” Đóa hồng cho người yêu dấu” / Vũ Đức Nghiêm [ 1930- 2017 USA.] — cothommagazine.com/ xem phim hài 18+

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu / Vũ đức Nghiêm + Tưởng niệm nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm — source: Internet + Cothommagazine.com/

Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu   ( 8/15/2005 1:21:16 AM)

V ũ  Đ ức  N ghiêm

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh 1930 tại  Nam Định. Năm 1951 học Khóa 1 trường Sĩ Quan Nam Định. cấp bậc cuối cùng là Trung Tá, sau 1975 bị đi cải tạo 13 năm. Cuối năm 1990, ông sang Hoa Kỳ theo diện H.O., hiện cư ngụ tại San Jose .

Vũ  Đức Nghiêm sáng tác cũng khá nhiều nhưng có lẽ nhạc phẩm làm nên tên tuổi ông chính là Gọi người yêu dấu . Người yêu dấu  này đã được Vũ Đức Nghiêm kể lại trong một chương trình Thúy Nga Paris By Night: Vào khoảng 1968, khi đang được được giao nhiệm vụ trông coi một số biệt thự ở Đà Lạt, một người bạn đem đến gởi gắm một cô gái đang có bầu vài tháng. Đây là cách phổ biến của các gia đình muốn tránh tai tiếng khi nhà có con gái chưa cưới hỏi, lỡ tạm ứng rùi bị mang bầu.

Cảm thương hoàn cảnh cô gái, và có lẻ cũng vì cổ đáng yêu nữa, mắt thì như sao trời long lanh, tay thì như ngà voi xinh xinh .. đại khái thế, nên ổng cầm lòng chẳng đặng ..

May mà khi vợ ông biết chuyện ko làm gì ầm ỉ, cô kia thì mẹ tròn con vuông rồi thì cũng chia tay nhẹ nhàng. 

Còn ông thì nỗi nhớ nhung thăng hoa thành ca khúc để đời …

Vũ Đức Nghiêm kể lại: “tôi viết Gọi Người Yêu Dấu vào năm 1969 trong một cuộc phiêu lưu tình cảm. Khi viết xong, ca sĩ Thanh Lan ghé nhà chơi. Tôi đưa cho cô và may mắn Thanh Lan đã đem về hát ở Đài Truyền Hình và các Đài Phát Thanh. Từ đó nhạc phẩm đuợc giới trẻ biết đến. Tôi rất nhớ ơn Thanh Lan đã chắp cánh cho Gọi Người Yêu Dấu của tôi đuợc bay xa và bay cao. Lời 1 là hoàn toàn của tôi viết năm 1969. Sau đó thi sĩ Hoàng Anh Tuấn có viết lời 2. Khi ở tù, tôi cũng viết thêm lời 2. Ra tù, tôi kết hợp lời của tôi và của Hoàng Anh Tuấn. Tóm lại, lời 2 gồm 3 phần, phần A và C là của tôi , phần B là của Hoàng Anh Tuấn”

Gọi người yêu dấu (lời 1) – Thanh Lan

Trình duyệt bạn đang dùng ko hỗ trợ. Cài Chrome đi :).

Khúc Ca Dịu Dàng – Quỳnh Lan

Trình duyệt bạn đang dùng ko hỗ trợ. Cài Chrome đi :).

Gọi người yêu dấu (lời 2) – Ái Vân

                                                                                                   

                                                                                                                    (…)

__________________

*  Ngày thứ bảy 19/2/200 5 ,  có chương trình Đêm Nhạc của Vũ Đức Nghiêm, với chủ đề”  Nửa Thế Kỷ – Một Đời  Viết Ca Khú c – Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Cường sau đây – HVLN  –

Gọi Người Yêu Dấu

”Gọi người yêu dấu bao lần.

Nhẹ nhàng như gió thì thầm.

Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.

Gọi người yêu dấu trong hồn.

Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.

Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.

Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?

Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.

Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.

Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.

Thương đôi mắt sao trời lung linh.

Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.

Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.

Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình

Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.

Thương yêu nét môi cười ngây thơ.

Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng…

Thương em mong manh như một cành lan.

Gọi người yêu dấu xa vời.

Mà lòng lưu luyến bồi hồi.

Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi…

Gọi người yêu dấu muôn đời.

Nghẹn ngào không nói thành lời.

Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi…”

(“Gọi Người Yêu Dấu” / nhạc  Vũ Đức Nghiêm/ lời thơ Hoàng Anh Tuấn)

Gọi người yêu dấu  – Ngọc Lan:

http://www.nhaccuatui.com/bai- hat/goi-nguoi-yeu-dau-ngoc- lan.r4jhwkqUh_.html

————————  

Phụ lục:

                                                T ƯỞNG  N IỆM  N HẠC  S Ĩ  V Ũ  Đ ỨC  N GHIÊM  

                                                                               Phan Anh Dũng

“..Tôi còn có mấy CDs về TÔN VINH CA và về  Giáng sinh.  Tôi gọi là TÔN VINH CA  , mà không dám gọi là THÁNH CA` , vì ” Thánh Ca” là những bài đã được Giáo hội [Tin Lành] công nhận từ bao thế kỷ.  Tôi viết TÔN VINH CA để ca ngợi Thượng đế, chứ không dám có cao vọng viết THÁNH CA, từ ngữ có vẻ lớn lao quá …   Bản nhạc Tôn Vinh Ca đầu tiên, tôi sáng tác trong tù là THI THIÊN 90 , bài thánh ca cổ nhất, cũng là bài cầu nguyện của thánh MÔI-SE ..”         —   Vũ đức Nghiêm trả lời PHỎNG VẤN VŨ ĐỨC NGHIÊM  của Hương  Kiều Loan .” ( source HỒN QUÊ).

                                            nhạc s ĩ   Vũ đức Nghiêm +  phu nhân  Dương thị Năng    

cô dâu Dương thị Năng+ chàng rể Vũ đức Nghiêm ( Hà Nội 1954.)

                      ngày trờ về   cựu trung tá-nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm sau 13 năm … (ngày 4 tháng 9, năm 1988.)

    

Nhạc sĩ  Vũ đức Nghiêm sinh ngày 30-06- 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. [Bắc bộ]. ông qua đời ngày 24-07-2017 tại tp. San Jose/ California/ Hoa Kỳ.     Là con thứ của một gia đình tin kính Chúa, ông đã say mê âm nhạc từ thuở nhỏ (*)  ; va, bắt đầu sáng tác  ca khúc vào năm 17 tuổi.    Năm 1951, ông gia nhập quân ngũ, học Khóa 1 Trường Sĩ quan Nam Định-  Thủ Đức.    Cấp bậc cuối cùng mang cấp bậc trung tá

  [ Quân lực VNCH] , huấn luyện viên Tiếp vận  Trường Chỉ huy& Tham mưu Dalat-Long Bình.   Sau năm 1975; ông bị trung  tập dài hạn trong các trại tập trung CS suốt 13 năm. Cuối 1990, ông + gia đình theo diện H.O. sang định cư ở Hoa Kỳ; và cư ngụ tại  San Jose.     Với hàng trăm ca khúc viết theo suốt cuộc hành trình theo Chúa, Vũ đức Nghiêm trở thành một trong những nhạc sĩ Cơ Đốc được biết đến nhiều nhất; qua những ca khúc; Khi tôi quỳ nơi chân Chúa ,Tôi ước mơ là viên than hồng, Vững bước đi trên khổ đau …

Ca khúc ‘Gọi người yêu dấu’ là một trong những nhạc phẩm phổ biến rộng rãi ở miền Nam, trước 1975. Ngoài 2 tập nhạc được xuất bản ở VN, là : ‘Tình khúc cho LY CƠ’  (1971) + Nhạc Tình Vu đức Nghiêm  (1974) + 4CD: ‘Dâng Tình’, Đóa hoa hồng cho NGƯỜI YÊU DẤU  [ viết tặng vợ]  , Mùa Xuân Thung lũng Hoa Vàng, Dòng sông Đứng lại (cộng tác với nhạc sĩ Phan Anh Dũng) + các TÔN VINH CA.   [ tác giả không sử dụng 2 chữ THÁNH CA]  .   …

Nhạc sĩ Vũ đức Nghiêm được bà Elaine ALQUIST, dân biểu Santa Clara/ California; tuyên dương+ treo giải thưởng đặc biệt.   (dành cho những văn nghệ sĩ cao niên  phục vụ nghệ thuật trên 50 năm đã có thành tích ở VN + sau khi định cư ở Hoa Kỳ.)

Theo tác giả, dòng nhạc ông có thể được chia làm 4 thể loại, tương ứng với 4 giai đoạn khác nhau:   Quân hành ca + Tình ca + Ngục Tù ca+ Tôn Vinh ca.  []

  *  ” … Tôi không hề được đặt chân đến một trường âm nhạc nào; và cũng như chưa được theo học một nhạc sĩ nào cả. Tôi tự học, và học qua bạn bè  . ..  ”                     ( Vũ đức Nghiêm trả lời phỏng vấn   Hương Kiều Loan )

 PHAN ANH DŨNG

http://cothommagazine.com/ 

                                                         ———————————————————————————————-

                                                          – tưởng nhớ nhạc sĩ VŨ ĐỨC NGHIÊM  [1930- 2017 USA] — blog TP

                                                         ———————————————————————————————–

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 14:43    

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

thấm mệt dứt độ cùng+ cho em & cho đời / thơ thế phong (bán nguyệt san sống (chủ nhiệm: ngô trọng hiếu/ saigon 1960)

2 bài thơ thế phong   (1960)

 source: bán nguyệt san Sống  (Saigon 1960)

                                     trích   bán nguyệt san ‘Sống’   (chủ nhiệm Ngô trọng Hiếu/ Saigon 1960 )

                                                                                                                 (sketch : Vị Ý )

                                       t hấ m m ệt  dứ t độ  cù ng

                                                                  thế phong

                                           Anh  không còn nhận được thư xanh yêu đương

                                             cả đến thư bạn bè vô âm tín

                                             dòng thời gian không độ mệt triền miên

                                             sức dẻo dai của anh bị thời gian tàn phá

                                             anh thấm độ mệt, cuộc đời đã biết vậy

                                             trán suy tư bãi cát biển lăn tăn

                                             luống cày gió đẩy vô trật tự không hàng

                                             ngửa mặt nhìn trời, tham vọng cao xa còn nhiều lắm.

                                            

                                             Khi tuổi anh đến đỉnh độ dài, của nửa

                                             bước đường đi gai góc, đã nhuyễn chân

                                             hạn chế từng bước đi, nụ cười, lời nói

                                             xót xa đành chịu lụy tuổi phong trần

                                             với cuộc đời, đường thời gian không ngắt hạn

                                             với đời mình, phân hạn khó nhoai qua

                                             quá thành khẩn nên đời chê giả dối

                                             quá đam mê nên hóa lụy phiền

                                             nhưng mà thôi!  cuộc đời dăm chục năm

                                             ăn gửi, nằm nhờ, lúc buông xuôi còn gì ghi tích?

            

                                             Đất trời em ơi! nhiều hố hầm toan sụp đổ

                                             nguy cơ thảm họa bất trắc vẫn lan tràn

                                             loài người văn minh; hay, thoái hóa, có can chi?

                                             chỉ lòng mình biến đổi, phục hồi; mới hệ trọng.

                                             Anh đã từng yêu tự do, như tìm cầu vồng mọc

                                             từng xông pha hắng hái, như gió bão biển khơi

                                             từng tham lam tìm chân lý cuộc đời

                                             ảnh hình của bị chứa hạt vừng, tìm hy vọng.

                                             Ngày và đêm là phân hóa của việc làm và ngơi nghỉ

                                             thì em ơi! đêm và ngày không ngừng trạm ở ga anh

                                             đêm và ngày, ác mộng vẫn nối nhuyền

                                             khi đã chót đem đời mình làm trường thí nghiệm.

                                             Đất trời mai đây biến đổi và không ngừng biến đổi

                                             núi sông tan, mây chớp nhoáng thinh không

                                             tổ quốc làm mới lại, em có thấy gì chăng?

                                             lịch sử biết đi, bao giờ cũng là năm lên một

                                             anh hùng của riêng em, khi chưa thành công

                                             anh hùng của chung, khi xã hội thành hình

                                             hôm nay người chối bỏ cuộc đời, chưa ai rõ mặt.

                                             Anh hùng là anh hùng, sồng; chỉ mình hiểu trong tim gan

                                             ngoài lề đời, có thêm người yêu vỗ tay, xác nhận

                                             em có bao giờ thấy anh hùng về ngôi chính vị?

                                             khi mà anh hùng, lưu manh, mại bản còn chung sàng.

                                              Anh hùng chết đi, thấm mệt dứt độ cùng

                                              anh hùng, anh hùng; lúc bấy giờ non sông truy niệm.

                                                 SAIGON 1960

                                              

                                                c ho  em  và  cho  đờ i

                                                                                bao giờ anh thôi làm thơ yêu em

                                                                                                                     hội hoa đăng, người yêu anh thành vợ

                                                                                                                     bao giờ anht hôi làm thơ dâng đời

                                                                                                                     hội loài người lớn lên, thôi là vật

                                                 Khói thuốc lá bít bùng trong màn thưa gác hẹp

                                                 lệ rưng rưng, hàng mi dài; em chợt khóc đêm qua

                                                 là anh nhớ em: giải buồn bằng khói thuốc

                                                 là em nhớ anh: giải sầu bằng muốn khóc

                                                 mà muôn đời vòng đêm chưa giáp vòng ngày

                                                 một dấu bưu trạm, một phong thư đơn côi

                                                 một vài hàng chữ dở dang chưa vòng chữ ký

                                                 thư dang dở, vì yêu nhau còn tiếp nối

                                                 30 năm rồi còn lại mấy, trục tim mòn?

                                                 tháng năm thừa …  lòng ấp ủ vẫn non đơm

                                                 tình lên đỉnh, mà sao còn do dự; còn chưa hái?

                                                 ôi! năm tháng gần nhau vẫn cách xa muôn lối

                                                 gió về đâu, anh đến, một bước chân

                                                 em, trưa mây về đâu; anh nhớ em theo sương khuya

                                                 giường nào em ngủ, cơn mộng nào em đang hái

                                                 giường nào anh thức, mộng sầu nào anh mắc cửi

                                                 muôn đời rồi, tuổi yêu; ai tránh võng nhịp tim

                                                 tóc mượt còn xanh, chí lớn ấp ủ chưa thành

                                                 thu hẹp lại trong tình yêu, lá hoa trang trí

                                                 ôi! hạnh phúc; ai vào đề bằng mầu huyền nhiệm

                                                 áo ai xanh thẫm phù tủy, mắt ai trong mà u đen

                                                 thư tình trao ngỏ đưa duyên, tuổi thanh niên

                                                 ôi! sung sướng dâng tròn, chim đua ca líu miệng

                                                 buổi gặp nhau, bỡ ngỡ, ngỏ lời  ‘ờ cô em gái’

                                                 buổi yệu rồi, ai e thẹn, ai ngỡ ngàng nhìn

                                                 và, em ơi! gặp nhau nhiều, vẫn thấy thiếu luôn

                                                 ngã 4 đại lộ tiễn nhau, mắt đào sâu hình bóng

                                                 chưa bao giờ, anh cố ý giấu sự thật cuộc đời

                                                 chưa bao giờ. anh nghĩ đường xa, thiếu có em 

                                                 năm tháng mật đắng, mử, nôn; chưa nản chí

                                                 thế kỷ này của riêng ai; mà đòi thu hẹp

                                                 lòng sông dài, chí biển cả; ai nỡ đọ gang tay.

                                                 khi buồn nản, đã lâu rồi; tưởng nhớ bằng khói thuốc

                                                 khi nhớ anh, đã lâu rồi; tưởng nhớ bằng muốn khóc

                                                 có nhau rồ i *  khói thuốc bít bung màn cửa

                                                 lệ trào mi dài, thôi em; không còn khóc đêm nào

                                                 hội tài hoa mai sau có anh, có em ghi nhớ

                                                 đời tạ ơn, người lớn lên; anh thôi làm thơ dâng đời.

                                                  —

                                                   *   bản cũ chép: ‘rồi có nhau’

                                             

                                                   thế phong

                                                  ( SAIGON 1960)

                                                   

                                                                thephong  writer ,   epaint by phannguyen  (2016)

                                                                       Nhà văn Thế Phong tên thật là Đỗ Mạnh Tường, sinh ngày 10/7/1932 tại 

                                                                      Nghĩa  Lộ, Yên Bái.  Nguyên quán tại Việt Trì.   Thuở niên thiếu ông sống 

                                                                     ở miền Bắc,, tham gia kháng chiến lúc còn nhỏ tuổi.  Ông khởi sự viết văn,

                                                                     cuối 1952. Từ 1952, ở Hà Nội, ông cộng tác với các nhật báo Tia sáng, 

                                                                     Giang Sơn,  tạp chí Quê hương;  phóng viên các báo Thân Dân (Nguyễn thế

                                                                     Truyền), Dân chủ  (Vũ Ngọc Các).  Làm chủ nhiệm tuần báo Mạch Sống , 

                                                                     Dương Hà chủ bút — báo chỉ xuất bản được 1 số, rồi tự đình bản vào 1955 ở

                                                                     Sài Gòn.   Năm 1954, ông vào Nam.  Ông tiếp tục làm cộng tác viên cho các

                                                                     tạp chí ở Sài Gòn:  Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Văn Nghệ Tập San, Văn Hóa Á 

                                                                     Châu, Tân Dân, t ạp chí Sống  ( Ngô Trọng Hiếu), Sinh Lực, Đời,  nhật báo Sống, 

                                                                      tuần báo Đời  (Chu Tử), Trình Bầy, Tiền Tuyến, Sóng Thần  (Uyên Thao), 

                                                                      Lý  Tường , v.v.  …   Ông đã sáng tác trên 50 tác phẩm, đủ thể lọai: thơ, truyện,

                                                                      phê bình, khảo luận, dịch thuật.

                                                                        *   sửa lần cuối: 11/05/2010, 21:49:18 gửi bởi vuhatue

                        lời bàn:   

     

— 2  bài thơ ‘khỉ gió’ này đăng trên bán nguyệt san  Sống ; tay chủ nhiệm là Ngô trọng Hiếu —  năm ấy đã cùng trung tá  CTCT Nguyễn văn Châu chống đảo chính tổng thống Diệm, thành công —  sau đó chàng ta  được làm bộ trưởng Công dân Vụ– tính ra, đã 56 năm qua đi. 

thời ấy, họa sĩ Vị Ý trình bày báo,   Nguyễn đức Quỳnh  (bút danh Cung Phúc Cung viết truyện dài Hỗn mang  ), nhà bình luận chính trị Lý đại Nguyên đăng thơ, dưới bút danh Trang Anh, ,  v.v … Tòa soạn đặt tại đường Hồng thập Tự .  (nay,  đường Nguyễn thị Minh Khai). 

 Nhiều bài viết bình luận văn học, thơ, của tôi đăng trên bán nguyệt san; tiền nhuận bút tạm đủ trang trải nhà trọ, cơm hàng, cháo chợ’ , vợ người dưng’ — lại có một người yêu đang sắp ra trường Cán sự y tế Caritas, sửa soạn mang lon nữ chuẩn úy, hay thiếu úy;  thuộc lực lượng Nữ quân nhân QLVNCH.  

Ít lâu sau, chủ nhiệm Hiếu lên làm bộ trưởng Công dân Vụ; tội + họa sĩ Vị Ý có việc làm tại bộ Công dân Vụ; tuy lương hợp đồng chỉ được nhận  2000 đ/ 5000 Vnđ . ( theo hợp đồng).

  Và, cô nữ trợ tá X… người yêu sắp ra trường,  đến bộ Công dân Vụ gặp tôi, giục,

“…  anh hãy nói với bà Phúc  (vợ văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh, đương kim cố vấn bộ trưởng Hiếu) cho em  được chuyển về làm ở bộ Công 

dân vụ; thì em mới có cớ chính đáng nói với gia đình; chồng em là  công chức bộ Công dân  vụ’. “Anh thừa biết, ba em là công chức chính ngạch; rất không ưa,”nếu phải nuôi thêm thằng rể thi sĩ  vô công rỗi nghề, mặt vênh váo; tao không muốn rước nó về , để đưa nó lên thờ trên ban thờ?”  “. 

 ( cậu ‘rể hụt’ như  ông ta nói’ —  ấy là tác giả tập thơ ‘ Vương miện Mai A’  ,in rô-nê-ô, Vị Ý vẽ bìa;  Đại Nam Văn hiến xuất bản– bản đầu tiên ký tặng CMN .'(   MAI A đấy)

  Cũng chẳng còn nhớ là : tôi có nói chuyện này với bà Lê thị Phúc;  hoặc, chồng bà , nhà văn Nguyễn đức Quỳnh, đương kim cố  vấn bộ trưởng Công dân vụ,  không?– nhưng,  nàng MAI A của tôi đã  thất vọng; không được chuyển về bộ Công dân vụ; nơi tôi đang làm việc  – và cô nữ trợ tá thiếu úy kia được chuyển về một sư đoàn nào đó …   

Cho đến một buổi tối,  Thế Nguyên  tới rủ tội đi xem phim   Mưa rừng’ đang chiếu ở rạp Văn hoa  (Dakao) báo tin, ”  anh ơi, cô  X.. . đã lấy chồng rồi”. 

 hình như đêm ấy , trở về nhà trọ; tội trằn trọc suốt đêm; tự trách thân phận ‘  chẳng ra gì, mà cứ tưởng ra gì’ (  lời Kinh thánh) ; để bây giờ

                                                                          ”   giường nào em ngủ, cơn mộng nào em đang hái

                                                                              giường nào anh thức, mộng sầu nào anh đang mắc cửi’  

                                                                                                 (cho em và cho đời /   thế phong

 Hơn 50 năm sau nhớ lại: ‘nhà văn Cung Phúc Chung qua đời vào 06/ 06/ 1974 tại Sài gòn–  nhớ tới  ngày kỷ niệm chiến tranh thứ 2, ‘ le sixième jour du sixième mois’. ” Đám tang được rất nhiều  bạn bè, người thân’ các văn nghệ sĩ tiến chiến+ hậu chiến ; đưa ”chủ soái Đám trường viễn kiến’ 

(subjectif visionnaire)  về nơi an nghỉ cuối cùng ở mạn Phú lâm’.  (Saigon 6 ). 

vợ ông, bà Lê thị Phúc qua đời sau 1975 ở tp HCM, quàn  tại chùa Vĩnh  Nghiêm  (q.3-  p.HCM) — không biết trưởng nam Nguyễn đức Phúc Khôi  (nhà  báo Duy Sinh)  + Lê thị Kiên  (con gái duy nhất của ông bà Nguyễn đức Quỳnh+  Lê thị Phúc)  ờ Mỹ có về Saigon; để  dự đám tang không?  

còn tay chủ nhiệm+ bộ trưởng Hiếu, sau đó làm dân biểu; chết sống sao; không rõ.

  Lý đại  Nguyên  + vợ+ 2 con gái,  đi định cư ở Hoa Kỳ sau 1975;  hình như không còn làm thơ ký bút danh Trang Anh, nữa — mà,   tác giả  Tổng thức vận  chỉ tiếp tục  ‘lập thuyết’ , ký bút danh  Lý Minh Nhiên,  thì phải?  Tay này rất nhớ tới anh em; chẳng hạn nhớ lại có một dạo anh ta về ngủ nhờ trên gác nhỏ tôi thuê ở 359/ 15 Trương minh Giảng  (Saigon 3) — qua sự môi giới của nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh–   anh ta bảo vợ gửi tặng tôi 50 hay 100 usd; thì phải? 

còn người được  đưa vào làm tựa tập thơ VƯƠNG MIỆN MAI A / Thế Phong — sau 1975 đi học tập cải tạo vài năm — sang định cư ở Hoa Kỳ  vào thập niên 1990s; cùng 4 cậu con trai.  Vậy ‘đức phu quân’ của nàng đấu? không thấy đi cùng; có người nói họ đã bỏ nhau ,  ‘cái anh chàng trung sĩ thông dịch viên’ kia  vô vàn hậm hực với anh chàng trung sĩ Không quân [VNCH]’ (người tình cũ của vợ anh) —  nay vẫn còn sống ở tp. HCM. . 

Cô nàng Mai A trong thơ  Thằng phải gió — tác giả  Chốn bụi hồng/ Cao Mỵ Nhân (xuất bản ở Mỹ); gọi Thằng phải gió như là:  ‘  … một cái Bướu trong cuộc đời  viết lách của tôi, không mạnh tay cắt bỏ … ”      []

     thế phong

  Saigon, 28/ 11/ 2016.

                                                           Cao MỴ Nhân [ 1939-      ]  –( ảnh: Internet)

                                             hàng sau, đứng :

                                            văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- Saigon 2014 ] —  Mai Anh (em rể HVĐ Sơn)

                                          hàng trước  ngồ i ;  

                                            nhà báo-văn sĩ Thanh Thương Hoàng  [1930-      hiện ở Mỹ)  —   nhà báo- văn sĩ Uyên Thao

                                          [1933-     hiện ở Mỹ ) —    nhà báo-văn sĩ Hoàng hải Thủy  [1933-      hiện ở Mỹ ) — nữ thi sĩ-họa sĩ

                                          Lê Thị Kim ( tp. HCM) — Thế Phong —     Lý Đại Nguyên  [1930-      hiện ở Mỹ } —  X . .. —  vợ  Lý đại                                                      Nguyên      (hiện ở Mỹ ]

                                             — Nguyễn thị Khê   [1937-       ]  ,vợ Thế Phong( tp. HCM).

                                                                    (ảnh chụp tại tư thất Lữ quốc Văn , 284 Bạch Đằng, quận Bình thạnh, tp. HCM)

                                                             họa sĩ Vị Ý [ 1923- 1985 hoa kỳ]   —  ( ảnh: Internet)

báo Văn ( Saigon) ra số kỷ niệm:

” VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN ĐỨC QUỲNH ” [1909– 06/06/1974 saigon.]

bà  Nguyễn thị Khê   [1937-    ]  vợ nhà văn Thế Phong 

(ảnh chụp tại tư thất Tường Khê/   Saigon 11/  2016)

      “… cách đây 3 năm, tôi đã đọc loạt bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong, từ phụ trang báo ‘Pháp luật’  [tp. HCM];  ông ta phô trương cái tin ‘đời ông có 2 người đàn bà huyễn hoặc; khiến ông đau khổ trong sung sướng; [một:] người tình cũ bé nhỏ, ngây thơ  [ Cao Mỵ Nhân]  cách đây cả nửa thế kỷ; mà, cha nàng cấm ông không được lai vãng — [hai:] hiền thê  bây giờ vốn lả tốt nết.    [ảnh trên] .   Thế thì; ông ấy phải cảm ơn Thượng đế  [TP có đạo Tin lành]; tại sao đang sống trong hoàn cảnh tươi đẹp vậy, lại cứ xốc đứng những chuyện đã chôn xuống đáy mồ. (…)   Tuy nhiên sau đó; tôi thấy tờ báo của Hội Văn nghệ sĩ Việt Mỹ ở Sacremento đăng 2 bài liên tiếp — một của nữ sĩ Hoàng Hương Trang mạt sát Thế Phong là ‘nhà văn vô hạnh’ — [hai: bài] của một nhà văn trẻ Nhật Nguyệt  (ở hải ngoại) đã nêu ra những điều ‘phản phé’ Thế Phong: ‘ông ta nghĩ thế nào mà cứ vừa ca tụng cố nhân, vừa tôn sùng vợ; là điều không thể chấp nhận được ;[đối] với người đàn ông tự mãn, cho là hay ho hơn ai..’  .”

          (Bão trong tách nước trà /  Cao Mỵ Nhân  – – 

http://saigontimesusa.com/bai/vanchuong/chonbuihong/baotrongtachnuoc.shtml

                                                                         ==========================

                                                   

                                           

Được đăng bởi ThePhong ThePhong   vào lúc 16:44     Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

Chuyện tình của Triết Gia Phạm Công Thiện

03/08/2016 08:20 (Xem: 10277)

TS. Phạm Trọng Chánh Lê Khắc Thanh Hoài Triết Gia Phạm Công Thiện

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 – 2011] Đọc sách “Chuyện  một người đàn bà.. năm con”của Lê Khắc Thanh Hoài].

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 – 2011]  qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác  viết :  anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học  Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy  trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?

Đâu là sự thật, đâu là huyền thoại ?

Được chị Lê Khắc Thanh Hoài tặng cho quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị : Chuyện một  người đàn bà năm con,  tôi đọc say mê, với lối văn giản dị trong sáng tôi đọc một mạch, tôi không ngờ chị viết hay và hấp dẫn như thế về cuộc đời khổ đau gian truân của chị với một thi nhân, triết gia mà thời niên thiếu tôi đã từng say mê tác giả : Ý thức mới trong văn nghệ và triết học , Phạm Công Thiện.

Sách trang bìa hình tháp Eiffel  Paris, nơi xảy ra câu chuyện và bức chân dung  chị Lê Khắc Thanh Hoài  ký tên  Phạm Công Thiện vẽ, ngày anh tỏ tình cùng chị, chị không dấu tên người bạn đời. Người đàn bà có năm con cùng triết gia, nhà thơ Phạm Công Thiện (1941-2011) kể lại cuộc đời mình dẫn nhập bằng cuộc đối thoại với cháu ngoại,  mừng sinh nhật bà, trao phong bì : một bài thơ bằng tiếng Pháp  và  lì xì :  10 Euro cho bà, vì thấy bà ngoại nghèo quá thật là dễ thương, ngộ nghĩnh và cảm động. Từ đó chị kể lại cuộc đời mình qua 13 năm sống chung. Thời gian mà anh  sang Pháp  năm 1970, từ bỏ áo nhà tu Thích Nguyên Tánh  và  sau năm 1985 anh sang Mỹ cư ngụ tại Los Angeles và qua đời tại Houston..

Tuổi học sinh Trung học, tôi say mê khi đọc Phạm Công Thiện, tôi biết về thơ Appolinaire, Rimbaud, Pierre Emmanuel..về các triết gia mới  Tây Phương qua anh.

Bây giờ thì tôi viết về anh qua truyện kể của chị Thanh Hoài, nhìn anh qua những Vidéo các buổi nói chuyện của anh. Tôi muốn tìm hiểu cuộc đời  Hiện tượng Phạm Công Thiện, một thời làm mưa làm gió tại Miền Nam những năm 1966-1970. Và dư âm những mưa gió ấy tại Hải ngoại từ 1970 đến năm 2011. Tôi muốn hiểu Phạm Công Thiện là ai ? anh là một thiên tài thần đồng, hay một  một Trạng Quỳnh của một thời ?. Những kiến thức anh lấy từ đâu ? nguyên do gì anh đã mê hoặc  cả một thế hệ tuổi trẻ miền Nam trong thời điểm đó . Đâu là sự thật của đời anh, đâu là huyền thoại do anh và mọi người thêu dệt. Những người Phạm Công Thiện quen biết  tôi đều có dịp gặp gỡ :  từ chùa Hải Đức Nha Trang, đến Paris, đến Viện Đại Học Vạn Hạnh : Họa sĩ Vĩnh Ấn, nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà thơ Nhị Tay Ngàn đến Hoà thượng Minh Châu Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Thiền sư Nhất Hạnh, chị Thanh Hoài người bạn đời từng chung sống với anh 13 năm, và có  5 con với anh.

Chị Thanh Hoài sinh năm 1950 tại Huế, con một vị bác sĩ nổi tiếng tại Huế trong Phong Trào tranh đấu Phật Giáo  miền Trung, năm 1963 từng bị  tù dưới chế độ Ngô Đình. Năm 1969 chị học Triết học Đông Phương tại Viện Đại Học Vạn Hạnh. Năm 1970 chị lên đường sang Bruxelles du học. Gặp và kết hôn với  Phạm Công Thiện tại Paris. Chị Thanh Hoài còn là một nhạc sĩ đàn dương cầm, từng học Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế, tác giả nhiều CD, và hàng trăm nhạc phẩm.

Trước nhất  Phạm Công Thiện là một nhà thơ : tập Ngày sinh của rắn  in năm 1988, có những bài thơ đẹp,  và lạ lùng :

VI : 

tôi chấp chới

đắng giọng

giữa tháng ngày mơ mộng

nốt ruồi của hương

hay nốt ruồi của rigvéda

tôi mửa máu đen

trên nửa đêm paris

tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng

tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người

cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ

mặt trời có thai!

mặt trời có thai!

sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt.

VIII :

mười năm qua gió thổi đồi tây

tôi long đong theo bóng chim gầy

một sớm em về ru giấc ngủ

bông trời bay trắng cả rừng cây

gió thổi đồi tây hay đồi đông

hiu hắt quê hương bến cỏ hồng

trong mơ em vẫn còn bên cửa

tôi đứng trên đồi mây trổ bông

gió thổi đồi thu qua đồi thông

mưa hạ ly hương nước ngược dòng

tôi đau trong tiếng gà xơ xác

một sớm bông hồng nở cửa đông

Anh nổi tiếng thần đồng, 15 tuổi đã công tác viết bài cho tạp chí Bách Khoa, một tạp chí nổi tiếng giới trí thức miền Nam thời bấy giờ, anh thông thạo 5, 6 ngoại ngữ, một quyển sách anh được Nguyễn Hiến Lê giới thiệu. Nguyễn Hiến Lê là một học giả tự học viết khoảng 60 quyển sách từ sách : Tự học làm người, Rèn luyện nhân cách, đến Triết Học Trung Hoa. Một kiến thức đáng kính phục. Có lẽ Phạm Công Thiện đã học phương pháp tự học và làm việc của  học giả Nguyễn Hiến Lê. Muốn học một ngôn ngữ, học bằng cách dịch  quyển sách mình ưa thích, mỗi ngày đều đặn, chỉnh tề, ngồi vào bàn viết.. lúc đầu khó khăn, sau thành thói quen viết dễ dàng nhanh chóng. Tôi hiểu anh không nói ngoa, anh đã viết 20 quyển sách thời niên thiếu và đốt đi. Đó là cách tập luyện viết sách, đọc một quyển sách mình mô phỏng theo, viết một quyển tương tự, ban đầu mình chịu ảnh hưởng nhiều từ từ mình tạo ra một phong cách riêng, tiến đến một sáng tạo hoàn toàn.

Anh giỏi tiếng Pháp. Anh có tài dịch thơ lưu loát và quyến rũ. Anh đọc các triết gia Tây Phương và các Thiền sư Phật Giáo và diễn tả lại gọn gàng dễ hiểu. Anh đáp ứng được nhu cầu giới trẻ đương thời đang muốn mở ra tiếp xúc với Tây Phương, nhưng không đủ vốn liếng ngôn ngữ để đọc trực tiếp bằng tiếng Pháp, tiếng Anh. Kiến thức văn chương Tây Phương từ sau cuộc tiếp xúc với Văn chương lãng mạn thời Thơ Mới với Baudelaire, Edgar Poe… Các Triết gia  Hiện Sinh, hiện đại như thế nào ? Anh đáp ứng được một nhu cầu muốn tìm hiểu của đương thời. Thuở còn học sinh Trung Học tại Phan Thiết, tôi và anh Nguyễn Bắc Sơn, nhà thơ, thường gặp nhau bàn về những điều Phạm Công Thiện viết. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh Việt Nam, thân phận thanh niên rồi sẽ đi lính, rồi sẽ chết trên chiến trường như bao bạn bè.   Trong không khí thành thị miền Nam thời đó, thanh niên cần một lối thoát ra khỏi không gian tù túng, mơ ước một chân trời khác , đọc được Phạm Công Thiện hay Bùi Giáng tên tuổi các triết gia Hy Lạp, triết gia bên Tây  tên tuổi nghe mù mờ, có người tóm lược giảng giải  nên lấy làm thích thú. Lâu lâu lại khen chữ nghĩa, tâng bốc  văn hóa Việt Nam, làm hừng chí  tự ti dân tộc.  Phạm Công Thiện  nổi danh trên mảnh đất trống tư tưởng  đó.

Phạm Công Thiện là một người quyến rũ, có sức thôi miên người đối thoại. Chị Thanh Hoài viết  tr 167:

« Gặp Chàng là gặp người bằng xương bằng thịt, không phải là người trong văn chương tiểu thuyết. Chàng rất chân thật, không giả dối kệch cởm.  Chàng phản ảnh đúng những gì Chàng viết. Thẳng thắn. Táo bạo. Nẩy lửa. Sức hút dữ dội. Quyến rũ lạ lùng. Người đối diện chỉ còn biết buông xuôi và.. trôi theo bấp bênh cùng Chàng !

Phải rồi ! Bấp bênh và.. vô định ! Tự dưng nàng linh cảm mãnh liệt điều đó. Đến với chàng là chấp nhận bấp bênh và vô định. Không chờ đợi, không đòi hỏi. Vô điều kiện.  Là quăng bỏ quá khứ và tương lai. Là phiêu lưu không cần địa bàn định hướng. Chỉ có một chiếc kim chỉ nam là tấm lòng, là con tim, là sự thành thật. Đó mới là kho tàng vô giá. »

Thời tôi và chị Thanh Hoài đi du học, số nam sinh viên luôn luôn đông hơn nữ, tỷ lệ có thể đến 1/20. Được một cô sinh viên du học xinh đẹp mới qua là có ít nhất  hàng tá chàng trai Việt chạy theo. Các gia đình thượng lưu trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ, gửi con gái đi du học với niềm hy vọng : nếu nó học không xong cũng hy vọng có được tấm chồng trí thức, bác sĩ, kỹ sư, tương lai bảo đảm. Con gái nếu không thành công, thì có con rể vinh hiển cũng được nơi nương tựa yên ổn. Chị Thanh Hoài đã từ chối bao kỹ sư, bác sĩ đến với chị để nghe tiếng gọi của trái tim yêu một thi sĩ, một triết gia, âu cũng là một sự lựa chọn cho cuộc đời gian truân của chị.

 Phạm Công Thiện là ai ? anh được đào tạo từ đâu ? hay anh là một thiên tài, đã học từ bao nhiêu kiếp trước, nay sinh ra đã trở thành một triết gia không cần học ai ?

Theo tiểu sử anh sinh ra từ một gia đình theo đạo Công Giáo, anh theo học một trường tư thục Công giáo dạy bằng tiếng Pháp, anh được  cha mẹ mướn người dạy kèm học tại tư gia, nhưng năm 1963, anh ra Nha Trang quen biết với nhà thơ Quách Tấn. Quách Tấn  đưa anh đi thăm viếng chùa Hải Đức, nơi đây anh tập thiền và  quy y thọ giới Sa Di pháp danh Nguyên Tánh với Thầy Trí Thủ, một vị cao tăng Phật Giáo.

Phạm Công Thiện không viết hồi ký nên không rõ anh có bằng Tú Tài  II hay không, nhưng giỏi sinh ngữ như anh  việc thi thí sinh tự do, lấy bằng Tú Tài toàn phần  không phải là chuyện khó, rất nhiều học  sinh học trường Pháp, thi  thí sinh tự do lấy bằng Tú Tài  II Ban Sinh Ngữ Văn Chương trường Việt thật dễ dàng. Học sinh  trường Pháp thi  môn Anh Văn, Pháp Văn kỳ thi  Tú Tài Việt được 18, 20 dễ dàng, các môn Triết Học, Sử Địa chỉ cần học một lượt cũng được trung bình là  kỳ thi qua trót lọt.Triết Học lại là môn anh Thiện ưa thích lại quen viết bằng tiếng Việt.  Để có học bổng tại Viện Đại Học Yale, để đi du học  Hoa Kỳ khoảng đầu năm 1964, Phạm Công Thiện phải có bằng Tú Tài Toàn Phần hạng Ưu hay Bình.  Phạm Công Thiện  xong B.A (Cử nhân) tại Yale, và chuyển sang Columbia, nơi thầy Nhất Hạnh từng học, thì anh bỏ học ra đời.

Trong quyển Hố Thẳm Tư Tưởng, Lá Bối, Sài Gòn Xuất bản  1968, trong bức thư cho Nhị Tay Ngàn, chương đầu Phạm Công Thiện viết :« Thời gian tao ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học, vì tao thấy những trường đại học tao học, như trường đại học Yale  và Columbia, chỉ toàn là những nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến những giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ nhiều hơn là họ dạy tao. Qua Pháp ta đã sống nghèo đói thế nào, thì mày đã biết rõ rồi, những lúc tao nằm ngủ tại những vỉa hè Paris, vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy, tao vẫn còn cảm thấy sung sướng hơn là ngồi nghe mấy thằng giáo sư trường đại học Yale hay Columbia giảng cho tao nghe về Aristote hay Hégel, và Heidegger hay Héraclite.  »

« Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao cũng không thèm nghe nữa. Tao là học trò của tao, và chỉ có tao là thầy của tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không muốn ai làm thầy  của tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lập đi lập lại vô ý thức hay có ý thức, trí thức 15 xu, ái quốc nhân đạo 35 xu, triết lý tôn giáo 45 xu..

Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hégel hay Karl Marx. Không cần phải đọc Khổng Tử, Lão Tử. Không cần phải đọc Upanisads và Bhagavad Gita. Chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nội tại tiếng Việt Nam là bổng nhiên nhìn thấy tất cả đạo lý, triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sâu trong ba tiếng Việt đơn sơ như : Con, Cái, Chay, Cháy, Chày, Chảy, Chạy và còn bao nhiêu điều  đáng suy nghĩ khác mà chúng ta bỏ quên một cách ngu xuẩn. » 

Phạm Công Thiện, sang Pháp, anh ghi danh ở Rennes, Bretagne, ở với người anh đã sang Pháp trước nhưng rồi không thuận với anh,  ông lên Paris khoảng năm 1966. Lúc này tại Paris,  Thầy Nhất Hạnh  lập Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại, chi bộ Pháp do anh Võ Văn Ái  làm Tổng Thư Ký, trụ sở tại Maison Alfort, ngoại ô Paris. Phạm Công Thiện thân thiết với anh Ái và cùng ở nơi này.

Năm 1966, Hòa Thượng Minh Châu  đến Paris tìm người trợ giúp Viện Đại Học Vạn Hạnh. Gặp Phạm Công Thiện, thầy thuyết phục anh làm  lễ xuất gia, thọ giới Tỳ Kheo  cho  anh, Đại Đức Thích Nguyên Tánh  và đưa anh về Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Phạm Công Thiện  phụ trách Khoa Khoa Học Nhân Văn ; Sáng lập tạp chí Tư Tưởng, và soạn chương trình cho Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Niên  khoá  1968-1969 ; Thanh Hoài học môn Triết Đông với Thầy Nguyên Tánh.

Năm 1970, Thanh Hoài lên đường đi du học tại Bruxelles. Cũng năm này Phạm Công Thiện đi dự một Hội Nghị Phật Giáo cùng Hoà Thượng Minh Châu, anh xin ở lại ghi tên làm luận án Tiến Sĩ .  Tại Paris, Thanh Hoài gặp lại Phạm Công Thiện tại nhà họa sĩ Vĩnh Ấn. Thanh Hoài quyết định bỏ Bruxelles sang Pháp chung sống cùng Phạm Công Thiện. Cuộc sống phiêu lưu đầy gian nan, sống với học bổng của anh trong 4 năm.  Sau đó anh xin được một việc làm văn phòng Đại học Toulousse. Nhân có một chân phụ giảng trống anh làm đơn xin việc. Phạm Công Thiện được giáo sư hướng dẫn giới thiệu ‘ Sinh viên ưu tú xuất sắc hạng nhất, bốn năm cao học đã hoàn tất ‘  (tr 252). Điều này chứng tỏ Phạm Công Thiện đã xong văn bằng tốt nghiệp Ecole Pratique des Hautes Etudes (tương đương với Master) tại Sorbonne, và học xong một năm D. E. A. Diplôme Etudes Approfondies, (theo tổ chức đại học Pháp lúc đó, ngày nay đã đổi thành Master I, Master II và bỏ văn bằng Tiến sĩ  Đệ Tam cấp và Tiến sĩ Quốc Gia, chỉ còn một văn bằng Tiến sĩ  duy nhất).  Anh làm việc này giao kèo gia hạn mỗi năm, chức vụ cuối cùng là Giảng  sư (Maître de Conférence) tại Đại Học Toulousse II… Công việc tạm ổn định, chị Thanh Hoài sinh năm con, bốn cháu trai và một cô gái út, quần quật với bầy con : đưa rước đi học, ăn uống tắm rửa, bếp núp, chị còn làm việc  ráp linh kiện cho hãng máy bay Airbus, nhưng Phạm Công Thiện lại rơi vào vòng nghiện rượu, sống cuộc sống đầy bè bạn quên mất chuyện gia đình.

« Và nơi ngôi biệt thự xinh xắn đó, nơi mà đáng lý ra chỉ có hương hoa và sắc  màu  của một vị ngọt là hạnh phúc, thì trớ trêu thay, nơi  đây suốt bảy năm trời chỉ mang một vị đắng. Vị đắng của khổ đau. Vị chua chát của rượu… Chàng đã thỏa hiệp với con ma rượu.

« Anh không thấy gì hứng thú vì cứ phải lải nhải triết lý để kiếm tiền nuôi vợ con ». «  Anh chỉ là chiếc bóng đằng sau bầy con.  Điều này cũng làm anh đau khổ.. Lải nhải triết lý xong thì anh chỉ còn biết lè nhè . »

« Thì giờ của em dành cho con quá nhiều và em đã bỏ rơi anh.. Hay là em.. tránh né anh.. ?  »

Tránh né anh vì em ghê sợ mùi rượu. Vậy anh hãy ngừng uống rượu..

Đúng là lẫn quẩn không lối thoát !

Bảy năm trời trôi qua trong cái vòng lẩn quẩn không lối thoát đó, nơi cái biệt thự màu hồng đó. Nàng thì vẫn cứ xoay mòng với bầy con năm đứa. Chàng thì cố gắng làm tròn công việc dạy học, cho dù nỗi chán chường mỗi ngày một chồng chất, nhưng bọn sinh viên vẫn ào ào tới càng ngày càng đông hơn, giới trí thức trong tỉnh lần lần nghe tiếng và bạn bè lũ lượt kéo đến càng nhiều hơn. Những buổi trà dư tửu hậu lại tiếp nối nhau. Khói thuốc vẫn mịt mù lan toả. Mùi rượu vẫn nồng nặc xông lên..

Cho đến cái ngày mà giọt nước đã tràn đầy ly thì cái vòng lẩn quẩn đó tự động ngừng quay. »

Một ngày Thanh Hoài bị suyển nặng, ho vì dị ứng phấn hoa, nhờ anh đi mua thuốc. Anh ra đường  gặp bạn bè rủ đi ăn nhậu, quên mất chuyện thuốc cứu cấp cho vợ, sáng hôm sau mới về mang một hộp trứng, hỏi thuốc, anh quên mất.

« Sáng hôm ấy, vì quá mệt, Nàng đưa toa của bác sĩ nhờ Chàng ghé tiệm thuốc mua giùm Nàng. Mười lăm phút, hai mươi phút, ba mươi phút trôi qua, Nàng ngong ngóng Chàng về đưa thuốc cho đỡ nghẹt thở. Rồi một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua.. vẫn không thấy bóng Chàng. Nửa ngày trôi qua. Một đêm trôi qua. Nàng vẫn ngong ngóng. Nhưng vẫn không thấy bóng chàng đâu. Một đêm đã trôi thật quá dài, quá dài tưởng như bất tận. Không ngủ được vì ho, vì nghẹt thở. Nàng đã trải nghiệm cảm giác thế nào là kề cận cái chết. Nàng không đủ sức để tức giận, vì nàng nghĩ nếu chết trong sự tức tối, chỉ tự mình hại mình, sẽ không được đầu thai tốt, lại còn rơi vào đọa xứ nữa không chừng !  Chi bằng cứ thản nhiên, chấp nhận số phận và thanh thản niệm Phật. Đây là điều cần làm trong lúc này, chẳng phải là sự tức giận !

Nàng nhắm mắt chờ thần chết rước đi. Nhưng không, không được ! Nàng sực tỉnh ! Mà kia mình đã quên mất bầy con, mình chết thì chúng sẽ ra sao đây ? Mình có thể bỏ chúng để ‘ tiêu diêu ‘ nơi phương trời nào đó được chăng ? Từ bỏ cái thân thể bệnh hoạn khổ sở thì mình cũng hết nợ với thế gian này, nhẹ nhàng thanh thản cho mình, nhưng không thể chỉ nghĩ đến mình mà quên bầy con. Không được rồi, không đúng rồi.. Không mình phải sống, phải ngồi dậy, đứng thẳng và không còn nghẹt thở. Mình phải tự bảo vệ mình, không thể buông xuôi ! Mình nhớ đã từng được dạy dỗ ‘ thân người khó được ‘, phải bảo vệ nó cơ mà ! Không sát sanh, không hại vật, nhưng khi nguy cơ đến thì cũng phải biết tự bảo vệ để không mất mạng chứ ! Có thể nào chết dễ dàng như vậy được ? Không, ta phải sống !

Khi trời vừa tờ mờ sáng thì Nàng nghe tiếng cửa mở. Chỉ cần thấy dáng bộ xiêu vẹo, ngả nghiêng của Chàng là nàng thừa hiểu tất cả. Trông Chàng còn thê thảm hơn cả Nàng nữa ! Thôi thì chẳng còn gì để hỏi, để nói, để trách nữa. Chắc chắn là không có thuốc cho Nàng rồi.

Dù gì thì Nàng cũng đã quyết định rằng Nàng phải sống, Nàng phải thở, Nàng phải đứng thẳng dậy và đi tiếp.

Nhưng đoạn đường đi tiếp của Nàng chắc chắn là sẽ không đi cùng Chàng. Không vì tức giận hay oán trách, mà chỉ vì không còn giải pháp nào khác hơn.

Thế là Nàng lặng lẽ sắp đặt cuộc ra đi của Nàng. Rồi đến ngày hôm đó, không báo trước, không nói năng. Nàng âm thầm dắt bầy con ra khỏi ngôi biệt thự màu hồng . » 

 Thanh Hoài quyết định chia tay cùng anh, chị thu xếp cùng năm con ra đi. Phạm Công Thiện cũng mất việc đại học vì khế ước không được gia hạn và ghế giảng sư cũng không còn, anh được Hoà Thượng Mãn Giác mời sang dạy tại Viện Quốc Tế Phật Giáo, tai Los Angeles. Anh lại trở về cư ngụ tại chùa, tại nhà bạn bè. Thanh Hoài

Tại xã hội Pháp nuôi nấng năm con không phải là điều dễ dàng, thường mỗi gia đình chỉ dám có 2,3 con. Thanh Hoài vừa làm mẹ, vừa làm cha, khi dạy đàn dương cầm, khi làm quản gia và các công việc khác, nuôi năm con cho đến khi trưởng thành, thành người :  Cậu trai đầu , tốt nghiệp École Normal Supérieur rue d’Ulm, Tiến sĩ Vật lý , giảng dạy Vật Lý Viện Đại Học Paris  Orsay. Cậu thứ hai Tốt nghiệp Cao Đẳng Thương Mại tại Bordeaux, Giám Đốc  Thương Mại, cậu thứ ba Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật tại San José Hoa Kỳ, Họa sĩ, cậu thứ tư  giống bố ở chỗ thích Triết Học  và cô gái út Bác sĩ Nhi Khoa. Chị có đầy đàn cháu nội, cháu ngoại.

Phạm Công Thiện qua đời năm 2011 tại Houston, các con đều sang dự đám tang cha.

« Nhờ âm nhạc, qua âm nhạc, bà luôn luôn đi sát cạnh cuộc đời, ở trong cuộc đời, thăng hoa cuộc đời, biến những nỗi buồn thành niềm vui, những chán chường thành lạc quan yêu đời, cô đơn thành cảm thông chia sẽ. »

Đứa cháu ngoại đã hỏi chị :

-«  Bà ơi ! Bà có giận ông ngoại không ?

–  Bà chẳng hề giận !

– Thực ra, con cũng thấy thương ông ngoại làm sao ấy..

Cháu bà giỏi lắm, các cậu và mẹ con cũng thế, luôn yêu thương ông ngoại, không hề ghét bỏ hay trách móc.

– Mỗi lần gặp lại ông, con chỉ muốn ôm ông hôn và không cần phải nói nhiều.. Con biết ông không hề có ý làm khổ bà, vì chính ông là người khổ trước tiên nếu phải làm khổ ai…. Ông ngoại vẫn luôn bảo tụi con phải yêu thương bà hết mực, vì nhờ bà mà mẹ con, các cậu con nên người. Có  điều.. ông vẫn nghĩ là bà còn giận ông !

– Con có nghĩ như vậy khi bà kể chuyện cho con ?

–  Không, Con nghĩ bà vẫn còn yêu ông ngoại !

 – Thực ư.. Chính bà cũng không biết ! »  

Kính mời xem tác phẩm của Triết Gia Phạm Công Thiện

Khép lại trang sách tôi ngẫm nghĩ. Tiếc là sách bằng tiếng Việt, nếu viết bằng tiếng Pháp, các cháu nội, cháu ngoại chị Thanh Hoài đọc được sẽ nghĩ rằng : ông bà mình thiếu thông tin cho nhau. Nếu ông đi đâu, điện thoại cho bà một tiếng, hay nếu có điện thoại di động, bà gọi ông nhắn ông đem thuốc về gấp thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Tiếc thay oan Quan Âm Thị Kính nằm ở chổ, thời ấy chưa có dao cạo râu : Thị Kính phải vác con dao phay to tướng cắt râu cho chồng.  Bà giận ông : vì thời ấy chưa có điện thoại di động. Nếu không bà sẽ điều khiển từ xa, ông chồng triết gia lãng trí hay quên của mình.

Các cháu Việt Nam sinh ra tại Pháp xem xong vở tuồng Quan Âm Thị Kính thường tức tối và hỏi : Où est sa bouche ?. Cái miệng bà Thị Kính ở đâu ? Sao bà không nói ? Sao ông không nói ? Tiếc thay khi ông bà giận nhau các cháu chưa ra đời !

Khép lại đọc trang cuối bìa tập sách là lời Phạm Công Thiện viết khi gặp nhau lần cuối : « Ở nơi chốn hỗn loạn, ở nơi tận cùng của khổ đau và tuyệt vọng mà tiếng nhạc của em vẫn có thể vang lên những âm thanh của dịu dàng đầm thắm, bay bổng cao vút tận chân trời, từ cái điều Không Thể mà vẫn Có Thể. Hãy gọi đó là Giai Điệu Của Cái Điều Không Thể. »  

Khép lại trang sách chuyện kể một cuộc tình, hai cuộc đời không trọn vẹn cùng nhau đến cuối đời. Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm  tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài.

Xin giới thiệu tiểu thuyết “Chuyện một người đàn bà.. năm con » của Lê Khắc Thanh Hoài do nhà xuất bản Thời Đại xuất bản tại Hà Nội và Sài Gòn cùng đọc giả trong và ngoài nước. Qua câu chuyện một kinh nghiệm sống cuộc đời, chị đã vẽ ra một khung cảnh người Việt trên đất Pháp, nó cần thiết cho các bạn trẻ, cho phụ huynh khi con em lên đường du học. Truyện còn giúp ta hiểu hơn về Phạm Công Thiện một nhà thơ, một triết gia một thời danh tiếng  tại miền Nam Việt Nam.

Paris 23-7-2016PHẠM TRỌNG CHÁNHTiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne.

 
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

THÂN TRỌNG SƠN dịch và giới thiệu: BẢN DI CHÚC -Truyên ngắn của nhà văn Pháp GUY DE MAUPASSANT (1850-1893)

Tôi quen anh chàng cao cao tên là René de Bourneval đó. Anh có thái độ đối xử dễ thương, tuy hơi âu sầu, hình như ngán ngẩm mọi chuyện, khá hoài nghi, một kiểu hoài nghi chính xác và cay độc, đặc biệt khéo léo vạch trần mọi thói đạo đức giả của người đời chỉ bằng một từ thôi. Anh thường nói:” Chẳng có người lương thiện đâu, hoặc ít ra họ chỉ lương thiện tương đối so với bọn bất lương.”

Anh có hai người anh mà anh chẳng mấy khi gặp, những người mang họ de Courcils. Tôi nghĩ anh là anh em khác cha vì thấy mang họ khác. Nhiều lần tôi nghe nói trong gia đình này có chuyện ly kỳ lắm, nhưng không nói rõ chi tiết.

Tôi rất thích anh chàng này và chúng tôi đã sớm kết thân. Một tối kia, trong khi chỉ hai người cùng ăn tối chung, tôi buột miệng hỏi: ” Anh là con của cuộc hôn nhân đầu hay thứ hai?” Tôi thấy mặt anh hơi tái rồi đỏ bừng, anh lặng im vài giây, lộ rõ vẻ bối rối. Rồi, nở nụ cười buồn bã và hiền lành quen thuộc, anh nói: ” Bạn thân mến, nếu anh không chán, tôi sẽ kể cho anh những chi tiết lạ lùng về gốc gác của tôi. Tôi biết anh là người thông minh, n ê n tôi không ngại chuyện kể sẽ ảnh hưởng đến tình bạn của anh, mà nếu có ảnh hưởng thì tôi cũng không thiết tha chuyện coi anh là bạn nữa”.

Mẹ tôi, bà de Courlis, là một phụ nữ nhỏ bé, rụt r è ,đáng thương, do có của cải mà được cưới làm vợ. Cuộc đời bà là cả một nỗi thống khổ. Với tâm hồn nhân hậu, sợ sệt, tế nhị, bà bị ngược đãi không ngừng bởi người đáng lẽ là cha tôi, là một trong những nông dân mà người ta gọi là quý tộc nhà quê. Lấy vợ được một tháng, ông sống với một người tớ gái. Ngoài ra, ông còn lấy vợ và con của các tá điền làm nhân tình, trong khi vợ vẫn sinh cho ông hai đứa con, nếu tính cả tôi nữa thì là ba. Mẹ tôi chẳng hó hé gì, trong căn nhà lúc nào cũng ồn ào này bà sống như những con chuột nhắt lén lút dưới bàn ghế. Mờ nhạt, ẩn khuất, run rẩy, bà nhìn mọi người bằng đôi mắt sáng đầy âu lo, luôn linh hoạt, đôi mắt hốt hoảng do nỗi sợ không rời. Tuy nhiên, bà đẹp, rất đẹp, mái tóc vàng, màu vàng xám, một sắc vàng  nhợt nhạt, chừng như tóc bà vì sợ hãi liên miên mà phai màu đi.

Trong số những người bạn hay lui tới lâu đài của ông de Courcils, có một cựu sĩ quan kỵ binh, goá vợ, người được nể sợ, dịu dàng và mạnh mẽ, có thể đưa ra những quyết định cương quyết nhất, đó l à  ông de Bourneval, mà tôi đang mang họ đây. Ông ấy cao lớn, mảnh khảnh, râu mép đen rậm. Tôi giống ông lắm. Ông đọc nhiều và  tư tưởng của ông không giống chút nào những người cùng tầng lớp với ông. Bà cố của ông từng là bạn của J.J.Rousseau (1), và có thể nói là ông đã thừa hưởng chút gì từ mối quan hệ này của tiền nhân. Ông thuộc lòng “Khế ước xã hội ” (2) , “Héloïse mới” (3)  và tất cả các sách thuyết lý chuẩn bị từ sớm sự đảo lộn sau này của các tậ p qu án xưa cũ, các thành kiến, các luật lệ lỗi thời, nền luân lý ngu xuẩn.

Có vẻ như ông yêu mẹ tôi, và được yêu lại. Mối quan hệ này hoàn toàn bí mật đến độ không ai nghi ngờ gì. Người phụ nữ đáng thương, rầu rĩ, bị bỏ rơi, hẳn phải tuyệt vọng gắn bó với ông, mong nhờ sự giao thiệp này mà có được lối nghĩ, tư tưởng tình cảm tự do, yêu đương táo bạo, nhưng, do bản tính rụt rè, chẳng bao giờ bà dám lên tiếng, tất cả những điều kia bị dồn nén, cô đọng, ép chặt lại trong con tim không cởi mở bao giờ của bà.

Hai người anh của tôi, cũng như cha, đối đãi thô bạo với bà, chẳng lúc nào dịu ngọt, và ở trong nhà chẳng xem bà ra gì cả, phần nào chỉ xem là con ở thôi.

Tôi là con trai độc nhất yêu bà thực sự và được bà yêu.

Bà  qua  đời. Lúc đó tôi mười tám tuổi. Để anh hiểu chuyện tiếp theo, tôi phải nói thêm rằng chồng bà đã  biết được sự tư vấn pháp lý quyết định việc phân chia tài sản có lợi cho mẹ tôi, nhờ vào sự vận dụng khôn khéo pháp luật và sự tận tuỵ thông minh của công chứng viên, bà được giữ quyền lập di chúc để lại t à i sản theo ý mình.

Như vậy, chúng tôi được thông báo là bản di chúc hiện có tại văn phòng công chứng, v à  được mời tới nghe công bố.

Tôi còn nhớ như chuyện mới xảy ra hôm qua. Quang cảnh hôm đó thật long trọng, kịch tính, khôi h à i, bất ngờ, dẫn dắt bởi sự phản kháng muộn màng của người đã khuất, bởi tiếng thét đòi tự do, bởi nguyện vọng từ đáy mồ của người phụ nữ thống khổ bị phong tục đè nén suốt cả cuộc đời, và giờ đây, từ chiếc quan tài đóng kín, cất lên tiếng gọi đầy tuyệt vọng kêu đòi độc lập.

Người lâu nay vẫn tự cho là cha tôi, to béo, đỏ lừ, gợi hình ảnh anh hàng thịt, và các ông anh tôi, hai chàng khoẻ mạnh hai mươi và hai mươi hai tuổi, ngồi yên trên ghế chờ đợi. Ông de  Bourneval,  được mời tới dự, bước vào ngồi sau lưng tôi. Người bó sát trong chiếc áo choàng, ông trông xanh xao, thỉnh thoảng nhay nhay bộ râu mép nay đã hơi bạc. Hẳn là ông đã biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.

Viên công chứng khoá kín cửa, mở chiếc phong bì gắn xi đỏ mà chính ông cũng không rõ nội dung, và bắt đầu đọc.

Đột nhiên bạn tôi ngừng lại, đứng lên đến ngăn kéo tủ lấy ra một mảnh giấy cũ, mở ra, hôn tờ giấy thật lâu, rồi mới nói tiếp. Đây là bản di chúc của người mẹ yêu quý của tôi.

” Tôi, ký tên dưới đây,  Anne- Catherine- Geneviève- Mathilde de Croixluce,  vợ hợp pháp của  Jean- Léoplod- Joseph Gontran de Courcils, thể chất khoẻ mạnh, tinh thần tỉnh táo, bày tỏ ước nguyện cuối cùng của tôi như sau:

Trước tiên tôi cầu xin Chúa, sau đó là René con trai tôi, tha thứ cho hành động tôi sắp sửa phạm phải sau đây. Tôi nghĩ là con tôi đủ bao dung để hiểu và tha thứ cho tôi. Tôi đã đau khổ suốt đời. Chồng tôi đã cưới tôi vì tính toán, sau đó không ngừng khinh miệt, lạnh nhạt, ức hiếp, lừa dối tôi.

Tôi tha thứ cho ông ta, nhưng tôi không mắc nợ gì ông ta cả.

Những đứa con trai lớn của tôi không yêu thương, chiều chuộng tôi chút nào, chỉ bất đắc dĩ xem tôi là mẹ.

Suốt đời tôi, tôi đã đối xử với chúng như bổn phận phải làm, tôi chết đi cũng chẳng nợ nần gì chúng.  Những mố i quan h ệ huyết thống không thể có được nếu không có tình thương bền vững, thiêng liêng, biểu lộ hàng ngày. Đứa con bất hiếu còn tệ hơn người dưng, mà là tên tội phạm, bởi nó không được phép tỏ ra dửng dưng với mẹ đẻ của mình.

Tôi lúc nào cũng run sợ trước nam giới, trước những luật lệ bất công, những thói quen bất nhân, những thành kiến bất lương của họ. Trước Thượng đế, tôi không còn sợ nữa. Chết đi, tôi vứt bỏ thói đạo đức giả đáng hỗ thẹn khỏi mình, tôi dám nói lên điều mình nghĩ, bộc bạch và chịu trách nhiệm bí mật của con tim.

Bởi lẽ đó, tôi chuyển cho ông Pierre-Germer-Simon de Bourneval, người tình yêu quý của tôi, toàn bộ phần tài sản mà luật pháp cho phép tôi sử dụng, để sau đó sẽ về phần con trai René thân yêu của chúng tôi.

( Ngoài ra ước nguyện này còn được ghi nhận cụ thể hơn trong một văn bản công chứng ).

Và, trước Đấng phán xử tối cao đang lắng nghe tôi đây, tôi xin tuyên bố là lẽ ra tôi đã nguyền rủa đất trời và lẽ sống nếu tôi không nhận được tình thương sâu sắc, tận tuỵ, ngọt ngào, bền vững của người yêu của tôi, nếu trong vòng tay ông ấy tôi không hiểu được rằng đấng Sáng tạo đã tạo ra con người là để yêu thương nhau, che chở nhau, an ủi nhau, và để cùng khóc trong những giờ phút cay đắng.

Hai con trai lớn của tôi đã có cha là ông de Courcils. Chỉ René là con ông de Bourneval. Tôi cầu xin đấng Quyền uy của con người và số phận của họ hãy nâng cha và con vượt lên trên những định kiến xã hội và hãy khiến hai cha con yêu thương nhau cho đến cuối đời và yêu cả tôi trong quan tài nữa.

Đấy là ý nghĩ cuối cùng và ước nguyện cuối cùng của tôi.

MATHILDE DE CROIXLUCE”.

Ông de Courcils đứng dậy la lớn: “Đây là di chúc của một người điên!”. Ngay lúc đó, ông de Bourneval nhích lên một bước và tuyên bố, giọng rõ ràng, quả quyết:

” Tôi,  Simon de Bourneval , tuyên bố rằng bản viết đó chứa đựng hoàn toàn sự thật. Tôi sẵn sàng bảo vệ nó trước bất cứ ai, v à  sẵn sàng chứng minh điều đó bằng số thư từ tôi đang giữ đây.”

Ông  de Courcils  liền bước về phía ông. Tôi nghĩ là họ sẽ đánh nhau. Họ đứng kia, cả hai đều cao lớn, người mập, người gầy, đều giận run cả người. Chồng của mẹ tôi lắp bắp nói: “Đồ khốn nạn!”. Người kia đáp trả, cũng giọng cương quyết và khô khan: ” Chúng ta sẽ gặp nhau chỗ khác, thưa ông. Lẽ ra tôi đã tát vào mặt ông và thách đấu với ông từ lâu rồi nếu tôi không nghĩ đến, hơn mọi thứ, sự bình yên trong tâm hồn người phụ nữ tội nghiệp mà ông đã gây ra quá nhiều đau khổ”.

Rồi, quay sang tôi, ông nói: ” Con là con của cha. Con muốn đi theo cha không? Cha không có quyền đưa con đi, nhưng cha sẽ nhận trách nhiệm đó nếu con đồng ý đi theo cha.”.

Tôi bắt tay ông mà không đáp. Và chúng tôi cùng ra về. Người tôi cứ lâng lâng.

Hai ngày sau, ông de  Bourneval  bắn hạ ông  de Courcils  trong cuộc thách đấu . Mấy người anh của tôi đã nín thinh vì ngại tai tiếng xấu xa. Tôi nhường cho họ và họ đã nhận một nửa gia tài mẹ tôi để lại.

Tôi lấy lại họ của người cha thực sự của tôi, từ khước cái họ không đúng mà luật

pháp gán cho tôi.

Ông de   Bourneval  mất đã năm năm rồi. Tôi vẫn chưa nguôi ngoai nỗi buồn.

Bạn tôi đứng dậy, tiến vài bước tới ngồi trước mặt tôi: ” Tôi cho rằng bản di chúc của mẹ tôi là một trong những thứ đẹp đẽ nhất, trung thực nhất, cao cả nhất mà một người phụ nữ có thể thực hiện. Ý anh chẳng phải vậy sao? ”

Tôi chìa ra cả hai tay cho anh: ” Vâng, chắc chắn l à  tô i c ũng nghĩ thế, bạn ạ!”

___________________________________________________________________

(1)    J.J. Rousseau  (1712-1778),nhà tư tưởng, nhà giáo dục học, nhà văn.

(2)    Khế ước xã hội,  Contrat social, tiểu luận triết học chính trị của Rousseau, 1762.

(3)    Julie ,  ou la nouvelle Héloïse,  tiểu thuyết, 1762.

THÂN TRỌNG SƠN

dịch từ nguyên bản tiếng Pháp

( Le testament – 7 novembre 1882 )

http://www.bmlisieux.com/litterature/maupassant/testamen.htm
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

xem phim hài 18+

tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn : đỏng đảnh luận / hoàng vũ đông sơn – 10

TV và BH

tháng 2 buồn đọc lại lỗ tấn

hoàng vũ đông sơn,

văn uyển xb,   usa 2002 

(Nguồn : http://thang-phai.blogspot.com ) đỏng đảnh luận

tạp văn:  hoàng vũ đông sơn

Giả thiết thôi nhé,   gặp  người đẹp, duyên  mặn mà,  không  một chút đỏng đảnh , thì  quả phí phạm !! ! –     Lính Không quân lực Việt Nam Cộng  Hòa  xưa , có câu gạ  gẫm, ‘ Khó vừa phải nhưng đứng khó qúa /   Anh nhờ em một tí em ơi !’

         – còn chàng  văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn  lại  không  ‘ nhờ em một tí’,   mà  dụ  ‘ em xứng đáng là  nàng Đỏng đảnh; đệ Nhất, Nhị, Tam  đỏng đảnh toàn tập’ của đời anh, đó  em !!!-   anh sẽ cất cao giọng’  Đỏng đảnh tuyệt vời / Tuyệt vời Đỏng đảnh’ .

       –  sở di  HVĐS  viết  được  , từ gợi ý , nơi  cô cựu biên tập nxb văn nghệ tp hcm  :  cái Duyên  là mẹ đẻ văn chương  /  tay  văn sĩ Phú lãng sa nói đấy !  .

không riêng HVĐS  mà thôi ,

cho tới một chàng văn sĩ khác, 

mỗi lần , nàng  Bao Tự tân thời  cười ,  khiến  chàng văn sĩ X…  tá hỏa  tam tinh : 

        ‘… ông ơi, tôi với ông tới quán cà-phê Văn nghệ cô Minh đi,  riêng tôi còn  được nhìn  nụ cười hoa nở cô biên tập tác phẩm ‘ Kòn trô ‘ tái bản ‘  !’ 

        –  năm 2000, chàng văn sĩ ra đi  mãi , vẫn chưa nhìn thấy nàng biên tập  ‘ cười một lần  với chàng  tác giả Kòn Trô ?’

– tôi kể lại 

   nàng ta im lặng, quay sang nói với bạn Nhi : ‘ hay là chúng ta sang ăn phở đà điểu mới mở ở đưởng Hai  bà Trưng đi…’

riêng tôi  suy nghĩ , ‘  chảng lẽ con đà điểu mỗi khi cuống sợ, hay chúc đầu vào  đống  cát !!! 

ĐINH BẠCH DÂN

SAIGON, JAN. 4, 2014. 

T hật lạ lùng, khi đàn anh tôi  cứ thích những sự đỏng đảnh,.   Ông là nhà soạn tự điển tầm cỡ và đã có nhiều bột bằng nhiều thứ tiếng có giá trị.  Chắc chắn ông phải hiểu hơn ai, cái ngữ nghĩa của sự đỏng đảnh mang một ý tưởng không hay ho gì.  Thế mà ông vẫn ‘ mết’  những dì, những mợ đỏng đảnh.  Sờ trán, thấy ông trán ông vẫn mát mẻ, khi đối luận vẫn ‘ anh hoa  phát tiết ra ngoài’  ào ào.  Tức là chẳng ‘ hâm ‘ tí nào .  Vậy đâu là cớ sự ?

Nghĩ mãi chẳng ra, đành muối mặt đi hỏi các bậc sĩ nhân, quân tử rành về tâm lý của mấy  lão Ngoan Đồng.   Các đấng ấy đều’ chứng khẩu đồng từ ‘  như các nhà đạo đức giả, đều khẳng định ban lời dạy dỗ.  rằng :

                                            No cơm ấm  cật đấy mà

                                           Già chơi trống bỏi đấy thôi

Tôi  không tiếp thu, không thu hoạch lời dạy dỗ ấy và phản bác lại :

‘ Kết luận về người ta thế là sai hoàn toàn, trong trường hợp này …’

‘ Sai ở chỗ nào ?

‘ Sai là không đúng’

‘ Tại sao không ?’

‘ Vì, một  là, đàn anh tôi cùng họ Nguyễn, nhưng không dây mơ rễ má gì với Uy Viễn tướng công, nên không có dư ‘ nhân dục ‘ để chứa  một bầu ăm ắp.  Tuổi tác cũng chưa được 73 để vui vẻ trả lời đối tượng rằng ‘ Ngũ thập niên tiền nhị thập tam’  . Hai là, đàn anh tôi không phải loại thương luân bại lý , đi tán tỉnh loại choai choai chanh cốm con nhà lành, hay‘ Hồng Hồng Tuyết Tuyết ‘ ở hang, ở động.   Ông ấy lại rất tôn kính những bậc mẹ thảo vợ hiền.  Chỉ muốn giao du văn nghệ với các  dì, các mợ sồn sồn, chồng bỏ, chồng chê, hoặc, nhún nhảy nhiều quá, nên gặp cảnh trái ngang, thành ra duyên phận long đong, không còn ra cái điển tích lý cố gì ‘.

‘ Giao du chay hay ngả mặn’

‘ Chay tịnh 100 %’

‘ Đã không ấm đầu, không chạm mạch, không ngu dốt, thế là tam không, thế là Tôn Ngộ Không chính  hiệu và là tổ sư Bổ đề của Cửu Đô Ni rồi.

‘ Chẳng phải là nhân y sĩ hay thú y sĩ, chưa khám , chưa xét, chưa hội chẩn, ông cũng chưa hề quen biết đàn anh tôi, sao  vội phán như Thánh vậy ?. Không sợ mù mồm hay tởn thọ à ?’

‘ Mù mồm ‘  thì có sợ.  Trong mồm có răng và có lưỡi.  Bị ghè gẫy răng, bị hớt mất lưỡi,  thì vêu vao liền một khi .  Nói chẳng đặng , nhá chẳng xong, thà chết sướng hơn.

‘ Còn tổn thọ ! Không sợ à ?’

‘ Không !  Bởi thọ yểu do số mệnh.  Bộ chết dễ lắm sao ? Đọc truyện kiếm hiệp của ông  Tàu Kim Dung, ông ấy diễn tả cái cảnh quấn hùng 36 bang 72 động ấm ớ hội tề bị vướng Sinh Tử Phù,  nên sống dở chết dở.  Bang chúa, Động chủ gì gì đi nữa thì cũng hèn, phải chịu sự sai khiến.  Đố anh nào dám ho he lên án ác ôn côn đồ của Thiên Sơn Đồng Mỗ,  cung chủ Linh Cứu Thung.  Đến  hạn  đến ký là cung cúc tận tụy, phần đưa cỗ biếu, tỏ dạ trung thành, để mong được gỡ’ Phù’.   Cứ’ gỡ’  được ra cái nhẹ, lại’ cấy’ vào cái nặng hơn.  Chả có anh nào thoát khỏi móng vuốt.  Thế mới gọi là Sinh Tử Phù của người Đẹp Đồng Mụ mụ chứ .’

‘ Ơ kìa, tôi thô lậu quả văn mới phải đến ăm mày ông tí hiểu biết chuyện đời.  Ông lại phán toàn chuyện ruồi bu, chuyện các anh bị cấy Sinh Tử Phù là phịa,  là hư cấu của nhà văn Kim Dung.  Ông ấy lộng bút hí hước cái cảnh tham thì thâm của người  Tàu xa xưa.  Ờ’ Đại Việt ta vốn xưng Văn hiến đã lâu’,  luận về sự sống chết, đức  Sào Nam Phan bội Châu có 2 bài thất ngôn bát cú.  Ông quên thật hay giả vờ quên ?  Những lời dài dòng văn tự, ông phát ra, chẳng ăn nhập gì đến chuyện tôi hỏi  về đỏng đảnh. Tôi nhắc lại, ông cho tôi biết từ thực chất đến tinh thần của cái sự đỏng đảnh’.

‘ Kể cũng khó, tán phó mát xong rồi, là lời nói gió bay đi, thì ai cũng nói thả dàn được.  Còn dây dưa đến văn tự, thì rằng hổ lốn, hố nặng đấy .’

‘ Tôi cứ nghĩ ông đã dày phong độ từ khi sử dụng Viagra,  đã là Tôn Ngộ Có.   Ai ngờ vẫn’ chưa lên đã xuống’.   Tội nghiệp cái khoản phản ứng ngược.  Nghe anh em đàm tiếu mãi, tôi cứ không tin’.

‘ Đồ đểu giả !’

‘ Cám ơn ông quá khen. Đểu là đểu. Có đểu là  đểu thật. Đểu mà được tôn  lên hàng giả, như đạo-đức-giả, tác-giả, ký-giả, học-giả, nhân-giả, trí-giả… nghe  nó nghịch lý sao ấy. Cứ như là Nghè Phú Thị vịnh Sở Khanh ;‘ Làng nho người cũng coi ra vẻ / Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay’.   Tam  nguyện Yên Đổ đã khen ‘ Rằng hay thì thật là hay / Nho đối vớ xỏ, lão này không ưng ‘.

‘ Hợm hĩnh’

‘ Ai hợm hĩnh? Ông dám mắng 2 vị đại gia Chu Nguyễn hay mắng tôi ?’

‘ mắng ông đấy’.

Mắng tôi ? To gan ! So sánh bao giờ chả khập khiễng. Cả ông và tôi đều không đáng mặt xách dép cho 2 bậc danh nhân ấy.  tại ông đưa vấn đề đi quá xa, có thể nói là trật đường rầy, nên tôi bỡn ông  tí chút cho vui .’

‘  Cái sự đỏng đảnh của đàn bà , con gái, nhìn ở góc cạnh nào cũng thấy chương chướng làm sao ấy .  Biết nói thế nào đây ?  Vả lại, tôi cũng không quen biết ai là chuyên gia cỡ đốc- tưa   Freud, để hỏi han cho ra nhẽ khi họ nhìn hiện trạng đỏng đảnh qua cái

‘ miệng trời ơi ‘ để phân qua, tích lại .’

‘ Tôi nghĩ, mình là con Rồng, cháu Tiên, cao quí tuyệt mức, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ đã  hơn cả nhân loại rồi.  Dù có bỡn cợt cái lô-gô thương- hiệu- bảng của nhà bảo ‘ Con Rồng’, cũng vẫn tỏ ra có gốc gác, có phong thái của thư, của hùng hẳn hoi :’ Con Tiên cháu Rồng lộn xuống cõi trần sung sướng nhỉ  / Mộng Hùng thư rắn sai đâu ông tạo đỡ đầu cho’.

‘ Hỗn xược ! Báng bổ tiên tổ như thế à ?’

‘ Đại gia lấy Quốc-văn-giáo-khoa- ra hù rồi . Cấu đối trên lấy ở’ Chơi chữ’  trang 94, nhà -học-thật Lãng Nhân ghi rõ là của ông Trần  Bình[ tri phủ  Trần tán Bình].  Tôi thuật nhi bất tác ma !  Với lại, tôi tự biết mình dốt nát đệ nhất  hạng.  Phạm trù triết học hay’ chiết lý’ là để bắt bẻ nhau.  Tôi là  người ngoại đạo, nên mù mịt tăm cái khoản phân-tâm-học soi rọi đến chân tơ kẽ tóc từng người, nhất là  tâm-sinh-lý các bậc nữ lưu của từng thời kỳ, thời điểm.  Tôi sợ nhiễm’ Dịch hạch’  vướng’ Buồn nôn’ quá chừng chừng rồi ! .

‘ Đã sợ nhiễm, sợ vướng, hãi lây mà còn ham. Này ! Cái khoản’ ấy ‘ thì cổ kim Đông Tây như nhau.  Có thể thôi  mà cũng không  biết.  Trạng thái tinh thần của ông bây giờ’ giang hồ bạn lữ câu tam hợp’  gọi  là  cà-chớn chống xâm lăng, nghe chưa ?’

‘ Nghe thế đếch  nào được, ông vòng vo tam quốc. càng nói, ông càng lộ ra là người thiếu tự-ái quốc gia, thiếu tự-tôn dân tộc ?’

‘ Làm gì mà nâng cao quan điểm để đội cho nhau cái mũ lớn quá vậy ? Cái gì quốc gia dân tộc cứ nhắng cả lên như thế ?  Tôi có Thần thánh hai vai, là vì hoàn cảnh, cho yên cái thân để vi vu chút đỉnh.  Đừng lên án nhau chứ ‘,

‘ Ủa! Tôi đâu có khảo mà ông xưng. Tôi nghĩ rằng mỗi dân tộc đều có linh hồn riêng. Ta phải khác với Tây, Tàu, Nhật Mỹ …’

‘ Không khác đâu, vì cũng là con người cả  Đã là con người thì hỉ nộ ái lạc lục dục đểu như nhau.  Rồi sự giao  lưu văn hóa ảnh hưởng hỗ tương, học được cái hay thì ít, tiêm nhiễm những cái dởm , cái dở thì nhiều.’

‘ Cho thí dụ  cụ thể đi !’

‘ Đơn cử.  Đàn bà Việt nam lấy Tàu thì gọi là thím Khách , lấy tây gọi là me Tây,  tấn phát lên có cả ‘ Kỹ nghệ lấy Tây ‘ như nhà văn Vũ trọng Phụng đã viết.  Thiếu gì những bà Phó Đoan và hẳn nhiên có nhiều cô Tư Hồng ‘ trăm năm đánh giá của bà to’.   Bây giờ thì lấy… đủ thứ.  Cứ làm như đàn ông con trai nước Nam ta là Tôn Ngộ Không cả đám ấy thôi.  Rồi cái ăn mặc nhí nhố, nghĩ mà đau !’

‘ Như vậy là tân nhật tân .  Cái thời vì cơ hàn thiết thân  phải làm thím, làm me độ nhật đã cáo chung.  Nay thì đã khác rồi.  Những bà Phó Đoan, những cô Tư Hồng nguyên tử đầy phong độ thím thím, me me, toe toét hét vào mặt  chúng ta mà vẫn có kẻ vỗ tay bồm bộp lấy làm khoái chí.  Tôn-Ngộ-Không-Tiền  tức khí ả ?’

‘ Đấy là thiểu số rác rưởi.  Quốc dân đồng bào đều tởm lợm.  Đó là sự thực .’

‘ Có liên quan gì đến đỏng đảnh đâu ?’

‘ Tất nhiên là không’

‘ Thế sao đưa chuyện bá láp ra bàn ?’

– Để đối chứng’

‘ Nghe nói có mùi bia hơi.  Vậy chứng đâu ?’

‘ Quốc sử ghi: liệt nữ Triệu thị Trinh tuyên bố

    Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sống dữ, chém cá Kình ở bể Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu còng lưng để làm tì thiếp người ta ‘.

Đó là sự đỏng đảnh cao cấp, đỏng đảnh siêu hạng.  Dưới mắt anh thư họ Triệu, đàn ông con trai Việt nam ta ngày đó, bất quá đến như Thi Sách là cùng.  Ở dạng như  ‘ bà cô Triệu thị Trinh’ đúng lá đỏng đảnh đệ nhất tuyệt. ‘

‘ Hồi Tây xâm lăng co người đẹp hay chữ là cô Miên đỏng đảnh, cô không thèm lấy chồng, vì toàn gặp đồ gàn, đồ tồi, đồ tể.  Cô ta ra một vế xuất, thách đối để kén trượng phu :

Cô Miên ngủ một mình

mãi sau mới có ông cai tổng Thịnh,, cỏn  gọi là Cai Vàng đi qua, đối :

Tổng Thịnh tóm nhiều đứa

đến lúc ông Cai Vàng tuẫn nạn, vỉ trúng đạn khi giao tranh với giặc Pháp, cô Miên đỏng đảnh ấy, tức đệ tam phu nhân của nhà ái quốc, khóc chồng bằng đôi câu đối ;

. Chị thưa chị, một tiếng đùng, kiếp phù sinh ông lớn đã xong rồi, trị mà chi, loạn mà chi, ngơ ngẩn sống thừa em với chị.

      ‘ Con ơi con, ba đời dõi, gương thế phiệt chúng bay coi lấy đó, vinh là thế, nhục là thế, ngậm ngùi chết điếng mẹ cùng con ‘

Học giả Lãng  Nhân phê : ‘ hạ đến chữ chúng bay thì rõ  là giọng bà Tướng’ . Khỏi bàn cãi thêm, theo tôi, thì đó là đỏng đảnh đệ nhị tuyệt.

    ‘  Thế còn đệ tam tuyệt ?’

‘ Đệ tam tuyệt  là Hồ xuân Hương.  Cũng chẳng ai nắm rõ được căn cước của ông hay bà Hồ xuân Hương. Chỉ toàn là sơ yếu lý lịch, người nọ trích ngang  của người kia,  viết sách, viết bài, vàng đọc càng thấy khó thuyết phục.  Người thì cho là Hồ xuân Hương xấu như ma, người lại cho Hồ xuân Hương đẹp như hoa.  Trong tác phẩm Hồ xuân Hương-  Nàng là ai ?,  ông nghè Phạm, húy  Trọng Chánh, việt kiều Mỹ – ở  mục Thời sự văn nghệ báo ‘Khởi hành ‘  in  ở Huê Kỳ, số 45, tháng 7/ 2000  có lời ghi nhận :

‘ Tiến sĩ ? Phạm trọng Chánh bác bỏ toàn bộ các sai lầm về Hồ xuân Hương trong suốt thế kỷ qua …’

báo còn ghi rõ :

‘ … anh tuyên bố’ Hồ xuân Hương là một giai nhân tuyệt , một hoa khôi thủ đô Thăng long…’ –  chứ không xấu như trái mít + uẩn ức tình dục như  người ta bôi nhọ’

‘ Nàng là  Ai ?  cái tựa sách nghe quen quen ?’

  ‘ TTKH- nàng là  Ai ?  * chứ gì ?’

‘ Đúng rồi!  Nhưng có gì ăn nhậu gì đến điều chúng ta bàn ở đây ?’

‘ Có chứ ! Đó là sự đẹp, xấu  +  uẩn ức tình dục’

‘ Nói đi’.

—-

* TTKH- nàng là Ai ? / Thế Nhật [Thế Phong]

(BT) 

‘ Tôi nghĩ Hồ xuân Hương là đàn ông.  Một anh đàn ông rắn mắt nào đó, nhưng lại rét  không dám minh danh, kể cả lúc hứng khởi tự-trào phúng-thế, nên, lấy bút hiệu như rứa- để mập mập, mờ mờ xỏ xiên cho đã- vì, các cụ xưa đâu có chấp nhất với đàn bà con trẻ- mặc dầu  ả  Hồ xuân Hương thiếu hẳn chữ  thị  , là đặc trưng của nữ giới.  Thấy kiểu cách đó , nhiều anh mần theo.  Rồi Hồ xuân Hương có gia phả hệ đàng hoàng mới khiếp chứ !’

‘ Thì ít ra cũng có lối thơ Hồ xuân Hương của cái ngày xa xưa ấy.  bây giờ là lối thơ  But Tre:  Anh đi công tác Pơ-lây …, Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra  .  Sự ăn theo  cũng có dụng công, tư duy tốn kém cà-phê, thuốc lá đấy, bù lại , đươc ít thắng lợi tinh thần, cỡ Chí Phèo : không phạm pháp nghiêm trọng để bị truy tố  dâm đãng  ..’

‘ Có vi phạm luân lý đạo đức chứ .’

‘ Ngay cả ông Bút Tre đang sống sờ sờ cũng chẳng kiện được củ khoai nào mà !’

‘ Đỏng đảnh luận đệ tam tuyệt  như ông nói  là ở điển tích lý cố nào ?’

‘ lại còn phải hỏi ? Những yếu tố tự tại của Hồ xuân Hương đã là một đề tài nhất trí , và, người ta đã phân loại, qua các bài thơ có thư danh Hồ xuân Hương, như sau :

+ loại tình tự : than thân,tự tình, cảnh chồng chung, khóc ông phủ Vĩnh tường, khóc ông Tổng Cóc

+ loại xã hội  :  mắng bọn đồ tồi,  giễu bọn đồ dốt, lỡm ông Cử Võ, diễu Sư nữ  không chồng mà chửa…

+ loại hoạt cảnh  :  đánh đu, tát nước,  đánh cờ người, thiếu nữ ngủ ngày …

+ loại tĩnh vật  :  bánh trôi,  quả mít …

+ loại phong cảnh  : đèo ba Dội, hang Cắc cớ …

‘ Làm gì mà kê ra cả đống như lên lớp giảng dạy thế ?’

‘ Ấy là tại ông, bảo :’ …lại ăn mày tí  hiểu biết’ , nên, tôi ‘ bố thí vài tí’  để ông hiểu thế  nào là’ ý tại ngôn ngoại ‘, là’ thi trung hữu họa ‘, là’ vô trung sinh hữu ‘ trong thơ Hồ xuân Hương.  tất cả đều  là hoạt cảnh rất sinh động, đều dẫn đến nhân-hóa, trí-hóa ; khiến xưa  thì công kích, chê bai, kết tội; nay , thì bênh vực, thêm thắt , ngợi khen …’

‘ Cái nay  mà ông nói đây có hàm ý ngậm nghĩa  là  hơn xưa, có phải không ?

‘ Phải!’

‘ Hơn ở khoản nào ?’

‘ Ở khoản Hồ xuân Hương hơn, chứ còn gì nữa ?’

‘ Có mà loạn!  Hồ xuân Hương   thời nguyên tử à ?’

-‘ Đúng vậy, trai thời loạn, gái thời bình.  Mà nước ta thì loạn nhiều hơn bình, nên, đàn bà , con gái trên’ cơ’ đàn ông, con trai nhiều đẳng cấp’. Những thằng cu sau khi cởi áo lính ra, ít ‘ ngoi’  lên được  Còn nhưng cái tí  cư tuần tự nhi tiến !’

‘ Vì thế, nên mới có nhiều đồ dốt, đồ tồi, lắm  quan phủ Vĩnh tường,  ông Tổng Cóc.   Nếu không’ non’ vật chất thì cũng’ yểu’ tinh thầm đã tạo sinh môi cho những Hồ xuân Hương thời nguyên tử xuất hiện khắp chợ, cùng quê .’

‘ Tiếp thu được rồi đấy !.  Khá khen là  thông minh, nhưng chậm hiểu!’

‘ Chấp nhận thôi! Thưa thầy, ‘một vạn không bằng kém bạn một ly’. T ôi đã phải gọi ông bằng thầy mà. Vậy thì, còn thắc mắc gì nữa ?’

‘ Thầy gì ? Lại đểu nữa  rồi !’.

‘ Thì thầy vừa tôn vinh tôi lên hàng đểu giả, tôi tâm phục, khẩu phục.  Bộ nói rồi thì lời đi, sao ?  Bộ đang là cậu ấm lại biến thành cô chiêu, đã đổi ‘ tính’ để đỏng đảnh rồi à ?’

‘ Bậy nào ! Đỏng đảnh là  trạng thái tâm-sinh-lý bất ổn của đàn bà con gái thành công trong học vấn, có kiến thức, có phong độ để chiếm lĩnh  ngôi vị trong mọi sinh hoạt xã hội.  Họ nhìn quanh mình toàn thấy một lũ dốt nát , ngô ngọng, tồi tệ, nếu không sù sì như tổng Cóc, cũng lẩm cẩm cỡ phủ Vĩnh tường- nên, các ‘ đàn chị ‘ từ coi thường đến coi khinh các bạn trai, người tình, hoặc giả, kể cả đấng lang quân cơ hữu cũng đều không xứng đáng là trượng phu hay phu tướng trong mong muốn.  Ông thấy đó,  từ ngày đất nước thanh bình, thì ‘ ít thấy’ các vụ bỏ vợ, chê  vợ, mà’ nhiều thấy’ các cụ chê chồng, bỏ chồng .’

‘ Vu khoát ! Còn có vài cái răng để nhá được miếng nào hay miếng nấy, trước khi …’

‘ Thì có mù có điếc đâu, cứ tối tối coi tivi cả 4 kênh Sài gòn và Hà nội, mục’ Bạn cần biết’, nếu thấy ‘Vê thành hình’  tìm người lạc, thì toàn  là đàn ông , con trai lìa nhà bỏ cửa, đi giang hồ vặt, toàn là  lũ bệnh tâm thần hết xài !  Còn như việc đến hỏi hồi cơm không lành canh chẳng ngọt mà có:

                                           Lẳng lơ chết cũng ra ma,  

                                          Chính chuyên thì cũng đưa ra ngoài đồng

                                          Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn

                                          Chính chuyên ai có sơn son mà thờ

thì lời nhắn gửi tốn kém ấy , được xướng ngôn viên đọc rõ ràng, rành mạch đến vô cùng thê thiết :

‘ Em  ở  đâu thì v ề , con đau m ẹ  nh ớ .  M ọ i l ỗ i l ầ m anh coi nh ư  pha.

đôi khi có cả lời :

‘ Em v ề  đi. Môi l ỗ i l ầ m anh do anh gây ra .. Hãy tha th ứ  cho anh.  A i bi ế t ..  ở  đâu xin báo tin v ề  đ ị a ch ỉ …  Đ ộ i  ơ n vô cùng và h ậ u t ạ  th ậ t x ứ ng !!!

‘ Ông lại vơ đũa cả nắm , dẫn đến quá khích rồi đấy.  Nhiều’ đàn chị’  duyên phận long đong, ái tình trắc trở khiến cho bực bõ, nên thiếu hạnh phúc… Ông lại nhìn vấn đề như người xưa tửng lên án Hồ xuân Hương, ở mỗi chữ, mỗi câu thơ rồi kết tội là đầy ắp dục tính.  Đúng ông là cũng mắc bệnh nhân-hóa hơi nhiều, trí-hóa quá mức !!!’

‘ Dốt đến thế là cùng ! Tứ đại khổ đau của kiếp người là sinh, bệnh, lão tử.  Nhưng đã là người trường thành đang khỏe mạnh thì căn bản cuộc sống là tứ khoái.  Để thiếu hụt hay ứ đọng là mất quân bình.  Đời sẽ kém vui . mà không vui là buồn. Còn dạng nữa là thiì cứ cợt nhả, coi cuộc đời như’ pha’ ,nên đi, đứng, nói năng ra vẻ Hồ xuân Hương lắm lắm !!!’

‘ Ông là người của phong trào à ?’

‘ Phong trào gì ?’

‘  Đánh bóng Hồ xuân Hương.’

‘ Ông cho tôi khen ‘ phò mã tốt áo’ à ?  mà có y đồ đó cũng tự thấy kém cỏi về thế giá với đại gia Hoàng xuân Hãn và, hiện bây giờ là tiến sĩ ?  Phạm trọng Chánh hải ngoại ?’

‘ Thế’ Chuy ệ n th ườ ng ngày  ở  huy ệ n ‘, ông có bổ dọc, trích ngang ra để dẫn chứng, được không ?’

‘ Được!  Cho ông chứng cứ cụ thể, để mở rộng tầm mắt nhé:

‘  M ộ t ngày  cu ố i tháng 7  năm 2000, anh em tôi ‘ có b ổ n ph ậ n đ ư a m ộ t  cô b ạ n Dalat đ ế n cái  ổ  bán d ụ ng c ụ  h ộ i h ọ a đ ể  mua s ơ n, d ầ u, c ọ … v ẽ .. Cô h ọ a sĩ (?) bán hàng t ỏ  ra r ấ t ch ị u ch ơ i, trong nh ữ ng l ờ i đ ố i đáp và màu s ắ c và ch ấ t l ượ ng cùng ch ủ ng lo ạ i các m ặ t hàng.  nhân th ể   cô cho bi ế t cũng là  dân g ố c Cao nguyên  Lâm viên v à tên cô  là Đào, nên, anh tôi ng ứ a m ồ m h ỏ i’ Th ế , cô là Bích  đào hay H ồ ng đào ?’ Ch ỉ   Đào tr ọ c lóc  thôi à ? Ng ườ i lâm viên tr ả  l ờ i t ỉ nh b ơ ‘  Đào lông’  .

‘ Có thật không ?’

‘ Nh ấ t ki ế n vi s ư  ,  làm sao tôi biết được là thật hay giả ? Vả lại, giữa chợ người với biết bao vật cụ che chắn, có là Thánh như ông mới biết rõ được .’

‘ Thế thì đến có là‘ Ba giai tú xu ấ t’  cũng ngọng thôi !

‘ Còn chứng cứ thứ nhì ?’

‘ Xin thưa: Cũng liên quan đến chuyện Dalat:

‘ Ch ả  là có ng ườ i b ạ n  ở  bên kia Cù lao Ph ố  nh ờ  mua giùm m ấ y s ố  báo cũ, có bài vi ế t v ề  tác gi ả   Kòn Trô *  .  M ộ t bu ổ i  tr ờ i n ắ ng nóng đ ầ u c ủ a tháng 8/ 2000, m ớ i đ ể n c ổ ng tòa so ạ n, thì anh em tôi g ặ p m ộ t cô nhà văn  **  th ờ i danh c ưỡ i xe Angel ra. Đ ứ ng l ạ i nói chuy ệ n n ắ ng m ư a, tr ờ i, trăng. mây, n ướ c,  r ồ i đ ế n xe c ộ  t ố t, x ấ u.  Tôi có than v ớ i cô r ằ ng: mình nhà quê , là m ấ y tu ầ n l ễ  tr ướ c  ở  ch ơ i trên Dalat, đã đ ượ c bi ệ t phái cái xe [g ắ n máy ] Angel  í sì, có  đ ề -ma-r ư a, mà d ố t quá, c ứ  hì h ụ c đ ạ p máy. N ữ  sĩ d ạ y :’ C ủ a b ề n  t ạ i  ng ườ i. Nên đ ạ p máy đ ể  đ ỡ  hao  bình. N ế u sáng sáng  mà xe đ ượ c đ ạ p n ổ  máy vài tí, xe s ẽ  ngon lành c ả  ngày.  ‘ Ng ườ i cùng đi v ớ i tôi không  hi ể u là c ắ c-c ớ , hay v ờ  v ị t, ki ể u c ụ  c ố H ồ ng, nghe  đ ạ p máy  c ứ  t ưở ng b ở  là  đ ạ p mái,  qua gi ọ ng phát âm c ủ a cô văn sĩ r ấ t n ổ i ti ế ng , coi chuy ệ n    ấ y nh ư  không, nên h ỏ i cho ra nh ẽ ‘ Có nói là  đ ạ p máy  hay đ ạ p mái ,  i dài  hay i ng ắ n  ?’  Cô đáp:’ n ế u c ứ ng gân, c ứ ng cánh, thì  đ ạ p mái  đ ạ p  mái càng t ố t ch ứ  sao ?’ 

—-

*   văn sĩ  Lý văn Sâm [ 1921- 2000]

**   n ữ  văn sĩ  X… [ sinh 1963 –     ] r ấ t n ổ i danh, coi  chuy ệ n’ s ế ch’ nh ư   ăn  sáng, tr ư a, t ố i v.v..  M ộ t  l ầ n, ra công tác  ở  Hà n ộ i , cô g ặ p m ộ t thanh niên Hà thành bô trai, kh ỏ e, gân c ố t c ứ ng cáp, cô cho th ử  s ứ c  t ắ p-l ự .  Xong, cô phán’ hèn gì mà th ằ ng ch ả  ,ch ồ ng em   ch ỉ  gi ỏ i c ầ m máy b ấ m hình, mà , kho ả n kia ‘ ch ư a lên đã xu ố ng, xe tăng ch ạ y  ầ m  ầ m  vào thành, b ỗ ng im b ặ t, vì tu ộ t xích tr ướ c c ổ ng …’   

(BT chú thích). 

‘  Tuyệt vời trên cả tuyệt vời !’

‘ Ông khen người hay lời nói ?’

‘  Cả hai đỏng đảnh tuyệt vời, tuyệt vời đỏng đảnh.   Thảo nào, đàn anh ở xa thích đỏng đảnh  của ông thích đỏng đảnh là phải.  Bao giờ ông ta từ Houston về, giới thiệu cho tôi làm quen kết giao nhé.’

‘ Dễ ợt ! khỏe  re như vác đạn í mà  !~’

‘  Nếu viết thành bài, thi ông đặt tự gì?’

‘ Đ ỏ ng-đ ả nh-lu ậ n  chẳng hạn , cho  có vẻ có trí tuệ.’

‘ Còn có thể đặt tự khác, được không ?’

Có, để đền ơn đáp nghĩa, thì đặt là Đ ỏ ng-đ ả nh-đ ệ -tam tuy ệ t .  Thức ra, có Đỏng-đảnh- tam-tuyệt có vẻ văn học, lại thiếu cả văn, thơ minh họa cho từng bối cảnh đỏng đảnh, khiến cho con người đỏng  đảnh.  Chuyện ruồi bu thôi.  Nói  và viết để giải tỏa cho đỡ buồn là mục đích’.

‘ Cả hai cái tên đều được đấy ! Chuyện ruồi bu  về đỏng đảnh mà chúng ta bàn ở đây, chính tôi và ông cũng đỏng đảnh rồi !’

‘ Khiêm cung là đức của người được giáo dục tốt.  Cũng nên tùy  người tùy việc.   Đừng có khiêm  cung quá để bị lấn lướt ‘.

‘ Xin bái lĩnh tôn ý’.

***

Xét cho cùng, thì đàn bà, con gái Việt nam  càng về sau này càng học giỏi và có nhiều tài năng hơn các cụ bà xưa.  Họ được đi đây đi đó, năm châu, bốn biển, không phải như bà Ngô chi Lan xưa, quanh quẩn ờ xó vườn, chỉ nhìn trời xanh qua mái lá để vịnh  bốn mùa, bà huyện Thanh Quan chỉ thấy cảnh Thăng long thành thay ngôi, đổi chủ và dọc đường qua đèo Ngang, vao kinh đô Phú xuân.   Nghênh ngang cỡ bà(?) Hồ xuân Hương, cừ ấm a ấm ức tuôn ra trùng trùng những lời hàm ý , ngậm nghĩa, bỉ thử đời sống xã hội quanh  vùng châu thổ sông Hồng, xa nhất mới  là đèo Ba Đ ộ i   xứ Thanh.  Tục ngữ dậy’ đi một ngày đàng học một sàng khôn.  Phụ nữ nước ta ngày nay đi nhiều khôn lắm, nên chẳng dại nữa, bắt chước bà Ba của ông Cai Vàng cho tốn nước mắt hay khổ tâm, như các cụ bà Nguyễn thượng Hiền, Phan bội Châu … Vì :

                                         Ba đ ồ ng m ộ t m ớ  đàn ông

                                         Bà b ỏ  vào l ồ ng cho ki ế n nó tha 

                                         Ba trăm m ộ t v ị  đàn bà 

                                         R ướ c v ề  ph ả i tr ả i chi ế u hoa cho ng ồ i.

Như vậy, từ xưa , đàn bà Việt nam đã có giá trị gấp trăm lần đàn ông, vậy mà, vẫn có  vụ đòi binh đẳng, bình quyền.  Muốn’ bình’  bằng bá Trời à ?’

‘ Đừng nóng chứ .  Có bậc nho giả, nho gia đã lý thú tả cảnh đám cưới, trị giá cô dâu gấp ngàn lần  bằng vàng cơ ;

                                        Thiên kim mãi đ ắ c tam phân nh ụ c

                                         L ưỡ ng tính nghinh h ồ i b ấ t b ả  mao 

‘ Đàn bà  cao giá như thế, tại sao vẫn có người phải làm lẽ, làm thiếp, làm nàng hầu.  Đàn ông cả đống’ ba đ ồ ng m ộ t m ớ ‘, chã nhẽ, chẳng ai nào nhoi lên được để lọt vào mắt xanh những cô Miên ?  Bộ cả nước ta có mỗi ông tổng Thịnh có cái cho cô Miên cần ? Phi lý ?’

‘ Phải nói là ‘phi-lý-toàn-t ậ p ‘ mới đúng’.

‘ Thê thảm đần vậy sao ?’

‘ Thê thảm quá đi  ấy chứ.  To như ông trời, cao như ông trời, mà’ mưa không ướt đất’ coi ?  Loạn là cái chắc ! Điền thổ càng phì nhiêu càng cần cái khoản’ c ậ p th ờ i vũ’  để mơn mởn xanh cây tốt lá !’

‘ Theo tác giả ‘ Hồ xuân Hương  – nàng là  Ai ?’ , thì, bà[ Hồ xuân Hương] đẹp như hoa, ngàn vàng khôn chuốc ! Mãi đ ắ c  là phải thiên kim’ chưa chắc đã được.  Thêm tài năng thi phú trùm trời, cớ gì phài làm vợ lẽ , hết quan phũ Vĩnh tường, lại xuống  cuốn giá, làm vợ nhỏ viên tổng Cóc ?’

‘ Thế mới có vấn đề tồn nghi ‘ Hồ xuân Hương là nhân vật hư ảo, mãi mãi’ văn kỳ thanh b ấ t  ki ế n kỳ hình’,  xấp xỉ với không có thật người Hồ xuân Hương bằng xương, bằng thịt.  Vấn đề chúng ta lạm bàn  ở đây là những bà, những cô Hồ xuân Hương nguyên tử tài  giỏi, chịu chơi cùng mình !’

‘ Luận tới bến à? Ngon !’

‘ Sẽ có nhiều Hồ xuân Hương  thời nguyên tử.  Chỉ nguyên tử Hồ xuân Hương là tuyệt vời thôi !’

‘ Tại sao vậy ?’

‘ Vì Hồ xuân  Hương của  thời nguyên tử có xấu như ma sẽ  đẹp như hoa, với khoa chỉnh hình, đổi trắng, thay đen ngày nay.  Nếu gồ ghề quá hay lồi lõm nhiều, thì bào, thì đắp, lủng lỗ hay thiếu hụt thí vá cấy, trồng thêm.  Ngay cả vóc dáng ‘ thon thon hình vại, thoai thoải hình lu ‘ , đầy mỡ màng, phi nhiêu, thì cũng đã có phương pháp làm cho thon thả, eo óc, co quắp đàng hoang, với thuốc xoa, thuốc  bóp , cùng máy dụng cụ ở các

‘ center, shop’  đầy ra đấy ! Tha hồ mà đỏng đảnh !’

‘ Ngôn như ông về Đ ỏ ng-Đ ả nh-Tam-Tuy ệ t  thì Đ ỏ ng-Đ ả nh-N h ấ t-Tuy ệ t  ở dạng bà Triệu là tuyệt chủng, tuyệt bản, rồi sao ?’

‘ Hiển nhiên là như thế rồi .  xã hội văn minh, mọi nhu cầu đều được cung đốn.  Có  điên rồ mới không thụ hưởng để  hưởng’ th ố ng-khóai-tòan-t ậ p’!’

‘ Còn Đ ỏ ng-Đ ả nh-Đ ệ -Nh ị -Tuy ệ t?’

‘ Cũng còn đấy, nhưng hiểm họa.  Ở những ấp vắng thôn xa, bùn lầy nước đọng vẫn còn, nhưng, ít các bà ơ dạng thủ khoa Bùi hữu Nghĩa phu nhân.  Ở phố thị loáng thoáng người  có dạng Tú Xương phu nhân.  Ngoài chồng con và công việc kiếm sống, họ chẳng còn biết son phấn, đú đởn là gì ?’

‘ Như thế, chỉ có Đ ỏ ng-Đ ả nh-Tam- Tuy ệ t  là sáng mãi bằng Hồ xuân Hương với lối thơ Hồ xuân Hương.  Ai dám bảo là không cao giá, cứ việc thi nhau nhặt ra từng câu, từng chữ, phù phép cho nó có hồn hay tự nó đã có sẵn, chỉ việc nước chảy theo dòng, thì danh đã nổi như phao.  Huống chỉ có ‘ Kinh văn là th ơ  Xuân H ươ ng đ ị nh h ướ ng ch ủ  đ ạ o’,  khi những’, Cái Gi ế ng’  :

                                               C ỏ  gà lún phún leo quanh  mép

                                              Cá di ế c le te l ộ i gi ữ a dòng

khi những ‘ Cái Quạt’ phát huy sức gió :

                                              Phành ra ba góc da còn méo

                                              Khép l ạ i hai bên th ị t v ẫ n  th ừ a

                                              …

                                              Mát m ặ t anh hùng khi v ắ ng gió

                                              Che đ ấ u quân t ử  lúc sa m ư a

    khi, những anh học trò dốt lại  ‘c ủ a t ố t thích xài’ : 

                                               Khéo khéo đi đâu lũ ng ẩ n ng ơ

                                              L ạ i đây cho ch ị  d ạ y làm th ơ

                                              Ong non ng ứ a n ọ c châm hoa r ữ a

                                              Dê c ỏ n bu ồ n s ừ ng húc gi ậ u th ư a ‘

   học theo, làm theo Hồ xuân Hương, nhưng, tài cán không là Hồ xuân Hương.  Cô tây Thi khóc tuyệt vời, cô Đông Thi cười thì tuyệt mạng, vì, đời cho là  quỉ’.

‘ Tốt, xấu, phải, trái’ đúng, sai’ không còn biên giới nữa à ? Đã không có phân định như thế, thì đỏng đảnh cũng có đỏng đảnh thật đỏng đảnh dởm, đỏng đảnh nhái, sao ?’

‘ Có chứ, ‘ Nhân sinh quí thích chí ‘ mà ! Nguyễn công Trứ cũng cho là như thế :

                                               Nhân sinh quí thích chí

                                              Có bao lăm ba v ạ n sáu ngàn ngày

                                              Nh ư  bóng đèn, nh ư  mây n ổ i

                                              Nh ư  gió th ổ i, nh ư  chiêm bao

                                              Ch ố n ph ồ n hoa kia đã b ướ c chân vào ‘

‘ Đấy là  lúc cụ  đã ‘ ph ơ ‘  hết đạn, gân đã teo, da đã tóp, cụ bèn ngoái lại, tiếc của trời, nên cảm thán ra như thế .’

‘ Khoản đỏng đảnh, ca dao có những cấu hay đáo để. Tiếc rằng không nhớ được toàn văn những câu trong bài ‘ Thách c ướ i’.

‘ Tùy gia phong kiệm mà. Có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Có sai đâu, sợ Tây cười. Đọc đi! Xem sính lễ đòi những gì ? Thì đọc :

Em là con gái nhà giàu

                                          M ẹ  cha thách c ướ i ra mài trêu ng ươ i

                                          Gan ru ồ i m ậ t mu ỗ i cho t ươ i

                                          Xin chàng chín ch ụ c con d ơ i  góa ch ồ ng ‘

Hình như bài đó còn có câu ‘ Răng nanh th ằ ng Cu ộ i râu c ằ m Thiên Lôi  ‘ n ữ a ?

‘ Đúng vậy ! Thật là  đỏng đảnh cả ổ, đỏng đảnh có truyền thống .’

***

Đất nước càng tiến lên, sự đỏng đảnh càng tuyệt vời, bởi cả đống đồ dốt, đồ tồi và,  những’ trự’ xấu nết, xấu người như tổng Cóc (?), những phủ Vĩnh tường yếu gân (?) cứ lẩm-ca lẩm cẩm, lại lắm tiền, nhiều bạc, có uy, co thế, xưa-nay và mai-sau cũng vẫn thua các kiểu cách đỏng đảnh ăn theo Hồ xuân Hương  của các đàn chị .

Nếu được phép hét vang giữ chợ , giữa làng, để tôn vinh đỏng đảnh, tôi sẽ cất cao giọng:

                                            Đỏng đảnh Tuyệt Vời

                                            Tuyệt Vời Đỏng Đánh

Xin kết thúc câu chuyện ruồi bu này bằng 2 cặp Thực và Luận trong bài’ Đèo Ba Dội’ của Hồ xuân Hương để 3 bề, 4 bên cùng hội ý :

                                            Đất rồ Mái Giải xanh um cỏ

                                           Đá chớm Gan gà mốc thếch râu

                                            ……………………………………

                                           Lắt lẻo cành thông cơn gió giật

                                           Đầm đìa lá liễu hạt sương rơi

 hoàng vũ đông sơn

BINH QUỚI TÂY, 19-8-2000

(   Sđd t r. 293 – 308). 2
VIRGIL GHEORGHIU

Shoptinhyeu . vn thuoc115 . com bán các loại thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý, thuốc cường dương tốt nhất thị trường

Thuốc viagra mua ở đâu bán ở đâu giá bao nhiêu rẻ nhất ?
Bạn liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng bạn nhé
Nhà phân phối độc quyền
Tại TP HCM : 90/12 Cao Thắng, phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 0928080808
Đại lý cấp 1 tại Hà Nội, miền Bắc : 243 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 0936700000
Đại lý số 2 : 13 B10 mặt phố Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (nằm giữa ngã ba Phạm Ngọc Thạch với Lương Đình Của và Xã Đàn)

website :
shoptinhyeu . vn
thuoc115 . com
giaosutinhyeu . com

Cảnh

CẢNH BÁO VỀ GIA ĐÌNH DÂN OAN ĐOÀN THANH GIANG VÀ ĐOÀN TRƯƠNG VĨNH PHƯỚC.

Nếu những ai gởi tiền hay sự giúp đỡ gì, cho riêng gia đình Đoàn Thanh Giang hay cho con gái là Đoàn Trương Vĩnh Phước, thì tôi không có ý kiến. Đó là chuyện riêng tư.

Tuy nhiên, nếu các bạn gởi tiền hay giúp đỡ cho những dân oan khác, mà phải qua tay cha con Đoàn Thanh Giang và Đoàn Trương Vĩnh Phước, thì tôi khuyên bạn nên ngưng lại mà nhờ người khác.

Trước đây hai cha con ông ấy đã toa rập với Trùm chăn dắt dân oan Dũng Mai để ăn chặn tiền giúp đỡ dân oan của chị Thuy Hall. Sau khi bị phát hiện, Đoàn Trương Vĩnh Phước năn nỉ chị Thuy Hall bỏ qua. Vụ này anh TD có gởi về $200 cho Đoàn Trương Vĩnh Phước để bịt miệng cô ấy đừng tố Dũng Mai.

Không dừng lại ở đó, Đoàn Trương Vĩnh Phước, đã nói láo trên fb là gia đình mình tối ngủ bị trộm vào lấy mất 3 cái phone. Mục đích than van sự giúp đỡ của mọi người. Cô ấy nói láo nhiều quá nên không nhớ được, tấm hình mà cô đưa lên nói là hiện trường vụ bị trộm, cũng là tấm hình mà cô khoe với chị Thuy Hall trước đó vài tuần, cô ta khoe đây là nơi gia đình mình đang nhờ tá túc. Lúc đó tôi đã có viết 2 bài liên tiếp về chuyện này.

Vừa rồi tôi có thấy chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Võ Hồng Ly, anh Patrick Vũ, có giúp dân oan mà liên quan đến gia đình ông Đoàn Thanh Giang. Xin các vị và những ai muốn giúp đỡ cho dân oan, vui lòng tìm hiểu rõ ràng trước khi giúp đỡ.

Tôi sẵn sàng live stream đối chứng nếu gia đình ông Đoàn Thanh Giang muốn phản biện.