp nước của Tàu, cũng như Tây; đều là quân xâm lăng. Thời ấy, vua bù nhìn Lê chiêu Thống thì chẳng khác chính phủ Quốc gia là bao.  Động tác nữa, phản ứng dân chúng phẫn uất, hướng về phe có chính nghĩa + sự chán chường đối với bọn nho sĩ an phận– tất cả nghe tin quân Quang Trung đang ào ào sắp tiến chiếm Thăng long.  Những vai Đỗ Trần, Khóa Vũ chẳng khác gì lực lượng kháng chiến chủ lực từ bên ngoài đang sửa soạn tái chiếm Hà nội. Dân chúng trong thành đang chờ được giải phóng. Đời sống vật chất của dân chúng trong thành, tùy thuộc vào sự phố hợp của lực lượng Pháp+ chính phủ Quốc gia; nhưng tinh thần dân chúng trong vùng tạm chiếm đa số hướng về kháng chiến.

đợt cuối màn kịch mang tới kết luận: phần thắng tuộc về lực lượng có chính nghĩa, phần tử xâm lược bị dân chúng tẩy chay; tất phải chuốc sự thất bại toàn diện.  Vở kịch của Hoàng như Mai có một tác động vô cùng lớn lao cho loại kịch được gọi là kịch tượng trưng có luận đề, phản đề, tổng hợp.

  Và, Hoàng như Mai nắm đượ c thực nghiệm chủ yếu   (expérience  cruciale/ danh từ Bacon) , cung cấp cho người xem kịch biết hòa đồng với vở kịch đang được công diễn là một — đó là sự thỏa thuận vô hình của người viết kịch được quyền hướng dẫn đoạn kết cho người xem kịch.  Trong TTHH, vua Quang Trung thắng 20 vạn quân Thanh ở Đống đa vào 5 Tết.

Sự thất bại; hay, chưa đạt thành công của bình diện kịch  miền Nam là  như vậy.  Không thể chối cãi; làm dở lại muốn được thừa nhận  hay. Chẳng riêng gì một Vũ khắc Khoan chịu chung số phận hẩm hiu, thất bại; đưa ông ra đây, chỉ là một điển hình làm cái mốc cho sự thất bại về loại kịch tượng trưng. Thế thôi! 

Trở về với vai trò nhà văn, đối với Vũ khắc Khoan; văn chương cũng tượng trưng như  những vở kịch được in thành sách; hoặc, đăng trên báo.

                                                 thần tháp rùa  / vũ khắc khoan  ( ảnh: internet)

 Trong  tập truyệnThần tháp Rùa ; chỉ một truyện Nhập Thiên thai ,được coi là lối viết tượng trưng điển hình.  Tác giả mượn điển tích Lưu Nguyễn; mô tả sự hình thành giữa 2 phe Quốc và Cộng; cả 2 đều tranh đấu chống xâm lăng; dần dà dẫn tới phân hóa; phe làm mất thiên chức là người lại không phải là những người đứng chung hoàn cảnh chính trị với tác giả Vũ khắc Khoan.

 Tác giả kể chuyện phe đã sống với thần tiên; rồi chán cành thần tiên, Lưu Nguyễn bèn trở về quê hương — rất tiếc, sự trở về đã quá muộn!  Bởi, Lưu Nguyễn chán cảnh sống chung cùng tiên nữ trên thiên đường; không có tình ngươi; không có sự mâu thuẫn cần kẻ làm người; không giống cách xử sự là người với nhau; dầu gian ác đi nữa, vẫn cần có. Cái tôi trong truyện được kể lại, mang nhiều điển hình cho người được coi người phe Quốc gia, đã chán thiên đường giả tạo của những người được coi như thần tiên kia, chẳng còn nhân bản tính.

  Lối viết tác giả già dặn, lập ý cao, văn biền ngẫu chau chuốt; chính điểm này tác giả mới đáng tự hào về một bản sắc  một nhà văn viết kịch mang tên: Vũ khắc Khoan  hãnh tiến  !

Bây giờ, bàn tới một nhà văn khác trong nhóm Quan điểm loại mới;  đó là Mặc Đỗ. Tên thật Đỗ quang Bình, sinh 1920; từng học qua trung học Pasteur (Hà nội) ; mà thầy dạy sử, địa là Nguyễn đức Quỳnh .

 Tác giả Mặc Đỗ khởi sự viết văn từ bao giờ; không rõ — nhưng từ 1950, bài viết ký tên Mặc Đỗ xuất hiện trên tạp chí Phổ thông , cơ quan Trường Luật Hà nội.  Ông di cư vào Nam, sau hiệp định Genève chia 2 đất nước; rồi cho xuất bản tiểu thuyếtBốn  mươ i, tiếp Siu cô nương  — ở đây chỉ bàn đến tiểu thuyết Bốn mươi . 

trước khi phân tách; cần nói qua về sinh hoạt, lập trường nhóm Quan điểm  (loại mới) này. 

Một nhà văn trong nhóm này tuyên bố; ‘tiểu tư sản tri thức ưu tiên’  ; nhà văn ấy chẳng xa lạ gì; đó là thầy dạy sử, địa của  trường Pasteur xưa, từng là chủ bút tạp chí Văn mới,   nhóm Hàn Thuyên tiền chiến, hiện đương kim chủ soái nhóm Đàm trường viễn kiến (subjectif visionnaire)  ;kiêm cố vấn nhóm Quan điểm loại mớ i.– đó là Nguyễn đức Quỳnh.

 phải, ông ta có phương danh Nguyễn đức Quỳnh (trước 1945) ;  từ 1950 là Hà việt Phương, tác giả Nhân bản mới  đăng trên báo Đời mới / Trần văn Ân);  hoài đồng vọng , tác giả ai có qua cầu  ,  Quan điểm xuất bản năm 1957.  (tên tác giả + tên sách đều không viết chữ hoa  ( bdc) .  

ông  này tuyên bố ‘giã từ hẳn con người tả đối lập nhóm Hàn Thuyên tiền chiến; đề cao một giai cấp mà chẳng có giai cấp nào có thể thay thế được, đó là  giai cấp ‘tiểu tư sản trí thức’.  C ả hai mặt đấu tranh trực tiếp (cách mệnh) , tích cực kiến thiết vĩnh cửu  (triết học)    cho  thế giới này, đều do lớp người tiểu tư sản trí thức tạo thành. 

                                                   nguyễn đức quỳnh   [1909 – saigon 1974]

                                                                                               (ảnh: báo người việt /usa)

 ngay cả chúa Giê-xu , Cakamouni, Karl Marx,  Engels, Trostky, Oppeihemer…  đều là tiểu tư sản trí thức cả. Vì; giai cấp tiểu tư sản, giai cấp đứng giữa  2 lớp người tư bản + vô sản– chỉ một giai cấp tiểu tư sản trí thức mới hiểu rõ sinh hoạt vật chất, tinh thần; tư cách xử thế, siêu việt , thủ đoạn lọc lừa,  và , đứng trên 2 giai cấp, tư bản thống trị và vô sản bị áp bức.

 Có thể nói, không cần suy nghĩ; chính ông Nguyễn đức Quỳnh là người cầm cờ súy nhóm Quan điểm loại mới  —  mà phe đệ tam lên án, là phe trung gian,  (couche intermédiaire)   đứng giữa vô sản+ tư bản.  Một khi tư bản bóc lột, họ đứng về phe vô sản tranh đấu đối với phe tư bản, có khi đứng về phe tư bản, để bóc lột vô sản. 

Đặt cơ sở lý luận cho nhóm, luật sư Nghiêm xuân Hồng, với   ‘Đi tìm một căn bản tư tưởng’

(cu ốn sách này lấy tiêu đề bài tiểu luận của ông đã cho đăng trên tạp chí ‘Phổ thông’ ở Hà nội, trước năm 1954.)   Tạp chí Phổ thông  lả cơ quan hội Ái hữu sinh viên Trường Luật Hà  nội  , xuất bản đâu đó, khoảng năm 1950. 

 Nhưng bài tiểu luận, thì chỉ tiê u đề là  giá trị;  nôi dung lơ- tơ- mơ , nông cạn, vá víu đầu Ngô, mình Sở. 

 Sách ‘Đi tìm một căn bản tư tưởng’  xuất bản ở Saigon mới đây,  được cất bằng chất men mới, từ bộ óc siêu việt của Nguyễn đức Quỳnh   . Tác giả Nghiêm xuân Hồng ghi trên sách nhận thức quan ; điều này không có gì sai — bởi, cuốn sách đầu tiên của nhóm Quan điểm loại mới  có mục đích đặt nền móng lý thuyết.

 cuốn sách điểm qua các lý thuyết có từ trước ,’tả hữu,’cực tả’,’cực hữu’,  rồi qua Aristote, Không Tử, Lão Tử, Hegel, Marx, Sartre  …– tóm lạ i, những cơ sở triết học nào tạo cho con người hôm nay ; thì, còn phải chịu ảnh hưởng, để tồn sinh — tất nhiên được  đề cập, không thể bỏ sót.  Chưa thể căn cứ cuốn sách đầu tiên để khẳng định đường đi lối bước ; nhưng đại cương, người đọc có thể hiểu được lập  luận người viết  ‘phản đề’  có hệ thống, tránh được  sự ôm đồm hiểu biết  (é talage de connaissances),  có chủ quan đãi lọc điều hiểu biết hòa nhập  chủ quan, lập luận; đưa ra minh chứng bênh vực hết lời ‘nhân sinh quan tiểu tư sản trí thức    nhóm ‘Quan điểm loại mới.’

Trở lại văn chương tiểu tư sản trí thức; ở đây, qua nhiều ý nghĩ tương phản. NhómQuan điểm loại mới  đề cao tiểu tư sản trí thức  (lý luận như rất vững) ; nh ưng trong tiể u  thuyết luận đề thì hỏng.  (phản lại).   

 Từ đó luận ra; mới hiểu được rằng nhóm Hiện sinh/  J.P. Sartre đã thành công ghê gớm; từ lý luận đến hình tượng cuộc sống, qua tiểu thuyết, văn chương,lý luận của chính  Jean-Paul Sartre, đến Simone de Beauvoir … 

 còn Mặc Đỗ nhóm  Quan điểm   loại mới ; thì tiểu thuyết  dựa trên  quan niệm phi lý/  Albert Camus,  đưa vào tiểu thuyết  Bốn mươi . Phi lý phương Tây, có thể ví như sắc đẹp nàng Tây Thi phương Đông; nó khác hẳn sự vá víu của Mặc Đỗ; sự vá víu giống hệt mụ nhà quê ở Hồ nam  (Trung hoa)  làm dáng, bắt chước Tây Thi.  

thỉ khác gì giống quýt ở đất Giang nam  (Trung hoa)  trồng ở đất Giang nam; trái quýt có đủ điều kiện, từ thung thổ, khí hậu,hợp cho sự tăng trưởng tạo cho trái quýt ngọt–nhưng khi chuyển vùng, trồng ở Giang bắc, trái quýt chua. 

 thì  phi lý /  Albert Camus thể hiện trong tiểu thuyết  L’ Étranger, Le Malentendu, La Peste, La Chute, L’Exil et le Royaume, Le Mythe de Sisyphe .. . đưa nhà văn lên đài danh vọng, đoạt  Nobel văn chương 1957.  Phi lý Camus không phải là phi lý của người dân nhược tiểu Việt nam  (đang muốn vươn lên độc lập toàn diện) , tất nhiên nhân sinh quan có khác xa với bối cảnh, nhân vật truyện Albert Camus. 

nước Pháp thịnh trị lâu đời; nhìn khía cạnh phi lý; đấy chẳng qua con người Camus có máu Ả rập, sống ở Bắc Phi;  nhìn thấy nơi sinh trưởng bị xử thiếu công bằng, giữa người và người  (da trắng đè đầu bóp cổ dân da đen,  khiến  Camus đưa ra nhân vật phi lý là cần thiết, là thỏa đáng.  Sự lên án phi lý trong văn chương Camus; lên án bọn da trắng đàng điếm, tinh thần ê trệ; vật chất sung mãn; được nêu  thành nhân vật phi lý trong văn chương; và,  Camus bênh vực lập trường kháng chiến Algérie trong truyện ngắn L’ Hôte;  một truyện  viết rất hay,  ý nghĩa;  trong tập truyện L’ Exil et le Royaume .

 theo Camus, nhiệm vụ con người đã tranh đấu, tất phải biết tù đày luôn ám ảnh;  và, con người phải biết chống đối. Albert Camus và Jean-Paul Sartre có phần giống nhau ở đây, về nhân sinh quan Vậy thì, tại sao Sartre phải dùng văn chương làm lợi khí để chống đối,  để lên án; vì lẽ  ‘ thế giới này nhớp nhơ quá’.    (Cette laideur du monde, Sartre reste à l’affronter ‘  (2)  .  Đó còn là mục đích  ‘luân lý của sinh tồn’   (le but moral sartrien) ;  thể hiện trong một không gian; mà, không gian ấy là thành phố Bouville;từ khởi điểm  này đưa Sartre trở thành văn sĩ lừng danh; được giải Nobel văn chương,  lại từ chối không nhận.   Nên nhớ rằng Jean-Paul Sartre xuất bản cuốn truyện đầu tay rất muộn ; ở tuổi 31;  36 tuổi đã nổi tiếng như sóng cồn.  Cuốn truyện đầu tay tự-sự-kể  La Nausée  diễn đạt một đoạn đời sống tác giả rất thực, rất thành khẩn; khiến người đọc liên tưởng đến một nhà văn Nga khác, Pouckhine cũng nổi tiếng, khi viết cuốn Eugène Onéguine, là  phản ảnh đời mình.  (3 ).  

Trở lại tiểu thuyết sinh tồn  của Sartre, còn là một thí nghiệm sống rất thực; và, rất cần thiết cho những ai muốn hiểu đời sống thực con người thế kỷ XX. Nói như nhà phê bình văn chương Pháp, R.M. Albérès : ‘tiểu thuyết còn là nghệ thuật tạo tác nhiều bộ mặt; từ khiêu vũ, âm nhạc tới một  khúc ca hòa âm , nó sẽ bị ngụy tạo một khi tạo tác thảnh những hình ảnh lu mờ; hoặc tán thưởng qúa đà, vượt quá cảnh thực.’ 

tôi nhấn mạnh thêm,  ‘thành khẩn diễn tả trong tiểu thuyết đã được đãi lọc theo chủ quan nhà văn.’ 

Trở lại Le Mythe de Sisyphe / Albert Camus; người ta cho đó là một thứ Prométhée ? Vậy Prométhée là gì:  chỉ là truyện thần thoại, trên định nghiã về định đề  sự rung cảm qua văn chương, được diễn tả về thế giới mà chúng ta đang sống trong thời đại này.  Đặc điểm chính l:  cái động cơ rung cảm bén nhạy  sự tưởng tượng phong phú của con người. Cũng chẳng khác gì, người ta đạt khung cảnh môt câu chuyện vào một thế giới khác.  Có thể là thế giới thần tiên không giống thế giới chúng ta; ở đó phát sinh rung cảm phi lý; nhưng người ta tin được kết quả lượm được là càm quan bất biến.  Vậy ý nghĩ suy luận của Camus là phi lý có đối tượng nào? Tại sao ông ta lên án phí lý?  Thì đây; phi lý bắt nguồn từ liên tưởng mượn của triết gia Nga, Chestov (4) .

Và; nhà văn  của VNCH cũng lao đầu vào sự bắt chước phi lý văn chương phương Tây; thì tất nhiên là đã sang tay đến 2, 3 lần; tất nhiên l thiếu chính thống+ căn bản sự sống cần phải có; lại thiếu cả sự đồng cảnh,để tạo ra sự phi lý cần thiết ; nên điều làm dáng vay mượn kia, chỉ là sự chắp vá vụng về, sai lạc. 

 Phi lý Albert Camus như tôi vừa phân tích trên kia có ly do; gỉa thiết  phi lý Camus không có lý do đi nữa  tạm gọi  l’ absurde non de cause);  thì ,sự phi lý kia Camus chẳng hề hấn gì. Bởi :  con người đã trải qua ý thức làm người đúng nghĩa làm người; sống có tự do, hợp pháp với một tập hợp chung tiếng nói, phong tục, tập quán.  Thí dụ ” họ có ý nghĩ viển vông đi nữa; thì,phi lý không lý do kia phát sinh ý tưởng chán chường; cũng chẳng hại gì– mà còn là sự bồi bổ  tốt cho một khía cạnh mới của triết lý sống thêm đa diện, đa chiều, càng phong phú hơn mà thôi”.

Nhưng ở Việt nam vừa trải qua 1 trăm năm bị Tây thống trị; và, trước đó nghìn năm nô lệ Tàu .  Vậy thì, con người được sinh ra trong một nước bị mất chủ quyền; thân phận nô lệ kia chưa làm đủ bổn phận con người cùng đồng chủng bước tới con đường tự do, no ấm, công bình — chưa thực hiện được như vậy — sao người được gọi là trí thức tiến bộ, văn nghệ sĩ có ý thức tự do, đã vội mờ mắt sao chép, mô phỏng sự phí lý không lý do, chán chường vô ý thức từ văn chương phương Tây, đưa vào tác phẩm văn chương viễn mơ; vậy , sao được gọi là ‘văn chương chủ quan viễn kiến?’  (subjectif visionnaire / Nguyễn đức Quỳnh).

Điều mà tôi dẫn giải về văn chương phi lý phương Tây trên kia; chỉ để làm sáng tỏ’văn phi  lý không lý do’  của 2 ông Mặc Đỗ+ Thanh Tâm Tuyền, tác giả 2 tiểu thuyết:Bốn mươi   và Bếp lửa .

                                                         bốn mươi / mặc đỗ     (ảnh: internet)

                                                                               tôi không còn cô độc / thanh tâm tuyền    ( ảnh: internet )

Truyện Bếp lửa / Thanh Tâm Tuyền mô phỏng, sao chép tệ hại từ văn chương phí lý phương Tây; đưa vào nhân vật tiểu thuyết, kiểu đầu Ngô, mình Sở, da vàng, mũi tẹt lại tưởng  da trắng, mũi dọc dừa, đang sống ở thị thành Âu, Mỹ.  Càng không thể biện minh; đấy chỉ là mượn ý liên tưởng, để tạo ra một tác phẩm Việtnam 100%; như Le Cid / Corneille lấy đà Los Mocedades del Cil  / Guillen de Castro; hoặc, gần hơn là từ Thanh Tâm tài nhân  đến Truyện Kiều / Nguyễn Du; chẳng hạn thế.

Còn Mặc Đỗ tả nhân vật truyện trong tiểu thuyết Bốn mươi , con nhà giàu, gia thế, có bạn gái tên Jacqueline; ở tuổi ‘tứ thập nhi bất hoặc’ , mới 40, đã bày vẽ cảnh tiệc hưởng ‘thượng thọ’ , đùa giỡn sa hoa, ăn chơi trác táng, phóng túng– như vậy là đúng cách sống  một trí thức biết sống — khi đất nước nhân vật truyện trong Bốn mươi  là quốc gia bị thống trị. mất chủ quyền; dân chúng đầu tắt mặt tối tranh đấu tồn vong cho xứ sở, cho đời sống khá hơn, cơm áo thiếu, nghèo đói, bệnh tật đe dọa, tử vong lơ lửng trên đầu, mỗi khi ngẩng mặt. 

 vậy; còn có nhân vật tiểu thuyết người Việtnam trí thức trong truyện của mấy tay khóc mướn, thương vay; tự chuốc sự chán chường bản thân; bởi cơm đã quá no, dửng mỡ  đang toát ra, bèn kiếm sự đàng điếm, gái, trai để giải khuây; rồi, nốc rượu, hét lớn: ‘ xã hội này phi lý, hư không, tất cả hư không’.  

vây thứ văn chương phí lý ‘dởm’  này, có phải sản phẩm tinh thần đầu độc thanh niên, ‘như hãy quên đi hoàn cảnh xã hội này, cứ ăn chơi, đàng điếm thỏa thích’  — có khác gì ở thời Pháp thuộc, thanh niên được lùa vào ăn chơi trác táng, tham gia phong trào thể thao kiểu Ducroy(?) ,uống rượu phông-ten, hút thuốc phiện, chơi gái; để quên đi sự chống đối, sự nổi loạn đối chính phủ Bảo hộ. 

Tôi có cảm tưởng như vậy, khi đọc Bốn mươi  của ông Mặc Đỗ; bởi lẽ, ông chỉ khai thác cảnh sa đọa, nhơ nhớp bọn trí thức đi vào con đường đàng điếm; quên trách nhiệm với đất nước suy vong; chẳng khác gì xưa thời Pháp thuộc, khai thác mặt tiêu cực, đẩy thanh niên, trí thức vao đường tự hủy hoại; như chúng tôi vừa phân tích ở trên.  

Với ông Thanh Tâm Tuyền, chàng thanh niên vừa lớn lên, chưa kịp tham gia kháng chiến; lúc đó chỉ là một chú bé (sinh 1936)  vùng Atêka (an toàn khu) ; không tham gia, làm em bé Vệ quốc  Em ; hoặc, liên lạc viên; khi toàn dân đang chống Tây thuộc lần thứ 2 trên đất nước này.   Lớn lên, học hành ở đô thị, gặp cảnh sống ê chề của dân vùng Tề do Pháp cai trị;  chàng ta bị dồn nén mặc cảm; dùng văn chương làm dáng ,từ bản thân tranh đấu.  Nhân vật làm cách mạng của TTTuyền trong truyện  Bếp lửa là một thứ’ cách mạng sa-lông’ ‘ trên không răng, dưới không ‘rế’ .

                                                                                 thanh tâm tuyến  [ i.e dzư văn tâm 1936- 2006]

                                                                                                   ( courtesy photo of gio-o.com )

     Cái gọi là ‘sáng tạo thơ tự do  + tư duy mới, ý thức hệ mới ‘; qua thi phẩm Tôi không còn cô độc / Thanh Tâm Tuyền (Saigon 1956)  đúng ra, là sự chắp vá vụng về, non nớt, thoát dịch ý tứ, ngôn từ thơ Eluard, Aragon … + thêm tính chất kỳ bí, hóc hiểm của Surréalisme, Dadaisime, Lettrisme  tổng hợp thành’ thơ tự do Thanh Tâm Tuyền’.    Tác giả làm ra vẻ bi quan, chán chường, làm dáng tranh đấu, tưởng niệm anh hùng, chiến đấu như  F.Lorca với khẩu súng, chạy ra ngã 4 đường, hô hoán, bắn sối sả vào đám đông + một chút hơi hướng tranh đấu tả phái kiều Aragon+ tí ti hơi thơ F. Picabia + chút làm cách mạng kiểu Thằng Kình / Nguyễn đức Quỳnh.

 sản phẩm thi ca được gọi là văn chương mở đầu thơ tự do  ấy, không phát sinh từ rung cảm chính bản thân có; thì, dầu có làm dáng đến đâu, cũng không thể lừa được hết mọi người ở thời đại này, cũng như thời đại khác. Tự phong bản thân’hoàng đế thơ tự do ‘; rồi  tự chối từ ‘ không muốn được gọi là  thi sĩ , ‘  hoặc, ‘hãy vứt sách ta ra ngoài cửa sổ’. ..– thì,   lời tuyên ngôn ‘cuội’  của TTTuyền chỉ bịp được ai chưa đọc Les Nourritures terrestres / André Gide ; bởi nhân vật truyện, Gide từng hô hào ‘ bạn đọc sách của ta xong, bạn hãy vứt ra cửa sổ’ . 

thêm vây cánh, một luật sư trong nhóm Sáng tạo , có thơ tự do đăng trên tạp chí Sáng tạo,  nhưng thật ra thơ lại không phải của anh ta [Trần thanh Hiệp].  Nhà lý luận ‘cuội’  này cũng tập tành  hô hoán’ hãy phủ nhận văn chương tiền chiến Tự lực văn đoàn’  ;bởi, văn chương ấy đã lỗi thời rồi; thời đại mới phải tin vào văn thơ thời hậu chiến. Hãy đọc vài câu thơ của Trần thanh Hiệp, được gọi là’ thơ tự do ‘ nhómSáng tạo:

                                      Cửa sổ

                                                  Cửa sổ

                                                               Cửa sổ…   (TRẦN THANH HIỆP)

                                                             

thì mấy chục năm,  trước  Trần thanh Hiệp, đã có thi sĩ Aragon, phu quân nữ thi sĩ Elsa Triolet, từng viết:

                                           Persienne

                                                        perisenne

                                                                          persienne….    (ARAGON)

                                                                                                                                                    Câu châm ngôn trên đầu tập thơ Tôi không còn cô độc / Thanh Tâm Tuyền là của André Gide; còn thơtự do của nhà lý luận Trần thanh Hiệp là ‘đạo thơ’ Aragon. Vậy thì; thơ không phải là rung cảm thật của chính quí vị; làm sao có thể tin ‘ý thơ trong sáng  , tư tưởng siêu  quần, thơ tự do mới thời hậu chiến?  ‘ Hóa ra, nếu  ông TTTuyền không là’ hoàng đế thi ca’;  thì cũng không thể xếp vào loại bon versificateur  được, vì  versificateur  đâu có phải toàn là những ‘tên thợ thơ ăn cắp’ ? 

(…)  – tạm lược bỏ một đoạn . (TP)

Nhìn lại thử nghiệm  của người làm văn chương miền Nam (VNCH) mượn phi lý  phương tây; chúng tôi nhớ đến ở thời tiền chiến, có nhóm Xuân Thu Nhã Tập.  Ông Nguyễn xuân Sanh với bài Người Xuân  chẳng hạn.  Được gọi là thơ, nhưng là thơ bí hiểm, thơ tắc tị kiểu Dadaisme, Lettrisme + một chút Surréalisme.  Một bài thơ ra đời, kèm theo một bài bình thơ để giải thích thơ. Như có lần; tôi viết về nhóm này,

 ” … Thơ  Nguyễn xuân Sanh phải có Đinh gia Trinh đi bên cạnh để giải thích cái hay, cái đẹp tới bao nhiêu lần; mà, người đọc vẫn chưa thông cảm nổi; tôi muốn nói rằng đó là ‘thơ chưa đạt được nghệ thuật’.  Thơ Nguyễn xuân Sanh không phải là chất thơ lịch lãm như Đoàn phú Tứ; cao hơn, thì đó là lối thơ ‘bạch nga Nguyễn Vỹ’.  Thời kháng chiến, Nguyễn xuân Sanh không còn làm lối thơ ‘hũ nút’ kia nữa; ông quay sang làm thơ lục bát .( đó là bài’ ‘Làng nghẹt trong rừng đêm’). Như tôi từng nói, thời tiền chiến, ông Nguyễn xuân Sanh là một bài thơ, thì có một bài bình thơ của Đinh gia Trinh đi kèm, để giải thích’ cái được gọi là hay trong thơ Nguyễn xuân Sanh; rồi  tới lượt Diệu Anh tiếp tục vấn đề ‘ điệu cảm’trong thơ của Xuân Thu nhã tập’. . Vẫn chẳng ai hiểu thêm được ‘ cái hay thật trong thơ N guyễn xuân Sanh’.  Hỡi ôi ! (5) .

(…)  tạm lược  thêm 4 dòng cuối bà i. (TP)

   thế phong

 —

(*)  bài này đã đăng trên bán nguyệt san Giáo dục phổ thông ( Saigon), số 56 ra ngày 1 tháng 3 năm 1960. ( chủ nhiệm: Phạm quang Lộc).

(1) Conscience de l’ Absurde  hay là Philosophie de l’Absurde , đều được cả. 

(2) La Révolte des Écrivains d’ Aujourd’ hui/ R.M. Albérès,  nxb Corrêa/ Paris 1949.

(30  muốn hiểu rõ hơn tại sao Pouckine lại tạo được cho riêng mình ‘ một trường phái lãng mạn’ do sự cấu tạo chủ yếu từ vốn sống bản thân ‘ — xin đọc thêm cuốn Textes philosophiques  / Biélinski ( nxb Ngoại văn Mạc tư khoa/ Ed en langue étrangères , Moscou 1950 ( trang 267 đến 351). 

(4) Léon Chestov (1886-1938) triết gia Nga chủ trương thuyết Irrationalisme , triết thuyết này coi lý luận chỉ là thứ yếu trong phạm vi hoạt động tinh thần. (opposé de la pensée rationelle).  tác phẩm chính: L’ Apothéose du Monde-fondé . Có thể xem thêm triết gia này trong Histoire de la philosophique russe / N.P. Lossi ( nxb Payot, Paris 1954).

(5) Lược sử văn nghệ Việt nam / Nhà văn tiền chiến 1930- 1945/ Thế Phong ( nxb Vàng son, Saigon tái bản  1974).  

( trích lại từ TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG( tiểu luận viết từ 1952 đến 1975)
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

SATURDAY, DECEMBER 16, 2017 264. THÂN TRỌNG SƠN dịch và giới thiệu: PHƯƠNG THUỐC Truyên ngắn của nhà văn Trung Quốc LỖ TẤN Lu Xun (鲁迅) (1881-1936)

“Phương thuốc”   ( nguyên tác có tên là  药  Dược )  là truyện ngắn rất nổi tiếng của Lỗ Tấn, với nghệ thuật độc đáo, vừa hiện thực, vừa có nhiều hình tượng ẩn dụ sâu sắc, mở cho người đọc, tuỳ nhãn quan và kinh nghiệm, nhiều cách hiểu và cảm thụ khác nhau.

Phương thuốc ở đây là phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Thật ghê rợn, lạc hậu và phản khoa học ( truyện viết năm 1919 ). Cũng giống như phương thuốc trị bệnh phù thủng của bố Lỗ Tấn ( rễ cây mía đã kinh sương ba năm, và đôi dế, con đực và con cái ). Hậu quả còn hơn tiền mất tật mang mà là tính mạng người bệnh. Không phải chỉ một gia đình tin vào phương thuốc lạ lùng đó mà còn có biết bao nhiêu người, xô nhào nhau để mong kiếm được.

Tập quán chữa bệnh phản khoa học đó là một trong những biểu hiện của tình trạng mê muội của nhân dân Trung Quốc trong xã hội cũ, kể cả u mê lạc hậu về chính trị nữa. Người tử tù, hẳn là một chiến sĩ cách mạng, bị mọi người cho là làm giặc, là điên, bị người thân tố cáo để được thưởng…

Tác giả đã cho hai người mẹ, mẹ của người bệnh và mẹ của tử tù, gặp nhau khi đi thăm mộ con nơi nghĩa địa phân biệt hai bên, dành cho người chết chém hoặc chết tù một bên, và bên kia dành cho người nghèo. Hai người hai tâm trạng, rồi cùng ngạc nhiên khi thấy có vòng hoa ai lén đặt trên mộ người tử tù. ” Thế là thế nào? ” không ai lý giải được. Và kết thúc là hình ảnhcon chim quạ đen vụt bay thẳng về phía chân trời xa.

Phương thuốc nào để chữa được bệnh, bệnh y học và bệnh xã hội? Ý tứ tác giả chỉ nêu sự kiện ( tất nhiên có phê phán) và mở ra hướng nhìn xa thế thôi. 

Cũng nên ghi nhận thêm là từ năm 2010, truyện Phương thuốc này đã được loại ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn của Trung Quốc. ( theo  广州日 报  Quảng châu nhật báo :  各地 语文课本内容大 改 ,  鲁迅作品接近消 失  ( các vận ngữ văn khoá bản nội dung đại cải, Lỗ Tấn tiếp cận tác phẩm tiêu thất ).

Dịch từ một bản dịch là điều “chẳng đặng đừng ” vì luôn có nhiều rủi ro, nếu không dựa vào một nguồn có uy tín và được tin cậy.

Bản Việt dịch này lấy từ nguồn trang  http://www.chinese-shortstories.com  của Brigitte Duzan, nhà văn, nhà ngôn ngữ, dịch giả, tốt nghiệp trường luật và ngoại giao của Hoa Kỳ ( Fletcher School of Law and Diplomacy ), viện ngôn ngữ Luân Đôn của Anh ( Institute of Linguists ) và viện ngôn ngữ và văn hoá phương Đông của Pháp ( INALCO, Institut national des langues et civilisations orientales ).

Trang web nêu trên, tuy lấy tên tiếng Anh, chuyên giới thiệu bằng tiếng Pháp truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, với những chỉ dẫn về tác giả, tác phẩm và những chú thích cặn kẽ về từ vựng.

Ngoài ra, Brigitte Duzan còn chủ trương một trang khác, chuyên về điện ảnh  (  http://chinesemovies.com.fr  ).

Trong bản dịch dưới đây, xin được phép chuyển một đôi chữ để hợp với tiếng Việt, petit pain dịch là bánh bao, chẳng hạn.

   

1.         

Một đêm thu, lúc tờ mờ sáng, trăng đã lặn nhưng mặt trời chưa lên, chỉ một dải trời xanh thẫm, mọi thứ đều ngủ yên, trừ vài con vật ăn đêm. Lão Hoa Thuyên bất chợt ngồi dậy trên giường, bật que diêm, châm ngọn đèn bê bết dầu, ánh đèn xanh nhạt sáng khắp hai gian quán trà.

“Ông đi đấy à? “, tiếng một người đàn bà đã có tuổi. Ở căn phòng nhỏ bên cạnh nổi lên một cơn ho.

“Ừ…” Lão Thuy ê n đáp, vừa lắng tai nghe, vừa cài nút áo, rồi, chìa tay ra, nói tiếp:

“Đưa đây tôi! ”

Bà Hoa mò dưới cái gối một lát, lấy ra một gói bạc đồng đưa cho chồng. Lão cầm lấy bỏ vào túi, tay run run vuốt hai lần phía ngoài túi, rồi thắp cái đèn lồng, thổi tắt ngọn đèn dầu, đi về phía giữa phòng. Bên trong có tiếng sột soạt, chợt ngắ t qu ã ng bởi một cơn ho dữ dội. Lão Thuyên chờ cơn ho dịu lại mới khẽ nói: ” Thuyên à, con khỏi phải dậy…  Cửa hàng, đã có mẹ con lo”.

Không nghe con trả lời, lão nghĩ là nó đã ngủ yên lại rồi nên đi ra. Trời vẫn còn tối đen, đường sá vắng lặng. Chỉ trông thấy được mặt đường xam xám. Chiếc đèn lồng chiếu vào trước và sau chân lão. Thỉnh thoảng gặp vài con chó, nhưng chẳng có con nào buồn sủa. Trời lạnh hơn trong nhà nhiều nhưng lão cảm thấy mát mẻ,sảng khoái như bỗng dưng mình trẻ lại và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh, lão sãi bước dài. Trời cũng sáng dần, càng lúc càng nhìn rõ đường hơn.

Đang chăm chú đi, lão bỗng giật mình, xa xa thấy ngã ba đường hiện rõ. Lão bước lui vài bước ngập ngừng, đến ẩn mình dưới mái hiên một cửa hiệu còn đóng kín mít, đứng tựa cửa. Một lúc sau, lão chợt thấy lạnh.

” Kìa, một ông già.”

“Ông có vẻ hài lòng…”

Lão lại giật mình, trố mắt nhìn, có mấy người đi ngang qua. Một người trong bọn quay đầu lui phía lão, lão không trông rõ mặt, nhưng từ đôi mắt toát ra vẻ thèm thuồng, như người đói đã lâu nay thấy thức ăn. Lão nhìn chiếc đèn lồng, đèn đã tắt. Lão sờ vào túi, cái gói cồm cộm vẫn còn đó. Lão ngước đầu nhìn xung quanh và thấy đám đông người kỳ dị từng nhóm hai, ba người một đi đi lại lại như những bóng ma, tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì không thấy gì quái lạ nữa cả.

Một lát sau, lại thấy mấy người lính từ xa đi tới, lão thấy rõ miếng vải tròn trắng trên lưng và trên vạt trước áo đồng phục, khi họ đi ngang qua, lão nhìn thấy cả đường viền màu đỏ thẫm thêu vào áo. Tiếng chân bước ào ào, trong nháy mắt, cả nhóm người tụm lại, những người đi theo nhóm hai ba người lúc nãy cũng dồn lại thành khối, rồi tất cả xô nhào tới như cơn sóng, khi sắp tới chỗ ngã ba thì dừng lại, vây thành nửa vòng tròn.

Lão Thuyên cố nhìn, nhưng chỉ thấy lưng của đám người đang hết sức giương cổ lên, như những con vịt bị bàn tay vô hình nào nắm lấy cổ xách lên. Yên lặng được một lát, rồi như có tiếng nổ, đám đông xô đẩy nhau, ồn ào lùi lại phía sau, rồi tản ra ngay chỗ lão đứng, suýt chen ngã lão.

” Này! Đưa tiền đây rồi cầm lấy hàng này”, một người mặc toàn đồ đen đứng ngay trước mặt lão nói. Lão co rúm người lại, cảm thấy đôi mắt gã kia xoáy vào người như những lưỡi dao găm. Hắn chìa một bàn tay to lớn ra, tay kia cầm một chiếc bánh bao nhúng vào một thứ nước đỏ tươi nhỏ từng giọt xuống đất.

Lão Thuyên vội nắm lấy tiền định đưa cho hắn, nhưng không dám cầm thứ hắn đang nắm trong tay. Gã kia nổi cáu, nói to: ” Sợ cái gì? Sao không cầm lấy?” Thấy Lão Thuyên vẫn do dự, hắn giật lấy cái đèn lồng, xé mảnh giấy lấy gói cái bánh và ấn vào tay lão, rồi  chộp lấy bạc, nắn nắn v à  quay gót bỏ đi, miệng càu nhàu: ” Cái lão già này!”

Lão Thuyên có cảm tưởng như nghe có ai hỏi:”Để chữa bệnh gì đấy?” nhưng lão không trả lời, tâm trí lão chỉ chú ý tới cái gói đang cầm, như nhà mười đời độc đinh nâng niu đứa con, không nghĩ chuyện gì khác. Hiện lão đang đem mầm sống mới trong tay về cấy trong gia đình lão, và chờ đợi hạnh phúc vô biên nó hứa hẹn mang lại. Mặt trời đã mọc, soi rõ con đường lớn dẫn thẳng đến nhà lão, và chiếu sáng luôn, sau lưng lão, nơi ngã ba, cái bảng mục nát trên có ghi mấy chữ thếp vàng đã nhạt màu: ” Cổ … đình khẩu ” (1)

   

2.  

Khi lão Thuyên về tới nhà, quán trà đã được quét dọn, sắp xếp, các dãy bàn sạch bóng xếp đặt ngăn nắp. Nhưng quán không có khách, chỉ có thằng nhỏ Thuyên đang ngồi ăn nơi dãy bàn giữa, mồ hôi nhễ nhại tr ê n trán nhỏ giọt, chiếc áo kép dính vào lưng, làm hai xương bả vai gồ lên thành hình chữ V lộn ngược in nổi (2). Thấy con như vậy, lão không khỏi chau mày. Vợ lão từ dưới bếp chạy ra, nhìn lão chằm chặp, đôi môi run run.

“Ông có đấy chưa?”

” Có rồi.”

Hai người cùng đi vào bếp, bàn bạc một hồi. Bà Hoa đi ra, một lát cầm về một lá sen khô, trải lên mặt bàn. Lão mở mảnh giấy từ chiếc đèn lồng, lấy chiếc bánh bao đỏ ra, bọc trong lá sen. Thằng Thuyên vừa ăn xong, mẹ nó vội nói:  ” Thuyên, con cứ ngồi đó, đừng vào trong này.”

Lão Thuyên thổi lửa trong bếp, rồi  cho v à o bếp cái gói lá xanh và mảnh giấy trắng đỏ xé từ lồng đèn: một ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên, và một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà.

” Thơm quá nhỉ! Các bác đang ăn gì đấy?”Đó là cậu Năm Gù vừa mới tới. Ngày nào cậu cũng ghé lại quán trà, sáng đến đầu tiên, chiều về cuối cùng. Vào ngay lúc này, cậu vừa đi bước thấp bước cao đến cái bàn kê ở góc, phía đường cái, ngồi xuống rồi lên tiếng hỏi. Nhưng không ai trả lời.

“Cơ m chi ê n đấy à?” Vẫn không ai trả lời. Lão Thuyên vội đi ra pha trà cho cậu.

” Thuyên ơi! Vào đây con! ”

Bà Hoa cao giọng gọi con từ phòng bên kia, bà đặt chiếc ghế đẩu ngay giữa nhà cho con ngồi, mang cái dĩa nhỏ lại, trên dĩa có vật gì tròn tròn, đen như than, bà nhỏ nhẹ nói với con: “Ăn đi con… Tốt cho con lắm đó!”

Thằng Thuyên cầm lấy vật đen thui đó, nhìn kỹ một lúc, có cảm giác lạ lùng không sao nói được, như đang cầm mạng sống của mình trong tay. Nó cẩn thận bẻ ra, và từ bên dưới lớp vỏ cháy sém bốc lên một làn khói trắng, khi làn hơi tan đi, lộ ra hai nửa của chiếc bánh bao làm bằng bột mì trắng. Hắn nuốt trọn ngay vào bụng, chẳng còn nhớ mùi vị thế nào, trước mặt chỉ còn cái dĩa trống trơn. Cạnh nó, bà mẹ đứng một bên, cha nó đứng một bên, đưa mắt nhìn nó như thể muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì. Tim nó đập mạnh, nó không sao ngăn được, tay đè lên ngực, và lại nổi cơn ho.

” Ráng ngủ một lát con, sẽ đỡ hơn đấy!”

Thuyên nghe lời mẹ, đi ngủ, nhưng vẫn còn ho. Bà Hoa đợi nghe tiếng thở đều mới nhẹ nhàng lấy cái mền vá chằng chịt đắp cho con.

   

3.  

Quán trà rất đông khách, Lão Thuyên bận rộn, tay xách cái ấm đồng đi rót trà cho khách, hai mắt lão thâm quầng.

“Bác Thuyên, bác có gì không ổn sao? Hay là bệnh rồi?”, một ông râu hoa râm nói.

” Có sao đâu.”

” Không sao à?… Mà trông rạng rỡ thế kia, chắc là không phải…”Ông râu hoa râm bỏ lửng câu nói.

” Chỉ tại ông ta bận rộn quá đấy thôi. Giá mà thằng con… ” cậu Năm Gù cũng chưa nói hết câu thì một người có khuôn mặt khó coi đâm sầm vào, hắn mặc chiếc áo vải thô đen, hở ngực, thắt lưng đen cẩu thảquấn ngang người. Vừa bước vào khỏi cửa, hắn đã nói lớn với Lão Thuyên:” Nó ăn chưa? Đỡ rồi chứ? Ông Thuyên, may phúc cho nhà ông đó! May phúc thật đó, nếu tôi không khôn khéo biết được tin…”

Một tay xách ấm trà, Lão Thuyên đứng yên vẻ cung kính, cười thật tươi đón nhận những lời kia. Mọi người ngồi trong quán cũng chăm chú nghe có vẻ kính trọng. Bà Hoa, mắt cũng thâm quầng, nhưng mặt tươi rói, đem đến một cái tách, bỏ vào mấy lá trà và thêm một quả trám, Lão Thuyên chế nước sôi vào.

” Hiệu quả bảo đảm đấy! Đâu phải như các thứ khác. Ông cứ nghĩ coi, đem về còn nóng hổi, ăn ngay tức thì.” người có khuôn mặt khó coi vẫn cứ oang oang.

Bà Hoa hết lời cám ơn hắn. “Đúng vậy đấy, nếu bác Khang đây không giúp thì làm sao chúng tôi có thể…”

“Ăn ngay khi còn nóng hổi như thế, cam đoan thế nào cũng khỏi, thế nào cũng khỏi. Bánh bao tẩm máu người như vậy, bệnh lao gì cũng khỏi! ”

Nghe nhắc đến ” lao “, Bà Hoa hơi tái mặt, như bất chợt không được vui, nhưng  cũng gượng cười, rồi xin lỗi, bỏ đi. Tuy nhiên, ông Khang đó vẫn không để ý, cứ tiếp tục cao giọng huyên thuyên, phòng bên cạnh, thằng Thuyên đang nằm ngủ phải ho lên như phụ hoạ theo.

” Phải nói là thằng Thuyên nhà ông may phúc thật. Hắn sẽ khỏi hẳn, chắc chắn rồi, thảo nào ông cười tươi thế.”, người có râu hoa râm vừa nói vừa đi tới gần ông Khang và hạ thấp giọng hỏi:” Tôi nghe nói tên tội phạm mới bị xử hôm nay là con nhà họ Hạ, nhưng là đứa nào? Và chính xác là tội gì?”

“Đứa nào à? Thì con trai mụ Tư Hạ chứ còn ai, cái thằng vô lại đó.”

Thấy mọi người chăm chú lắng nghe mình, ông Khang ưỡn ngực, mặt thoả mãnphị ra, lớn tiếng nói: ” Cái thằng vô tích sự đó không muốn sống nữa, thế thôi.Trong vụ này, tôi chẳng lợi lộc gì, ngay bộ áo quần hắn mặc cũng rơi vào tay vi ê n quản lao rồi. Người may mắn nhất ở đây là lão Thuyên, người thứ hai là cụ Hạ, cụ ẵm trọn khoản tiền thưởng, hai mươi lăm lạng bạc trắng như tuyết, một mình hưởng trọn, chẳng phải chia cho ai một xu.”

Thằng Thuyên từ phòng bên cạnh từ từ bước ra, hai tay khoanh trước ngực, ho lấy ho để. Nó đi tới gần bếp, lấy một bát cơm nguội, chan nước nóng vào và ngồi xuống ăn.  Bà Hoa theo dõi nó, dịu dàng hỏi:” Thuyên, con thấy đỡ hơn không?  Con vẫn cứ hay đói bụng thế à?”

” Bảo đảm là sẽ khỏi! Bảo đảm là sẽ khỏi!”Ông Khang lén nhìn thằng Thuyên, rồi quay sang nói với đám đông khách hàng: ” Cụ Ba thiệt là khôn lanh, giá như cụ không đi trình quan trước thì cụ đã bị chém cả nhà, tài sản bị tịch thu sạch. Vậy mà bây giờ? Cụ có khối bạc! Còn thằng nhỏ kia, đúng là thứ vô lại, ngay khi ở trong tù, hắn còn cố xui tay quản lao bạo loạn nữa đó.”

” Vậy sao, thật không tưởng tượng nổi”, một anh chàng trạc hai mươi tuổi, ngồi ở dãy bàn sau, tức giận nói.

” Các vị cũng nên nhớ rằng viên quản lao đã tới hỏi hắn để thăm dò, nhưng nó lại tranh luận với ông ta. Hắn bảo ông là thiên hạ nhà Thanh là tài sản chung của tất cả chúng ta. Nghĩ coi, nói vậy có phải lẽ không? Quản lao biết rằng nhà hắn chỉ còn bà mẹ già, nhưng không bao giờ nghĩ là hắn nghèo đến thế, chẳng moi được đồng xu nào, chừng đó đã giận lắm rồi. Thế mà tay kia vượt quá giới hạn đi, ông mới cho ăn hai cái bạt tai.”

” Quản lao là người giỏi võ, hai cái tát đó cũng đủ thấm đòn rồi”, ngườigù trong góc lên tiếng, có vẻ bất ngờ sảng khoái.

” Tên vô lại đâu có ngán đòn. Hắn còn nói thật tội nghiệp, tội nghiệp.”

” Tên đó bị sửa trị như thế là đúng rồi, chẳng có gì tội nghiệp “, người có râu hoa râm nói.

Ông Khang nhìn chàng kia, vẻ khinh khỉnh và lạnh lùng đáp: “Ông không hiểu ý tôi nói rồi. Theo cách mà tên kia nói, rõ ràng hắn muốn nhắc đến quản lao khi nói tội nghiệp.”

Những tia nhìn bỗng nhiên chùng xuống, cuộc thảo luận cũng ngừng. Thằng Thuyên vừa ăn xong, mặt mũi đầy mồ hôi như có hơi toát ra.

” Quản lao tội nghiệp — hoạ có điên mới nói vậy, phải tin là hắn đã phát điên rồi”, người có râu hoa râm nói, như bất chợt vỡ lẽ ra..

“Điên rồi đó “, chàng trai trạc hai mươi lặp lại, cũng có vẻ như bỗng vỡ lẽ ra.

Không khí trong quán trà sôi nổi trở lại, mọi người lại đua nhau nói nói cười cười. Thằng Thuyên nhân lúc ồn ào bật ho rũ rượi, ông Khang tới gần vỗ vai nó nói:  

” Bảo đảm sẽ khỏi thôi! Thuyên à, cháu sẽ không còn ho như thế nữa. Bảo đảm sẽ khỏi!”

“Điên thật rồi!” Cậu Năm Gù gật đầu nói.

   

4.  

Miếng đất nằm dọc tường thành bên ngoài cửa Tây vốn là đất công, ở giữa có con đường mòn ngoằn nghoèo nhỏ hẹp, do những người muốn đi đường tắt giẫm mãi lên mà thành, giờ nó lại biến thành cái mốc giới tự nhiên. Bên trái là nơi chôn những người chết chém hoặc chết tù, bên phải là nghĩa địa của người nghèo. Cả hai nơi, mộ chôn dày khít từng hàng, như bánh bao nh à  gi à u sắp lớp ngày mừng thọ.  

Lễ thanh minh năm ấy, trời lạnh bất thường, những cây liễu và cây dương (3) chỉ mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo. Trời vừa rạng sáng đã thấy bà Hoa đứng trước một ngôi mộ mới, phía bên phải con đường, bà bày ra bốn dĩa thức ăn và một chén cơm, rồi khóc. Sau khi đốt vàng mã, bà ngồi bệt xuống đất, thẫn thờ như đang chờ đợi cái gì, mà thực ra chính bà cũng không biết nữa. Gió hiu hiu thổi vào mớ tóc ngắn của bà, tóc đã bạc nhiều đi từ năm ngoái đến nay.

Một người đàn bà khác trên đường đi tới, cũng đầu bạc một nửa, áo quần rách rưới, xách cái giỏ tròn nhỏ sơn đỏ đã cũ nát, phía ngoài giắt thếp vàng mã, cứ đi tới ba bước lại dừng lại để thở. Chợt thấy bà Hoa ngồi dưới đất đang nhìn mình, bà thoáng chút ngập ngừng, trên khuôn mặt xanh xao hiện rõ nét xấu hổ. Rồi bà cũng lấy hết can đảm đi về phía ngôi mộ bên trái, đặt chiếc giỏ xuống.

Ngôi mộ này và mộ của nhỏ Thuyên nằm cùng hàng, chỉ cách nhau con đường mòn. Bà Hoa thấy bà già này đặt bốn dĩa thức ăn và chén cơm, rồi khóc một hồi mới đốt vàng giấy, thì nghĩ thầm trong bụng: ” Chắc cũng là con trai bà nằm đấy rồi! ” Bà kia nhìn quanh, bước vài bước, bỗng bật run lên, loạng choạng đi thụt lùi, mắt trợn trừng, nhìn ngơ ngác mô ng lung .

Bà Hoa thấy thế, sợ bà kia thương con quá phát điên rồi, cầm lòng không đậu, bà đứng dậy, sang bên kia đường, khẽ nói: ” Bà ơi, thôi đừng thương khóc chi nữa. Ta về đi thôi!”

Bà kia gật đầu, mắt vẫn nhìn trừng trừng rồi nói khẽ như đang thở dài:

” Kìa, bà nhìn kìa, cái gì thế này?”

Bà Hoa nhìn về phía ngón tay chỉ, thấy nấm mộ trước mặt: cỏ chưa phủ hết, lỗ chỗ còn thấy đất vàng khè, rất khó coi, nhìn kỹ phía trên, bất giác giật mình: thấy rõ ràng một vòng hoa đỏ và trắng, nằm khoanh trên nấm mộ.

Cả hai bà, mắt đã lo à  từ lâu rồi, nhưng những bông hoa đỏ trắng này thì trông rõ lắm. Hoa không nhiều, cũng không nổi bật lắm, nhưng được xếp thành vòng tròn, ngay ngắn. Bà Hoa ngắm kỹ mộ con mình và những nấm mộ khác, chỉ thấy  rải rác vài nụ hoa bé tí, nhợt nhạt, vẫn chống chọi với giá lạnh, bà chợt thấy lòng trống trải, thiếu vắng, không muốn tìm hiểu thêm. Bà kia tiến thêm vài bước, nhìn kỹ dưới đất, như nói cho chính mình: ” Chúng không có gốc, không tự nở ở đây được. Vậy thì ai đến đây? Trẻ con đâu có đứa nào chơi ở đây, bà con họ hàng cũng không đến sớm vậy… Thế là thế nào?”

Bà kia nghĩ đi nghĩ lại, bỗng bật lên khóc, nói lớn:

” Con ơi (4) , chúng vu oan cho con, và con không quên được, đau lòng lắm, vậy giờ này đây con hiển hiện lên cho mẹ biết, được không con?”

Bà nhìn quanh, chỉ thấy có con quạ, đậu trên cây trụi lá, bà nói tiếp:

” Mẹ biết rồi, con ơi… Chúng chôn sống con, nhưng ông trờ i c ó mắt, rồi một ngày kia chúng sẽ trả giá, thôi nhắm mắt đi con, đừng bận lòng nữa con… nếu con ở nơi đây, con nghe mẹ nói, báo cho mẹ biết đi con, con xui con quạ đến đậu trên mộ con đi.”

Gió đã dịu, ngọn cỏ khô dựng đứng, cứng như dây đồng, một giọng rên rỉ vang lên trong không trung, nhỏ dần, nhỏ dần, rồi im bặt. Không khí vắng lặng chết chóc. Đứng giữa đống cỏ khô, đầu ngẩng lên, hai người đàn bà nhìn con quạ: nó vẫn đậu thẳng trên cành cây, rụt cổ vào, như đúc bằng đồng. Thời gian qua, những người đi viếng mộ ng à y c à ng th ê m nhiều, đủ mọi lứa tuổi, họ đi ngang qua những nấm mộ, như những bóng ma.

Bà Hoa cảm thấy như trút bỏ được một gánh nặng mà chính bà cũng không giải thích được, bà bỗng muốn đi về nhà, nói với bà kia: ” Thôi ta về đi!” Bà kia thở ra, gom mấy dĩa thức ăn lại, vẻ uể oải, ngập ngừng một lúc, rồi chậm rãi ra về, miệng vẫn lẩm bẩm: ” Thế là thế nào nhỉ?”   …

Cả hai mới đi chưa tới hai chục bước thì nghe có tiếng “Oạ…” rất to từ phía sau. Họ kinh hoàng ngoảnh lại, chỉ là con quạ thôi, nó xoè đôi cánh, nhún mình, lao vút như mũi tên, bay thẳng về phía chân trời xa.

   

Tháng tư 1919.

  __________________

(1)    Pavillon des jours anciens.  Từ khó dịch, tham khảo và dịch theo bản gốc:

古 □ 亭口 . ( Cổ … đình khẩu ).

(2)   Tức là chữ “bát ” 八 .

(3)   Dịch từ  ” l es saules et les peupliers “. Đúng ra phải là cây dương liễu, như trong nguyên tác  杨 柳  .

(4) Du ơi.  Dịch giả bản tiếng Pháp đã lược bỏ tên nhân vật ( Du ). Nguyên tác  瑜儿  ( Du nhi ) . Đây là tử tù được nói đến trong đoạn 3. ( Hạ Du ).

   

Có thể nghe đọc bản tiếng Pháp (  le remède )  ở đây:

THÂN TRỌNG SƠN

dịch từ bản tiếng Pháp  

http://www.chineseshortstories.com/Nouvelles_de_a_z_LuXun_Le_remede.htm
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

NHÂN CHUYỆN XUÂN ANH, HOÀI BẢO

NHÂN CHUYỆN XUÂN ANH, HOÀI BẢO

FB Nguyễn Thiện

(Lời bàn của chủ face: lỗi không chỉ bố các thái tử, cậu ấm đỏ. Xa hơn, xem lại vụ thái tử Nông Quốc Tuấn!)

Tối thứ 5, xem VTV1 thấy Thủ tướng Phúc tặng hoa cho GS Hoàng Tụy, tôi nói với cả nhà : GS Hoàng Tụy là cháu Tổng đốc Hoàng Diệu. Rồi tôi kể câu chuyện về bà mẹ Hoàng Diệu :

“Khi cụ Hoàng Diệu làm Tổng Đốc Hà Nội , nhân có người về quê nhà Quảng Nam, cụ nhờ gửi về cho mẹ một tấm vải làm quà báo hiếu. Khi người mang quà tới thì bà mẹ đang làm ruộng. Nhận món quà của con trai, bà không vui và trả lại ngay kèm theo một bức thư và một cây roi dâu; trong thư bà căn dặn con làm quan phải sống thanh liêm.”.

Nghe đến đây, vợ tôi nói : ” Bà mẹ khí phách như thế nên mới đẻ được đứa con khí tiết như Hoàng Diệu “. Xin nhắc lại, khi Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành, cả Hà Nội khóc thương ông !

Lẽ ra, tôi không viết lại chuyện này nếu hôm nay UBKTTW không có kết luận xóa tên đảng viên, hủy các quyết định bổ nhiệm đối với cậu ấm Hoài Bảo và trước đó là cách chức Bí thư Đà Nẵng với Nguyễn Xuân Anh.

Ông bố và bà mẹ của Xuân Anh – Hoài Bảo góp phần làm hỏng con mình !

Tiếc rằng ngay xứ Quảng có tấm gương của thân mẫu Tổng đốc Hoàng Diệu mà không chịu học !

xem phim hài 18+

Nếu như những ánh sao băng có tạt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian….

Saturday, 24 October 2015 Mặc Đỗ (1917 – 2015)

http://phannguyenartist.blogspot.com/

Mặc Đỗ

Đỗ Quang Bình

(1917 – 2015)

Hưởng thọ 98 tuổi

Nhà văn, Nhà báo, Dịch giả

Nhà văn Mặc Đỗ tên thật là Đỗ Quang Bình. Sinh năm 1917 tại Hà Nội. Di cư vào Nam năm 1954. Tị nạn đến Hoa Kỳ năm 1975, và qua đời tháng 10 năm 2015, hưởng thọ 98 tuổi.

Tác phẩm đã xuất bản:

 

Bốn Mươi

  Siu Cô Nương 

 

Tân Truyện I, II

Tuyển tập truyện ngắn

Trưa Trên Đảo San Hô 

ảnh Trần Cao Lĩnh

Dịch thuật

Lão Ngư ông và biển cả

(E.Hémingway)

Quan điểm 1956; Cảothơm 1965; Đất sống 1973-1974

Con người hào hoa

(F.S.Fitzgerald)

Quan điểm 1956

Một giấc mơ

(Vicky Baum)

Cảo thơm 1966 (nxb.Hội nhà văn in lại 2003)

Người vợ cô đơn

(F.Mauriac)

Cảo thơm 1966; Đất sống 1973 (nxb.Hội nhà văn in lại 1997)

Thời nhỏ trong gia đình Luvers

(B.Pasternak)

Tập san Văn 1967

Tâm cảnh

(A.Maurois)

Tập san Văn 1967

Anh MÔN

(A.Fournier)

Cảo thơm 1968

Vùng đất hoang vu

(L.Tolstoi)

Đất sống1973

Giờ thứ 25

(Georghiu)

Đất sống 1973

Thần nhân và thần thoại Tây phương

Biên khảo, nxb.Trương Vĩnh Ký, Saigon 1974 

(nxb.Văn hoá Thông tin in lại 1995) 

 

Con đường Mặc Đỗ từ Hà Nội Sài Gòn tới Trưa trên đảo san hô Ngô Thế Vinh

2015-06-20

Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại — [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.

Tiểu sử Mặc Đỗ

Tên Đỗ Quang Bình, sinh năm 1917 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học nhưng hấp thụ một nền văn hoá Tây phương. Học Luật nhưng không hành nghề và chọn viết văn. Tên Mặc Đỗ được thân phụ đặt cho, có nghĩa là người họ Đỗ trầm lặng. Khởi đầu viết khá sớm các truyện ngắn, kịch và dịch sách đăng báo. Sau Hiệp định Geneve 1954 di cư vào Nam, cùng với Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan thành lập nhóm Quan Điểm, xuất bản sách của các thành viên trong nhóm. Về sinh hoạt báo chí, Mặc Đỗ đã cùng với các nhà văn Vũ Khắc Khoan, Tam Lang Vũ Đình Chí, nhà thơ Đinh Hùng, Như Phong Lê Văn Tiến, Mặc Thu Lưu Đức Sinh sáng lập tờ nhật báo Tự Do đầu tiên ở Miền Nam. Sau 1975 Mặc Đỗ tỵ nạn sang Mỹ.

Tác phẩm:

Bốn Mươi (1956), Siu Cô Nương (1958), Tân Truyện I (1967), Tân Truyện II (1973), Trưa Trên Đảo San Hô (2011), Truyện Ngắn (2014), chỉ trừ Tân 2 Truyện II (1973) do Nxb Văn, sách Mặc Đỗ đều xuất bản với tên Nxb Quan Điểm.

Dịch thuật:

Lão Ngư Ông và Biển Cả / Ernest Hemingway (Quan Điểm 1956); Con Người Hào Hoa / F.Scott Fitzgerald (Quan Điểm 1956); Một Giấc Mơ / Vicki Baum (Cảo Thơm 1966); Người Vợ Cô Đơn / Francois Mauriac (Cảo Thơm 1966); Thời Nhỏ Trong Gia Đình Luvers / Boris Pasternak (Văn 1967); Tâm Cảnh / André Maurois (Văn 1967); Anh MÔN / Alain-Fournier (Cảo Thơm 1968); Vùng Đất Hoang Vu / Leo Tolstoi (Đất Sống 1973); Giờ Thứ 25 / Virgil Georghiu (Đất Sống 1973).

Trong Mộng Một Đời,  rất sớm từ thuở niên thiếu, Đỗ Quang Bình – chưa có bút hiệu Mặc Đỗ, đã nuôi mộng trở thành nhà văn, “Để luyện văn phong, người trai chọn phương pháp đúng nhất là dịch văn ngoại ra Việt văn. Kỹ thuật viết của những tác giả truyện đã dịch đã giúp khá nhiều cho việc hoàn thiện những cấu trúc cho truyện dài dự định sẽ viết.”  Lựa chọn của Mặc Đỗ có tác dụng “đôi”: một viên đá bắn 2 con chim/ kill two birds with one stone , anh tạo được một văn phong rất Mặc Đỗ với ảnh hưởng nền văn học Tây phương, và thành quả tiếp theo là các tác phẩm dịch thuật của Mặc Đỗ từ hai ngôn ngữ Pháp và Anh sang tiếng Việt rất chuẩn mực và tài hoa, đã như một phần sự nghiệp thứ hai của anh bên cạnh sự nghiệp sáng tác. Các sách dịch của anh được liên tục tái bản những năm về sau này.

Hơn nửa thế kỷ

Về tuổi tác Mặc Đỗ hơn tôi hơn một thế hệ. Rất sớm đọc văn anh từ tiểu thuyết Bốn Mươi (1957), Siu Cô Nương (1959) tới Tân Truyện (1967). Tôi có mối giao tình với anh từ thập niên 1960, cho đến nay cũng đã hơn nửa thế kỷ. Cảm tưởng khi mới gặp, anh có phong cách của một nhà văn.

Khi tôi chọn học Y khoa, làm báo Sinh Viên Tình Thương và bắt đầu viết báo viết văn. Báo Tình Thương Y khoa có gửi biếu anh. Năm 1962, một bản thảo truyện dài được viết xong, tôi gửi tới hai anh Mai Xuyên Đỗ Thúc Vịnh Bóng Tre Xanh , và Mặc Đỗ Bốn Mươi  đọc trước. Từ hai anh tôi đã nhận được những lời phê bình thẳng thắn.

Anh Đỗ Thúc Vịnh chú trọng tới sự trong sáng và văn phạm của tiếng Việt cùng với vốn sống của người viết, anh rất quan tâm tới thế hệ Những Người Đang Tới,  cũng là tên một tác phẩm khác của anh sau này. Nhà văn Đỗ Thúc Vịnh thì nay đã mất [1920-1996], vậy mà cũng đã ngót 20 năm qua rồi.

Anh Mặc Đỗ có quan niệm, với người trẻ bắt đầu viết văn nên tập viết truyện ngắn trước và kỹ thuật là phần quan trọng. Tác phẩm đầu tay của tôi không phải là tập truyện ngắn mà là một cuốn tiểu thuyết. Về chọn lựa bước khởi đầu này, tôi đã không theo được lời khuyên của anh. Mây Bão xuất bản 1963 với nguyên vẹn nội dung với mẫu bìa của người bạn tấm cám hoạ sĩ Nghiêu Đề.

Do gần nửa phần đời sau ở hải ngoại, từ 1975 cuộc sống nhà văn Mặc Đỗ gần như khép kín, thật khó để để vẽ một chân dung toàn diện về anh. Chọn lựa và trích dẫn từ những bức thư anh gửi cho tôi, bớt đi những phần quá riêng tư có lẽ giúp bạn đọc biết được nhiều hơn về một nhà văn Mặc Đỗ quy ẩn.

Sang thế kỷ 21 kỷ nguyên của computer, Mai Thảo thì vẫn cứ ẩn nhẫn viết tay kể cả trên những phong thư hàng tháng gửi báo Văn tới từng độc giả dài hạn, riêng anh Mặc Đỗ vẫn thuỷ chung với chiếc máy chữ xách tay thuở nào. Các thư anh gửi cho tôi đều là thư đánh máy. Chỉ một bức thư hiếm hoi hoàn toàn viết tay của anh mà tôi có được là do một tai nạn, chiếc máy chữ yêu qu. thiết thân của nhà văn Mặc Đỗ bị rơi và hư gẫy. Ít lâu sau đó, anh được một ông bạn ở Pháp tặng cho một máy đánh chữ khác như món quà Giáng sinh, từ đó tôi lại nhận được những lá thư đánh máy, chỉ với chữ k. là thủ bút của anh.

Cher Vinh,

Tôi lọng cọng đánh rơi cái máy chữ yêu qu., nhà thương Mỹ thích thay parts hơn là chữa, trong khi chờ một bàn tay Á đông đành nắn nót viết, tập trung vào mấy ngón tay mệt óc quá, cho nên chỉ có thể ngắn gọn, trang thư qua printer mất personality.

Cám ơn Vinh đã cho tôi thấy Vinh rõ hơn nữa. Nhúm lửa trong tôi, có trước ngày tôi nghe lời bạn chôn bản thảo “Đứng ngồi không yên” dưới ba lớp giấy gói và gác lên nóc tủ, nhúm lửa đó tôi thấy thấp thoáng đôi chỗ qua những lời đối thoại của Vinh. Sau ngày đó bút của tôi không tìm thấy AN nữa – chữ AN Phật dạy. Mừng thấy bút Vinh vẫn AN.

Kết luận, thấy Vinh hơi lạc quan. Nhìn thêm cái “nửa vơi”, ngắm con người chúng sinh. Yêu nước cũng là một thứ tham. Thân,  [Mặc Đỗ, Feb 5 1996]

Từ bốn mươi Siu Cô Nương tới Tân truyện

Bốn Mươi  (1957) là một tiểu thuyết, Mặc Đỗ viết về giai tầng trí thức tiểu tư sản, ở cái tuổi không còn ngờ vực “tứ thập nhi bất hoặc” ; họ xuất thân từ những gia đình giàu có, đi du học rồi tốt nghiệp, trở về nước và sống trong sự xa hoa của một xã hội thượng lưu. Họ là những chính khách salon, theo cái nghĩa rất thời thượng, tự đồng hoá với giai tầng sĩ phu trước kia, rất xa lạ với đời thường nhưng có ảnh hưởng trên chính trường, họ tin vào vai trò lãnh đạo của giai cấp trí thức tiểu tư sản trong cuộc chiến Quốc-cộng.

Siu Cô Nương  (1959) là tiểu thuyết thứ hai của Mặc Đỗ, viết về ba người đàn ông và hai phụ nữ trong bối cảnh một Miền Bắc 1954, sau hiệp định Geneve khi một Việt Nam sắp chia đôi. Ba người đàn ông ấy cũng thế hệ bốn mươi có l. tưởng, tin vào vai trò lãnh đạo giai tầng trí thức tiểu tư sản với chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ kiểu Tây phương – không chấp nhận cộng sản. Và họ giã từ Hà Nội, di cư vào Miền Nam — tỵTần, chữ Mặc Đỗ dùng sau này để chỉ những cuộc lánh nạn cộng sản. Không gian sinh hoạt của các nhân vật trong Siu Cô Nương  trải rộng hơn Bốn Mươi nhưng vẫn là một thứ xã hội trên cao, với mấy mối tình ngang trái, tất cả chỉ cái cớ cho những tình huống lịch sử mà viễn kiến của nhà văn là cái nhìn tiên tri. Cũng để nhận ra rằng: cái thème  chính của tác phẩm Bốn Mươi, Siu Cô Nương  là cuộc đấu tranh giai cấp, đưa tới cuộc nội chiến Nam Bắc kéo dài 20 năm sau đó. Với hậu quả là cuộc tỵTần lần hai sau 1975 với hàng triệu người Việt Nam tung ra khắp thế giới.

Hãy để chính Mặc Đỗ nói về tác phẩm Siu Cô Nương của mình: “Tôi nhớ trong đoạn kết Siu Cô Nương một nhân vật trên chuyến xe lửa ra đi ngó xuống những ruộng đồng hai bên đường với những nông dân đang cặm cụi đã thắc mắc, mai ngày những con người kia sẽ thành thù địch ư? Thắc mắc này trải dài trong 500 trang truyện tiếp SCN.”  [Thư Mặc Đỗ, Sept 28, 1994]

Tân Truyện I  (Quan Điểm1967) và Tân Truyện II  (Văn 1973) là hai tập truyện ngắn mà Mặc Đỗ gọi là tân truyện / nouvelle. Mỗi truyện như một viên ngọc của một chuỗi ngọc thể hiện quan niệm dựng truyện ngắn với nhiều vận dụng kỹ thuật của Mặc Đỗ và ngôn ngữ thì giàu hình ảnh nhưng cô đọng và chau chuốt. Mỗi tân truyện của Mặc Đỗ đều để lại cho người đọc một ấn tượng rất đặc biệt và khó quên.

Tưởng cũng nên ghi lại đây quan niệm viết của Mặc Đỗ: “Từ khi bắt đầu viết tôi đã chọn một đường lối nhất định, không bao giờ đem đời tư của riêng một ai, quen hay không quen vào truyện. Tất cả đều là những nhân vật được cấu thành do những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, đã ghi được qua bao nhiêu dịp quan sát, nhận định; mỗi nhân vật là một hội tụ đúng chỗ của những tài liệu chọn lọc.”  [Phụ lục: Truyện Không Thể Viết, Trưa Trên Đảo San Hô. Nxb Quan Điểm 2011]

Một số truyện ngắn trong Tân Truyện I & II được Mặc Đỗ chọn cho in lại trong hai tập truyện Trưa Trên Đảo San Hô  (2011): 13 truyện và tuyển tập Truyện Ngắn  (2014); 30 truyện, gồm cả 13 truyện đã in trong tập Trưa Trên Đảo San Hô. Và không có một truyện nào được ghi thời điểm sáng tác.

Như một giã từ

Nói rằng nhà văn Mặc Đỗ hoàn toàn không viết gì khi ra hải ngoại thì không đúng. Anh có viết nhưng phải nói là rất ít. Anh đã góp bài cho ấn bản đầu tiên báo Lửa Việt  với truyện Cái Áo Len Màu Rêu , anh cũng góp bài cho Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến gồm các bài nhận định văn học, truyện ngắn trong những số đầu tiên: số 1 (Kế hoạch chống đàn bà, truyện ngắn) , số 2 (Làm văn học nghệ thuật trong hoàn cảnh tỵ nạn) , số 4 (Văn Nghệ Việt Nam ở hải ngoại) , số 7(Con người Nga trong khuôn đúc cộng sản)  VHNT bộ cũ (1978) [http://tapchivanhoc.org]

Trong một thư riêng anh viết: “Một hai năm đầu khi mới đến đây tôi có viết đôi chút để tiếp tay vài bạn cũ ra báo trong khi còn hiếm bút, sau này làng ta trở nên phồn thịnh thì tôi yên tâm ngồi im, trừ một số nhỏ dịp phải trả nợ nhiều số báo được tặng không (Văn, Thời Tập) thì có đóng góp một chút.”  [Mặc Đỗ 25/08/1991]

Và một năm sau, trong lá thư đánh dấu 17 năm tỵTần, anh viết: “Từ hôm qua tôi bắt đầu nhận được báo Xuân, sớm nhất là Văn [của nhà văn Mai Thảo, ghi chú của người viết]. Vui thấy bạn còn nhớ cho báo đều đặn, đọc báo thì chẳng mấy vui. Rất hiếm đọc những bài viết cho thấy cái công phu của người chau chuốt nghệ thuật. Luôn luôn nổi rõ sự vội vàng sản xuất và vội vàng chấp nhận… Sự đời ở biển ngoài đã biết rồi, thưởng thức hiếm có dịp, thành ra chẳng thấy vui.”  [Mặc Đỗ 11/01/1992]

Trong sáng tác, Mặc Đỗ có quan niệm khá nghiêm khắc, cả với chính anh. Anh luôn luôn nhắc tới kỹ thuật là quan trọng nhất trong việc viết truyện.

Anh kể lại: “đã mất khá nhiều bạn trẻ đã cho tôi đọc bản thảo hay sách đã in vì tôi rất thẳng trong . kiến đưa ra sau khi đọc, tôi cũng than chuyện đó với một vài anh bạn già (không viết) thì được trả lời ai bảo đụng tới nhược điểm của người ta! Tôi tiếp tục không nghe lời khuyên đó vì tôi thấy cần phải sòng phẳng với ai có bụng tin tôi và chính tôi nữa…”  [Mặc Đỗ 5/02/1994].

Khi viết về chính anh: “Riêng phần tôi, sau từng trải và đánh giá mọi khả năng còn lại, tôi bây giờ rất sáng suốt mà bi quan và tiêu cực. Thái độ này tôi giữ từ sau khi tự tay đốt cuốn truyện ‘Bong Bóng Bay’ kết quả của cả chục năm hì hục.”  [Mặc Đỗ 01/11/1995] Cuộc “phần thư” lần này trên đất Mỹ là do chính tay anh, chứ không phải do kẻ bạo Tần của thế kỷ 21.

Rồi ở cái tuổi đã ngoài 90, anh quyết định cho in tập truyện ngắn Trưa Trên Đảo San Hô (2011) , mà anh gọi là “tác phẩm cuối đời”  với một bìa lưng hoàn toàn trống trải chỉ với mấy câu thơ thật thanh thoát [Hình III]:

Tự nhiên thành núi băng

Lục địa lạnh một ngày tách biệt

Lênh đênh vào có không

Trưa Trên Đảo San Hô  gồm 13 truyện ngắn, được sắp xếp theo ngược dòng thời gian: 7 truyện đầu được viết thời tỵ nạn [tị-Tần chữ của Mặc Đỗ: anh ví chế độ Cộng sản Việt Nam với nhà Tần 221-297 BC được coi là triều đại tàn bạo nhất trong cổ sử Trung Hoa] , 3 truyện tiếp theo được viết tại Sài Gòn trước 1975; 3 truyện cuối được viết tại Hà Nội khoảng 1946-52. Mặc Đỗ viết: “Ba truyện cuối trong toàn bộ cũng là ba truyện đầu tiên tôi viết sau nhiều năm học, tập, và đến lúc tự xét thấy có thể bắt đầu viết.”  Chỉ là một tập truyện ngắn nhưng đã ghi dấu ấn ba chặng đường và cũng là ba không gian sáng tác của Mặc Đỗ: Hà Nội, Sài Gòn Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong Lời cuối,  anh tâm sự: “Thấy tương lai rất ngắn trước mặt (cũng như viễn tượng viết truyện ngắn/dài) tôi tự xuất bản tập truyện này sau một thời gian vắng bóng trong làng văn ở ngoài nước, coi như một giã từ.”

Nhưng rồi tiếp theo đó, ba năm sau “Đứng ngồi không yên”  — tên một tác phẩm của anh bị thất lạc, anh lại cho in thêm một tuyển tập Truyện Ngắn (2014) , gồm các tân truyện viết trước và sau 1975; cả hai tác phẩm tác giả tự xuất bản vẫn với tên Tủ Sách Quan Điểm.

Tác phẩm thất lạc

Nhà của gia đình anh Mặc Đỗ ở Sài Gòn, không phải là ngôi biệt thự sang trọng như bối cảnh sinh hoạt của tiểu thuyết Bốn Mươi,  chỉ là một căn phố lầu trên đường Trần Hưng Đạo nhưng rất ấm cúng bao năm, sau 30 tháng Tư, 1975 tôi có ghé thăm, trông thật lạnh lẽo, những chiếc ghế nệm bỏ trống, bức tranh lập thể sơn dầu của Tạ Tỵ rất đẹp cũng không còn treo trên tường nơi phòng khách, sau đó tôi mới được biết cả gia đình Mặc Đỗ đã âm thầm rời Sài Gòn đêm ngày 29 tháng Tư, chỉ một ngày trước đó. Dĩ nhiên, cũng như mọi người, anh chẳng mang được gì ngoài một chiếc túi nhỏ xách tay.

Trong một thư, sau này anh kể rõ hơn về số phận tập bản thảo “Đứng ngồi không yên”  và sau đó đã thành tro than ra sao. “Sau khi hoàn tất cuốn “Đứng ngồi không yên” tôi có đưa cho ba bốn người mà tôi kính trọng, [anh có kể tên nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh] vì nhiều lẽ đọc. Tình cờ tất cả chung một nhận định: lắm động chạm đủ thứ! Nhận định đã khiến tôi suy nghĩ và gói kín trọn vẹn bản thảo và tư liệu trong chiếc hộp, cột dây và gắn si cẩn thận với mảnh giấy dán bên ngoài: Để dành cho thế hệ sau. 75 tôi đi rồi thì một thằng cháu chạy đến lục lọi, nó lấy đi cùng với những thứ khác cái hộp tưởng qu. lắm. Về nhà nó mở ra rồi vừa tức vừa sợ nó vứt tất cả trong chiếc thùng sắt đổ dầu đốt cháy sạch. Bao tâm tư đốt cháy khói khét lẹt! Mãi sau này tôi được kể lại chi tiết đã tức cười nghĩ, Thế cũng đáng! Đáng đốt! “Bên trên là nói chuyện với BS NTV, Biệt Cách Dù. Đây là nói chuyện với nhà văn NTV… Vào thu rồi, đang chuẩn bị nhận một flushot nữa và nhớ lại lũ trẻ trung học Pháp thời trước/ sau TCII gọi những ông bà già là những PPH (Passera Pas cet Hiver/ sẽ không qua khỏi mùa đông này –  ghi chú của người viết). Chúng tôi thì chắc chưa!”  [Mặc Đỗ, 28/09/1994]

Tác phẩm lớn không thể viết

Sau Lời Cuối trong tập truyện Trưa Trên Đảo San Hô  còn có thêm một Phụ Lục Truyện Không Thể Viết, Mặc Đỗ tâm sự: “Với một người viết đáng buồn nhất khi thấy cần thành thật với chính mình và quyết định không thể viết tác phẩm thèm viết… Theo dòng lịch sử đất nước, tôi không thấy thời cơ nào có thể so sánh với gần tròn một thế kỷ qua, với ba biến cố đặc biệt nối đuôi nhau, cùng hết sức giàu sinh động trong muôn vẻ chi tiết. Cảnh khổ ly tán được cụ thể hoá bằng một vụ phân ly giữa hai miền Nam Bắc. Kinh nghiệm độc lập người Việt ở hai miền cùng thâu góp, chất ngất, trong nước mắt. Biến cố thứ hai hào hùng thay! Nhưng đã hiện hình chẳng bao lâu sau, và kéo dài tới nay đã hơn ba mươi năm. [những dòng chữ này có lẽ Mặc Đỗ viết khoảng 2005, ghi chú của người viết] Hai biến cố đó xô tới biến cố lạ lùng, ngót hai triệu người Việt Nam thình lình tìm được tới, và bắt đầu mọc rễ trên những bến bờ lạ. Khơi lên từ cảnh đời một cô gái lai Mỹ, thiên truyện mọc lên trong đầu tôi khả dĩ ôm trọn ba biến cố vừa kể… Trong nhiều tháng sau tôi mê mải với đề tài Truyện, ra công sắp xếp cái sườn để gài lên những tình tiết… Ai sẽ viết? Cái vốn quan sát nhận định, rung cảm, chứa sẵn trong đầu, tôi có thể dùng cho phần đầu Truyện. Nhưng từ đêm 29 tháng Tư 1975 tôi đâu còn ở trong nước để quan sát, nhận định, rung cảm nữa… Tôi đã không thể viết… Tôi mong cho tôi, cũng mong cho đông đảo độc giả Việt Nam vì hiện chưa có một tác phẩm nào ghi lại liên tục giai đoạn lịch sử độc đáo vừa bi hùng vừa đáng cười ra nước mắt…Kho tàng đó đang chờ những người Việt Nam dám lãnh vinh dự và trách nhiệm là nhà văn.”  [TTĐSH, lược dẫn Phụ Lục tr.219-230]

Đó là nỗi buồn và cũng là cái giá rất đắt phải trả của một nhà văn lưu đầy. Không thể viết nhưng Mộng-ngày bao năm trước về một tác phẩm lớn vẫn cứ vất vưởng như một ám ảnh khôn nguôi đối với nhà văn Mặc Đỗ.

Vào đời tràn háo hức

Tiếp theo liền dằng dặc ưu tư

Nhắm mắt còn ưu tư

Tìm chữ An trong Đạo Phật

“Ngay từ thời đọc ‘Cạn Dòng’ tôi đã buồn thấm thía trước viễn tượng sớm muộn sẽ thành sự thật và nông nỗi bất khả kháng trong thời thế toàn cầu hiện nay. Vinh và các bạn đang theo đuổi một cố gắng đúng, rất nhiều người khác tại các nước khác cũng theo đuổi những cố gắng khác với chung một mục đích cứu vãn đời sống trên mặt đất, khổ một nỗi loài người bây giờ quá ham tranh chấp đạp lên mọi lẽ phải. Sinh thời nhà tôi chúng tôi thường nhìn nhau, thu gọn mối sầu mênh mông vào một vòng nhỏ với cảm nghĩ: Tội nghiệp lũ con, cháu, chắt… sinh sau! Cũng như tôi, bất cứ độc giả nào đọc ‘Nghẽn Mạch’ không thể không xúc động trước những sự thật đã hiển hiện sớm hơn cả viễn tượng lo lắng.”  [Mặc Đỗ 06/04/2007]

Dưới bức thư đánh máy, anh Mặc Đỗ có thêm một dòng tái bút viết tay:

“Vinh có nghĩ tới trận chiến lớn sẽ có thể xảy ra và Việt Nam sẽ hứng chịu?”

Với một Biển Đông hiện đang ầm ầm dậy sóng hình như sắp chứng nghiệm cho lời tiên tri của anh. Mặc Đỗ luôn luôn nói tới chữ AN [viết hoa] trong đạo Phật. Cũng vẫn chữ “AN” trong một thư từ Austin, anh viết:

“Cher Vinh, Năm nay Xuân từ Đồng Bằng Cửu Long không đem ‘AN’ đến cho tôi. Đọc ‘Tìm về’ trước Tết, cái arrière-goût dai dẳng từ trước cho đến sau Tết, không dứt. Tôi còn nhớ hồi nhỏ ở nhà khi có đám giỗ lớn, họp đông họ hàng, hay có một vài vị lớn tuổi, không hiểu dòng dõi với tiền nhân như thế nào nhưng đã được nghe truyền lại, kể thành tích chiến công Nam Tiến với những chi tiết… Mỗi lần Me tôi thường khóc và nói rằng, oán thù bao giờ rũ cho sạch được! Tết năm nay tôi cứ bị ám ảnh bởi nhận định bi thương đó… Bây giờ sắp tới thời không còn giấu bụi dưới thảm, càng buồn hơn. Nén buồn xuống chỉ còn mơ ước: Con người VN hồi tỉnh và biết nắm tay nhau cùng đối phó, và đối thoại.”  [Mặc Đỗ, 18/02/2000]

* [Tìm Về  là tên một chương sách Tìm Về Phương Đông,  trong Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, Nxb Văn Nghệ 2000 ]

Ba nhà văn chủ lực trong nhóm Quan Điểm mà tôi được biết, phần cuối cuộc đời đều có khuynh hướng tìm về đạo Phật. Tuyết ngưu Vũ Khắc Khoan của Thành Cát Tư Hãn  nơi xứ vạn hồ miệt mài với Đọc Kinh và nghe Kinh, để rồi “lâng lâng trong mù sương nơi ngưỡng cửa pháp hội, một mình.”

[1917-1986], Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng của Cách Mạng và Hành Động  [1920-2000] sau 1975 tịnh tu, mang nặng suy tư từ những trang Kinh Lăng Nghiêm, viết sách Phật và giảng dạy Phật Pháp. Vũ Khắc Khoan và Nghiêm

Xuân Hồng thì đã lần lượt ra đi trong sự thanh thoát và cả lặng lẽ tiếng kinh kệ. Mặc Đỗ thì sống quy ẩn từ bao năm như một hành giả không ngừng đi tìm một chữ AN trong đạo Phật.

Xướng Họa và Khai Bút

“Hôm cuối năm, ông bạn già, anh Đoàn Thêm [nhóm Bách Khoa, tác giả Những Ngày Tháng Không Quên, ghi chú của người viết] làm bài thơ ‘Than già’ gửi cho bạn già đọc. Bài thơ có năm vần rồi-trôi-nòi-thôi-hồi. Một bạn già khác hoạ lại, rồi lác đác nhiều bạn già khác cũng hoạ. Thấy anh em vui tôi cũng nhẩy vô, tuy trong đời đây là lần thứ hai tôi thử trò chơi nghĩ rằng chỉ dành cho các bậc túc nho. Nhảy vô thấy cũng thú giống như thú chơi mots croisés chẳng hạn… Tôi chép hai bài tặng Vinh đọc chơi làm quà cuối năm. Chơi trò xướng hoạ mới thấy cái thú vận dụng tiếng Việt, một vần có thể xoay chuyển qua nhiều nghĩa. Càng thú nữa là xướng hoạ không để đăng báo, thành danh.  [Mặc Đỗ 11/01/1992]

Dư Sinh Lời đẹp nghìn xưa đã dạy rồi

Đời người lãng đãng bóng mây trôi 

tham đeo đẳng không đành thoát

Muôn kiếp sinh sôi vẫn một nòi

Nợ nước tình nhà và sự nghiệp

Tuyết sương rồi cũng thế mà thôi

Sống thừa mới thấy thừa chi lắm

Lão giả chen nhau kiếm chỗ ngồi

Năm Mới Đã đến thời thôi đếm tuổi rồi

Ngồi bên bờ cỏ để buông trôi

Cúi đầu cố học ngu không hết

Nghển cổ tầm sư lạc mất nòi

Tính sổ cuộc đời nhiều mực đỏ

Bài thua úp xuống xoá đi thôi

Cười xem thời vận mong Bùi Tín

Áo gấm về quê chẳng mấy hồi

Phải nói là ngạc nhiên đến thú vị khi thấy một người theo Tây học như Mặc Đỗ, mới bước vào trường thơ xướng hoạ mà về vần và niêm luật, nhất là bài thứ hai Dư Sinh  anh đã đạt được tới mức độ gần hoàn chỉnh.

“Sáng mùng một tết Tây 2003, tỉnh dậy nằm suy ngẫm chợt nhớ tới những người Việt Nam lưu lạc khắp nơi”, anh Mặc Đỗ gửi tặng tôi bài thơ mới làm.

Khai bút [Giao thừa lẻ hai vào lẻ ba]

Những khớp xương nghe đời phôi pha

Nhưng như xưa tấm lòng vẫn ấm

Tiễn đưa chào đón chén trà đậm

Cuộc tình trời đất dài thăm thẳm

Hai bàn tay khép mời nguyện ngắm

Theo nén nhang sợi khói bay cao

Những mối yêu nguyên vẹn thuở nào

Một mình bàu bạn không trăng sao

Tư bề không tiếng sóng dạt dào

Thời gian ngồi lại không chờ đợi

Buồn vui không cũ cũng không mới

Mặc Đỗ

Chuẩn bị một chuyến đi thanh thản

Sau ngày Chị Mặc Đỗ mất, là một chấn thương lớn đối với anh, cả về tinh thần và sức khoẻ. Mối quan tâm lớn của anh là chuẩn bị cho riêng mình một chuyến đi thật nhẹ nhàng và thanh thản. Anh kể: “Tôi có một ông bạn Pháp 14 năm nuôi vợ ở tình trạng living death.”  Năm 2006, anh đã tự tay viết một di chúc về sức khoẻ / Advance Medical

Directives of Binh DoQuang , anh chia xẻ điều đó với tôi như một witness/ nhân chứng ở xa, do tình thân và cũng có thể do nghề nghiệp y khoa của tôi. “Tôi viết directive bằng Pháp văn cho thật đúng . nghĩ trước khi dịch ta Anh văn hợp với legalese.”

Anh viết về sự hiểu biết của anh đối với căn bệnh Alzheimer cùng những hậu quả do tiến trình căn bệnh trên người bệnh, gia đình và xã hội và với tất cả sáng suốt – như “một lão giả”  chữ của Mặc Đỗ, anh đã thanh thản viết xuống giấy sự chọn lựa của anh:

“Si j’amais j’attraperais ce mal Alzheimer, situation bien établie par mon docteur et d’autres spécialistes consultés, je demande que toute nourriture solide et liquide soit interrompue, nourriture ou d’autre substance donnée par quel moyen que ce soit. J’implore tous les membres de ma famille, toutes les autorités judiciares, administratives, religieuses, politiques, et autres, à ne pas s’opposer à ma décision et me laisser périr comme un vieil arbre  aisiblement.”

Chọn lựa của anh có thể là một tấm gương cho nhiều người, biết chấp nhận chu kỳ sinh diệt như lẽ tuần hoàn của trời đất, nó cũng cứu vãn cho một nền y tế Mỹ đang bị phá sản/ bankrupt  chỉ vì vẫn muốn duy trì lâu dài những cuộc sống thực vật/ vegetative state  hay living death , vẫn chữ của anh Mặc Đỗ.

Năm 2015, đã chín năm sau ngày anh viết di chúc sức khoẻ ấy, sáng nay từ nhà thương nơi tôi làm việc, rất vui mới được nói chuyện điện thoại khá lâu với anh [14/06/2015], vẫn là một nhà văn Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn. Phải chăng một phần do gene , phần kia do một cuộc sống kỷ luật từ thời còn rất trẻ, sáng dậy sớm tập thể dục tắm nước lạnh và sống điều độ suốt những năm sau đó, có thời ở Sài Gòn anh đã chọn chế độ dinh dưỡng gạo lức muối mè, có lẽ vậy mà anh dễ dàng sống tới trăm tuổi, vẫn tự sinh hoạt độc lập với nguyên vẹn phẩm chất của cuộc sống. Một ngày nào đó mong còn xa, sự ra đi của anh theo quan điểm y khoa sẽ được coi như một cái chết tự nhiên/ natural death , như một cây cổ thụ khô và tự héo dần – vẫn chữ của nhà văn Mặc Đỗ.

Ngô Thế Vinh

Long Beach, 20/ 06/ 2015

 

Mặc Đỗ qua nét bút Tạ Tỵ

Bút tích Mặc Đỗ

(Nguồn: tổng hợp Internet)

Trở về 

Chân Dung Văn Nghệ Sĩ

http://phannguyenartist.blogspot.com/2017/02/chan-dung-van-nghe-sy-viet-nam-336-z.html

Danh Sách Tác Giả

  http://phannguyenartist.blogspot.com/2015/10/danh-sach-tac-gia.html

 

Emprunt Empreinte

http://phannguyenartist.blogspot.com/2011/05/phan-nguyen-oi-loi-cung-cac-tac-gia-va.html

MDTG là một webblog “mở” để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.

MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.

Email This BlogThis! Share to Twitter Share to Facebook Share to Pinterest

Newer Post Older Post Home
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com